1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông cho học sinh lớp 6 qua giờ dạy ngữ văn

32 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Thiết nghĩ rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông cho học sinh là một việclàm thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn, rèn luyệncho các em mạnh dạn trước tập thể, tự

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG QUA GIỜ DẠY NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 42.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 4

2.3.1 Luôn tạo tính tự tin, tự chủ qua cách đứng lên trả lời câu hỏi

hoặc kiểm tra bài cũ

6

2.3.2 Rèn luyện ngôn ngữ nói qua việc luyện đọc trong giờ học văn

bản

92.3.3 Rèn luyện tư thế cử chỉ, ánh mắt, nét mặt qua tiết luyện nói 122.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh 18

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài:

Dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức, tri thức mà còn hình thành các

kỹ năng, giúp các em phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị cho các em hànhtrang vào đời một cách tự tin Nhất là trong xu hướng hội nhập, đề cao tính tưduy độc lập, tự tin, sáng tạo của con người trong xã hội ngày nay, thì việc rènluyện kỹ năng trong giao tiếp cho học sinh là vô cùng cần thiết

Từ xưa đến nay ngôn ngữ đã góp phần quan trọng trong giao tiếp, trao đổithông tin, biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là yếu tố quan trọng trong việcthể hiện văn hóa, tính cách con người.Vì thế ông bà ta thường dạy: “học ăn, họcnói, học mở” không phải ngẫu nhiên mà “học nói” được xếp vào vị trí thứ hai.Điều này cho thấy nói là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày

Richard Zeoli, một chuyên gia trong lĩnh vực nói trước công chúng cócâu: “Năng khiếu nếu có chỉ là một phần, tất cả đều do khổ luyện mà thành!”Nếu như nghe, đọc là hai khái niệm quan trọng của hoạt động tiếp nhận thôngtin thì nói và viết là hai khái niệm quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạtthông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường Nhiều học sinhthường rèn luyện rất tốt việc viết nhưng lại ngại nói Bởi vậy có trường hợp khi

ở một mình với nhóm bạn thân hay khi về nhà thì “nói như khiếu” nhưng cứđứng trước đám đông cho dù chỉ là trước lớp hay trước toàn trường (cũng “lứulưỡi” lại nói chẳng đâu vào đâu)

Vậy nói trước đám đông là việc không đơn giản Đó là kỹ năng cần đượchọc tập và rèn luyện thường xuyên

Thiết nghĩ rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông cho học sinh là một việclàm thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn, rèn luyệncho các em mạnh dạn trước tập thể, tự tin, có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống

Trong những năm học qua, giáo viên bộ môn ngữ văn dần tiếp cận và nắmvững phương pháp dạy học mới Người thầy không chỉ đóng vai chỉ đạo, hướngdẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tri thức mà còn hình thành cho các

em những kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Qua mỗi bài học, mỗi học sinh phải tựmình bộc lộ sự hiểu biết, phát triển tư duy thành lời Phương pháp dạy học mới

đó giúp các em tự tin , giao tiếp mạnh dạn, phát huy được khả năng của bản thân

và đặc biệt đó là yếu tố cấu thành nên sự thành công

Nhận thức rõ được vai trò của hoạt động nói những năm gần đây, tôi đã

áp dụng phương pháp dạy học phát triển kỹ năng nói của học sinh nhằm giúp

các em rèn luyện để tự tin khi giao tiếp trước đám đông.Qua đề tài :Rèn luyện

kỹ năng nói trước đám đông qua giờ dạy ngữ văn cho học sinh lớp 6 trường

Trang 4

THCS Nga Mỹ tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc giúp các em

phát triển toàn diện kỹ năng đáp ứng yêu cầu của xã hội

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Từ trước đến nay có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu để giúp họcsinh phát triển kỹ năng sống, song chưa có công trình nào đề cập đến rèn kỹnăng nói trước đám đông cho học sinh lớp 6 (một lứa tuổi đang hình thành nhâncách, mới bước vào bậc THCS) qua giờ dạy ngữ văn Đây là đề tài khá mới màbản thân tôi muốn tìm hiểu để đưa ra một giải pháp có thể rèn luyện kĩ năng nóitrước đám đông cho học sinh

Trong quá trình giảng dạy tôi có sự tìm tòi, học hỏi, vận dụng và đã thấyđược hiệu quả Rèn luyện nói trước đám đông giúp học sinh hình thành kĩ năng,cách xác định : Nói với ai? nói vấn đề gì? nói ở đâu? nói khi nào? nói để làm gì?

và nói như thế nào? nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh

1.3 Đối tượng nghiêm cứu:

Học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ năm học 2015-2016

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát, điều tra.

Khi hướng dẫn học sinh học, tôi luôn quan sát, chú ý xem các em nói nhưthế nào, cái gì được, cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp thíchhợp giúp các em có kỹ năng giao tiếp tốt

-Phương pháp phân tích, tổng hợp

Với học sinh lớp 6, đầu năm học tất cả đều rất mới lạ Khi thực hiện cáchoạt động giao tiếp như đứng dậy trả lời câu hỏi, lên bảng kiểm tra bài cũ, đọcbài các em ít chủ động hỏi lại, còn rụt rè mất tự tin khi nói Bởi vậy qua tìmhiểu và tổng hợp kết quả khảo sát, tôi thấy cần tăng cường chú ý rèn luyện kỹnăng nói cho học sinh có kết quả tốt hơn

-Phương pháp thực hành

Đây là phương pháp chủ đạo của rèn kỹ năng nói trước đám đông cho họcsinh Phương pháp thực hành bao gồm các hoạt động như luyện tập, ôn tập vàhoạt động tương trợ, hỗ trợ rồi tới hoạt động độc lập của học sinh Trong các tiếtngữ văn tôi luôn áp dụng phương pháp này để giúp các em hình thành thói quennói trong giao tiếp

Trang 5

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Nói trước đám đông là một hình thức giao tiếp đặc biệt, nhằm truyền tảithông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hô hào hành động tác động vào tình cảm củangười nghe, từ đó có sự định hướng hành động

Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xuhướng hội nhập, càng đòi hỏi con người phải có sự phát triển toàn diện Bởi vậy,nhà trường đóng vai trò nền tảng, là nơi giáo dục học sinh ngay từ những ngàyđầu bước chân tới trường Sự giáo dục ấy với mục tiêu giúp các em phát triển trítuệ, hoàn thiện nhân cách, phát huy khả năng của các em để trở thành những conngười có ích cho xã hội

Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giaotiếp Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học cácmôn ngôn ngữ, lấy hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc,viết

là trọng tâm

Trong học tập học sinh phải chăm chỉ làm bài tập, thế nhưng nếu không

có kĩ năng giao tiếp, làm sao một học sinh có thể trình bày thắc mắc với thầy côgiáo Bởi vậy giao tiếp thật là miếng ghép quan trọng nhất trong bức tranh thànhcông của mọi cuộc đời

Lợi ích của kỹ năng giao tiếp rõ ràng ai cũng hiểu nhưng có một kỹ năngnói tốt thật ra lại là điều khó đạt được đặc biệt là đối với học sinh THCS Vànhất là các em lớp 6, kĩ năng đó cần được học tập và rèn luyện từ từ thườngxuyên

Đối với học sinh lớp 6 mới chập chững bước từ cấp tiểu học lên, mọi thứđều mới lạ, đều phải rèn luyện Nhiều em khi giáo viên hỏi, gọi đọc bài cònđánh vần từng chữ một, run sợ khi đứng dậy đọc bài chứ nói gì đến việc nói lưu

loát Bởi vậy “Rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông qua giờ dạy ngữ văn

cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ” là một việc làm cần thiết đối với

các em học sinh đặc biệt là học sinh lớp 6

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:

Hiện nay khả năng giao tiếp tự nhiên của trẻ em ở nông thôn kém hơn trẻ

em thành phố Điều này là do nhiều nguyên nhân trong đó ở môi trường nôngthôn phần lớn các em thuộc gia đình làm nông cha mẹ ít có thời gian quan tâmtới việc học của các em, chưa chú trọng đến việc phát triển kỹ năng sống nên nóitrước đám đông là vấn đề khó khăn của các em do đó khả năng nói còn kém hơn

so với đọc và viết

Trang 6

Những học sinh ít nói, ít được giao tiếp với mọi người thường hay rụt rèngại ngùng Điều này thường xảy ra với những học sinh không giữ những trọngtrách gì trong lớp học hoặc do có thành tích học tâp không tốt hay không có tàinăng khác như ca múa, làm thơ viết văn Chính vì các em nghĩ mình không cótài, không tốt nên sợ mọi người chê cười, ngại phát biểu trước đám đông vì sợnói không chính xác hoặc mọi người không đánh giá cao.

Trong học tập còn rất nhiều học sinh vẫn hay ấp úng ngại ngùng, mỗi khigiơ tay phát biểu một điều mình biết rõ Phần lớn các em ngại việc kiểm tra bài

cũ, run sợ khi lên bảng và khi trả lời thì quên hết dù trước đó đã hiểu và nắm bàitốt…

Có một thực tế hiện nay là nhiều thế hệ học sinh khi ra trường không biếtnói ra điều mình nghĩ, không truyền đạt được chính xác một thông tin hoặckhông thực hiện đúng những nguyên tắc giao tiếp

Nhiều giáo viên có chú ý rèn kỹ năng nói cho học sinh song còn lúng túngtrong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp Một phần cũng dosách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể

Với các em lớp 6 do môi trường mới phần lớn các em thường rụt rè,không chú trọng rèn luyện kỹ năng nói sẽ tạo thành “thói quen” nhút nhát ngạigiao tiếp sau này của các em

Thực tế ở trường THCS Nga Mỹ qua các năm dạy, tôi thấy kỹ năng nóicủa học sinh còn kém Cụ thể trong năm học 2015-2016 trước khi thực hiện đềtài, tôi chia học sinh theo ba mức độ để đánh giá: Nói tốt, nói ấp úng, nói chưađược và tiến hành khảo sát Kết quả khảo sát kỹ năng nói như sau:

Từ kết quả khảo sát tôi đưa ra những giải pháp sau:

Trang 7

2.3 Một số giải pháp:

* Các giải pháp thực hiện trong giờ dạy.

Để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ýphong phú, điều trước tiên là tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu cần đạt củatiết dạy để có sự định hướng giúp các em Sau đó tôi nắm bắt thực tế và khảnăng nói của từng em để đưa ra phương pháp, hình thức dạy học phù hợp vớicác giải pháp sau:

2.3.1: Luôn tạo tính tự tin, tự chủ qua cách đứng lên trả lời câu hỏi hoặc kiểm tra bài cũ.

Dạy văn không chỉ là giúp học sinh tiếp nhận tri thức, là bồi dưỡng đạođức mà còn giúp các em có sự tự tin vào bản thân Đặc biệt với các em học sinhlớp 6, khi bước vào môi trường mới, sự làm quen mới thì rất cần một sự dìu dắt

để tạo tính tự tin tự chủ Làm chủ được bản thân trong mọi tình huống các em cóthể nói trước đám đông một cách thuyết phục

Trả lời câu hỏi hay trả lời bài cũ là công việc thường xuyên của các emtrong bất cứ giờ học nào Nhưng một thực tế mà chúng ta đều nhận ra là khi lênbảng kiểm tra bài cũ hay đứng lên trả lời câu hỏi của giáo viên, các em thườnghay run, tâm lí lo sợ, có em biểu hiện rõ ở vẻ mặt sợ sệt, tái nhợt, lời nói lắp bắprun run Có những em hiểu bài nhưng khi giáo viên gọi thường không trả lờiđược, có em học bài cũ chu đáo khi lên bảng đứng trước cả lớp và giáo viên thì

vì run mà quên hết Những cảm xúc, những biểu hiện mà các em gặp chính là docác em thiếu tính tự tin, tự chủ

Hiểu được khó khăn đó của các em, ngay từ khi các em mới vào lớp 6, tôi

đã chủ động rèn luyện tính tự chủ, tự tin cho các em qua việc trả lời câu hỏi hoặckiểm tra bài cũ Đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần giúp các em cóthể đứng trước đám đông để tự tin tự chủ giao tiếp tốt

Để rèn luyện cho học sinh tôi đặt ra các yêu cầu sau:

- Đối với giáo viên:

+ Nắm bắt được đặc điểm tâm lí của từng em học sinh trong lớp

+ Tăng cường gần gũi, giao tiếp thường ngày với học sinh

+ Ra câu hỏi và gọi học sinh trả lời theo đúng lực học của các em Câuhỏi phân theo mức độ: dễ, trung bình, nâng cao

Trang 8

+ Cần chuẩn bị bài ở nhà chu đáo: học bài cũ và soạn bài mới trước khilên lớp.

+ Cần có tinh thần cầu thị, học hỏi phấn đấu

+ Tăng cường tham gia các hoạt động tập thể ở trường cũng như ở địaphương

Từ các yêu cầu đó trong mỗi tiết dạy tôi đều chú ý uốn nắn cho các em:

- Đối với việc kiểm tra bài cũ: Tâm lí của các em luôn ngại, vào đầu tiết

dạy các em luôn có biểu hiện “căng thẳng” khi giáo viên kiểm tra bài cũ Bởivậy tôi luôn tìm cách để công việc kiểm tra bài cũ không còn là việc “đáng sợ”của các em bằng cách:

Khi vào lớp, tôi luôn có thái độ niềm nở, thân thiện với các em, tạo nhữngtình huống thú vị qua các câu hỏi vừa có tính chất lôi cuốn vừa xóa đi sự căngthẳng cho các em

Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ văn bản “Mẹ hiền dạy con” (SGK ngữ văn 6

tập1) giáo viên hỏi: Em nào có thể đọc một bài thơ hay hát một bài hát về mẹ?

Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên có thể hỏi: Em cảm nhận như

thế nào về người mẹ qua bài hát đó?

Học sinh có thể trả lời sơ sài từ khả năng của mình Giáo viên có thể gọimột số em khác bổ sung

Sau đó giáo viên hỏi: Người mẹ trong câu chuyện “me hiền dạy con” có

những phẩm chất đó không? Ngoài ra người mẹ trong câu chuyện còn có những phẩm chất nào nữa?

Học sinh trả lời, các bạn khác bổ xung để hoàn thiện

Trong quá trình học sinh trả lời giáo viên cần quan sát luôn có ánh mắt cổ

vũ động viên các em, gợi ý và gợi thêm từ để các em diễn đạt

Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên cần cho điểm theo tinh thầnkhuyến khích, cần tìm ra điểm khen ngợi cho các em Ngoài ra giáo viên có thểcho điểm các bạn đã xung phong trả lời hỗ trợ bạn

Từ bước kiểm tra bài cũ mang tính chất khởi động tạo hứng khởi và sự tựtin giáo viên có thể vào bài dạy với sự tham gia tích cực của các em Bởi tâm lícủa học sinh đặc biệt là các em lớp 6 luôn muốn sự vui vẻ, gần gũi, muốn đượckhen ngợi, khích lệ Từ đó dần dần các em cũng sẽ quên mất cảm giác lo sợ khiviệc kiểm tra bài cũ được thực hiện

- Đối với việc gọi học sinh đứng lên trả lời các câu hỏi trong tiết học.

Tiết học sẽ là sự thành công nếu có sự tham gia đầy đủ tích cực của tất cảcác em học sinh

Trang 9

Với các em học sinh lớp 6 khả năng tập trung của các em chưa cao, cònhay làm việc riêng theo ý thích của mình bởi vậy để có sự lôi cuốn các em tậptrung trong giờ học là một vấn đề Đồng thời thường cách trả lời của các em ítđược uốn nắn hay nói nhỏ, hay run sợ, hay nói cộc lốc…

Trong giờ dạy tôi đã chú trọng đến tất cả các vấn đề đó nhằm giúp các em

có thói quen tập trung tham gia tích cực, chủ động, tự tin khi đứng lên trả lời câuhỏi của cô giáo

Trong giờ học, tôi quan tâm nhiều tới các em nhút nhát, rụt rè, đặt câu hỏitheo đúng khả năng của mỗi em Tôi tìm câu hỏi dễ để các em trả lời và sau đócho cả lớp tuyên dương để động viên bạn

Đối với những học sinh còn nói nhỏ chưa mạnh dạn, tôi kiên trì gợi mở,

có khi xuống bàn học tạo sự động viên để các em có thể nói to mà không run sợ.Cần tránh cách đặt câu hỏi quá khó, khó xác định đúng sai, làm cho học sinhngập ngừng mất tự tin vào bản thân

Ví dụ: Khi dạy bài: “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự” (SGK ngữ văn 6

tập1) giáo viên có thể đặt câu hỏi để gợi mở vấn đề như:

? Khi kể chuyện người kể thường dùng những ngôi kể nào?

Giáo viên gọi một học sinh trung bình-yếu đứng lên trả lời

? Vì sao có khi người kể xưng tôi có khi không?

? Khi xưng tôi, tác giả và người kể có phải là một không?

Giáo viên gọi một học sinh trung bình-khá trả lời

Đồng thời để rèn luyện cách nói, khi các em phát biểu tôi theo dõi ý kiếncủa các em một cách chăm chú (tuyệt đối không tranh thủ lúc học sinh nói đểxóa bảng hoặc ghi bảng.)

Nghe các em trả lời thiếu chủ ngữ và vị ngữ tôi hỏi nhỏ: Em nói với ai?

làm sao? thế nào? Có khi tôi chêm vào câu nói của các em những liên từ, giới

thiệu từ để các em chuyển ý và cung cấp những từ mà các em còn lúng túng tìmtòi Tôi yêu cầu khi các em trả lời phải nhắc lại câu hỏi, khi câu trả lời có nhiều

ý, có sự sắp xếp ý 1, ý 2 rõ ràng

Khi trả lời ánh mắt cần nhìn vào người hỏi (giáo viên) Cách nói phải có

sự thuyết phục:

Tôi đưa ra một quy định trong giờ dạy về việc cho điểm như sau:

+ Phát biểu nhiều lần trong một tiết, có nhiều ý đúng và gần đúng cuốigiờ cho điểm 7-8

+ Cả lớp không ai trả lời được, em nào phát biểu đúng được 9-10 điểm + Phát biểu đúng to, rõ ràng, phong thái bình tĩnh đàng hoàng, lời lẽ lưuloát được 10 điểm

Trang 10

+ Khuyến khích cộng điểm cho các bạn có học lực trung bình - yếu

2.3.2: Rèn luyện ngôn ngữ nói qua việc luyện đọc trong giờ học văn bản.

Môn ngữ văn được coi là môn học công cụ hướng tới việc hình thành vàphát triển các năng lực đọc, nói, viết cho học sinh Nếu như trước đây chúng tacoi phân tích tác phẩm hay giảng văn là phương pháp đặc thù của dạy văn thìhiện nay đã có sự đổi mới Cách dạy đọc-hiểu không nhằm truyền thụ một chiềucho học sinh những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng tới việccung cấp cho học sinh cách đọc, cách khám phá vấn đề để từ đó học sinh chủđộng, tích cực thể hiện sắc thái cá nhân của mình giúp hình thành các kĩ năngtrong đó có kĩ năng nói Người học càng đọc nhiều thì vốn từ càng phong phú và

có khả năng dùng từ chính xác, hiệu quả Đó chính là “nền móng” hình thànhkhả năng nói trong giao tiếp của con người Bởi vậy đọc- hiểu văn bản là mộtthao tác của nói, có đọc được mới nói được và lẽ hiển nhiên đọc tốt thì nói tốt

Nhận thức rõ điều đó nên tôi đưa ra giải pháp giúp các em luyện nói tốtqua các giờ đọc hiểu văn bản Thông qua hệ thống bài đọc – hiểu văn bản vớinhững chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài học, kỹnăng đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người,cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt góp phần giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếphàng ngày

Ở cấp THCS không có tiết tập đọc riêng như ở tiểu học nhưng muốn lôicuốn, truyền cảm và rèn luyện ngôn ngữ nói cho các em thì trong tiết giảng vănphải đảm bảo một thời gian đọc thích hợp cho có chất lượng, tránh lối làm qualoa, đại khái, đọc để mà đọc vì sợ thiếu giờ dạy Đọc không có mục đích đúngđắn, không thu được kết quả nào thì đọc để làm gì? Có lẽ tất cả mọi GV dạy vănđều biết rằng đọc tốt ảnh hưởng rõ rệt đến nói và viết, làm cho nói và viết dầntrở nên tốt Qua đọc học sinh có thể hiểu phần nào ý nghĩa của bài văn, hỗ trợmột phần nào cho kĩ năng nói của các em

Đọc chuẩn một văn bản có nghĩa là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm,đọc hay

Để đạt được điều đó trước một văn bản người GV cần cung cấp cho các

em kĩ thuật đọc một tác phẩm cụ thể trong giờ đọc hiểu Muốn vậy tôi đề ra yêucầu và cách đáp ứng yêu cầu như:

- Đọc diễn cảm là một phương pháp đọc sáng tạo người đọc phải thể hiện

được tình cảm, cảm xúc của tác giả, nhân vật thông qua ngữ điệu Đọc diễn cảm

là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mỹ cho các em, lôi cuốnhọc sinh nhập hồn vào tác phẩm Giáo viên có thể đọc mẫu hướng dẫn học sinh

Trang 11

đọc cụ thể rồi gọi một học sinh đọc tốt đọc trước Sau khi học sinh đọc xong,giáo viên phải nhận xét rõ ràng và những nhận xét đó phải mang tính chất khenngợi hơn chê.

- Đọc phân vai là cho học sinh đóng vai các nhân vật trong truyện để đọc.

Cách đọc này phù hợp với chương trình ngữ văn 6 kì I đa phần là các tác phẩm

tự sự Phương pháp này tái hiện lại lời thoại nhân vật một cách cụ thể, làm chocâu chuyện hấp dẫn, sống động hơn Đồng thời cũng giúp các em đễ dàng xácđịnh các tuyến nhân vật, lời thoại nhân vật, tính cách nhân vật qua giọng điệu.Cách thực hiện phương pháp này:

+ Giáo viên cần phân vai rõ ràng, phù hợp, hướng dẫn cụ thể trước khiđọc để mạch truyện không bị phá vỡ khi các em nhầm vai

+ Giáo viên sẽ đọc phần dẫn truyện để dẫn dắt, nhắc nhở các vai kịp thờikhi các em lúng túng

+ Sau một đoạn có thể dừng lại nhận xét cách đọc và mời nhóm học sinhkhác đóng vai đoạn tiếp theo

Ví dụ: Khi dạy truyện ngụ ngôn: “Thầy bói xem voi”

Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm phân vai sẽ góp phần tái hiện lạikhông gian thời điển, sự việc diễn ra của năm ông thầy bói mù xem voi, đoán

mò rồi xô xát, đánh nhau toạc cả máu đầu như một màn kịch vừa xảy ra Qua đó

đã giúp cho người đọc, người nghe thấy được tính chất hài hước, mua vui, châmbiếm của câu chuyện và tự rút ra được ý nghĩa của câu chuyện bằng cảm nhận

và rung động riêng của cá nhân

Ví dụ: Khi dạy truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”

+ Giáo viên đọc phần dẫn truyện rõ ràng, nhẹ nhàng, thương cảm đối vớilời dẫn về ông lão; lên giọng ở những lời dẫn về mụ vợ để tỏ thái độ không hàilòng; giọng thư thái nhẹ nhõm khi đọc lời dẫn về con cá vàng

+ Chọn một học sinh nữ đóng vai mụ vợ, một học sinh nam đóng vai ônglão, một học sinh đóng vai cá vàng Giáo viên hướng dẫn từng vai cụ thể

+ Trong quá trình đọc nếu học sinh đọc chưa tốt thì nên đổi học sinh khihết đoạn Bởi vì học sinh đọc sai, đọc dở sẽ khiến các học sinh khác bàn tánkhông tập trung

+ Sau khi đọc xong cho các em nhận xét về cách đọc của nhau

Phương pháp này giúp học sinh hiểu thông tin ngay trên từng dòng văn bản Họcsinh cũng có thể huy động vốn ngôn ngữ nói để kể lại câu chuyện hoặc đoạntruyện theo hoạt động của nhân vật

- Luyện cách phát âm đúng, ngắt hơi đúng, đọc đúng thanh điệu, đọc đúng từ

Trang 12

Đối với giao tiếp nói trước đám đông thì việc phát âm đúng, ngắt hơiđúng và dùng từ đúng nghĩa là việc cần thiết Với các em học sinh lớp 6 cáchrèn luyện này sẽ giúp các em tự tin trong giao tiếp tránh được sự mặc cảm, tự ti.

Một yêu cầu cần thiết của môn ngữ văn là muốn học tốt phải đọc tốt,muốn đọc tốt phải nói tốt Vì vậy ngoài việc rèn cho học sinh có kỹ năng nóiđúng đủ nội dung theo yêu cầu thì người giáo viên cần rèn cho học sinh cáchphát âm đúng, ngắt hơi đúng, đọc đúng thanh điệu

Một thực tế là khi nói học sinh thường biểu hiện nhiều nhược điểm nhưnói ngọng, nói nhỏ, nói sai ngữ pháp, nói ngập ngừng…

Để khắc phục những lỗi đó trong giờ học giáo viên cần:

+ Chữa phát âm sai: một trong những lỗi do phát âm sai phổ biến là khi

phát âm không phân biệt được giữa thanh ngã và thanh hỏi

Ví dụ: Nguyễn Hữu Dũng thì các em đọc là Nguyễn Hửu Dủng hay cổ lỗ

đọc thành cổ lổ, nặng trĩu đọc thành nặng trỉu…

Vì những lỗi này chỉ có ở một số ít nên khi mắc phải một số học sinh khinói ngượng ngập còn cả lớp thì chú tâm vào lỗi đó, nhắc bạn hoặc cười ồ khiếncác em càng ngại ngùng khi nói

Để sửa lỗi đó giáo viên phải hướng dẫn các em cách đọc cụ thể yêu cầuhọc sinh đọc và trong mỗi giờ học quan tâm nhiều hơn để học sinh đó phải cốgắng sửa chữa tạo sự tự tin khi nói

+ Chữa nói nhỏ: Với những năm đi dạy tôi đã gặp nhiều học sinh nói nhỏ

khi phát biểu, đặc biệt hơn khi sinh hoạt kỹ năng sống vào sáng thứ hai dù nóiqua micrô nhưng vẫn không ai nghe rõ em đang nói gì Bởi vậy trong giờ văn tôi

đã chú ý tới các em đó và uốn nắn sửa chữa cho các em Rất nhiều học sinh đã

có sự tiến bộ rõ rệt

Ví dụ: Nói nhỏ dễ chữa nhưng nó rất quan trọng trong việc hình thành kỹ

năng giao tiếp bởi vậy trong lớp với các tiết học tôi gọi em học sinh nóinhỏ đứng lên trả lời khi nói xong tôi hỏi cả lớp:

- Ở dưới các em có nghe bạn nói không?

Cả lớp trả lời :

- Không ạ!

Tôi yêu cầu em đó :

- Em nhắc lại cho các bạn nghe!

Lần này em đó có thể nói to hơn trước hoặc nói nhỏ

Xong tôi yêu cầu em khác:

- Em hãy nhận xét ý kiến của bạn.

Em được gọi nhận xét trả lời:

Trang 13

- Bạn nói nhỏ quá em chẳng nghe thấy gì cả ạ!

Tôi gợi ý luôn:

- Em nói lại cho bạn nghe đi!

Lần này em đó nói có sự tiến bộ, nói to hơn

Gọi một bạn khác nhận xét Em đó sẽ nói:

- Bạn nói rõ ràng và em đã nghe thấy ạ! Bạn trả lời đúng rồi ạ.

Lúc này tôi sẽ nói:

- Em thấy đó nếu em nói nhỏ sẽ chẳng ai nghe thì làm sao các bạn nhận xét được, làm sao biết em nói đúng hay sai, hay hay dở.Như vậy dù ý kiến có hay đến mấy mà nói nhỏ cũng vô ích.Vậy khi nói phải nói to, rõ, thế mới tôn trọng người nghe.

2.3.3: Rèn luyện tư thế, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt qua tiết luyện nói

Trong giao tiếp ngôn ngữ, nói đóng một vai trò quan trọng giúp thiết lậpnên mối quan hệ với những người xung quanh Nhưng trong giao tiếp tư thế, cửchỉ, ánh mắt, nét mặt cũng đóng một vai trò quan trọng người ta gọi đó là tínhiệu không lời.Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tín hiệu không lời mangthông tin nhiều gấp 5 lần so với nói bằng lời: 75% thông tin mà con người thunhận được là qua kênh thị giác, qua kênh thính giác là 12%, xúc giác là 6%,khứu giác là 4%, vị giác là 3% Đồng thời trong giao tiếp muốn cho người nghehiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic,phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng…

Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy học văn, là biện phápgóp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn Luyện nói tốt sẽgiúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội

Hiểu rõ điều đó nên để giúp học sinh có kỹ năng nói trước đám đông,trong mỗi giờ học tôi đều uốn nắn rèn luyện đặc biệt qua các tiết luyện kểchuyện

Trong chương trình lớp 6 các em có 5 tiết luyện nói kể chuyện và miêu tả.Bài 7: Luyện nói kể chuyện

Bài 10: Luyện nói kể chuyện

Bài 20: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trongvăn miêu tả

Bài 23: Luyện nói về văn miêu tả

Số lượng tiết không nhiều song cũng là điều kiện để rèn luyện cho các

em khả năng đứng trước lớp hoạt động độc lập một mình Đây cũng chính làbước giúp cho các em có khả năng nói trước đám đông một cách tự tin Chính vìthế khi tiến hành các giờ luyện nói tôi đã thực hiện các yêu cầu sau:

Trang 14

+ Đứng trước một vấn đề cần trình bày học sinh cần chuẩn bị tốt nội dungbài nói (dàn bài) để các em hình dung được mình sẽ nói cái gì (xác định đề tài ),nói với ai (xác định giao tiếp), nói để làm gì (xác định mục đích giao tiếp), nóinhư thế nào (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe).

+ Đặt ra yêu cầu về dàn bài phải ngắn gọn, bám sát đề bài, nêu được các ýchính Học sinh dựa vào dàn bài để nói

+ Khi trình bày cần tránh lối nói vòng vo, tránh đọc lại, học thuộc bài vănchi tiết đã có trước

+ Giọng nói cần rõ ràng, biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúcchân thành, tự nhiên không gò bó, áp đặt

+ Tác phong tự nhiên, không nên đứng chôn chân một chỗ, cần có sự dichuyển nhẹ nhàng

+ Ánh mắt biết quan sát, không nhìn chằm chằm vào một chỗ, cần luônlinh hoạt

+ Trên khuôn mặt luôn biểu lộ sự thoải mái, tự nhiên luôn nở nụ cười khinói

Từ những yêu cầu trên tôi tiến hành các bước trong tiết luyện nói trên lớpnhư sau:

Bước1: Từ tiết học trước cần dặn dò học sinh về nhà đọc kỹ bài và chuẩn

bị dàn bài Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà thật cẩn thận và chu đáo chogiờ luyện nói trên lớp Có thể nói đây là yêu cầu quan trọng quyết định một nửathành công giờ luyện nói trên lớp Bởi vì có chuẩn bị học sinh mới nắm bắt đượcmình nói gì trong tiết học tới, chuẩn bị tốt học sinh mới có tâm thế khi bước vàotiết học

Ví dụ: Khi dạy bài: “luyện nói kể chuyện” tiết 29 ngữ văn 6: giới thiệu về

bản thân, tôi đã cho học sinh chuẩn bị trước 3 ngày Sự chuẩn bị của học sinhtheo những gợi ý sau:

Đề bài yêu cầu gì? Phần mở bài sẽ nói những gì? Có cần giới thiệu tênmình không? Phần thân bài gồm mấy ý? Nội dung các ý chính? Phần kết bài sẽnói gì?

Bước 2: Vào bài bằng hình thức khởi động tạo không khí dễ chịu giữa cô

và trò, khơi gợi những kiến thức có sẵn của học sinh có liên quan cần thiết đếnnội dung bài học

Bước 3: Giáo viên nhắc lại chủ đề luyện nói và yêu cầu cần thiết đối với

tiết học

Bước 4: Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày phần mình đã chuẩn bị.

Trong bước này giáo viên cần gần gũi, nhẹ nhàng và trực tiếp theo dõi các em

Trang 15

với thái độ niềm nở, bởi vì trong các tiết luyện nói các em phải đứng trước lớpthực hiện việc nói (thuyết trình) có không ít em có thói quen rụt rè, ngại nói sẽnói nhỏ và nói ấp a ấp úng, diễn đạt kém Những lúc này giáo viên có nét mặtnhăn nhó, khó chịu thì lại càng làm cho các em rụt rè hơn và thậm chí còn hoảng

sợ không nhớ và không trình bày đước vấn đề và lần sau sẽ không dám nữa.Nếukhi học sinh thuyết trình không nhớ hoặc thiếu vốn từ để diễn đạt giáo viên nhẹnhàng gợi mở cho học sinh những câu hỏi gợi ý Đây là bước quan trọng nhấttrong việc hình thành kỹ năng giao tiếp nói trước đám đông bởi vậy cũng trongtiết học này giáo viên cần nhẹ nhàng uốn nắn từ cách diễn đạt, cử chỉ, ánh mắtsao cho các em thấy tự nhiên, thích thú với tiết học Công việc này không thểvội vàng mà cần có sự kiên trì của người hướng dẫn là giáo viên và sự nỗ lựccủa người thực hiện là học sinh

Ví dụ: Trong tiết kể chuyện về người thân là mẹ của em, bàn tay đưa lên

ngực khi nói là một cử chỉ biểu hiện sự chân thành yêu quý Khi kể về việc mẹ

ốm lời nói trần lắng biểu hiện sự lo lắng…

Đồng thời trong bước này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt độngnhóm để hỗ trợ lẫn nhau, vừa phát huy tính sáng tạo của học sinh vừa giúp một

số em rụt rè dần quen với việc đứng trước mọi người có cách ứng xử, giao tiếptrong cuộc sống hàng ngày Học sinh trò chuyện tranh luận cùng nhau theo nộidung bài học

Ví dụ: trong tiết “luyện nói kể chuyện” SGK ngữ văn 6 tập 1 GV có thể

chia lớp thành 4 nhóm, cho các em thời gian 10 phút thảo luận luyện nói chonhau nghe trong nhóm rồi GV gọi một số em đứng lên kể chuyện Hoặc giáoviên có thể hướng dẫn học sinh tạo tình huống với đề bài kể về một việc tốt mà

em đã làm Với đề bài này tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia, pháthuy tính sáng tạo và luyện khả năng nói trước đám đông cho một số em rụt rèkhi có sự hỗ trợ của bạn

Bước 5: Sau mỗi phần lên bảng của học sinh GV cần có thái độ khen,

chê, khi chỉ ra cái các em chưa đạt được cần có cách nói khéo léo để các em thấy

và sửa chữa, trách cách nói chê bai khiến các em mất tự tin và ngại ngùng

Các giải pháp trên được tôi áp dụng trong giờ dạy trên lớp Dưới đây là giáo án minh họa cho một tiết dạy cụ thể

Tiết 29: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1 Kiến thức

- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị

Trang 16

2 Kỹ năng:

- Lập dàn bài kể chuyện dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn

- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện theo dàn bài đã chuẩn bị

- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp

- Tự tin, chủ động với lời nói khi đứng trước mọi người

3 Thái độ: Có tình cảm yêu thương đối với mọi người.

II CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài

- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HĐ 1: Khởi động

1- Ổn định:

2- Kiểm tra: : Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

3- Bài mới: Giới thiệu bài mới: Năng lực viết, ngôn ngữ viết cố nhiên là

quan trọng Song đó là ngôn ngữ trừu tượng, còn ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp có âm thanh, có ngữ điệu sống động, có sức truyền cảm Nắm vững ngôn ngữ này sẽ làm cho con người có thêm 1 công cụ sắc bén trong cuộc

sống.Tiết học hôm nay các em sẽ tập làm quen với kỹ năng nói trước tập thể

Hoạt động của GV và HS

* HĐ 2:Hướng dẫn:

GV nêu đề bài

- Nói: Là hình thức giao tiếp tự nhiên

của con người Kể chuyện bằng ngôn

ngữ nói cũng là hình thức giao tiếp tự

nhiên hàng ngày

- Khi kể chuyện bằng ngôn ngữ nói, cần

theo các bước nào?

- Hs nêu các bước

- Hãy lập dàn ý?

( Phần dàn ý từ tiết học trước giáo viên

đã chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm

trưởng, yêu cầu các em về lập dàn ý )

Nội dung bài học

I.ĐỀ BÀI:

a Tự giới thiệu về bản thân:

b Hãy kể chuyện về gia đình em

c Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý

d Kể về ngày hoạt động của mình?

Ngày đăng: 14/10/2017, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Một số hình ảnh hoạt động luyện nói của học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ trong giờ ngữ văn - Rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông cho học sinh lớp 6 qua giờ dạy ngữ văn
t số hình ảnh hoạt động luyện nói của học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ trong giờ ngữ văn (Trang 24)
Học sinh tự tin lên bảng - Rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông cho học sinh lớp 6 qua giờ dạy ngữ văn
c sinh tự tin lên bảng (Trang 28)
Một số hình ảnh trong giờ ngoại khóa sáng thứ 2 - Rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông cho học sinh lớp 6 qua giờ dạy ngữ văn
t số hình ảnh trong giờ ngoại khóa sáng thứ 2 (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w