Thực trạng mắc lỗi về thành phầncâu của học sinh

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 37)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.Thực trạng mắc lỗi về thành phầncâu của học sinh

2.1.1. Bảng thống kê kết quả

2.1.1.1. Địa điểm tiến hành điều tra

Để nắm bắt đƣợc tình hình cụ thể các lỗi về thành phần câu của học sinh trong các bài tập làm văn lớp 3 - 4; chúng tôi đã tiến hành điều tra hai ở hai trƣờng:

Trƣờng tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc. Trƣờng tiểu học Phạm Công Bình -Yên Lạc -Vĩnh Phúc.

2.1.1.2. Phƣơng pháp điều tra

Chúng tôi đã phối hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau khi thu thập số liệu và tài liệu. Các phƣơng pháp chủ yếu:

- Đọc các bài văn viết của học sinh hai khối lớp 3 - 4 tại hai trƣờng. - Mƣợn và phô tô các bài văn của học sinh để lấy tƣ liệu.

- Thống kê các lỗi.

2.1.1.3. Cách thức tiến hành

Chúng tôi đã thu thập các bài văn của học sinh, nghiên cứu và thống kê đƣợc một số lỗi sau:

- Các lỗi thiếu thành phần câu: Câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, câu thiếu thành phần phụ.

- Câu thừa thành phần.

- Câu không phân định rõ thành phần: Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần, câu không xác định đƣợc thành phần, câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu.

- Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần.

2.1.1.4. Kết quả điều tra

Chúng tôi thực hiện điều tra ở hai khối lớp 3 và lớp 4 tại hai trƣờng tiểu học nói trên với mỗi trƣờng là 252 bài tập làm văn viết và thống kê đƣợc các lỗi của học sinh nhƣ sau:

31

Bảng 1: Thống kê các lỗi thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh khối lớp 3, 4 tại Trường tiểu học Ngô Quyền -Vĩnh Yên -Vĩnh phúc

STT Các loại lỗi Số lƣợng Tỷ lệ 1. Câu thiếu thành phần câu Thiếu chủ ngữ 234 14,6% 47% Thiếu vị ngữ 189 11,7% Thiếu thành phần phụ 123 7,6% Thiếu chủ ngữ + vị ngữ 210 13,1%

2. Câu thừa thành phần câu 263 16,4% 16,4%

3.

Câu không phân định thành phần Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần 149 9,3% 27,4% Câu không xác định đƣợc thành phần 205 12,7% Câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu 78 5,4%

4. Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa

các thành phần 148 9,2% 9,2%

Tổng số 1602 100% 100%

Nhận xét:

Từ bảng thống kê trên chúng tôi rút ra nhận xét nhƣ sau:

Về lỗi thiếu thành phần câu, các loại lỗi mà học sinh mắc phải có tỷ lệ ngang nhau. Chúng ta có thể thấy các em mắc lỗi câu thiếu thành phần chủ ngữ(234 lỗi chiếm 14,6% ). Tiếp đó là lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ cũng tƣơng đối lớn (210 lỗi chiếm 13,1%), lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ (189 lỗi chiếm 11,7 %), lỗi câu thiếu thành phần phụ (123 lỗi chiếm 7,6%).

Về lỗi thừa thành phần câu chúng ta có thể thấy tỷ lệ học sinh mắc loại lỗi này là rất thấp trong ba loại lớn (263 lỗi chiếm 16,4%)

32

Về lỗi câu không phân định thành phần, các lỗi chủ yếu mà các em mắc phải là lỗi câu không xác định đƣợc thành phần (205 lỗi chiếm 12,7%). Tiếp theo là lỗi câu sắp xếp sai vị trí các thành phần câu (149 lỗi chiếm 9,3 %). Và cuối cùng là lỗi câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu (78 lỗi chiếm 5,4%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về lỗi câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần thì mắc tỷ lệ thấp hơn so với các lỗi khác (148 lỗi chiếm 9,2%).

Bảng 2: Thống kê các lỗi thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh khối lớp 3 - 4 tại trường tiểu học Phạm Công Bình -Yên Lạc -Vĩnh Phúc STT Các loại lỗi lƣợng Số Tỷ lệ 1. Câu thiếu thành phần câu Thiếu chủ ngữ 301 15,7% 48,5% Thiếu vị ngữ 215 11,2% Thiếu thành phần phụ 169 8,8% Thiếu chủ ngữ + vị ngữ 245 12,8%

2. Câu thừa thành phần câu 267 13,9% 13,9%

3. Câu không phân định thành phần Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần 102 5,7% % Câu không xác định đƣợc thành phần 213 11,1% Câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu 167 8,7%

4. Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa

các thành phần 232 12,1% 12,1%

Tổng số 1911 100% 100%

Nhận xét:

Từ kết quả của bảng kết quả trên chúng tôi rút ra nhận xét sau:

Về lỗi thiếu thành phần câu, các loại lỗi mà học sinh mắc phải có tỷ lệ ngang nhau. Chúng ta có thể thấy các em mắc lỗi câu thiếu thành phần chủ ngữ (301 lỗi chiếm 15,7% ). Tiếp đó là lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

33

cũng tƣơng đối lớn (245 lỗi chiếm 12,8%), lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ (215 lỗi chiếm 11,2 %), lỗi câu thiếu thành phần phụ (169 lỗi chiếm 8,8%).

Về lỗi thừa thành phần câu chúng ta có thể thấy tỷ lệ học sinh mắc loại lỗi này là rất thấp trong ba loại lớn (267 lỗi chiếm 13,9%).

Về lỗi câu không phân định thành phần, các lỗi chủ yếu mà các em mắc phải là lỗi câu không xác định đƣợc thành phần (213 lỗi chiếm 11,1%). Tiếp theo là lỗi câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu (167 lỗi chiếm 8,7%). Và cuối cùng là lỗi câu sắp xếp sai vị trí các thành phần câu (102 lỗi chiếm 5,7%).

Về lỗi câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần thì mắc tỷ lệ thấp hơn so với các lỗi khác (232 lỗi chiếm 12,1%).

2.1.2. Nhận xét kết quả thống kê

Từ kết quả điều tra của hai trƣờng chúng tôi thấy rằng các em học sinh ở lớp 3 thì thƣờng mắc lỗi nhiều hơn so với các em học lớp 4. Điều này cũng có thể đễ dàng hiểu đƣợc bởi do các em lớp 3 tuổi đời con nhỏ nên kiến thức về thành phần câu chƣa nhiều, chƣa sâu và kinh nghiệm viết của các em còn chƣa có. Các em chƣa biết cách diễn đạt các ý trong câu, chƣa biết sử dụng từ ngữ sao cho hợp lý. Còn đối với lớp 4, các em cũng đã bắt đầu đã đƣợc hiểu sơ lƣợc các khái niệm cơ bản về thành câu, biết đặc điểm của thành các thành phần câu nên các em ít bị mắc lỗi hơn.

Mặt khác, từ bảng thống kê kết quả mắc lỗi về thành phần câu của hai trƣờng chúng tôi thấy đƣợc một thực tế rằng: Tỷ lệ mắc lỗi của học sinh Trƣờng tiểu học Ngô Quyền chiếm số lƣợng (1602) ít hơn so với Trƣờng tiểu học Phạm Công Bình (1911). Đây là hai trƣờng cùng nằm trong địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc nhƣng lại nằm ở nơi khác nhau và cũng có sự phân hóa rõ rệt đó là một trƣờng thành phố (tiểu học Ngô Quyền) và một trƣờng nông thôn (tiểu học Phạm Công Bình). Nguyên nhân là do các trƣờng ở thành phố thì

34

đƣợc nhận sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía nên các em có đầy đủ các phƣơng tiện hộ trợ trong học tập hơn. Ngoài ra,đội ngũ giáo viên ở các trƣờng này cũng có trình độ chuyên môn cao hơn so với các trƣờng nông thôn. Hơn nữa, các em thành phố thì thƣờng tiếp cận với cái mới cái hiện đại nhƣ: Internet, báo chí,... sớm hơn nên các em cũng học hỏi đƣợc rất nhiều từ đây.

Thực tế trên cho thấy học sinh tiểu học còn nhiều sai sót. Những sai sót của học sinh nhiều khi đó các em không đƣợc cung cấp kiến thức thành phần cấu tạo câu cần và đủ. Giáo viên lệ thuộc vào sách giáo viên, máy móc, cứng nhắc khi học sinh tiếp cận lĩnh hội tri thức. Giáo viên không khái quát để hình thành, khắc sâu tri thức.

2.2. Miêu tả một số lỗi về thành phần câu của học sinh

2.2.1. Câu thiếu thành phần

2.2.1.1. Câu thiếu chủ ngữ

- Kiểu câu sai thƣờng có cấu tạo: trạng ngữ hoặc quan hệ từ + cụm từ (có khả năng làm vị ngữ).

Ví dụ:

(1)Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được. (2)Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp.

(3)Khi chú nuốt con chim vào miệng.

Nguyên nhân mắc lỗi này là do học sinh xem trạng ngữ hoặc quan hệ từ nhƣ một chủ ngữ. Trong đó trạng ngữ hoặc các quan hệ từ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng giới từ nhƣ: qua, với, trong, ở, vì,... và một cụm từ, chúng lại thƣờng thƣờng đặt ở đầu câu hơn nữa chủ ngữ cũng thƣờng xuất hiện ở đầu câu. Do đó học sinh thƣờng dễ bị nhầm lẫn.

- Kiểu sai có cấu tạo là một cụm động từ với tƣ cách là vị ngữ trong câu. Kiểu lỗi này gặp nhiều trong bài viết của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ:

35

(2)Giúp em trưởng thành hơn.

(3)Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc.

Với kiểu sai này là do các em sử dụng dấu câu chƣa đúng cách, câu trƣớc chƣa diễn đạt hết nội dung các em đã vội vàng chuyển sang ý khác.Vì vậy, câu chỉ có một phần vị ngữ hoặc đồng vị ngữ.

2.2.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ

Kiểu câu sai do thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có cụm từ (chỉ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu). Cụm từ này không có quan hệ về nghĩa rõ ràng với các câu trƣớc và sau nó nên không xếp nó vào câu đặc biệt.

Ví dụ:

(1)Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương. (2)Cúc thường từng khóm.

(3)Mọi người nói chuyện.

Học sinh viết câu sai vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do các em viết sai do thiếu kiến thức ngữ pháp của câu. Cũng có khi viết cụm danh từ phát triển dài, học sinh tƣởng nhầm là vị ngữ của câu do các em không phân biệt đƣợc thành phần định ngữ bổ sung cho danh từ đứng trƣớc nó với vị ngữ câu.

2.2.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Những câu đƣợc xem là câu sai do thiếu cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối đƣợc với câu tiếp theo để tạo thành câu mới có trạng ngữ.

Ví dụ:

(1)Vào ngày 26-3, ở tại sân trường em. (2)Lúc đó em rất vui vẻ háo hức.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, không hiểu rằng các danh từ thời gian nhƣ:

36

khi, lúc,… cần phải có định ngữ. Ngoài ra, bộ phận đứng sau quan hệ từ đƣợc

phát triển dài khiến cho học sinh tƣởng có nội dung thông báo.

2.2.1.4. Câu sai do thiếu thành phần phụ

Các câu này sai do thiếu các thành phần nhƣ: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Những câu có đủ thành phần nòng cốt của câu tuy nhiên khả năng biểu thị ý nghĩa của câu không đƣợc rõ ràng có thể làm cho ngƣời nghe hiểu sai ý nghĩa của câu.

Ví dụ:

(1) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ.

(2) Bố em trồng cách đây hai năm rưỡi.

(3) Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chƣa cẩn thận trong quá trình viết quên đi một sốtừ quan trọng làm ảnh hƣởng tới ý nghĩa của câu. Hoặc có thể khả năng diễn đạt của các em còn kém, tự cho bản thân mình tham gia vào hoạt động của câu.

2.2.2. Câu thừa thành phần

Đó là những câu có thành phần lặp lại một cách không cần thiết làm cho câu văn trở nên lủng củng, diễn đạt không rõ ràng. Đây là loại lỗi cũng tƣơng đối phổ biến trong các bài viết văn của học sinh.

Ví dụ:

(1) Cây bàng giống như một chiếc ô to khổng lồ che mát cả sân trường em. (2) Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách đó là khi em mới bước vào lớp ba.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do kỹ năng viết của học sinh còn kém, các em chƣa biết cách sắp xếp bố cục các ý trong một câu sao cho ngắn gọn

37

dẫn đến tình trạng lan man, trùng lặp. Hơn nữa, các em tuổi còn nhỏ nên chƣa biết cách diễn đạt các câu văn sao cho đúng và hay thƣờng thì các nghĩ sao viết vậy.

2.2.3. Câu không phân định rõ thành phần

Đây là những câu về cấu tạo khó xác định bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ nào, từ đó khó xác định đƣợc thành phần của câu. Câu không phân định thành phần có thể ngắn hoặc dài, càng dài thì sẽ càng rối và lủng củng. Về ý nghĩa, mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu cũng không rõ ràng, chính xác, lôgic, do đó câu đó có khi tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Những câu rối nát thƣờng không diễn đạt rõ ràng một nội dung vì nó không thể hiện đƣợc một phán đoán.

Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp, trƣớc hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần viết nên không phân cách đƣợc trong tƣ duy ra thành từng ý rạch ròi. Các em gần nhƣ trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay trong bài, không tìm cách tổ chức sắp xếp ngay các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi nặng và khó chữa, nhiều khi phải trao đổi trực tiếp với các em muốn diễn đạt điều gì cho đúng. Ta có thể liệt kê các lỗi không phân định thành phần nhƣ sau:

2.2.3.1. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Đó là loại lỗi sai mà trật tự của các thành phần trong câu đó bị đảo lộn. Thành phần đó có thể là thành phần chính, cũng có thể là thành phần phụ. Trong thực tế, chúng ta cũng có một số trƣợng hợp đảo ngữ để nhằm nhấn mạnh cho một ngữ cảnh hay bộc lộ cảm xúc đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp các học sinh mắc lỗi sắp xếp sai vị trí các thành phần trong câu làm cho câu văn trở nên vô nghĩa, khó hiểu mà không nhằm mục đích nhấn mạnh.

Ví dụ:

(1)Mọi người để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. (2)Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc.

38

Nguyên nhân của việc mắc lỗi này là do học sinh chƣa chú trọng sử dụng các từ ngữ khi viết sao cho hợp lý. Hoặc có thể học sinh chƣa biết sắp xếp các ý trong một câu sao cho đúng, có thể do trong quá trình viết các em đã bị hiểu nhầm các thành phần trong câu (chủ ngữ là vị ngữ, định ngữ là chủ ngữ, bổ ngữ là vị ngữ,...).

2.2.3.2. Câu không xác định đƣợc thành phần

Những câu mà trong đó các thành phần của chúng không đƣợc biểu thị một cách rõ ràng. Có khi các thành phần trong câu không có sự liên kết với nhau và đƣợc sắp xếp với nhau theo sự ngẫu nhiên của ngƣời viết.

Ví dụ:

(1) Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác.

(2) Đi làm công việc đường phố như thế này là một công việc thú vị đối với chúng em.

(3) Bơi được một lúc thì mẹ gọi vào ăn bố mẹ chọn ngồi chỗ cây dừa cho thoáng mát.

(4) Ăn được một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát.

Nguyên nhân của loại lỗi này do các em chƣa nắm vững các kiến thức có liên quan đến thành phần câu, cách diễn đạt của các em còn kém chƣa biết lựa chọn các từ khi viết cho thích hợp. Hoặc do các em chƣa biết cách sử dụng các dấu câu một cách hợp lý tiện đâu là dùng ở đấy.

2.2.3.3. Câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau

Đó là những câu mà có một bộ phận đảm nhiệm hai chức năng trong câu nhƣ: vừa làm chủ ngữ vừa làm bổ ngữ, vừa làm định ngữ vừa làm vị ngữ....

Ví dụ:

39

Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chƣa ý thức đƣợc khi viết nhầm tƣởng chức năng của bộ phận này cũng có thể đảm nhiệm chức năng của bộ phận khác. Hoặc có những cụm từ trong các bộ phận đó là giống nhau nên các em nhắc lại luôn mà không biết thay thế từ ngữ.

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 37)