Câu không phân định rõ thành phần

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 44)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3.Câu không phân định rõ thành phần

Đây là những câu về cấu tạo khó xác định bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ nào, từ đó khó xác định đƣợc thành phần của câu. Câu không phân định thành phần có thể ngắn hoặc dài, càng dài thì sẽ càng rối và lủng củng. Về ý nghĩa, mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu cũng không rõ ràng, chính xác, lôgic, do đó câu đó có khi tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Những câu rối nát thƣờng không diễn đạt rõ ràng một nội dung vì nó không thể hiện đƣợc một phán đoán.

Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp, trƣớc hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần viết nên không phân cách đƣợc trong tƣ duy ra thành từng ý rạch ròi. Các em gần nhƣ trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay trong bài, không tìm cách tổ chức sắp xếp ngay các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi nặng và khó chữa, nhiều khi phải trao đổi trực tiếp với các em muốn diễn đạt điều gì cho đúng. Ta có thể liệt kê các lỗi không phân định thành phần nhƣ sau:

2.2.3.1. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Đó là loại lỗi sai mà trật tự của các thành phần trong câu đó bị đảo lộn. Thành phần đó có thể là thành phần chính, cũng có thể là thành phần phụ. Trong thực tế, chúng ta cũng có một số trƣợng hợp đảo ngữ để nhằm nhấn mạnh cho một ngữ cảnh hay bộc lộ cảm xúc đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp các học sinh mắc lỗi sắp xếp sai vị trí các thành phần trong câu làm cho câu văn trở nên vô nghĩa, khó hiểu mà không nhằm mục đích nhấn mạnh.

Ví dụ:

(1)Mọi người để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. (2)Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc.

38

Nguyên nhân của việc mắc lỗi này là do học sinh chƣa chú trọng sử dụng các từ ngữ khi viết sao cho hợp lý. Hoặc có thể học sinh chƣa biết sắp xếp các ý trong một câu sao cho đúng, có thể do trong quá trình viết các em đã bị hiểu nhầm các thành phần trong câu (chủ ngữ là vị ngữ, định ngữ là chủ ngữ, bổ ngữ là vị ngữ,...).

2.2.3.2. Câu không xác định đƣợc thành phần

Những câu mà trong đó các thành phần của chúng không đƣợc biểu thị một cách rõ ràng. Có khi các thành phần trong câu không có sự liên kết với nhau và đƣợc sắp xếp với nhau theo sự ngẫu nhiên của ngƣời viết.

Ví dụ:

(1) Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác.

(2) Đi làm công việc đường phố như thế này là một công việc thú vị đối với chúng em.

(3) Bơi được một lúc thì mẹ gọi vào ăn bố mẹ chọn ngồi chỗ cây dừa cho thoáng mát.

(4) Ăn được một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát.

Nguyên nhân của loại lỗi này do các em chƣa nắm vững các kiến thức có liên quan đến thành phần câu, cách diễn đạt của các em còn kém chƣa biết lựa chọn các từ khi viết cho thích hợp. Hoặc do các em chƣa biết cách sử dụng các dấu câu một cách hợp lý tiện đâu là dùng ở đấy.

2.2.3.3. Câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau

Đó là những câu mà có một bộ phận đảm nhiệm hai chức năng trong câu nhƣ: vừa làm chủ ngữ vừa làm bổ ngữ, vừa làm định ngữ vừa làm vị ngữ....

Ví dụ:

39

Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chƣa ý thức đƣợc khi viết nhầm tƣởng chức năng của bộ phận này cũng có thể đảm nhiệm chức năng của bộ phận khác. Hoặc có những cụm từ trong các bộ phận đó là giống nhau nên các em nhắc lại luôn mà không biết thay thế từ ngữ.

2.2.4.Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần

Đó là loại lỗi sai mà các thành phần trong câu đó không cùng biểu thị một ý nghĩa. Đây là loại lỗi cũng khá phổ biến và đa dạng trong bài viết của các em.

Ví dụ:

(1)Những bông hoa nhìn rất dễ thương.

(2)Bằng sự dũng cảm, Lan đã giải được nhiều bài toán khó. (3)Lan và con mèo đều rất xinh.

Nguyên nhân của chủ yếu của loại lỗi này là do học sinh không hiểu nghĩa của từ và khả năng kết hợp nghĩa của từ.

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 44)