Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng của công tác quản lý dự án, công tác điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng hiện nay trên địabàn thành phố để từ đó đưa ra những kiến ng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Các cụm từ viết tắt 5
Danh mục sơ đồ, bảng biểu 6
LỜI CẢM ƠN 7
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 11
1 Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 11
1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình 11
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.2.1 Giới thiệu chung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.2.2 Công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách 18
1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 20
1.2.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 21
1.2.5 Mục tiêu, yêu cầu và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 23
1.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây công trình 29
1.3.1 Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 29
1.3.2 Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 32
1.4 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (HĐXD) 33
1.4.1 Khái niệm 33
1.4.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 34
1.4.3 Đặc điểm của hợp đồng xây dựng 34
1.4.4 Khung pháp luật của hợp đồng xây dựng 35
1.4.5 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng 35
1.4.6 Các loại hợp đồng xây dựng 36
1.4.7 Quản lý thực hiện hợp đồng 39
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNGTRÌNH XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRONG HỢPĐỒNG CÓ ĐIỀU CHỈNH GIÁ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 412.1 Công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại thành phố Đà Nẵng 41 2.1.1 Giới thiệu về một số các Ban QLDA đầu tư xây dựng công trìnhtại thành phố Đà Nẵng 41 2.1.2 Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình tại thành phố
Đà Nẵng 48 2.1.3 Trình tự các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốnngân sách tại thành phố Đà Nẵng 492.2 Thực trạng công tác QLDA công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sáchtrong hợp đồng có điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng 52 2.2.1 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh giá tronghợp đồng xây dựng của Chính phủ và các Bộ 522.2.2 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh giá tronghợp đồng xây dựng của thành phố Đà Nẵng 542.2.3 Nội dung chủ yếu hướng dẫn tại các văn bản này cụ thể nhưsau 552.2.4 Thực trạng công tác QLDA công trình xây dựng từ nguồn vốnngân sách trong hợp đồng có điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng 57
2.2.4.1 Về hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh 57 2.2.4.2 Về điều kiện để xem xét có điều chỉnh giá cho gói thầu haykhông 57
2.2.4.3 Về công tác lập, thẩm định, và phê duyệt dự toán điềuchỉnh, bổ sung 57
2.2.4.4 Về công tác điều hành, quản lý khối lượng thực hiện theocác thời điểm 58
2.2.4.5 Về nguyên tắc điều chỉnh 60 2.2.4.6 Về phương pháp điều chỉnh 60 2.2.4.7 Về thời điểm áp dụng các văn bản về điều chỉnh giá, cáchthức tiến hành lập hồ sơ điều chỉnh cho nhà thầu và các loại vật liệu đượcphép điều chỉnh 62
Trang 32.2.4.8 Về điều chỉnh hợp đồng 64
2.2.4.9 Về tạm ứng, thanh toán tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng 65
2.3 Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách theo hợp đồng điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua 66
2.3.1 Các mặt đã đạt được 66
2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế hiện nay 67
2.3.2.1 Về pháp lý để lập hồ sơ điều chỉnh 67
2.3.2.2 Về phương pháp lập hồ sơ dự toán điều chỉnh 69
2.3.2.3 Về công tác tạm ứng, thanh quyết toán tiền bù chênh lệch .70
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 71
2.3.3.1 Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình và điều chỉnh giá còn rườm rà 71
2.3.3.2 Về vốn phân bổ để thực hiện dự án 71
2.3.3.3 Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều chỉnh giá chưa đầy đủ, kịp thời 72
2.3.3.4 Nhiều chủ thể tham gia quản lý dự án không đủ năng lực .72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU CHỈNH GIÁ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 75
3.1 Định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến và phương hướng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách 75
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn chỉnh công tác quản lý dự án công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trong hợp đồng có điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng 76 3.2.1 Thực tiễn áp dụng điều chỉnh giá tại một số công trình giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - điển hình đối với công trình Kiên cố
Trang 4mái taluy các điểm sạt lỡ đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
76
3.2.2 Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách theo hợp đồng điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng 89
3.2.2.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách - tạo đột phá về quản lý ngành 89
3.2.2.2 Tăng cường công tác quản lý, phân cấp, giao nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể hơn cho các Ban QLDA 89
3.2.2.3 Phát triển nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ làm công tác quản lý dự án 90
3.2.2.4 Chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với người làm công tác quản lý dự án 91
3.2.2.5 Áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý dự án .91
3.2.2.6 Áp dụng phương pháp chỉ số giá để điều chỉnh, tính chi phí dự phòng dự án 92
3.2.2.7 Áp dụng nhiều hình thức hợp đồng trong một hợp đồng xây lắp 92
3.2.2.8 Xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm 93
3.2.2.9 Các cơ quan quản lý giá, quản lý thị trường cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường vật liệu xây dựng 93
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
4.1 Kết luận 94
4.2 Kiến nghị 95
4.2.1 Đối với các cơ quan Trung ương 95
4.2.2 Đối với UBND thành phố Đà Nẵng 96
4.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC
Trang 5HĐXD Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng
Bảng 2.2: Mẫu báo cáo khối lượng thi công theo tháng phục vụ công tác điềuchỉnh giá tại TP Đà Nẵng
Sơ đồ 2.3: Điều chỉnh chi phí vật liệu, nhân công máy thi công theo phươngpháp bù trừ trực tiếp
Bảng 3.1: Phân tích chi tiết đơn giá Quý 2 năm 2008 một số hạng mục côngviệc điển hình
Bảng 3.2: Phân tích chi tiết đơn giá Quý 4 năm 2008 một số hạng mục côngviệc điển hình
Bảng 3.3: Bảng tính giá trị điều chỉnh của khối lượng thi công tháng 11/2008– điểm sạt lỡ số 6 của công trình
Bảng 3.4: Tổng hợp giá trị điều chỉnh khối lượng thi công theo thời điểm củacông trình
Bảng 3.5: Bảng chỉ số giá phần xây dựng các quý năm 2008 và 2009 (năm
2000 = 100)
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Bản Luận văn thạc sỹ kỹ thuật đã được hoàn thành sau gần 2 năm học tập nghiên cứu với sự giảng dạy của quý các thầy cô giáo Trường Đại Học Giao thông vận tải - Hà Nội Tác giả là học viên cao học của Khoa Cầu đường - Bộ môn Đường bộ khóa 2010 - 2012.
Để có kết quả này, tác giả đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan có liên quan, thầy cô và đồng nghiệp Tác giả xin bày tỏ sự cảm
ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo ở Bộ môn đường bộ, Phòng đào tạo sau đại học - Đại học giao thông vận tải Hà Nội và Ban Đào tạo sau đại học - Đại học Đà Nẵng đã đào tạo, chỉ dạy, hướng dẫn và tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập thời gian qua.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lã Văn Chăm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để bản thân hoàn thành Luận văn này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng,
Sở Xây dựng Đà Nẵng, Ban QLDA Hạ tầng giao thông đô thị, đã giúp đỡ tận tình trong việc cung cấp thông tin, số liệu, các văn bản hướng dẫn việc điều chỉnh giá xây dựng công trình do các đơn vị phụ trách, quản lý Cuối cùng tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ, đóng góp của bạn bè và người thân trong suốt quá trình làm Luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012.
Trang 8
tế đầy biến động Nhận thức rõ điều này chúng ta đã cố gắng để xây dựng các
bộ Luật, các Nghị định có liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng phùhợp với luật pháp Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX về việc chia tách địa giớihành chính, kể từ ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hànhchính trực thuộc trung ương Nhằm sớm đưa Đà Nẵng thành một trong những
đô thị hiện đại, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Thành phố
đã nỗ lực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước,tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạođộng lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Qua 15 năm thành lập mới, đầu tư xã hội nói chung và đầu tư từ ngânsách nói riêng của thành phố Đà Nẵng đã có những đóng góp quan trọng vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với quy mô ngày càng lớn Năm
1997 tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 1.088 tỷ đồng thì đến năm 2011,tổng đầu tư phát triển xã hội là 23.748 tỷ đồng, gấp hơn 21,83 lần, bình quântăng 24,64%/năm trong giai đoạn 1997-2011; tốc độ tăng trưởng cao và liêntục từ năm 1997 đến nay, cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, hệ
số ICOR phù hợp , nhờ đó thành phố Đà Nẵng đã trở thành một đô thị trẻ có
cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và đang từng bước phát triển thành một thànhphố động lực cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Trang 9Để đạt được những thành tựu đó là nhờ sự nổ lực của nhiều ngành,nhiều cấp, sự đồng lòng, chung sức của toàn thể lãnh đạo, cán bộ và nhân dânthành phố Trong đó có một phần công sức đóng góp từ các Ban QLDA đầu
tư xây dựng công trình - những đơn vị đã trực tiếp tham gia quản lý, điềuhành, giám sát những công trình quan trọng, làm thay đổi toàn diện bộ mặtthành phố trong thời gian qua
Công tác quản lý dự án công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sáchtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi theohướng tích cực, tiến bộ để phù hợp với nhu cầu thực tiễn Tuy nhiên vẫn cònnhiều hạn chế, thiếu sót trong nhiều khâu thực hiện quản lý dự án, gây khókhăn trong quá trình thực hiện, làm chậm tiến độ hoàn thành dự án mà vướngmắc nhiều nhất hiện nay cần tháo gỡ là công tác điều hành, quản lý, điềuchỉnh giá hợp đồng xây dựng Việc nắm bắt rõ và thực hiện như thế nào chođúng đối với từng nội dung trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tư từnguồn vốn ngân sách theo hình thức hợp đồng điều chỉnh giá là cả một vấn đềđối với những người làm công tác quản lý dự án
Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng của công tác quản
lý dự án, công tác điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng hiện nay trên địabàn thành phố để từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp là việclàm hết sức cần thiết, qua đó góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý đầu tư
Với mong muốn góp một phần công sức để hoàn thiện công tác này, tác
giả đã chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn chỉnh công
tác quản lý dự án công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trong hợp đồng có điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng”.
Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án, công tácđiều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng có điều chỉnh giá từ nguồn vốn ngânsách của thành phố Đà Nẵng
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 10Hồ sơ dự toán, thủ tục pháp lý và hợp đồng điều chỉnh giá công trình xâydựng tại thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Các Bộ Luật: Xây dựng, đấu thầu, đất đai, đầu tư
- Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn về đầu tư,quản lý chi phí xây dựng công trình; hướng dẫn về điều chỉnh giá và hợpđồng xây dựng do biến động giá nguyên vật liệu, nhân công, ca máy
- Mô hình hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng từnguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Phương pháp nghiên cứu :
Trên cơ sở kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác điều chỉnh giá vật liệu xây dựng,điều chỉnh nhân công, ca máy và thực tế thực hiện công tác quản lý dự án,điều chỉnh giá tại thành phố Đà Nẵng kết hợp với kinh nghiệm của bản thân,của các đồng nghiệp để đưa ra những đề xuất xây dựng hoàn thiện, từ đó kiếnnghị các cấp, các ngành áp dụng
Nội dung của Luận Văn:
Nội dung của Luận Văn gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án công trình xây dựng từnguồn vốn ngân sách trong hợp đồng có điều chỉnh giá tại thành phố ĐàNẵng
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn chỉnh công tác quản lý dự áncông trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trong hợp đồng có điều chỉnh giátại thành phố Đà Nẵng
- Chương 4: Kết luận và Kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phần Phụ lục
Trang 11Chương 1
TỔNG QUAN
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1 Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Hoạt động đầu tư bao gồm việc đầu tư xây dựng công trình là mộttrong các hoạt động đầu tư nhằm mục đích tăng trưởng, phát triển Hoạt độngđầu tư xây dựng có đối tượng là dự án đầu tư xây dựng công trình được triểnkhai qua 3 giai đoạn gồm: chuẩn bị dự án; triển khai thực hiện đầu tư xâydựng; quản lý vận hành khai thác dự án
Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện ngay từgiai đoạn chuẩn bị dự án, trong quá trình đầu tư xây dựng cho tới khi đưa dự
án vào khai thác, sử dụng Vì vậy, các hoạt động sau khi bàn giao đưa dự ánvào hoạt động, vận hành, khai thác không thuộc phạm vi điều chỉnh của hoạtđộng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Các hoạt động quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước dopháp luật về đầu tư, đất đai, doanh nghiệp, tài nguyên môi trường điềuchỉnh Các dự án sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu pháttriển chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về đấu thầu và xây dựng
1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quanđến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xâydựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặcsản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tư xây dựng côngtrình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở Đối với dự án đầu tưxây dựng công trình quy mô nhỏ, đơn giản và các công trình tôn giáo thì chỉlập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình trong đó bao gồm các yêu
Trang 12cầu, nội dung cơ bản theo quy định: gồm thuyết minh báo cáo và thiết kế bản
vẽ thi công
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tínhchất (quan trọng quốc gia, nhóm A, B, C, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) [3] vànguồn vốn sử dụng cho dự án (dự án sử dụng vốn Nhà nước và vốn khác) Dự
án đầu tư xây dựng công trình có thể có một hoặc nhiều công trình xây dựng.Các công trình thuộc dự án có thể khác nhau về loại và cấp công trình.Trường hợp dự án có một công trình thì dự án đồng thời là công trình Côngtrình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm cả phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước
và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Các công trình xây dựngđược phân thành loại và cấp Loại công trình xây dựng được xác định theocông năng sử dụng, bao gồm công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,thủy lợi, năng lượng và các công trình khác Cấp công trình được xác địnhtheo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựngcông trình và tuổi thọ công trình xây dựng Mỗi loại công trình được chiathành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1 Giới thiệu chung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1.1 Luật xây dựng:
Luật Xây dựng gồm 9 chương, 123 điều [4] Gồm những quy địnhchung về hoạt động xây dựng; quy hoạch xây dựng; dự án đầu tư xây dựngcông trình; khảo sát, thiết kế xây dựng; xây dựng công trình; lựa chọn nhàthầu và hợp đồng xây dựng; quản lý Nhà nước về xây dựng; khen thưởng, xử
lý vi phạm và điều khoản thi hành
Luật xây dựng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động xây dựnggiữa các tổ chức, cá nhân; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
Trang 13nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng Các tổ chức, cá nhântrong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạtđộng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của LuậtXây dựng Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật Xây dựng thì ápdụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Luật số 38/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quanđến đầu tư xây dựng cơ bản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009 bao gồm 7 điều,trong đó có 5 điều sửa đổi, bổ sung các Luật: Xây dựng, Đấu thầu, Doanhnghiệp, Đất đai, Nhà ở Những nội dung thay đổi đều liên quan trực tiếp đếnquản lý đầu tư xây dựng Đối với những vấn đề liên quan đến Luật Xây dựng,một số điểm về năng lực hành nghề xây dựng, quản lý chi phí đầu tư, cácbước thiết kế xây dựng công trình, thi tuyển thiết kế kiến trúc, thẩm định phêduyệt công trình, được sửa đổi, bổ sung với nội dung bảo đảm phù hợp vớiđiều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường trong việc quyết định điều chỉnh
dự án và đơn giản hóa thủ tục đầu tư, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư ở cáckhâu thẩm định, phê duyệt phù hợp với các Luật liên quan, đặc biệt là LuậtĐầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Đất đai
1.2.1.2 Luật Đất đai:
Luật Đất đai quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đạidiện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độquản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Đốitượng áp dụng của Luật này bao gồm các cơ quan Nhà nước thực hiện quyềnhạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm
vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất và các đốitượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích kinh doanh thìHội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công
Trang 14trình chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giảiphóng mặt bằng; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đíchkinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằngxây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủđầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phóng mặt bằng Kinh phí giải phóngmặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình Thời giangiải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của dự án đầu
tư xây dựng công trình đã được phê duyệt
Khi dự án đầu tư đã được chấp thuận, xét duyệt theo quy định của phápluật về đầu tư Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được vào khu vực
dự án để thực hiện các công việc liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗtrợ và tái định cư cho dự án Phương án này sẽ được chuẩn xác lại sau khithiết kế kỹ thuật của dự án được duyệt để làm căn cứ trình Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất Trình tự, thủ tục liên quan đến lập phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án đầu tư xây dựng công trìnhthực hiện theo các hướng dẫn do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Chủđầu tư dự án được tạm ứng tiền chi cho bồi thường, giải phóng mặt bằng theo
đề nghị của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Trình tự, thủ tục vàmức tạm ứng cho chủ đầu tư dự án để thực hiện việc bồi thường, giải phóngmặt bằng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính Theo quy định về quản lý chi phí
dự án đầu tư xây dựng công trình thì chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư là một khoảng mục chi phí trong tổng mức đầu tư của dự án
Luật số 38/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quanđến đầu tư xây dựng cơ bản đã có các quy định sửa đổi, bổ sung về giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất và thẩm quyền cấp loại giấy này Đối với các loại dự án đầu tư xâydựng công trình, do liên quan đến địa điểm và phạm vi dự án nên việc cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích
Trang 15hợp pháp của các chủ thể có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền
sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, hạn chế các tranh chấp nảy sinh trongquá trình đầu tư xây dựng công trình
1.2.1.3 Luật đầu tư:
Luật đầu tư quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh,quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhàđầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư tại ViệtNam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài Hoạt động đầu tư được hiểu làhoạt động của nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý
dự án đầu tư Luật đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đầu
tư từ Việt Nam ra nước ngoài
Theo quy định của pháp luật đầu tư, có một số hoạt động liên quan đếnquá trình quản lý dự án như: đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư,quản lý nhà nước về đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư, trước khi triển khai dự án (trong đó có
dự án đầu tư xây dựng công trình), chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng kýđầu tư hoặc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cảnước Bộ Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về hoạt động đầu tư Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công Uỷ ban nhân dân các cấp có tráchnhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp củaChính phủ
1.2.1.4 Luật Đấu thầu:
Đấu thầu là một khâu rất quan trọng của quá trình thực hiện dự án đầu
tư xây dựng công trình Ở góc độ lý thuyết, quản lý có hiệu quả các hoạt độngđấu thầu là mục tiêu cần phải đạt được của quản lý dự án Luật đấu thầu bao
Trang 16gồm các quy định cần thiết và không thể thiếu trong hoạt động đấu thầu nhằmlựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá xây lắp đối vớigói thầu thuộc các dự án ở các lĩnh vực khác nhau Đối với dự án đầu tư xâydựng công trình, Luật này áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước từ30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển gồm dự án đầu tư xây dựng mới,các dự án nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án sử dụng vốnnhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị,dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhànước Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn khác có thểtham khảo, vận dụng các quy định của Luật Đấu thầu để thực hiện việc lựachọn nhà thầu.
Luật Đấu thầu áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nướcngoài tham gia hoạt động đấu thầu thuộc các dự án nêu trên và các tổ chức, cánhân liên quan đến hoạt động đấu thầu Trường hợp có đặc thù về đấu thầuquy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó Đối với dự án sửdụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu đượcthực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết
Luật số 38/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quanđến đầu tư xây dựng cơ bản đã sửa đổi 5 nhóm vấn đề cơ bản trong Luật Đấuthầu, bao gồm: Sửa đổi quy định về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu, vấn
đề chỉ định thầu, phân cấp trong đấu thầu, chế tài xử lý các hành vi vi phạm,một số vấn đề về quy định sơ tuyển, tiếp nhận hồ sơ dự thầu
1.2.1.5 Các văn bản khác:
Để hướng dẫn thực hiện các Luật trên, Chính phủ và các Bộ ngành đãban hành nhiều văn bản (Nghị định, Thông tư) liên quan đến quản lý dự án,quản lý chi phí, đấu thầu và hợp đồng xây dựng, Đây là những văn bản
Trang 17hướng dẫn thực hiện trực tiếp, có nhiều thay đổi kịp thời so với các thay đổithực tế Trong đó có thể kể đến các văn bản như:
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày15/10/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP Cácnghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về các vấn đề lập, thẩmđịnh, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xâydựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xâydựng
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thay thế Nghị định 99/NĐ-CP Nghịđịnh này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình sử dụngtới 30% vốn nhà nước trở lên bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán xây dựngcông trình; định mức và giá xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xâydựng công trình Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước kể cả vốn
hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước
- Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướngdẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo quy định củaLuật Xây dựng Nghị định này quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu,quy trình lựa chọn nhà thầu, thẩm quyền các chủ thể trong đấu thầu, theocác gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây dựng và các gói thầu tổng thầu.Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nội dung trọng yếu của hoạtđộng đấu thầu ở nước ta nên việc vận dụng đúng các quy định của Nghị địnhnày có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình Tuy nhiên, Nghị định này chỉ bắt buộc áp dụng đối với hoạt động đấuthầu liên quan tới các dự án sử dụng vốn Nhà nước nên khi triển khai các dự
án khác có thể xem xét, vận dụng cho phù hợp
Trang 18Bên cạnh các văn bản kể trên, hiện có rất nhiều các văn bản liên quanđến công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình do các Bộ có chức năng quản
lý chuyên ngành và các địa phương ban hành (Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch vàđầu tư, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh) Việc tiếp cận, áp dụng các văn bảnnày cần được thực hiện kịp thời trong suốt quá trình quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình
1.2.2 Công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách
1.2.2.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế
và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính Thuật ngữ
"Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ởmọi quốc gia Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất,người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo cáctrường phái và các lĩnh vực nghiên cứu Các nhà kinh tế Nga quan niệm:Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong mộtgiai đoạn nhất định của quốc gia Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đãđược Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sáchNhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sựxuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thứcsản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự rađời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho
sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địa
Trang 19phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhândân và Ủy ban Nhân dân.
1.2.2.2 Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Vốn Ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước trungương, vốn ngân sách nhà nước cấp Tỉnh, thành phố, vốn ngân sách cấp huyện,thị xã (Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương) Vốn ngân sáchđược hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và được Nhà nước duy trìtrong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhànước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn
Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loạiphí, lệ phí Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉchiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủđộng điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nềnkinh tế, những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tưnhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào, các dự ánthuộc các lĩnh vực sau:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xãhội, quản lý Nhà nước
- Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như:
+ Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường
+ Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến
đê, kênh mương, các công trình lợi
+ Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa
hè, hệ thống cấp thoát nước
+ Các dự án điều tra cơ bản
- Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liêndoanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia củaNhà nước theo quy định của pháp luật
Trang 20Các địa phương cấp Huyện, Thị xã đối với nguồn vốn này là rất quantrọng, nhất là đối với những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách địaphương ít.
Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn
có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng đặc
biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ
trợ một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để nhân dân
và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển Hoặc vốn ngânsách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ phần còn lạicộng đồng dân cư tự đóng góp và quản lý sử dụng Hình thức này được sửdụng phổ biến ở các nước đặc biệt trong việc tham gia của nhân dân vào các
dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới với các hình thức tài trợ xen kẽ, hợp vốncông - tư
Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trênđịa bàn như:
+ Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn.+ Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địaphương (Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốnchương trình quốc gia )
+ Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại (cấpquyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số )
+ Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB
1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo anninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định củapháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (kể cả các dự ánthành phần), Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác
Trang 21định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựachọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa côngtrình vào khai thác sử dụng Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tíndụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vàvốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủtrương và quy mô đầu tư Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chứcthực hiện và quản lý dự án Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cảvốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án.Đối với dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên gópvốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối vớinguồn vốn có tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
Các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự ánthành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai tháchoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể đượcquản lý, thực hiện như một dự án độc lập Việc phân chia dự án thành các dự
án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định
1.2.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng,quy hoạch phát triển ngành và kế hoạch đầu tư được duyệt, chủ đầu tư tổ chứclập dự án đầu tư xây dựng công trình để làm rõ về sự cần thiết và hiệu quảđầu tư xây dựng công trình Việc đầu tư xây dựng công trình nhằm tạo cơ sởvật chất, kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân với các hình thức xây mới,khôi phục, cải tạo và nâng cấp các tài sản cố định của xã hội
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại [3] [5] như sau:+ Theo quy mô và tính chất, bao gồm: dự án quan trọng quốc gia doQuốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại đượcphân thành 3 nhóm A, B, C
+ Theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhànước; dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
Trang 22phát triển của Nhà nước; dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước; dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sửdụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
- Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xâydựng, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với cácquy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan Tùy theonguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước thực hiện việc quản lý các dự ántheo các quy định sau:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự ánthành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xácđịnh chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựachọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa côngtrình vào khai thác sử dụng Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp vớiquy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
+ Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốntín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự
án theo các quy định của pháp luật có liên quan
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu
tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án Đối với dự án sử dụnghỗn nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận về phươngthức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớnnhất trong tổng mức đầu tư
Đối với các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều
dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khaithác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được
Trang 23quản lý, thực hiện như một dự án độc lập Việc phân chia dự án thành các dự
án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định [3]
1.2.5 Mục tiêu, yêu cầu và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là sự phối hợp quản lý củachủ đầu tư, ban quản lý dự án (hoặc tư vấn quản lý dự án), tư vấn giám sát thicông xây dựng công trình, tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng và các đơn
vị có liên quan nhằm tổ chức, thực hiện quá trình thi công xây dựng các côngtrình đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đạt mục tiêu của dự án đầu tư xâydựng công trình Quản lý dự án xây dựng công trình bao gồm quản lý chấtlượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xâydựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lýmôi trường xây dựng, quản lý rủi ro và các nội dung quản lý khác Các nộidung trong quản lý thi công xây dựng công trình có mối liên quan chặt chẽvới nhau, có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Các vấn đề phát sinh trongtừng nội dung quản lý đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nội dungkhác
1.2.5.1 Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình:
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi côngxây dựng Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợpvới tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt Đối với công trình xây dựng cóquy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phảiđược lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm Tiến độ thi công là một nộidung, một phần tài liệu kèm theo hợp đồng thi công xây dựng công trình kýgiữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên cóliên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng côngtrình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một
số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ
Trang 24của dự án Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu
tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổngtiến độ của dự án Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sởđảm bảo chất lượng công trình Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đemlại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theohợp đồng Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạmphải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng
1.2.5.2 Quản lý khối lượng, quản lý chi phí xây dựng công trình:
a Quản lý khối lượng:
Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượngcủa thiết kế được duyệt Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xácnhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thờigian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế đượcduyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng
Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trìnhđược duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải xem xét để xử lý Riêngđối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nếu làm vượt tổng mứcđầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyếtđịnh Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấpthuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình Nghiêm cấmviệc khai khống, khai tăng khối lượng, hoặc thông đồng giữa các bên thamgia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
b Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình [6]:
Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán vàquản lý để bảo đảm hiệu quả của dự án Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựngcông trình được thực hiện theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu
tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định củaNhà nước Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tínhđúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình Chủ đầu tư
Trang 25xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựngđưa công trình vào khai thác, sử dụng.
- Về quản lý tổng mức đầu tư:
Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tưxây dựng Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tưđược phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tưlập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóngthần, lở đất, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác độngtrực tiếp đến công trình xây dựng
+ Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếptới tổng mức đầu tư xây dựng công trình Khi có sự thay đổi về cơ chế chínhsách hoặc biến động bất thường về giá nguyên, vật liệu
+ Khi do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô côngtrình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội caohơn
Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đãđược phê duyệt phải được tổ chức thẩm định lại
- Về quản lý dự toán công trình:
Dự toán công trình, hạng mục công trình được lập gắn với thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công Dự toán công trình phải được tính đủ cácyếu tố chi phí theo quy định và phải được thẩm tra trước khi phê duyệt Chủđầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dựtoán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thànhxây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầutrong trường hợp chỉ định thầu Dự toán công trình có thể được điều chỉnh
Trang 26trong một số trường hợp, chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điềuchỉnh.
- Về quản lý định mức xây dựng:
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức
tỷ lệ Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: địnhmức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, phần khảo sát, phần lắpđặt), định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, định mức vật tưtrong xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án, định mức chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng và các định mức xây dựng khác Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng, công
bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa cótrong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố Đối với các địnhmức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưngchưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật củacông trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xâydựng đã được công bố thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiệnthi công và phương pháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng các địnhmức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở côngtrường khác để quyết định áp dụng Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổchức có năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn lập, điều chỉnh định mức xâydựng Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các địnhmức do mình xây dựng Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng địnhmức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình
- Về quản lý giá xây dựng công trình:
Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thốngđịnh mức và phương thức lập đơn giá xây dựng công trình để xây dựng và
Trang 27quyết định áp dụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Về quản lý chỉ số giá xây dựng:
Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số tính cho một nhóm hoặc một loại côngtrình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật liệu,nhân công, máy thi công Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xácđịnh tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựngcông trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng
- Về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư:
Cơ quan cấp phát vốn có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đềnghị thanh toán của chủ đầu tư (Ban QLDA được ủy quyền) trên cơ sở kếhoạch vốn được giao Chủ đầu tư (Ban QLDA được ủy quyền) chịu tráchnhiệm trước pháp luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, chovay vốn
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiệncho đầu tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng Đốivới các công trình sử dụng vốn ngân sách thì vốn đầu tư được quyết toán phảinằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, hạngmục công trình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư của toàn bộ dự án
c Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý mọi mặt về an toànlao động trên công trường xây dựng Nhà thầu thi công xây dựng phải lập cácbiện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng Trườnghợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thoảthuận Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khaitrên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành Ở những vị trínguy hiểm trên công truờng, phải bố trí người hướng dẫn
Trang 28Khi đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu, Banquản lý dự án cần làm rõ và đưa vào nội dung cam kết của hợp đồng thi côngxây dựng, chủ đầu tư và các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra giámsát công tác an toàn lao động trên công trường Khi phát hiện có vi phạm về
an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng Người để xảy ra viphạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật Khi cố sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi côngxây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơquan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồngthời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầukhông bảo đảm an toàn lao động gây ra
d Quản lý môi trường xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo vềmôi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xungquanh, bao gồm biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọnhiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì phảithực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệmôi trường xây dựng đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lýnhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuânthủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhànước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầuthực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường
e Quản lý rủi ro:
Rủi ro là một hiện tượng khách quan, xảy ra trong quá trình tiến hànhcác hoạt động khi có sự tác động ngẫu nhiên từ các biến cố của môi trườnghoặc do những hành xử của con người Rủi ro phát sinh khi có yếu tố tác độnglên một hoạt động cụ thể, làm thay đổi hoặc gây tổn thất và sai lệch kết quả
dự định ban đầu của hoạt động đó
Trang 29Phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro ảnh hưởng tới kết quả của mộthoạt động của dự án được sử dụng thường bao gồm: phương pháp định tính
và phương pháp định lượng Phương pháp định tính thường được áp dụngtrong các trường hợp có cơ sở dữ liệu thống kê quá khứ và ý kiến tham giacủa các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Phương pháp địnhlượng được tiến hành nhằm phân tích các biến cố có thể gây rủi ro đối với các
bộ phận chính có ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt động Vì vậy nguyên lýcủa phương pháp định lượng là xác định được quy luật phân bố xác suất cácgiá trị rủi ro có thể xảy ra với mỗi bộ phận do tác động từ các biến cố xảy ra.Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp toán phân tích khác nhau để đolường, đánh giá rủi ro xảy ra đối với kết quả của mọi hoạt động trong dự án
1.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây công trình
1.3.1 Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
1.3.1.1 Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án:
Sau khi có quyết định đầu tư, chủ đầu tư căn cứ năng lực tổ chức thựchiện các nhiệm vụ quản lý dự án, hình thức quản lý dự án đã được ngườiquyết định đầu tư phê duyệt để ra quyết định thành lập Ban Quản lý dự án.Trong Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án phải nêu rõ nhiệm vụ vàquyền hạn của Ban Quản lý dự án Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổchức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư
a Nội dung công việc và nguồn kinh phí hoạt động của Ban Quản lý dựán:
- Nội dung công việc Ban Quản lý dự án:
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việcquản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoànthành, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng [3] Nhiệm
vụ của Ban Quản lý dự án đối với từng dự án do chủ đầu tư giao, Ban Quản lý
dự án được thực hiện quyền hạn theo nhiệm vụ được giao theo ủy quyền củaChủ đầu tư và phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 30Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư quyết định, phảiđảm bảo có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụquản lý thực hiện dự án Ban quản lý dự án gồm có trưởng ban, các phótrưởng ban và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc trưởng ban Banquản lý dự án phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đầy đủ với Chủđầu tư Chủ đầu tư thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Ban quản lý
dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khắc của dự án Khi dự
án hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng Ban quản lý dự án đã hoàn thànhnhiệm vụ được giao thì Chủ đầu tư ra quyết định giải thể hoặc giao nhiệm vụmới cho Ban Quản lý dự án Khi quyết định hoặc đề nghị bổ nhiệm trưởngban quản lý dự án, Chủ đầu tư phải căn cứ vào kết quả quá trình công tác củangười đó và các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm theo quyđịnh
- Nguồn kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án:
Đối với dự án quan trọng Quốc gia và dự án nhóm A, hàng năm, căn cứ
kế hoạch vốn đầu tư được giao, Ban Quản lý dự án lập dự toán chi phí quản lý
dự án năm, đề nghị cơ quan tài chính của cấp quyết định thành lập Ban quản
lý dự án thẩm định và phê duyệt Thời gian lập và phê duyệt dự toán chi phíquản lý dự án hàng năm tính từ khi có quyết định phân bổ kế hoạch vốn đầu
tư Quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án năm gửi đến BanQuản lý dự án và cơ quan thanh toán vốn đầu tư để thực hiện
Kết thúc năm kế hoạch, Ban Quản lý dự án lập quyết toán chi phí quản
lý dự án năm gửi đến cơ quan tài chính của cấp quyết định thành lập BanQuản lý dự án để thẩm định, phê duyệt quyết toán Khi dự án hoàn thành đưavào sử dụng, Ban Quản lý dự án tổng hợp quyết toán chi phí quản lý dự áncác năm với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt
Đối với các dự án còn lại, sau khi dự toán được ghi kế hoạch vốn vàtriển khai thực hiện dự án Ban Quản lý dự án lập dự toán chi phí quản lý dự
Trang 31án cho toàn bộ quá trình thực hiện dự án, không phân chia theo năm, lập riêngcho từng dự án, trình chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt Quyết định phêduyệt dự toán chi phí quản lý dự án gửi đến Ban Quản lý dự án và cơ quanthanh toán vốn đầu tư để thực hiện Khi dự án hoàn thành đưa vào sủ dụng,Ban Quản lý dự án hoặc chủ đầu tư trong trường hợp không thành lập BanQuản lý dự án lập quyết toán chi phí quản lý dự án cùng với báo cáo quyếttoán dự án hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
b Trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án:
Việc Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban Quản lý dự án phảibảo đảm nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban Quản lý
dự án, phân cấp mạnh cho Ban Quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải điđôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa Chủ đầu tư vàBan Quản lý dự án, đồng thời vẫn bảo đảm nguyên tắc Chủ đầu tư phải kiểmsoát được và chịu trách nhiệm về quá trình quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật,thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; quyết định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹthuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; kiểm tra chấp thuận một số hợp đồngquan trọng trước khi giao cho Ban Quản lý dự án ký kết, tổ chức nghiệm thuhoàn thành công trình xây dựng để đưa vào sử dụng Trường hợp đặc biệt, cầnthiết phải uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ quyền hạnnêu trên thì chủ đầu tư phải có văn bản ủy quyền cho Ban QLDA những côngviệc và quyền hạn cụ thể, đồng thời phải báo cáo người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư xem xét, quyết định
Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ban Quản lý dự
án thực hiện nhiệm vụ, đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiệnnhiệm vụ của Ban Quản lý dự án Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ dochủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền; chịu trách nhiệm trướcchủ đầu tư và pháp luật Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám
Trang 32sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực
để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư
Ban Quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điềukiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép Ban Quản lý dự án không đượcphép thành lập các Ban Quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sựnghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án Đối với các dự án đầu tư xâydựng công trình quy mô lớn, phức tạp theo theo tuyến thì Ban Quản lý dự ánđược phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần
Ban Quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấnnước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án đểquản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trongnước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác Việc thuê tưvấn nuớc ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải đượcngười có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép
1.3.1.2 Trường hợp không thành lập Ban Quản lý dự án:
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷđồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máychuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyênmôn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án Bộ máy chuyên môn trựcthuộc phải bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêucầu, đặc điểm của dự án
1.3.2 Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì
tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp vớiquy mô, tính chất của dự án Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự
án được thực hiện theo tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tưchấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư Khi áp dụng hìnhthức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị
Trang 33chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theodõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
1.3.2.1 Lựa chọn và ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án:
Việc lựa chọn tư vấn quản lý có đủ điều kiện năng lực phù hợp với đặcđiểm, tính chất dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả dự
án Tư vấn quản lý dự án là nhà thầu tư vấn xây dựng nên sẽ được chủ đầu tưlựa chọn theo quy định của pháp luật về xây dựng và đấu thầu trên cơ sở cáctiêu chí về năng lực, kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu tiến
độ và giá dự thầu
1.3.2.2 Trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án:
Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự
án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác
sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổchức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúpchủ đầu tư quản lý thực hiện dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bộphận kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án
Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuậntrong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án Tư vấn quản
lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện cáccam kết trong hợp đồng
1.4 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (HĐXD)
1.4.1 Khái niệm
Hợp đồng trong trong hoạt động xây dựng [2] là sự thỏa thuận bằngvăn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một sốhoặc toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng
Bên giao thầu là chủ đầu tư (Ban QLDA theo ủy quyền), tổng thầuhoặc nhà thầu chính
Trang 34Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu làchủ đầu tư (Ban QLDA theo ủy quyền); là nhà thầu phụ khi bên giao thầu làtổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhàthầu.
1.4.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên
- Đối tượng là các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựngthuộc các dự án nói trên Khuyến khích áp dụng cho các dự án nói trên có vốnNhà nước < 30%
- Các dự án có sử dụng vốn ODA thì HĐXD của dự án này được ápdụng các quy định theo theo thỏa thuận đã ký kết
1.4.3 Đặc điểm của hợp đồng xây dựng
- Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự chứa đựng nhiều yếu tố kinh
tế Trong Bộ Luật dân sự, HĐXD mang một số đặc điểm của hợp đồng dịch
vụ Theo đó, các bên phải đưa ra các yêu cầu về chất lượng công việc, yêu cầu
kỹ thuật, thời gian thực hiện, phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán,
để thỏa thuận bằng các điều khoản cụ thể trong hợp đồng
- Hợp đồng xây dựng thường có quy mô lớn, thời gian thực hiện hợpđồng dài Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng được tạo nên bởisức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình
Để tạo ra sản phẩm này đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian đượcthực hiện qua các hợp đồng xây dựng Đặc điểm này của nhiều hợp đồng xâydựng dẫn đến việc có nhiều tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng
Do vậy, khi ký kết hợp đồng xây dựng các bên cần đàm phán, dự báo đượctrước những tác động khách quan cũng như chủ quan đến việc thực hiện hợpđồng từ đó phân định rõ trách nhiệm của các bên khi xảy ra các tác động vàkhi xảy ra tranh chấp hợp đồng
- Nội dung trong hợp đồng xây dựng và việc thực hiện hợp đồng gắnliền với quá trình lựa chọn nhà thầu Hợp đồng xây dựng chính là sản phẩm
Trang 35của quá trình lựa chọn nhà thầu Gần như toàn bộ các tài liệu của quá trình lựachọn nhà thầu cũng chính là tài liệu của hợp đồng và những thỏa thuận trongquá trình thương thảo để hình thành hợp đồng xây dựng đều không được tráivới hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
- Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng của các chủ thể hợp đồng thamgia hợp đồng có liên quan đến bên thứ 3 Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểmcủa sản phẩm xây dựng là gắn liền với quy hoạch, thiết kế xây dựng côngtrình,…
1.4.4 Khung pháp luật của hợp đồng xây dựng
Việc nghiên cứu về vấn đề khung pháp lý của hợp đồng xây dựng đãđược đặt ra từ rất nhiều năm trước đây và ngày càng hoàn thiện hơn Hiệnnay việc điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng xây dựng được quy địnhtrong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật dân sự; Luật xây dựng; Luật thương mại; Luật đấu thầu; Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơbản và các luật khác có liên quan
- Các Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án, đầu tư xây dựngcông trình, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, về hợp đồng tronghợp đồng xây dựng, hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầutheo luật xây dựng và các thông tư hướng dẫn kèm theo
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
1.4.5 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng được ký kết dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí trung thực, hợp tác cùng có lợi,không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Hợp đồng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành lựa chọn nhàthầu và các bên tham gia kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng
Trang 36- Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ,mọi nội dung của hợp đồng có thể ghi ngay trong văn bản thỏa thuận hợpđồng và các tài liệu kèm theo.
- Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn:nội dung hợp đồng được thể hiện trong văn bản hợp đồng, điều kiện chung,điều kiện riêng của hợp đồng
+ Điều kiện chung là tài liệu quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mốiquan hệ của các bên hợp đồng (thường được lập theo một mẫu nhất định)
+ Điều kiện riêng là tài liệu cụ thể hóa, bổ sung một số quy định củađiều kiện chung áp dụng cho hợp đồng xây dựng
- Giá hợp đồng (giá ký kết hợp đồng) không vượt giá trúng thầu (đốivới trường hợp đấu thầu) và không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối vớitrường hợp chỉ định thầu) Trường hợp bổ sung khối lượng công việc hoặc sốlượng thiết bị nằm ngoài khối lượng HSMT (HSYC) dẫn đến giá ký hợp đồngvượt giá trúng thầu (giá đề xuất) nhưng không làm thay đổi mục tiêu hoặcvượt TMĐT đã duyệt thì CĐT được quyết định, ngược lại thì phải báo cáongười có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định
- Trường hợp trong cùng dự án, Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhàthầu để thực hiện công việc thì nội dung các hợp đồng này phải thống nhất,đồng bộ về tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư chung của dự án
- Khi ký hợp đồng với nhà thầu liên danh: các thành viên phải có thỏathuận liên danh Hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gialiên danh
- Cả hai bên giao thầu và nhận thầu phải cử đại diện đàm phán, kí kếthợp đồng Khi đó, người đại diện được toàn quyền quyết định và chịu tráchnhiệm về quyết định của mình
1.4.6 Các loại hợp đồng xây dựng
Tùy theo tính chất công việc và hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xâydựng có các loại như sau:
Trang 37Phân loại theo tính chất công việc có:
1.4.6.1 Hợp đồng tư vấn xây dựng (HĐTV):
Là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấntrong hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xâydựng công trình, lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, khảo sát xâydựng, thiết kế xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng công trình; giám sát lắp đặtthiết bị; giám sát khảo sát xây dựng; thẩm tra thiết kế; thẩm tra dự toán và cáchoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình
1.4.6.2 Hợp đồng thi công xây dựng công trình:
Là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mụccông trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình
Hợp đồng xây dựng thực hiện thi công toàn bộ các công trình của dự ánđầu tư xây dựng công trình là hợp đồng tổng thầu thi công xay dựng côngtrình
1.4.6.3 Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ:
Là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp dặt vào côngtrình xây dựng theo thiết kế công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình
Hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của dự án đầu tư làhợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ
1.4.6.4 Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình:
Là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng công trình,hạng mục công trình
Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của dự ánđầu tư là hợp đồng tổng thầu thiết kế, và thi công xây dựng công trình
1.4.6.5 Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ xây dựng:
Là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặtvào công trình theo thiết kế công nghệ
Trang 38Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của dự
án đầu tư gọi là hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ
1.4.6.6 Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình:
Là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị và thi công xây dựngcông trình, hạng mục công trình
Hợp đồng cung cấp thiết bị và thi công xây dựng tất cả các công trìnhcủa dự án đầu tư gọi là hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị và thi công xâydựng công trình
1.4.6.7 Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ - thi công xây dựng (EPC):
Là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình
Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựngtất cả các công trình của dự án đầu tư gọi là hợp đồng tổng thầu EPC
1.4.6.8 Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay:
Là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án,thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một
dự án đầu tư xây dựng công trình
1.4.6.9 Hợp đồng trọn gói:
Là hợp đồng mà giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thựchiện hợp đồng đối với khối lượng thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ cáctrường hợp có bổ sung khối lượng đó là phát sinh hợp lý ngoài phạm vi hợpđồng trọn gói và theo tỷ lệ % đã ký (Đối với hợp đồng thi công là khối lượngnằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với hợp đồng
tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện)
1.4.6.10 Hợp đồng theo giá cố định:
Trang 39Là hợp đồng mà giá được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho cáccông việc nhân với khối lượng tương ứng Đơn giá cố định là đơn giá khôngthay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
1.4.6.11 Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Là hợp đồng mà giá được xác định trên cơ sở đơn giá các công việc đãđược điều chỉnh do trượt giá theo thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khốilượng tương ứng Việc điều chỉnh chỉ thực hiện trong thời gian thực hiện hợpđồng Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng (giá HĐ sau điều chỉnh)không vượt Tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyếtđịnh điều chỉnh, nếu vượt thì báo cáo người quyết định đầu tư cho phép
Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho nhữngkhối lượng bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký
- Với hợp đồng thi công là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiệntheo thiết kế
- Với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện
1.4.6.12 Hợp đồng theo thời gian:
Là hợp đồng mà giá được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyêngia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc(khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ
Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia gồm: chi phí đilại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác
1.4.6.13 Hợp đồng theo tỷ lệ %:
Là hợp đồng mà giá được tính theo tỷ lệ % giá trị công trình hoặc giátrị khối lượng công việc Khi bên nhận thầu hoàn thành tất các nghĩa vụ theohợp đồng, bên giao thầu thanh toán số tiền bằng tỷ lệ % được xác định tronghợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc
1.4.7 Quản lý thực hiện hợp đồng
Các bên tham gia hợp đồng xây dựng, trong phạm vi quyền và nghĩa vụcủa mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện việc
Trang 40quản lý hợp đồng phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kếtnhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng Các nội dung chủ yếu quản lýthực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng
- Quản lý về chất lượng
- Quản lý về khối lượng và giá hợp đồng
- Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháynổ
- Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng