Xây dựng hệ thống trò chơi

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 63)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.2. Xây dựng hệ thống trò chơi

2.4.2.1. Trò chơi đặt câu theo tranh

a. Mục đích

- Luyện cho học sinh biết dựa vào các ý mà các bức tranh gợi ra, đặt đƣợc câu đúng ngữ pháp đúng nội dung.

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn.

b. Chuẩn bị

- Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã đƣợc phóng to

- Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng, bút dạ để viết câu lên băng giấy.

- Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm 3; 4 ngƣời)

57

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu cầu viết lên bảng) và hƣớng dẫn cách chơi.

+ Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát.

+ Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp).

- Hết thời gian chơi (khoảng 5 -7 phút) giáo viên cùng các nhóm đánh giá rà soát từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lƣợng câu đặt đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh nhiều nhất sẽ thắng cuộc.

2.4.2.2. Trò chơi đặt câu nhanh

a. Mục đích

- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng có sự tƣơng hợp giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.

- Luyện óc so sánh, liên tƣởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn hơn.

b. Chuẩn bị

- Chuẩn bị cho học sinh các mảnh giấy màu khác nhau và các chủ đề hoặc 1 bộ phận của câu.

c. Cách tiến hành

- Chia lớp thành 2 nhóm đều nhau.

- Các nhóm cử đại diện lên rút thăm để chọn chủ đề cho chủ đề mà giáo viên đã ghi sẵn vào các mảnh giấy.

- Học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu thì học sinh ở nhóm thứ hai sẽ phải nhanh chóng đƣa vế thứ hai trong vòng 30 giây.

- Ví dụ: Chủ đề mùa hè HS1: đã nở rực

58

- Khi hết 30 giây nhóm nào không kịp đƣa ra câu trả lời sẽ bị trừ điểm và nhóm nào có các đáp án hay và chính xác hơn sẽ đƣợc cộng điểm.

- Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao hơn thì nhóm đó sẽ là ngƣời thắng cuộc.

2.4.2.3. Trò chơi chữa câu truyền điện

a. Mục đích

- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết câu đúng.

- Giúp học sinh có phản xạ Tiếng Việt nhanh, tốt nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt.

- Giúp học sinh vui học, học nhẹ nhàng và yêu thích môn Tiếng Việt.

b. Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị yêu cầu của bài tập.

c. Cách tiến hành

- Chia học sinh thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất đƣa ra câu sai thì nhóm còn lại tìm ra các lỗi sai và đề ra các biện pháp sửa lại.

- Mỗi nhóm sẽ có thời gian suy nghĩ 3 -4 phút để sửa lại câu sai mà nhóm bạn đƣa ra. Nếu nhóm nào không chữa đƣợc, chữa sai, chữa chậm sẽ mất lƣợt chơi và bị trừ điểm.

- Kết thúc trò chơi nhóm nào có điểm số cao hơn thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.

59

KẾT LUẬN

Nhƣ chúng ta đã biết thì thành phần câu là một trong lĩnh vực quan trọng của ngữ pháp học, của ngôn ngữ học. Không có thành phần câu cùng các cơ sở kết hợp thành phần câu sẽ không tạo nên câu. Từ đó, các quá trình sản sinh câu gặp khó khăn và các hoạt động học tập, tƣ duy, giao tiếp của con ngƣời cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Do vậy, làm sao để học sinh không bị mắc các lỗi về thành phần câu là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành sửa lỗi về thành câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3-4 và rút ra một số kết luận sau:

Thành phần câu trong chƣơng trình sách giáo khoa ở tiểu học đƣợc phân bố khá hợp lý và phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi của học sinh tiểu học.Đây là một nhân tố quan trọng trong việc dạy -học.

Thông qua việc tiến hành khảo sát điều tra thực trạng các lỗi trong các bài văn viết của học sinh hai khối lớp 3 và lớp 4 ở trƣờng tiểu hoc Ngô Quyền -Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc và trƣờng tiểu học Phạm Công Bình -Yên Lạc -Vĩnh Phúc. Chúng tôi thấy rằng học sinh mắc các lỗi về thành phầncâu nhƣ: Câu thiếu thành phần, câu thừa thành phần, câu không xác định rõ các thành phần, câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần. Nguyên nhân chủ yếulà do các em chƣa nắm vững lý thuyết thành phần câu cho nên khả năng thức hành thành phần của học sinh đạt yêu cầu chƣa cao. Học sinh chỉ biết nói, viết các mẫu câu đơn giản. Học sinh chƣa phân biệt đƣợc câu đúng ngữ pháp với câu sai ngữ pháp nên trong bài viết của học sinh lỗi ngữ pháp là khá nhiều. Hơn nữa, khả năng hiểu biết và nhận diện về thành phần câu của giáo viên tiểu học hiện nay còn hạn chế. Giáo viên tiểu học thực sự lúng túng trong việc xác định thành phần câu và chƣa có giáo viên nào nêu đƣợc cách xác định hiệu quả.

60

Để giúp học sinh hạn chế mắc các lỗi về thành phần câu chúng tôi đã hƣớng dẫn học sinh cách sửa đối với từng loại lỗimà các em mắc phải trong từng bài viết và đồng thời đƣa ra hai biện pháp đó là: Xây dựng hệ thống bài tập và xây dựng hệ thống trò chơi nhằm giúp các em cải thiện đƣợc tình trạng này. Trong đó, việc hƣớng dẫn học sinh sửa các lỗi về thành phần câu và biện pháp xây dựng hệ thống bài tập là hiệu quả hơn cả. Vì nó không những giúp học sinh nâng cao chất lƣợng học tập mà còn tạo điều kiện cho giáo viên trau rồi thêm các kiến thức chuyên môn và vận dụng nó để giải quyết các vấn đề thực tiễn và nâng cao tay nghề.

Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài sẽ đem lại hiệu quả để giúp các em không bị mắc phải các lỗi về thành câu trong khi nói, khi viết hay là các hoạt động có liên quan. Hơn nữa chính từ đề tài này sẽ giúp chúng tôi trang bị thêm những kiến thức về thành phần câu và tự trang bị cho mình những tri thức phong phú, đầy đủ hơn. Đó cũng là hành trang để sau này chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Và thông qua việc tìm hiểu thực tiễn đã đem lại cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp dạy học sau này.

Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình triển khai khóa luận nhƣng chắc chắn không thể tránh khỏi nhƣng sai sót về nội dung cũng nhƣ hình thức trình bày, cách diễn đạt. Chúng tôi rất mong đƣợc sự hóp ý chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, cùng các đồng nghiệp để luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê A, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1996), Phương Pháp dạy học Tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2.Diệp Quang Ban (2000), Câu tiếng Việt và các bình diện nghiên cứu câu, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

3.Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam -Phần câu, Nxb Đại học

sƣ phạm, Hà Nội.

4.Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

5.Vũ Thị Bích, Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục, khóa luận tốt nghiệp đại học.

6.Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo

trình ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7.Ngô Thị Kim Hƣơng, Vấn đề thành phần câu và việc dạy -học thành phần câu trong trường tiểu học, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

8.Phan Khôi (2004), Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

9.Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1941), Việt Nam văn phạm, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.

10.Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (1997), Tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

11.Trịnh Mạnh, Nguyễn Huy Đàn (1978), Giáo Trình tiếng Việt, tâp II,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12.Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt -Câu, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội

13.Nguyễn Thị Quy, Đoàn Đình Thạch, Hoàng Diệu Minh, Hoàng Xuân Tâm (không ghi năm), Giáo trình tiếng Việt, Tài liệu lƣu hành nội bộ trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, thành phố Hồ Chí Minh.

14.Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

15.Lê Xuân Thại (1994), Tiếng Việt trong trường học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16.Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt, tập II,

Nxb Khoa học, Hà Nội.

17.Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb thành phố

Hồ Chí Minh.

18.Nguyễn Thị Thìn (2001), Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

19.Nguyễn Minh Thuyết, nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Thƣ, Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh tiểu học lớp

4-5 qua các bài tập làm văn, khóa luận tốt nghiệp đại học.

21.Bùi Đức Tịnh (1954), Văn phạm Việt Nam, Nxb Văn hóa.

22.Bùi Tất Tƣơm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh (1995), Giáo trình tiếng Việt, Nxb Giáo dục

thành phố Hồ Chí Minh.

23.Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb

PHỤ LỤC

Những ngữ liệu trong các bài tập làm văn viết của hai khối lớp 3 - 4 ở hai trường tiểu học Ngô Quyền và Phạm Công Bình:

1. Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời đƣợc. 2. Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp.

3. Khi chú nuốt con chim vào miệng. 4. Nói đến hoa phƣợng, nói đến mùa hè. 5. Giúp em trƣởng thành hơn.

6. Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc. 7. Một cô váy hồng, một cô váy xanh dƣơng.

8. Cúc thƣờng từng khóm.

9. Mọi ngƣời nói chuyện.

10.Vào ngày 26-3, ở tại sân trƣờng em. 11.Lúc đó em rất vui vẻ háo hức.

12.Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ.

13. Bố em trồng cách đây hai năm rƣỡi.

14. Mùa hè,cây phƣợng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi.

15.Cây bàng giống nhƣ một chiếc ô to khổng lồ che mát cả sân trƣờng. 16.Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm.

17.Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách đó là khi em mới bƣớc vào lớp ba.

18.Mọi ngƣời để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. 19.Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc.

20.Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác.

21.Đi làm công việc đƣờng phố nhƣ thế này là một công việc thú vị đối với chúng em.

22.Ăn đƣợc một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát. 23.Em rất thích môn toán là môn học giúp phát triển tƣ duy.

24.Những bông hoa nhìn rất dễ thƣơng.

25.Bằng sự dũng cảm, Lan đã giải đƣợc nhiều bài toán khó. 26.Hoa và con mèo đều rất xinh.

27.Ở sau cặp có hai quai đeo.

28.Hôm nay, một buổi sáng đẹp trời.

29.Xong việc phân công thì mọi ngƣời bắt tay vào việc.

30.Lúc 2 giờ chiều chủ nhật có kẻng là mọi ngƣời đều chuẩn bị tƣ thế để dọn vệ sinh.

31.Quả nhiên bố em nói không sai uống vào thấy rất ngọt và rất mát.

32.Khi em ngồi vào thì chợt thấy có làn gió thổi quanh cây dừa mát ơi là mát. 33.Bơi đƣợc một lúc mẹ gọi vào ăn bố mẹ em chọn ngồi chỗ cây dừa cho

thoáng mát.

34.Phía mặt trƣớc cặp có hai khóa.

35.Có lúc tớ và gia đình tớ câu đƣợc rất nhiều cá. 36.Có hô bố mẹ tớ cho tớ đi chơi ở Thanh Sơn. 37.Khi trận đấu bắt đầu chúng em ra sức kéo. 38.Khi đó em thấy rất đẹp.

39.Nổi bật nhất là trò chơi kéo co. 40.Bắt đầu vào 7 giờ 30 phút tối.

41.Khi bố mẹ em bận đều cho em sang chơi với anh. 42.Có một số bạn mắt đỏ hoe và òa khóc.

43. Lúc đó em thấy rất vui và háo hức đôi chút hồi hộp. 44.Em yêu con mèo dễ thƣơng.

45.Là bông hoa màu vàng.

46. Tình cảm của mọi ngƣời đối với gia đình rất hạnh phúc. 47.Làm việc đƣợc lúc ông kêu mệt.

48.Đi học sớm nhất lớp là Lan. 49.Biểu diễn ở Phúc Yên. 50.Em yêu Lan học giỏi.

51.Mùa hè, hoa phƣợng nở đỏ rực báo hiệu mùa hè tới. 52.Vừa đến nhà bố mẹ Hà vui tƣơi chào mừng em. 53. Chiều nay đúng 2 giờ kẻng vang lên.

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)