1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nghiệp vụ mầm non Danh từ trong sự phát triển về mặt từ vựng của trẻ mần non 4 đến 6 tuổi

101 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 33,33 MB

Nội dung

Bài tập nghiệp vụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  BÀI TẬP NGHIỆP VỤ Đề tài : Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thò Hải Anh Người thực hiện : Nguyễn Thò Thanh Vân (SBD : 128) Đinh Thò Mỹ Duyên (SBD : 20) LỚP : ĐH MẦM NON – KHÓA 2 – QUẬN 5 NĂM 2010 Trang 4 Bài tập nghiệp vụ Lời ngỏ Trong thời gian qua, chúng tôi được học tập, được thầy cô truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm bổ ích trong việc giảng dạy tiếng Việt cho trẻ Mầm Non. Đó là hành trang quý báu , chúng tôi sẽ đem theo suốt cuộc hành trình trong sự nghiệp giáo dục Mầm Non. Bằng những kiến thức đã học, những vận dụng từ thực tiễn kinh nghiệm dạy trẻ, cùng với sự hướng dẫn tận tình của gia1o viên hướng dẫn đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài “Danh từ trong sự phát triển từ vựng của trẻ mầm non 4 đến 6 tuổi”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm nữa từ phía thầy cô để chúng tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ Mầm Non. Chúng tôi chân thành cảm ơn cô Vũ Thò Hải Anh, chúc cô thật nhiều sức khỏe hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. Học Viên : Nguyễn Thò Thanh Vân Đinh Thò Mỹ Duyên Trang 5 Baứi taọp nghieọp vuù Trang 6 Bài tập nghiệp vụ PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói. Mối quan hệ giữa lời nói chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, kinh nghiệm. Ngôn ngữ không chỉ tồn tại cho riêng một cá nhân nào mà cho cả cộng đồng. Ngôn ngữ mang tính xã hội. “Ngôn ngữ là hệ thống những đơn vò vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kỳ một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào” (Mai Ngọc Chữ – Hoàng Trọng Phiên). Như Bác Hồ cũng đã từng dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó” Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa của nhận thức, là vũ khí để chiếm lónh kho tàng kiến thức của dân tộc và nhân loại. Đối với trẻ mầm non ngôn ngữ trẻ phát triển rất mạnh, vậy việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải được bắt đầu từ rất sớm “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức” K.D.Usinxky. Số lượng từ của trẻ phát triển phụ thuộc rất lớn vào sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, môi trường giao tiếp của trẻ. Môi trường càng phong phú thì sự hiểu biết của trẻ thể hiện qua vốn từ càng đa dạng. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của những người gần gũi trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển vốn từ của trẻ. Vốn từ của trẻ 4 -6 tuổi tăng rất nhanh (Trẻ 4 tuổi có thể sử dụng đến 1200 từ và tăng lên 2000 từ ở lúc 6 tuồi – Dựa theo nghiên cứu Trang 7 Bài tập nghiệp vụ của Lưu Thò Lan) mà trong đó theo thống kê của viện khoa học giáo dục Hà Nội thực hiện năm 2001 cho ta thấy danh từ chiếm 40,5% trong tổng số lượng vốn từ của trẻ hiện có. Cần phải tích lũy số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ. Mặc dù chức năng cơ bản của từ không phải là giao tiếp nhưng thiếu từ thì giao tiếp trở nên khó khăn. Đó chính là những từ về những gì xung quanh trẻ (ở gia đình ở trường mầm non) những từ có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ. Đến 4-6 tuổi về cơ bản trông số vốn từ của trẻ đã có đủ loại từ . Tuy nhiên vốn từ của trẻ có số lượng danh từ lớn nhất (chiếm khoảng 40% số lượng từ), sau đó mới là động từ (chiếm khoảng 31% số lượng từ ) và tính từ (khoảng 6,8%), các loại từ khác xuất hiện muộn hơn và với một tỷ lệ thấp. Giáo viên mầm non là những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ và số lượng của danh từ trong toàn bộ vốn từ của trẻ cũng cho chúng ta thấy được sự quan trọng của danh từ trong sự phát triển từ vựng của trẻ mầm non lứa tuổi 4 -5 tuổi và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nói trên. II./ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : Vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học đường rất được quan tâm chú ý và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và trên rất nhiều các quốc gia khác nhau. Ở Liên Xô nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em như : A.M.Sakharovich, A.A.Leontev…, đặc biệt là Chikhieva với đề tài “Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới sáu tuổi đến trường phô thông”. Ở Pháp có tác giả nổi tiếng như : Angtoan Grogoa, Piegiep Lezino… Ở Mỹ có tác giả như : M.A.Kchunsky, N.Jakokobon,…. Trang 8 Bài tập nghiệp vụ Ở nước ta ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em trước tuổi học đường: * Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi – Lưu Thò Lan * Những cứ liệu ban đầu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi vườn trẻ – Đoàn Thiện Thuật. * Tác động ngôn ngữ của những người xung quanh đối với trẻ em – Lê Danh Khiêm. * Dấu hiệu của việc nắm từ ở trẻ nhỏ thể hiện qua lời nói – Lê Quang Thiên * Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo – Tạ Thò Ngọc Thanh Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ của trẻ em được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu và tìm hiểu các bước phát triển của trẻ về mặt từ vựng và ngữ pháp. Việc nghiên cứu đề tài “Danh từ trong sự phát triển từ vựng của trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 6 tuổi” là nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển mạnh trong lứa tuổi mầm non. III./ ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Đề tài chúng tôi chọn là đề tài đi chuyên sâu về vấn đề thực hành. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trẻ Việt Nam lứa tuổi 4 – 6 tuổi của lớp Chồi và lớp Lá tại trường Mầm Non 9 – Quận 5 – Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về “Danh từ” của trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 6 trên cơ sở quan sát hoạt động của trẻ trong các giờ học và giờ chơi của các lớp học nói trên. IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Để thực hiện đề tài trên đây người viết đã phối hợp và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau : 1./ Phương pháp quan sát : Bao gồm quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Trang 9 Bài tập nghiệp vụ 2./ Phương pháp thống kê : Tập hợp các số liệu thống kê của một số trẻ vào đầu năm và cuối năm 3./ Phương pháp phân tích : Dựa trên các quan sát và số liệu thống kê để phân tích vấn đề. 4./ Phương pháp giảng dạy : Sử dụng các bài giảng – các phương pháp giảng dạy để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. V./ CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN : - Lời ngỏ - Phần I : PHẦN MỞ ĐẦU Chương I : Lý do chọn đề tài Chương II : Lòch sử nghiên cứu vấn đề Chương III : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương IV : Phương pháp nghiên cứu - Phần II: NỘI DUNG Chương I : Dẫn luận về danh từ Chương II : Nghiên cứu – khảo sát về danh từ trong sự phát triển về từ vựng của trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 6 tuổi ở Trường Mầm Non 9 – Quận 5. Chương III : Những biện pháp giúp phát triển khả năng sử dụng danh từ của trẻ. - Phần III : KẾT LUẬN - Danh mục tài liệu tham khảo - Mục lục Trang 10 Bài tập nghiệp vụ PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I : DẪN LUẬN VỀ DANH TỪ I./ KHÁI NIỆM VỀ DANH TỪ : Danh từ là từ có nghóa sự vật chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Ví dụ : Chỉ người như : ông bà, bố mẹ, anh chò em những người thân trong gia đình. Chỉ động vật như: chó, mèo, heo, gà… Chỉ thực vật như : Lúa, ngô, khoai, sắn… Chỉ đồ vật như : Xe, cầu tuột… Chỉ hiện tượng : nắng, mưa, sấm, chớp… Chỉ các khái niệm trừu tượng: Thói quen, tình nết, tật, thói, thái độ, tư tưởng. Ví dụ : Hư, ngoan,… Với trẻ mầm non việc hiểu khái niệm danh từ còn đơn giản trẻ nói được và hiểu được khi trẻ được nghe, được nhìn thấy những điều và sự vật hiện tượng đã xảy ra trước mắt trẻ, lâu ngày sự việc này tích lũy và hình thành khái niêm danh từ theo thời gian, tâm lý và sự phát triển của độ tuổi và sự thu nhập thông tin của trẻ ở thế giới xung quanh. Vì vậy muốn cho trẻ có khái niệm về danh từ và sự phát triển danh từ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên mầm non và những người lớn thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Trang 11 Bài tập nghiệp vụ II./ ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ : 1./ Đặc điểm về nghóa của danh từ : Danh từ dùng làm tên gọi cho sự vật – hiện tượng : trẻ có thể gọi được tên và hiểu được nghóa một cách khái quát chung tùy theo từng cấp độ tuổi và sự nhận thức của trẻ : Ví dụ : Trẻ 4 -5 tuổi hiểu khái quát : quả cam, quả táo, …. Xe đạp, xe máy, xe ô tô… Đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ có thể hiểu được rõ hơn như là trái cây : quả cam, quả táo…, phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, xe ô tô…, Đối với trẻ mầm non hiểu được ngữ nghóa của từ ở mứa độ 2 và 3 trong 5 mức độ của nhà khoa học Fedorenko ( người Nga) đã nghiên cứu và đặt ra thang ngữ nghóa của từ khi nghiên cứu về sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ em. • Mức độ zêrô (mức độ không) : mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Trẻ hiểu được ý nghóa gọi tên này : mẹ, bố, bàn, bát… (nghóa biểu danh). • Mức độ 1 : ý nghóa biểu niệm ở mức thấp, tên gọ chung của các sự vật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà… • Mức độ 2 : khái quát hơn : quả (cam, táo, xoài); xe (đạp, gắn máy, ô tô); con (chó, gà, mèo…) • Mức độ 3 : ở mức độ cao hơn mà trẻ 5-6 tuổi có thể nắm được: phương tiện giao thông : ô tô, tàu thủy, xe máy; đồ vật: đồ chơi , đồ nấu bếp, đồ dùng học tập… • Mức độ 4 : Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất lượng, hành động… (học ở cấp phổ thông). Tuy nhiên khả năng hiểu ngữ nghóa từ ở trẻ em diễn ra ở nhiều mức độ và phụ thuộc theo sự phát triển và khả năng nhận thức ở trẻ và nhất là khả năng khái quát ở trẻ của các lứa tuổi Trang 12 Bài tập nghiệp vụ Ví dụ : Trẻ từ 5 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo đã được giải thích cho trẻ hiểu là : Các xe đạp, xe máy, xe ô tô là phương tiện giao thông vì nó chở người và vì nó đi trên đường nên còn được giải thích thêm là phương tiện giao thông đường bộ. Khái quát và nhận xét cho chúng ta thấy đối với trẻ mẫu giáo việc tạo môi trường giao tiếp, phương pháp giảng dạy và môi trường sống sẽ giúp cho trẻ hiểu được đúng nghóa của danh từ một cách chính xác và chất lượng hơn. 2./ Đặc điểm về khả năng kết hợp trong ngữ : Danh từ có ý nghóa sự vật. Chúng ta nói danh từ có ý nghóa sự vật vì ngoài những sự vật cụ thể như : Trâu, bò, lúa, ngô, khoai, sắn… còn có những hiện tượng không phải là sự vật hiện hữu mà là sự vật về mặt tư tưởng, tinh thần như: Bụt, Tiên, Thần,… chúng vẫn được gọi là danh từ vì chúng có ý nghóa sự vật. Vì mang ý nghóa sự vật nên danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng đằng trước như : một, hai, những, mọi, các… và kết hợp với từ chỉ vò trí đứng sau như : này, nọ, kia, ấy…. Chính vì thế mà các từ chỉ tư tưởng, tinh thần được gọi là danh từ (không kể những danh từ riêng) vì chúng có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng đứng trước và các chỉ từ đứng sau để trở thành ngữ nghóa. 3./ Đặc điểm về chức năng ngữ pháp trong câu : Trong câu văn, danh từ có thể làm chủ ngữ, vò ngữ hoặc thành phần khác thì ngữ danh từ cũng có thể làm chức năng như vậy. Ví dụ : Phong cảnh vùng này / đẹp quá (ngữ danh từ làm chủ ngữ) Tôi là / một giáo viên mầm non / của trường mầm non 9 – quận 5 (ngữ danh từ làm vò ngữ đặt sau từ là) Sáng tinh mơ/, cô ấy đã đến trường (ngữ danh từ làm thành phần phụ của câu. Trang 13 [...]... tiếp của trẻ, đó là môi trường sống, môi trường học, bạn bè, cô giáo… và khả năng hướng dẫn của những người tiếp xúc với trẻ Trang 15 Bài tập nghiệp vụ CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU – KHẢO SÁT VỀ DANH TỪ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TỪ VỰNG CỦA TRẺ MẦM NON LỨA TUỔI 4 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 9 – QUẬN 5 I./ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TỪ VỰNG NÓI CHUNG CỦA TRẺ 4- 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 9 – QUẬN 5 : Nghiên cứu sự phát triển. .. từ 5,3%; đại từ 3,5%; phó từ 7,3%.; thái từ 4, 4%; số từ 3,5% Như vậy, qua các giờ học, giờ chơi của trẻ 4, 5 tuổi và trẻ 5, 6 tuổi số lượng từ được tăng lên rõ rệt - Ở trẻ 4, 5 tuổi số lượng từ nhiều hơn đầu năm là 90 từ, chiếm 10,20% - Ở trẻ 5, 6 tuổi có số lượng từ nhiều hơn đầu năm là 85 từ, chiếm 9,80% Lứa tuổi Danh từ Động từ Đại từ 4 tuổi 37,91% 33 ,6% 2,82% 6 tuổi 32 ,47 % 30,29% 9, 94% Vốn từ của. .. lượng từ của trẻ ở mỗi khoảng thời gian có những đặc điểm gì? Thời điểm nào là thời điểm phát triển nhanh và thời điểm nào là thời điểm phát triển chậm - Sự phát triển ấy diễn ra ở các trẻ khác nhau như thế nào? Có đặc điểm chung và riêng nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng từ của trẻ Trang 16 Bài tập nghiệp vụ II./ KHẢO SÁT DANH TỪ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TỪ VỰNG CỦA TRẺ MẦM NON (4 – 6 TUỔI)... để diễn đạt từ ngữ các mặt trong cuộc sống hàng ngày Bảng lượng từ tối thiểu và tối đa của trẻ từ 4 – 6 tuổi Tên từ loại Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Phó từ Thái từ Quan hệ từ Số từ Trẻ từ 4 – 5 tuổi (%) 40 35 8 3 7,2 4, 2 2,7 1,9 Trẻ từ 5 – 6 tuổi (%) 30,97 29,88 15 3,5 7,3 4, 4 5,3 3,5 Trang 29 Bài tập nghiệp vụ ĐỀ TÀI : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết gọi tên các... liệu về số lượng từ của trẻ ở một số mốc, tháng mà trẻ có thể đạt Điều mà chúng tôi quan tâm và muốn làm sáng tỏ trong luận văn này là số lượng vốn từ của trẻ đã được phát triển như thế nào trong suố khoảng thời gian trẻ từ 4 – 6 tuổi để từ đó xác đònh được các vấn đề sau: - Số lượng từ của trẻ ở cuối các mốc 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi so với đầu năm đã tăng bao nhiêu từ - Trong mỗi quá trình phát triển. .. 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu loại từ trong vốn từ của trẻ Tỷ lệ danh từ, động từ giảm đi chỉ còn khoảng 50% nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên, tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lên 61 % còn lại là từ loại khác Trang 28 Bài tập nghiệp vụ Như vậy, vốn từ của trẻ mẫu giáo tích lũy được khá phong phú, trẻ nắm được những từ trong tiếng mẹ đẻ để diễn đạt từ ngữ... giờ chơi của trẻ cho thấy số lượng từ của trẻ lớp Chồi như sau : + Số lượng danh từ : chiếm 40 % + Số lượng động từ : chiếm 35% + Số lượng tính từ : chiếm 8,05% Còn lại là đại từ, phó từ, quan hệ từ chiếm tỷ lệ ít hơn B Ngôn ngữ trong sự phát triển từ vựng của trẻ lớp Lá (5 – 6 tuổi) ở trường Mầm non 9, Quận 5 qua các giờ học, giờ chơi 1.1 Làm quen văn học : Kể chuyện “Quả bầu tiên” - Cô : Trong câu... Vốn từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi Trẻ 4 tuổi có thể sử dụng 1200 từ, 5 tuổi là 2000 từ, 6 tuổi là 3000 từ Các nhà nghiên cứu đã khẳng đònh số lượng từ loại của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau : tùy vào từng khả năng của trẻ và tác động của môi trường sống Sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của bố mẹ và tùy từng miền mà trẻ có số lượng từ khác... Danh từ chỉ sự trừu tượng : Là danh từ dùng để chỉ các khái niệm mang tính trừu tượng, những sự vật trong suy nghóa, tình cảm của con người… 2./ Danh từ riêng : Danh từ riêng là danh từ chỉ danh xưng của một người, một sự vật riêng lẻ, một đòa phương nào đó… Ví dụ : Trường Mầm Non 9 – Quận 5 Đối với trẻ mầm non vốn danh từ của trẻ ngày càng mở rộng và phong phú theo lứa tuổi đồng thời phụ thuộc rất nhiều... công an III./ PHÂN LOẠI DANH TỪ : Danh từ được phân chia thành 2 loại chính – đó là danh từ chung và danh từ riêng 1./ Danh từ chung : Danh từ chung là những danh từ mang tên chung cho một loại sự vật nào đó như: nhà, vườn, bàn, ghế… Dựa trên ý nghóa của danh từ chúng ta có thể tách các danh từ chung thành một số loại nhỏ như sau : * Danh từ chỉ một loại vật thể nào đó : Loại danh từ này chỉ người, chỉ . nghiên cứu đề tài “Danh từ trong sự phát triển từ vựng của trẻ mầm non lứa tu i 4 – 6 tu i” là nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển mạnh trong lứa tu i mầm non. III./ ĐỐI. – KHẢO SÁT VỀ DANH TỪ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TỪ VỰNG CỦA TRẺ MẦM NON LỨA TU I 4 – 6 TU I Ở TRƯỜNG MẦM NON 9 – QUẬN 5 I./ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TỪ VỰNG NÓI CHUNG CỦA TRẺ 4-6 TU I Ở TRƯỜNG MẦM NON. từ của trẻ 4 -6 tu i tăng rất nhanh (Trẻ 4 tu i có thể sử dụng đến 1200 từ và tăng lên 2000 từ ở lúc 6 tu i – Dựa theo nghiên cứu Trang 7 Bài tập nghiệp vụ của Lưu Thò Lan) mà trong đó theo

Ngày đăng: 30/07/2015, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huy Cẩn (tổng thuật) Một số vấn đề của việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em và việc dạy nói cho trẻ. Tạp chí thông tin khoa học xã hội, số 3/1983, trang 59-65 Khác
2. Nguyễn Huy Cẩn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản của tâm lý ngôn ngữ khoa học thông tin khoa học xã hội, 1987 Khác
3. Nguyễn Huy Cẩn, Tiếng nói trẻ thơ, Nhà xuất bản Phụ nữ 1998 Khác
4. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng từ ghép – đoản ngữ. Nhà xuất bản đại học và THCN 1975 Khác
5. Đỗ Nguyễn Tài Cẩn, Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Nhà xuất bản khoa học xã hội 1975 Khác
6. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1986 Khác
7. Hồ Thị Lan Châu – Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non – NXB Đại Học Sư Phạm 2005 Khác
8. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nhà xuất bản Đại học và THCN 1992 Khác
9. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt từ loại. Nhà xuất bản Đại học và THCN Hà Nội, 1986 Khác
10.Nguyễn Trường Giáp. Từ vựng tiếng Việt. Đại học tổng hợp Hà Nội, 1978 Khác
11.Nguyễn Lai, Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học và THCN Hà Nội 1990 Khác
12.Lưu Thị Lan, Ngôn ngữ của trẻ 3 và 5 tuổi. Tạp chí thông tin KHGD, số 47, 3/1989 Viện khoa học giáo dục Khác
13.Lưu Thị Lan, Một số kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học công nghệ giáo dục mầm non 1995 Khác
14.Lưu Thị Lan, Ngôn ngữ trẻ em, Ngôn ngữ trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà Nội. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ mã số B26 Khác
15.Nguyễn Thị Phương Nga, Phương pháp phát triển cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục Khác
16.Đinh Hồng Thái, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục Khác
17.Tiếng Việt Thực Hành – NXB GD 1997 18.Ngữ văn lớp 6 – tập 2 – BGD ĐT – NXB GD Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w