Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5 (Trang 25 - 31)

7. Cấu trúc khóa luậ n

1.5.2. Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu

Cách gọi tên Cách ghi Cách dùng

1. Dấu chấm . Đặt cuối câu kể?

1. Giới thiệu về người, vật, việc

Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo

được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.

(Theo Toan Ánh) 2. Miêu tả đặc điểm

Ví dụ: Mưa xuống sầm sập, giọt giã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

(Tô Hoài) 3. Nêu ý kiến, nhận xét

Ví dụ: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

(Theo Toan Ánh)

2. Dấu chấm hỏi ? Dấu chấm hỏi thường được dùng:

1. Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời

Ví dụ: Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị?

(Hồ Thu Hồng) 2. Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định

Ví dụ: Trong nỗi đau, có ai hơn ai?

(Báo Văn nghệ) 3. Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với

mục đích nghi vấn

Ví dụ: Sáng nay, bạn Lan đi học?

3. Dấu chấm cảm ! Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm:

1. Bộc lộ trạng thái cảm xúc

Ví dụ: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới

đẹp làm sao!

(Nguyễn Thế Hội) 2. Biểu thị lời hô, lời gọi

Ví dụ: Hùng ơi! Ngủ chưa, Hùng? 3. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo

Ví dụ: Dế choắt, hãy giương mắt ra xem tao

true con mụ cốc đây này!

(Theo Tô Hoài)

4. Dấu phẩy , Đặt ở giữa câu để:

1. Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập

Ví dụ: Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song

mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi.

(SGK Tiếng Việt 3) 2. Tách biệt phần trạng ngữ với nòng cốt câu Ví dụ: Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài

đường rụng nhiều.

(Theo Thanh Tịnh) 3. Tách biệt phần chú thích

Ví dụ: Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước Italia, là người rất ham đọc sách

(SGK Tiếng Việt 3) 4. Tách biệt phần chuyển tiếp

Ví dụ: Cứ thế, rêu phủ đầy màu xanh trên tường.

5. Tách biệt phần hô ngữ

Ví dụ: Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng

không khôn được.

(Theo Tô Hoài)

5. Dấu chấm phẩy ; Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để:

1. Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy)

Ví dụ: Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả

rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người.

(Lưu Quý Kỳ) 2. Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa

Ví dụ: Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã

hửng mờ mờ; rồi ánh sáng lóe lên.

(Theo Xuân Khánh)

6. Dấu hai chấm : Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo

hiệu bộ phận đứng sau:

(thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang)

Ví dụ: Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

(Theo Tô Hoài) 2. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước Ví dụ: Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc…

(Vũ Tú Nam) 3. Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết

Ví dụ: Truyện dân gian gồm có: - Truyện cổ tích

- Truyện thơ

- Truyện thần thoại

7. Dấu ngoặc đơn ( ) Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác

nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích. Phần chú thích này có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn,…

Ví dụ: Tôi quê ở Hưng Yên (vùng có rất nhiều nhãn ngon).

(Luyện Tiếng Việt 5)

nhau trong câu và dùng để tách biệt:

1. Lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)

Ví dụ: Hồ Chủ Tịch nói: “Muốn cứu nước và

giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

(Lê Duẩn) 2. Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước)

Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước

biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non…

(Hoài Thanh – Thanh Tịnh) 3. Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai,…)

Ví dụ: Một thế kỉ “văn minh” “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.

(Thép Mới) 9. Dấu gạch ngang - Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí

khác nhau trong câu để tách biệt: 1. Lời nói trực tiếp của nhân vật Ví dụ:

Một hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê: - Anh Lê có yêu nước không?

Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Có chứ!

(Trần Dân Tiên) 2. Tách biệt phần chú thích

Ví dụ:

- Thế rồi bỗng một hôm - chắc rằng hai cậu bàn nhau mãi - hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường.

(Nam Cao) 3. Tách biệt từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau

Ví dụ: Hãy viết đúng các tên riêng dưới đây: - Buôn ma Thuột

- Đắc Lắc

- Điện Biên Phủ

(SGK Tiếng Việt 3)

10. Dấu chấm lửng … Dấu chấm lửng có thể đặt ở những vị trí khác

nhau trong câu để:

1. Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn

Ví dụ:

- U nó cứ yên lòng. Thế nào sang mai tôi cũng về. Nếu tôi không có ra tay, rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai

làm ăn gì được!

- Đành vậy, nhưng nhỡ ra…

(Nguyễn Công Hoan) 2. Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời

Ví dụ:

- Mẹ ơi, con đau…đau…quá…!

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)