Lỗi không dùng dấu câu

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5 (Trang 39)

7. Cấu trúc khóa luậ n

2.2.1. Lỗi không dùng dấu câu

Lỗi không dùng dấu câu là những lỗi câu sai do không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Trong các bài văn của học sinh, có không ít bài, có những đoạn, người viết không biết dùng dấu ngắt câu. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần câu. Có những bài viết không hề có một dấu câu nào. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu: khi đã kết thúc một câu phải sử dụng dấu chấm câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có những trường hợp không xác định được ý muốn diễn đạt.

Ví dụ 1: Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi thân cây to đến mấy người

ôm không xuể dưới gốc phượng hàng chục cái rễ to nhỏ khác nhau cái thì trồi lên mặt đất vài mét mới chịu chui xuống dưới cái thì nửa trên mặt đất nửa nằm sâu dưới đất cái thì ngoằn ngoèo cái thì thẳng đuột.

(Trần Thị Hiền – 5A1 – THNQ) Ví dụ 2: Tuần trước bố em cho em lên nhà ông nội em chạy luôn ra vườn em ngạc nhiên khi thấy rất nhiều loài hoa rực rỡ nhưng rực rỡ nhất là

cây hoa hướng dương.

(Phùng Nhật Linh – 5A – THTTA) Cách chữa các lỗi này là tách đoạn ra thành câu và điền dấu chấm, viết hoa cho đúng. Học sinh thường bỏ không sử dụng dấu phẩy ngăn cách các trạng ngữ và nòng cốt câu, ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập, ngăn cách hô ngữ, ngăn cách các bộ phận đồng chức. Khi chữa ta cũng phải thêm các dấu phẩy vào các vị trí cần thiết.

Ở hai ví dụ trên, ta có thể chữa lại:

Ví dụ 1: Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy người

ôm không xuể. Dưới gốc phượng, hàng chục cái rễ to nhỏ khác nhau, cái thì trồi lên mặt đất vài mét mới chịu chui xuống dưới, cái thì nửa trên mặt đất, nửa nằm sâu dưới đất, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột.

Ví dụ 2: Tuần trước, bố em cho em lên nhà ông nội. Em chạy luôn ra vườn. Em ngạc nhiên khi thấy rất nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng rực rỡ nhất là cây hoa hướng dương.

Lỗi không sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học chủ yếu là các dạng sau:

a) Lỗi không dùng dấu câu khi kết thúc câu

Ví dụ: Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả nào là mít bòng chuối hồng xiêm. Nhưng em thích nhất là cây ổi

(Dương Văn Tiến – 5A – THTTA) Lỗi này tuy không nhiều nhưng nó cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về dùng dấu câu ở học sinh tiểu học. Những câu như thế này làm cho người đọc không hiểu hết ý nghĩa của nó, không thấy được tình cảm của người viết.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh chưa nắm được quy tắc sử dụng dấu câu. Loại lỗi này được chữa bằng cách thêm dấu câu cho phù hợp với từng loại câu. Ở ví dụ trên ta sửa như sau:

Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là mít, bòng, chuối, hồng xiêm nhưng em thích nhất là cây ổi.

b) Lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức trong câu

Ví dụ 1: Bà em rất vui em cũng rất vui

(Nguyễn Ngọc Huy – 5A1 – THNQ) Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu xanh da trời ở giữa có một cái móc bên

trái cặp là một hình con chuột Mícky rất đẹp.

(Phạm Thị Hồng Nhung – 5A – THTTA) Những câu như trên trong khi giao tiếp sẽ làm giảm tính mạch lạc của câu. Nguyên nhân gây ra loại lỗi này là do học sinh chưa có ý thức sử dụng dấu câu, không linh hoạt trong viết câu. Mặt khác, nguyên nhân của loại lỗi này còn là do học sinh chỉ chú ý đến nội dung của câu mà chưa chú ý đến hình thức của câu và do thói quen không dùng dấu câu. Những câu như trên được chữa lại bằng cách thêm dấu phẩy cho phù hợp (có thể dùng quan hệ từ thay thế dấu phẩy). Ở những ví dụ trên ta sửa như sau:

Ví dụ 1: Bà em rất vui, em cũng rất vui.

Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu xanh da trời, ở giữa có một cái móc, ở

giữa có một cái móc, bên trái cặp là một hình con chuột Mícky rất đẹp.

c) Lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ với nòng cốt của câu

Ví dụ 1: Một lần rơi vào ổ phục kích ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.

(Lê Minh An - 5A - THTTA) Ví dụ 2: Cứ đến mùa đông mẹ em lại trổ tài đan lát của mình.

Loại lỗi này làm cho người đọc khó hiểu, bởi những câu như thế này đã giảm đi tính mạch lạc, khi đọc lên người đọc sẽ cảm thấy nội dung thông báo của nó không rõ ràng. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh chưa có ý thức phân biệt thành phần trạng ngữ với các thành phần khác trong câu.

Loại lỗi này được chữa bằng cách thêm dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt của câu để đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc của câu. Những ví dụ trên ta sửa như sau:

Ví dụ 1: Một lần, rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra

tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.

Ví dụ 2: Cứ đến mùa đông, mẹ em lại trổ tài đan lát của mình.

Lỗi không dùng dấu câu ở học sinh tiểu học là một trong những loại lỗi phổ biến. Đặc biệt, học sinh lớp 5 còn mắc rất nhiều lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận đồng chức trong một câu.

2.2.2. Lỗi dùng sai dấu câu

Lỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng dấu câu này lại dùng dấu câu khác.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh sử dụng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc; dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa đủ ý; dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần chủ - vị, ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia.

Phổ biến nhất trong loại lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi một câu ra một cách vô lý.

Ví dụ: Vào những đêm hè có trăng, trên con đường làng thân thuộc, chúng em rủ nhau chơi trốn tìm, đánh trận giả hay tụ tập nhau ngồi hát thật thỏa thích. Những buổi tối như thế thật là vui vẻ.

a) Lỗi do đánh dấu ngăn cách bộ phận chủ ngữ với bộ phận vị ngữ của câu

Ví dụ 1: Cái đồng hồ ấy, còn mới lắm.

(Nguyễn Viết Thịnh - 5A - THTTA) Ví dụ 2:Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn,

nặng và đặc sịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra, từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam, thổi giật mãi.

(Lê Phương Anh - 5A1 - THNQ) Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không biết cách sử dụng dấu câu, không hiểu được sự liên kết giữa chủ ngữ và vị ngữ trong một câu và sự liên kết ấy không thể dùng dấu câu ngăn cách được.

Trong các loại lỗi này, chúng ta cần chỉ ra cho học sinh biết lỗi câu trên là vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu của tiếng Việt. Cách chữa các loại lỗi câu này là bỏ dấu câu ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ 1: Cái đồng hồ ấy còn mới lắm.

Ví dụ 2: Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn,

nặng và đặc sịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi.

b) Lỗi do dùng dấu chấm ngăn cách thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu

Ví dụ 1: Hàng năm cứ khi nào mưa lớt phớt. Cây bông giấy nhà em lại

trổ bông màu hồng phấn.

(Nguyễn Hữu Minh - 5A1 - THNQ) Ví dụ 2: Trong những ngày về quê ngoại. Tôi thường dậy sớm cùng mấy đứa hàng xóm đi thả diều, chăn trâu.

(Nguyễn Thị Thanh Thảo - 5A - THTTA) Nguyên nhân của loại lỗi này là do thành phần trạng ngữ kéo dài làm học sinh dễ lầm tưởng trạng ngữ là một câu nên đã dùng dấu chấm kết thúc câu. Mặt khác, loại lỗi này xuất hiện còn do học sinh hạn chế kiến thức về dấu

câu nên đã dùng dấu câu tách các ý một cách tùy tiện làm câu sai. Cách chữa loại lỗi này là bỏ dấu chấm ngăn cách giữa các thành phần trạng ngữ và nòng cốt của câu, thay vào đó là dấu phẩy. Ở những ví dụ trên ta sửa như sau:

Ví dụ 1: Hàng năm cứ khi nào mưa lớt phớt, cây bông giấy nhà em lại

trổ bông màu hồng phấn.

Ví dụ 2: Trong những ngày về quê ngoại, buổi sáng, tôi thường dậy sớm cùng mấy đứa hàng xóm đi thả diều, chăn trâu.

c) Lỗi nhầm lẫn chức năng của các loại dấu câu c1) Dấu chấm hỏi

Trong các lỗi về dấu chấm câu, thường gặp nhất là dấu chấm hỏi. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, tất cả những trường hợp phạm phải loại lỗi này đều rơi vào câu có xuất hiện từ phủ định. Chẳng hạn: Tớ được sáu con mười rồi?

(Thái Sơn Hà - 5A - THTTA) Phạm phải loại lỗi này do người viết đã nhầm tưởng từ phủ định là từ để hỏi.

Ngoài ra , cũng có một số trường hợp phạm lỗi ở những từ ngữ nghi vấn được dẫn gián tiếp (trong câu tường thuật), như: Tớ đã nhận ra bạn là người như thế nào?

(Nguyễn Hoàng Anh - 5A1 - THNQ) Do không nắm được quy tắc sử dụng dấu câu và do không phân biệt được kiểu câu nên các em nhầm tưởng: hễ xuất hiện từ ngữ nghi vấn thì dùng dấu chấm hỏi.

c2) Dấu chấm cảm

Dấu chấm cảm cũng có khi được học sinh dùng không đúng với chức năng của nó. Trong câu không có nội dung cầu khiến, cảm thán hoặc hô gọi nhưng người viết vẫn “tặng” cho nó một dấu chấm cảm, chẳng hạn:

cầm cây bút viết thư cho bà để hỏi thăm sức khỏe của bà và kể cho bà nghe về ước mơ của cháu!

(Bùi Thị Ánh Huệ - 5A - THTTA) c3) Lỗi về sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngang nối.

Tuy hai loại dấu này không phổ biến như dấu phẩy, nhưng tỉ lệ lỗi cũng khá cao. Phạm phải lỗi này thường do hai loại dấu này khá giống nhau nên người viết thường dùng lẫn lộn. Trong đó, thường gặp hơn cả là dấu ngang nối ( - ) trong khi lẽ ra phải dùng dấu gạch ngang ( – ) và ngược lại.

Ví dụ 1: Ngày 10 tháng 11 năm 2005 - ngày tôi cất tiếng khóc chào đời

- cả nhà tôi đều háo hức chờ đón tôi.

(Nguyễn Văn Linh - 5A - THTTA) Ví dụ 2: I – ta – li – a là đất nước có hình chiếc giày.

(Nguyễn Khắc Thắng - 5A1 - THNQ) c4) Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép cũng là loại dấu câu thường bị dùng sai. Chức năng của loại dấu này khá đa dạng. Đây có lẽ là một nguyên nhân khiến học sinh không nắm đúng và đủ quy tắc sử dụng nó. Thường gặp nhất là lỗi không dùng dấu ngoặc kép để đóng khung tên tác phẩm, thậm chí có những trường hợp, người viết lại dùng dấu ngoặc kép để đóng khung tên tác giả.

Ví dụ 1: Ngắm trăng là một bài thơ rất hay của chủ tịch Hồ Chí Minh. (Võ Ái Ly – 5A1 – THNQ) Ví dụ 2: Mẹ ốm và Hạt hạo làng ta là hai bài thơ của nhà thơ “Trần

Đăng Khoa”

(Đoàn Thị Chinh – 5A – THTTA) Ta cũng có thể không ngoại trừ nguyên do: do thiếu cẩn trọng mà người viết đã quên dùng dấu ngoặc kép cho những câu, những đoạn có trích dẫn nguyên văn. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người viết không nắm đúng và đủ nguyên tắc dùng loại dấu câu này nên viết sai.

Ví dụ: Nhà bạn Hoa có một “cái bàn”.

(Nguyễn Quang Bình – 5A – THTTA) Nguyên nhân gây ra những lỗi sai này là do học sinh chưa phân biệt được các loại dấu câu đi kèm với các loại câu tương ứng với nó. Loại lỗi này được chữa bằng cách thay dấu câu cho phù hợp với mục đích của câu.

d) Lỗi dùng thừa dấu câu

Lỗi dùng thừa dấu câu mà các em dễ mắc phải đó là dùng dấu phẩy trước quan hệ từ.

Ví dụ: Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ

nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa,* mà chúng là những cái giếng không đáy,* và ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

(Vũ Chí Công – 5A – THTTA) Lỗi dùng thừa dấu câu thường làm cho bài viết của các em vụn vặt, tủn mủn; câu văn không liền mạch. Để chữa loại lỗi này, chúng ta cần củng cố cho các em kiến thức về sử dụng dấu câu: quan hệ từ và dấu phẩy có chức năng giống nhau nên chỉ có thể sử dụng một trong hai loại đó.

Ở ví dụ trên, ta phải bỏ dấu phẩy có đánh dấu *, hoặc vẫn giữ nguyên những dấu phẩy có đánh dấu *, nhưng bỏ quan hệ từ “mà” và quan hệ từ “và”.

e) Lỗi dùng dấu câu vô ý thức

Ví dụ: Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc, nâng ngang môi chú

bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu, vang lên những âm thanh xao động đồng quê.

(Đinh Thị Huế - 5A1 – THNQ) Loại lỗi này tuy ít nhưng nó cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về dấu câu của học sinh. Loại lỗi này được chữa bằng cách bỏ các dấu đó đi.

bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.

Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu câu nhiều chứng tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và chưa nắm được cách sử dụng. Nói chung, nhiều học sinh tiểu học còn ngại sử dụng dấu câu, chưa có ý thức sử dụng dấu câu. Chính vì thế, trong công tác giảng dạy, chúng ta cần chú ý chỉ ra những lỗi sai do học sinh biết để các em rút kinh nghiệm và thường xuyên ôn tập củng cố kiến thức về dấu câu cho các em.

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI VỀ DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5

3.1. Nguyên nhân chung

Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu viết một bài văn là đơn giản, nhưng phải đảm bảo yêu cầu đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu,…thì không phải là rễ. Số lỗi về dấu câu mà học sinh mắc trong các bài tập làm văn là rất lớn. Đây là tình trạng đáng báo động đối với quá trình dạy học làm văn nói chung và quá trình dạy học ngữ pháp nói riêng. Chắc chắn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tồn tại tình trạng tồn tại lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn của học sinh. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục là điều kiện cần thiết và quan trọng.

Đầu tiên có thể kể đến là do trong các tiết học về lập dàn ý, tìm ý, làm văn miệng,… học sinh chưa được luyện tập kĩ càng về cách đặt câu, dùng dấu câu hợp lí. Hơn nữa, lỗi về dấu câu của học sinh Tiểu học được thể hiện chủ yếu trên các văn bản viết, nên nếu học sinh chưa chuẩn bị kĩ càng và đầy đủ thì giáo viên không đủ thời gian để chỉnh sửa cho toàn bộ học sinh mắc lỗi.

Ngoài ra, học sinh lớp 5 đang ở lứa tuổi có nhiều biến đổi tâm lí (về tri giác, khả năng chú ý, khả năng tưởng tượng, trí nhớ, tư duy). Thêm nữa, trong tổ chức các hoạt động học tập còn nhiều điểm chưa hợp lí. Việc sửa lỗi về dấu câu không được tiến hành một cách bài bản. Ví dụ trong giờ trả bài tập làm văn viết, phần sửa lỗi diễn đạt trong bài văn thường diễn ra nhanh chóng và mang tính chất hình thức. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy nội dung kiến thức

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)