Cách sửa lỗi về thành phầncâu

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 46)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Cách sửa lỗi về thành phầncâu

2.3.1. Câu thiếu thành phần

2.3.1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

- Kiểu sai: Trạng ngữ hoặc quan hệ từ + cụm từ.

Ví dụ:

(1)Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được. (2)Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp.

(3)Khi chú nuốt con chim vào miệng.

Với kiểu câu sai này, giáo viêncần giúp học sinh phân biệt đƣợc các thành phần câu và chức vụ của từng thành phần câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu bằng cách yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về chủ ngữ, trạng ngữ và đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ, trạng ngữ.

Với những lỗi mắc ở trên, tùy trƣờng hợp ta có thể chữa sao cho phù hợp: Câu (1) là câu chỉ có 1 vế quan hệ từ ta có thể sửa lại nhƣ sau:

40

Cách 1: Bỏ quan hệ từ đứng ở đầu câu, vế sau vẫn giữ nguyên.

Chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được.

Cách 2: Ta vẫn giữ nguyên quan hệ từ và thêm một vế nữa để câu đã cho có ý nghĩa trọn vẹn.

Nó rất giỏi vì chú diễn viên hỏi nó phép tính nào nó cũng trả lời được.

Với câu (2) và (3) thì các em nhầm tƣởng trạng ngữ là chủ ngữ. Loại sai này thì chúng ta có thể sửa nhƣ sau:

Cách 1: Giữ nguyên cấu trúc và thêm chủ ngữ vào sau trạng ngữ đồng thời thêm dấu phẩy vào trƣớc chủ ngữ để phân biệt thành phần phụ trạng ngữ với nòng cốt câu. Chẳng hạn (2):

Ở đó, em thấy có đầm sen rất thơm và đẹp.

Cách 2: Bỏ giới từ đứng ở đầu câu, phần sau vẫn giữ nguyên. Chẳng hạn (3):

Chú nuốt con chim vào miệng.

- Kiểu sai: Cụm từ với tƣ cách là vị ngữ trong câu. Ví dụ:

(1) Nói đến hoa phượng, nói đến mùa hè. (2) Giúp em trưởng thành hơn.

(3) Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc.

Với kiểu sai này, giáo viên cần lƣu ý nhắc nhở và yêu cầu học sinh viết câu đúng chuẩn mực Tiếng Việt trƣớc khi viết những câu cầu kì và phức tạp. Cụ thể khi viết câu tả, câu kể đơn giản, các em cần trả lời cho đƣợc Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì? đã tiến hành hoạt động đƣợc nói đến trong câu. Ngoài ra, chúng tôi nghĩ nên tăng cƣờng những bài tập chữa câu trong các hoạt động ngoài giờ hoặc các phân môn khác.

Về cách chữa, vì những câu trên là những câu thiếu thành phần vị ngữ nên ta chỉ việc thêm chủ ngữ vào trƣớc nó. Chẳng hạn (2):

41

Đối với các câu sai có hai cụm động từ đồng vị ngữ ta có thể chữa bằng các cách sau:

Chẳng hạn (3) ta có thể chữa bằng cách bỏ đi một từ. Ta có thể viết lại:

Một hôm, bố mẹ dẫn em và em gái đi xem xiếc.

Còn (4) ta có thể thêm từ vào câu ban đầu nhƣ sau:

Nói đến hoa phượng là nói đến mùa hè.

2.3.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ

Để khắc phục, giáo viên cần cung cấp lý thuyết ngữ pháp về câu, cấu trúc ngữ pháp của câu, các thành phần câu và chức năng của chúng trong câu. Cụ thể giáo viên có thể nhắc nhở học sinh khi viết câu kể, câu tả cần trả lời cho đƣợc Làm gì? Thế nào? Là gì? của sự vật (Ai? Cái gì? Con gì?) đƣợc nói đến ở chủ ngữ.

Ví dụ:

(1)Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương. (2)Cúc thường từng khóm.

(3)Mọi người nói chuyện.

Cách chữa: Những câu sai ở trên có thể chữa bằng các cách khác nhau tùy vào mục đích thông báo của câu. Chỉ có thể xác định mục đích thông báo này khi xét câu trong văn bản, trong các mối quan hệ với câu đi trƣớc và sau nó. Chẳng hạn:

Câu (1) chỉ có 2 cụm danh từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ

ngữ cho câu chứ câu này không có vị ngữ. Sửa lại:

Cách 1: Ta thêm cả chủ ngữ lẫn vị ngữ cho câu.

Emnhìn thấy một cô mặc váy hồng và một cô mặc váy màu xanh dương.

Cách 2: Ta chỉ cần thêm vị ngữ vào câu đã cho.

Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương nằm ở hai bên sườn chiếc cặp trông rất dễ thương.

42

Cúc thường mọc thành từng khóm.

Với câu (3), khi đọc chúng ta có thểnghĩ rằng đây là một câu trọn vẹn có đủ các bộ phận nòng cốt của câu. Tuy nhiên, câu này chƣa diễn đạt đƣợc hết ý nghĩa chƣa nêu nên đƣợc trạng thái, tính chất của cụm từ đang đƣợc đề cập tới. Chúng ta có thể sửa bằng cách thêm vị ngữ vào cho câu.

Mọi người nói chuyện rất rôm rả.

2.3.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Để khắc phục đƣợc loại lỗi này thì giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh xác định đƣợc đối tƣợng xuất hiện trong câu đi kèm với các hành động, trạng thái, tính chất phù hợp với ngữ cảnh.

Ví dụ:

(1)Vào ngày 26-3, ở tại sân trường em. (2)Lúc đó em rất vui vẻ háo hức.

Cách chữa: Nếu xét riêng từng trƣờng hợp ở ví dụ trên một cách cô lập trong các văn bản thì về mặt lý thuyết có hai cách chữa hoặc là bỏ quan hệ từ hoặc xem phần đã có là trạng ngữ rồi thêm toàn bộ cấu trúc chủ-vị vào sau.

Câu (1)thiếu hẳn nòng cốt câu chỉ có 2 trạng ngữ đó là trạng ngữ chỉ

thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn. Sửa lại bằng cách giữ nguyên 2 trạng ngữ và thêm vào đó bộ phận nòng cốt của câu.

Vào ngày 26 -3, ở tại sân trường em, cuộc thi nhảy dây giữa các lớp khối ba diễn ra rất sôi động.

Tƣơng tự nhƣ (1) câu này có thể sƣả lại bằng các cách sau:

Cách 1: Ta sẽ thêm dấu phẩy vào sau giới từ Lúc đó nhƣ sau:

Lúc đó, em rất vui vẻ và háo hức.

Cách 2: Bỏ giới từ Lúc đó ở trong câu.

Em rất vui vẻ và háo hức.

43

Với loại lỗi này, tuy chỉ là các lỗi nhỏ bởi đôi khi các em chỉ thiếu một từ trong một câu nhƣng từ đó có ý nghĩa nhƣ là then chốt trong câu. Vì vậy, giáo viên cần phải hƣớng dẫn học sinh viết ngắn gọn nhƣng phải đầy đủ và chính xác.

Ví dụ:

(1) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ.

(2) Bố em trồng cách đây hai năm rưỡi.

(3) Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi.

Cách chữa: Những câu thiếu thành phần phụ chúng ta chỉ có thể chữa lại bằng cách bổ sung thành phần còn thiếu vào câu để câu diễn đạt đầy đủ ý nghĩa. Chẳng hạn:

Câu (1) đây là câu bị thiếu đi mất thành phần định ngữ bổ sung cho chủ ngữ có thể làm cho ngƣời nghe hiểu sai ý nghĩa của câu hoặc không hiểu hết ý cần truyền đạt. Vì vậy, ta chỉ việc thêm định ngữ vào trong câu.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân nó có màu đỏ.

Câu (2) khuyết đi thành phần bổ ngữ quan trọng của câu. Ta thêm bổ ngữ vào cho câu:

Bố em trồng cây này cách đây hai năm rưỡi.

Câu (3) trạng ngữ không xuất hiện trong câu thứ hai làm cho ngƣời đọc sẽ bị hẫng. Sửa lại:

Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Đến mùa đông, cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi.

2.3.2. Câu thừa thành phần

Để khắc phục đƣợc tình trạng này thì giáo viên có thể nhắc nhở học sinh khi đặt câu hoặc viết văn ta phải lựa chọn từ ngữ khi viết sao cho phù hợp tránh các trƣờng hợp các từ, cụm từ đồng nghĩa cùng xuất hiện trong một câu.

44

(1)Cây bàng giống như một chiếc ô to khổng lồ che mát cả sân trường. (2)Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm.

(3)Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách đó là khi em mới bước vào lớp ba.

Cách sửa: Đối với loại lỗi này thì chỉ có cách sửa duy nhất đó là bỏ đi thành phần thừa trong câu. Chẳng hạn:

Câu (1) to khổng lồ thì hai từ có nghĩa tƣơng đƣơng nhau vì vậy chúng ta chỉ cần giữ lại một từ trong hai từ này thì câu văn vẫn giữ trọn đƣợc ý nghĩa. Chú ý khi bỏ đi một từ thì giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giữ lại những từ có ý nghĩa biểu cảm hơn. Sửa lại:

Cây bàng giống như một chiếc ô khổng lồ che mát cả sân trường.

Câu (2) tƣơng tự nhƣ (1) thì xanh đƣợc nhắc đến trong câu là không cần thiết. Câu này chúng ta không cần dùng định ngữ cho chủ ngữ. Sửa lại nhƣ sau:

Những quả xoài khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm.

Với câu (3) cụm từ Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín và cụm từ đó là khi em mới bƣớc vào lớp ba có nghĩa tƣơng đồng nhau nên chúng ta chỉ cần giữ lại một cụm từ. Sửa lại:

Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách.

Hoặc:

Khi em mới bước vào lớp ba, mẹ em tặng em một cái cặp sách.

2.3.3. Câu không phân định rõ thành phần2.3.3.1. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần 2.3.3.1. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Để khắc phục đƣợc loại lỗi này, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh xác định rõ các thành phần trong câu mình cần viết. Sau đó, các em sẽ tự sắp xếp các ý trong câu sao cho hợp lý.

Ví dụ:

(1)Mọi người để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. (2)Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc.

45

Cách chữa: Đối với loại lỗi này thì chúng ta có thể chữa nhƣ sau: Câu (1) này thì định ngữ đã bị đảo lộn thành bổ ngữ. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu lầm thành các bô lão phát biểu im thin thít. Ta có thể chữa lại

bằng cách đảo bổ ngữ lên làm định ngữ nhƣ sau:

Mọi người im thin thít để nghe các bô lão phát biểu.

Câu (2) trong câu này thì các thành phần chính trong câu bị sắp xếp sai

vị trí cho nhau. Với câu này, thì chúng ta có thể sửa lại nhƣ sau:

Cách 1: Đảo chủ ngữ về vị trí đứng đầu.

Các nghệ sĩ xiếc rất khéo léo và tài năng.

Cách 2: Ta giữ nguyên vị trí các thành phần đó và thêm từ là.

Khéo léo và tài năng là các nghệ sĩ xiếc.

2.3.3.2. Câu không đƣợc xác định đƣợc thành phần

Đây là một loại lỗi rất khó chữa, thƣờng những câu mắc phải lỗi này thì về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức không biểu hiện một cách rõ ràng không rõ nguyên nhân sai. Có một số trƣờng hợp không tìm đƣợc cách chữa hợp lý.

Ví dụ:

(1) Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác.

(2) Đi làm công việc đường phố như thế này là một công việc thú vị đối với chúng em.

(3) Ăn được một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát.

Cách chữa: Tùy thuộc vào từng câu mà chúng ta có thể đƣa ra những cách chữa khác nhau. Chẳng hạn:

Đây là một câu kể tuy nhiên các em không biết cách diễn đạt do đó câu văn trở nên lủng củng, không rõ ràng. Đối với câu này ta có thể sửa thành 1 câu ghép nhƣ sau:

46

Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục nhưng em nhớ nhất là tiết mục diễn kịch.

Câu (2) chƣa diễn đạt đầy đủ ý nghĩa chƣa rõ là công việc đường phố đó là công việc gì? nên chúng ta không thể sửa lại đƣợc.

Câu (3) này bị gộp ý của nhiều câu lại với nhau. Ta có thể sửa lại bằng cách chia câu này thành các câu nhỏ hơn.

Gia đình em đang ăn thì bỗng nhiên một quả dừa bị rơi xuống đất. Bố em chạy ra nhặt nó và bảo chúng em uống cho mát.

2.3.3.2. Câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu

Để khắc phục loại lỗi này thì khi học sinh viết giáo viên cần hƣớng dẫn các em chú ý sử dụng các từ ngữ và cách diễn đạt của từng câu.

Ví dụ:

(1)Em rất thích môn toán là môn học giúp phát triển tư duy.

Cách chữa: Để sửa lại những câu này chúng ta có thể tách mỗi câu thành 2 câu và thêm bộ phận còn thiếu. Chẳng hạn:

Câu (1) ở đây môn toán vừa làm bổ ngữ vừa làm chủ ngữ cho câu. Sửa lại:

Em rất thích môn toán vì nó là môn học giúp phát triển tư duy.

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)