1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sự phát triển hình thái thể lực của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non sơn thành, xã sơn thành, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (2017)

67 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NONNGUYỄN THỊ NGÂN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON SƠN THÀNH, XÃ SƠN THÀNH, HUYỆN NHO QUAN, T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ NGÂN

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA TRẺ MẪU

GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON SƠN

THÀNH, XÃ SƠN THÀNH, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh lý trẻ em

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ NGÂN

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA TRẺ MẪU

GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON SƠN

THÀNH, XÃ SƠN THÀNH, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh lý trẻ em

Người hướng dẫn khoa học

ThS PHẠM THỊ KIM DUNG

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này em đãnhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình.Đặc biệt, khóa luận này em nhận được sự hướng dẫn tận tình củaThạc sĩ

Phạm Thị Kim Dung - Giảng viên khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Hà

Nội 2

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non

và các thầy cô trong Tổ bộ môn Sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quátrình hoàn thành khóa luận của mình

Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháutrường Mầm non Sơn Thành - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan - tỉnh NinhBình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Đánh giá sự phát triển hình thái thể lực của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Sơn Thành, xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu và

điều tra tại trường Mầm non Sơn Thành

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo một số tài liệu của một sốnhà nghiên cứu, một số tác giả khác Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút rađược những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của tài mình Đây là kết quả riêngcủa cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết quả của tác giả khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngân

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

SD : Độ lệch chuẩn

HSSH : Hằng số sinh học của người Việt Nam

Cộng sự : CS

GTSH : Giá trị sinh học

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế 2

PHẦN 2 NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu tổng quan về đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu 3

1.1.1 Khái quát về sự phát triển của trẻ mẫu giáo 3

1.1.2 Các chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 4

1.2 Tình hình nghiên cứu 6

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6

1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 7

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Đối tượng nghiên cứu 10

2.2 Khách thể nghiên cứu 10

2.3 Phương pháp nghiên cứu 10

2.3.1 Phương pháp xác định các chỉ số 10

2.3.2 Phương pháp xử lí số liệu 13

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

3.1 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính 15

3.1.1 Chiều cao đứng của trẻ em nam 15

3.1.2 Chiều cao đứng của trẻ em nữ 16

3.1.3 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính 17

3.1.4 So sánh chiều cao trẻ em trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 19

Trang 7

3.2 Chiều cao ngồi của trẻ em theo tuổi và giới tính 22

3.2.1 Chiều cao ngồi của trẻ em nam 22

3.2.2 Chiều cao ngồi của trẻ em nữ 23

3.2.3 Chiều cao ngồi của trẻ em theo tuổi và giới tính 24

3.3 Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 26

3.3.1 Cân nặng của trẻ em nam 26

3.3.2 Cân nặng của trẻ em nữ 27

3.3.3 Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 29

3.3.4 So sánh cân nặng của trẻ em trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 30

3.4 Vòng ngực trung bình của trẻ em theo tuổi và giới tính 33

3.4.1 Vòng ngực trung bình của trẻ em nam 33

3.4.2 Vòng ngực trung bình của trẻ em nữ 34

3.4.3 Vòng ngực trung bình của trẻ em theo tuổi và giới tính 35

3.4.4 So sánh vòng ngực trung bình của trẻ em trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 37

3.5 Chỉ số Pignet của trẻ theo tuổi và giới tính 39

3.6 Chỉ số BMI của trẻ theo tuổi và giới tính 41

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

1 KẾT LUẬN 44

2 KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phân bố trẻ theo tuổi và giới tính 10

Bảng 2.2 Phân loại BMI đối với bé trai từ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi 12

Bảng 2.3 Phân loại BMI đối với bé gái 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi 12

Bảng 3.1 Chiều cao đứng của trẻ nam 15

Bảng 3.2 Chiều cao đứng của trẻ nữ 16

Bảng 3.3 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính 18

Bảng 3.4 So sánh chiều cao đứng của trẻ mẫu giáo trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 19

Bảng 3.5 Chiều cao ngồi của trẻ nam 22

Bảng 3.6 Chiều cao ngồi của trẻ nữ 23

Bảng 3.7 Chiều cao ngồi của trẻ em theo tuổi và giới tính 25

Bảng 3.8 Cân nặng của trẻ nam 26

Bảng 3.9 Cân nặng của trẻ nữ 28

Bảng 3.10 Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 29

Bảng 3.11 So sánh cân nặng của trẻ em tại trường mầm non Sơn Thành với các nghiên khác 30

Bảng 3.12 Vòng ngực trung bình của trẻ em nam 33

Bảng 3.13 Vòng ngực trung bình của trẻ em nữ 34

Bảng 3.14 Vòng ngực trung bình của trẻ em theo tuổi và giới tính 36

Bảng 3.15 So sánh vòng ngực trung bình của trẻ em mẫu giáo tại trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 37

Bảng 3.16 Chỉ số pignet của trẻ em theo tuổi và giới tính 39

Bảng 3.17 Chỉ số BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 41

Bảng 3.18 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 43

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em nam 15

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em nữ 17

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính 18

Hình 3.4 Biểu đồ so sánh chiều cao đứng của trẻ em nam trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 21

Hình 3.5 Biểu đồ so sánh chiều cao đứng của trẻ em nữ trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 21

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện chiều cao ngồi của trẻ em nam 22

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện chiều cao ngồi của trẻ em nữ 24

Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện chiều cao ngồi của trẻ em theo tuổi và giới tính 25

Hình 3.9 Biểu đồ thể thể hiện cân nặng của trẻ em nam 27

Hình 3.10 Biểu đồ thể thể hiện cân nặng của trẻ em nữ 28

Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 29

Hình 3.12 Biểu đồ so sánh cân nặng của trẻ em nam trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 32

Hình 3.13 Biểu đồ so sánh cân nặng của trẻ em nữ trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 32

Hình 3.14 Biểu đồ thể thể hiện vòng ngực trung bình của trẻ em nam 33

Hình 3.15 Biểu đồ thể thể hiện vòng ngực trung bình của trẻ em nữ 35

Hình 3.16 Biểu đồ thể hiện vòng ngực trung bình của trẻ em theo tuổi và giới tính 36

Hình 3.17 Biều đồ so sánh VNTB của trẻ em nam trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 38

Hình 3.18 Biều đồ so sánh VNTB của trẻ em nữ trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác 39

Hình 3.19 Biểu đồ thể thể hiện chỉ số pignet của trẻ em theo tuổi và giới tính 40

Hình 3.20 Biểu đồ thể hiện BMI của em theo tuổi và giới tính 41

Trang 10

1.1 Lí do chọn đề tài

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là mầm non của đất nước,

là tương lai của dân tộc Bác Hồ đã nói:“Cái mầm có xanh thì cây mới vững,

cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Nhận thấy vai trò, trách nhiệm

của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kếtục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc nên việc chăm sóc, bảo vệ vàgiáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược pháttriển con người của Đảng và Nhà nước ta Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này,cần nắm vững các đặc điểm về thể lực, trí tuệ và tâm sinh lý của trẻ em

Hình thái thể lực phản ánh một phần nào đó về thực trạng của cơ thể,đặc biệt liên quan đến khả năng lao động và thẩm mĩ của con người Nhiềucông trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy những chỉ số về hình tháithể lực của con người có thể thay đổi và phụ thuộc vào các kỳ điều tra, điềukiện kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên Do đó, các chỉ số thể lực của conngười nói chung, của trẻ em nói riêng cần được tiến hành thường xuyên

Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống của con người Việt Namngày càng được nâng cao Kéo theo đó các chỉ số sinh học của con ngườicũng có sự thay đổi theo thời gian, lứa tuổi.Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ

số thể lực ở trẻ em lứa tuổi mầm non có vai trò quan trọng và rất cần thiết!

Nó góp phần cung cấp dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em ở bậc học mầmnon, cũng như tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằmphát triển thế hệ tương lai của đất nước một cách tốt nhất

Tính đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hìnhthái thể lực của học sinh, sinh viên Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đối

Trang 11

tượng trẻ em lứa tuổi mầm non còn ít Đặc biệt trường Mầm non Sơn Thànhchưa có nghiên cứu nào về hình thái thể lực của trẻ.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực và đánh giá tình trạng suy dinh

dưỡng của trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Sơn Thành, xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu sinh học của trẻ mẫu giáo ởtrường Mầm non Sơn Thành, xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh NinhBình

- Đánh giá được thể trạng của trẻ, góp phần đề xuất kế hoạch chăm sóctrẻ và biện pháp phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế

- Là đề tài nghiên cứu đầu tiên về sự phát triển hình thái thể lực của trẻmẫu giáo ở trường Mầm non Sơn Thành

- Kết quả nghiên cứu đạt được có thể làm cơ sở để góp phần đánh giáđặc điểm tăng trưởng của trẻ mẫu giáo của trường Mầm non Sơn Thành Từ

đó đề ra những những phương pháp chăm sóc và giáo dục để trẻ phát triểntoàn diện

Trang 12

PHẦN 2 NỘI DUNGCHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu tổng quan về đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu

1.1.1 Khái quát về sự phát triển của trẻ mẫu giáo

Mỗi giai đoạn phát triển cá thể của con người có những đặc điểm riêng

về mặt cấu tạo và chức năng Chính các đặc điểm này đã xác định sự khácnhau trong quá trình phát triển giữa các lứa tuổi [3], [4]

Hiện nay có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của conngười Các tác giả như Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan, Đức Minh và một số tácgiả khác chấp nhận cách phân chia của Viện Hàn Lâm Sư phạm Liên Xô, vìnhận thấy cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của người ViệtNam và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ em Việt Nam Theo cáctác giả, thì lứa tuổi mầm non gồm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi (giaiđoạn tuổi thơ sớm hay tuổi vườn trẻ) và giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi (giai đoạntuổi thơ đầu hay tuổi mẫu giáo) Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển của trẻ em cónhững đặc điểm riêng [6]

Đặc điểm nổi bật của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là sự phát triển và hoànchỉnh hoá các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh Trẻ em tronggiai đoạn này được làm quen với nhiều loại thức ăn và đồ vật khác nhau củamôi trường Kết quả của sự tiếp xúc đa dạng đó không chỉ dẫn tới những thayđổi về mặt hình thái thể lực mà cả sự phát triển trí tuệ cũng thay đổi

Đặc điểm của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi là chiều cao và khối lượng cơ thểphát triển chậm hơn giai đoạn trước Tốc độ tăng vòng đầu và vòng ngựccũng chậm hơn Về hoạt động tư duy, theo Piaget, quá trình phát triển của trẻ

em ở giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi có thể phân thành ba pha: tư duy lặp lại - hìnhthành các khái niệm tư duy - hình thành các khái niệm phân lập

Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em lứa tuổi mầm

Trang 13

1.1.2 Các chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Thể lực là một chỉ tiêu dùng để đánh giá sức khỏe, tầm vóc, sự tăngtrưởng, phát triển và khả năng học tập, lao động của con người Để đánh giáthể lực, người ta dùng các chỉ số khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu màlực chọn các chỉ số riêng Trong đó chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực làchỉ sô hay được lựa chọn Từ những chỉ số này có thể suy ra các chỉ số khácnhư Pignet, BMI [5], [21]

Chiều cao đứng là một chỉ số phát triển thể lực quan trọng nhất và được

sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu của nhân trắc học Sự tăng trưởng chiềucao mang tính chất đặc trưng cho chủng tộc, giới tính và môi trường sống [1],[6]

Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, chiều cao phát triển rất nhanh nhất là trongnhững năm đầu Chiều cao của các em tăng trung bình 7cm/năm ở giai đoạn1-3 tuổi và tăng trung bình 6cm/năm từ 3-6 tuổi [2], [9]

Để theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao ở trẻ em, có thể áp dụng côngthức tính gần đúng chiều cao trung bình cho trẻ em trên một độ tuổi [8], [21] :

H (cm) = 75 + 5.nTrong đó : H - chiều cao đứng (cm)

n - là số tuổi (năm)

75 - chiều cao của trẻ 1 năm

5 - chiều cao tăng trung bình/năm

Cùng với chiều cao, cân nặng là một số đo quan trọng thường được sửdụng trong các công trình điều tra về hình thái người Khối lượng cơ thể liênquan đến nhiều chỉ số nên thường được dùng để đánh giá sự phát triển của cơthể Đối với cơ thể bình thường trong giai đoạn tăng trưởng, khối lượng cơ thểthường xuyên tăng nhưng không đều Trước đây các nhà khoa học xem cânnặng là một điểm quan trọng để đánh giá đầy đủ sự phát triển thể lực Tuynhiên ngày nay cân nặng chỉ đóng vai trò tiên lượng cho yếu tố thể lực Cân

Trang 14

nặng liên quan chặt chẽ tới dinh dưỡng, ít phụ thuộc vào di truyền Cân nặng biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa hấp thụ và tiêu hao năng lượng của con người.

Thông thường ở cùng một lứa tuổi những trẻ em cao hơn thường nặngcân hơn Trong vòng ba năm đầu, khối lượng cơ thể của các em tăng rấtnhanh Từ 3-6 tuổi, khối lượng cơ thể của trẻ tăng chậm hơn, tăng trung bình1,5kg/năm nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều [2], [9]

Cân nặng của trẻ em trên một tuổi có thể tính gần đúng như sau:

P (kg) = 9 + 1,5(n - 1) hay P (kg) = 9,5 + 2(n - 1)Trong đó: P - cân nặng của trẻ trên một tuổi (kg)

9 - cân nặng của trẻ lúc một tuổi (kg)

n - số tuổi của trẻ (năm)

Vòng ngực cũng được coi là một đặc trưng cơ bản của thể lực Ở đầuthế kỉ XIX, các bác sĩ đã nhận thấy sự liên quan giữa mức độ phát triển lồngngực với các bệnh hô hấp Dần dần đến cuối thế kỉ XIX, vòng ngực trở thànhchỉ tiêu quan trọng trong cuộc tuyển chọn binh lính và công nhân lao động [4] Vòng ngực trẻ em tăng nhanh trong giai đoạn 1-3 tuổi và tăng chậm tronggiai đoạn 3-6 tuổi

Thể lực là thước đo sức khỏe, khả năng lao động và làm việc của conngười Chính vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu hình thái thểlực được phổ biến rộng rãi

Thể lực của con người là một chỉ tiêu phức hợp - một trong những biểuhiện cơ bản là của thể lực là những số đo kích thước cơ thể trong đó có chiềucao đứng, cân nặng và vòng ngực là 3 chỉ số phản ánh thể lực của con người

Từ các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực có thể tính toánthêm được chỉ số Pignet, BMI của cơ thể [5], [18], [16] BMI được dùng đểđánh giá mức độ gầy hay béo của một người [18] Từ chỉ số Pignet, có thểđánh giá thể lực theo phân loại của Nguyễn Quang Quyền và cộng sự [15]

Trang 15

Từ 1-6 tuổi, chiều cao của trẻ tăng nhanh, cân nặng và vòng ngực tăngchậm hơn, nên chỉ số pignet của trẻ em ở giai đoạn này tăng dần Từ 5-6 tuổi,BMI của trẻ giảm dần, do ở giai đoạn này tốc độ tăng chiều cao của trẻ nhanhhơn so với tốc độ tăng khối lượng cơ thể [9].

Nhiều kết quả nghiên cứu về thể lực đã cho thấy sự khác nhau giữa trẻ

em thành phố và trẻ nông thôn, giữa trẻ em nam và trẻ em nữ Trên thực tế, sựphát triển thể lực của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và kết quả của sựtác động qua lại giữa cơ thể và môi trường [12], [19]

1.2 Tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hình thái và thể lực là những đặc điểm sinh thể quan trọng phản ánhmột phần thực trạng của cơ thể và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả nănglao động thẩm mỹ của con người Vì vậy đã từ lâu hình thái và thể lực đãđược nhiều nhà y học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiêncứu

Từ thế kỉ thứ XIII Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng đểđánh giá thể lực Sau này các nhà khoa học giải phẫu kiêm họa sĩ thời phụchưng Leonard De Vinci, Mikenlangielo, Raphael….đã tìm hểu rất kĩ cấu trúc

và mối tương quan giữa các bộ phận trong cơ thể người để đưa lên tác phẩmhội họa Mối quan hệ giữa hình thái và môi trường cũng được nghiên cứu sớm

mà đại diện là các nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski [13]

Rudolf Martin là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2tác phẩm nổi tiếng “Giáo trình nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể

và xử lý thống kê” Trong các công trình này ông đã đề xuất một hệ thống cácdụng cụ và phương pháp đo để xác định kích thước của cơ thể Từ đó đếnnay, phương pháp này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện về cả lí thuyết lẫnthực tiễn [8]

Trang 16

Năm 1964, trong cuốn “Nhân trắc học”, F.Vaneler Rael đã đưa ranhững nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứatuổi, nghề nghiệp và xây dựng thang phân loại thể lực của con người theo cácchỉ số đánh giá thể lực.

Năm 1754, trong luận án tiến sỹ Christian Fridrich Jumpert người Đức

đã cho thấy sự tăng trưởng một cách hoàn chỉnh ở các lứa tuổi từ 1-25.Chương trình này được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang, đây làphương pháp được dùng phổ biến do có ưu điểm nhanh, thực hiện trên nhiềuđối tượng và rẻ chi phí thấp

Nghiên cứu dọc của Phillitbert Gueneaude Montbeilard thực hiện trêncon trai mình từ năm 1959-1977, đây là phương pháp rất tốt được ứng dụngcho đến nay [22] Sau đó còn có chương trình khác của Edwin Chadwick ởAnh, Calschule ở Đức, Paul Godin ở Pháp Năm 1977, Hiệp hội các nhà tăngtrưởng học đã được thành lập đánh dấu một bước phát triển mới của việcnghiên cứu các vấn đề này trên thế giới

1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực con người là củatác giả Modiere (1875) [11] Sau đó, Đỗ Xuân Hợp và P.Huard cho ra đời tácphẩm “Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của người Đông Dương”,đây được xem là những chương trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái ngườiViệt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự phát triển thể lực của trẻ còn chưanhiều

Sau năm 1954, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểmhình thái, giải phẫu, sinh lí của người Việt Nam Năm 1975, cuốn “Hằng sốsinh học của người Việt Nam” do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biênđược xuất bản - Đây là công trình khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học củangười Việt Nam [22] Vũ Thị Chín nghiên cứu về các chỉ số phát triển sinh lý,

Trang 17

tâm lý của trẻ từ 0-3 tuổi và xây dựng được biểu đồ phát triển chiều cao, cân nặng cho trẻ [3].

Lê Thị Hợp từ 1981 - 1992 đã theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em từ sơsinh đến 60 tháng tuổi tại quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng (Hà Nội) Sau đó

là các theo dõi về cân nặng, chiều cao và sức khỏe của trẻ 0-72 tháng tuổi tạiquận Hoàn Kiếm

Lê Nam Trà và cộng sự trong đề tài KX - 07 - 07 đã cho thấy trong giaiđoạn từ 18-25 tuổi cơ thể con người vẫn tiếp tục tăng trưởng Tuy nhiên mức

độ thay đổi không nhiều như ở các lớp tuổi trước đó [17], [18]

Năm 1996, trong “Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinhhọc người Việt Nam”, Trần Thị Hoàng Điệp và cộng sự đã đưa ra “Một sốnhận xét về sự phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam

từ 1-55 tuổi [7]

Vào những năm 1990-1992, nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm vàcộng sự đã nghiên cứu trên 12,286 trẻ dưới 6 tuổi ở nhà trẻ, mẫu giáo tại cáctỉnh Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Hà Nội, Huế, Khánh Hòa, BắcThái, Long An và thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy, các chỉ số cânnặng, vòng ngực, vòng cánh tay và bề dày lớp mỡ dưới da cao hơn so với

“Hằng số sinh học người Việt Nam” và các chỉ số này ở trẻ trai cao hơn trẻgái [19]

Nghiêm Xuân Thăng đã đo 17 chỉ số hình thái (Chiều cao, cân nặng,vòng ngực, ) của người Việt Nam ở một số vùng Nghệ An và Hà Tĩnh Dựavào kết quả, tác giả nhận thấy điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng và phát triển các hình thái của con người [16]

Năm 1995, nhóm tác giả Trần Đinh Long, Lê Nam Trà, Nguyễn VănTường và Cộng sự nghiên cứu trên học sinh ở thị xã Thái Bình Kết quảnghiên cứu cho thấy, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng cánh tay

Trang 18

của học sinh thị xã Thái Bình lớn hơn so vơi số liệu trong cuốn “HSSH” [20]nhưng thấp hơn so với học sinh ở quận Hoàn Kiếm [12].

Năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên học sinh Hà Nội từ6-17 tuổi Kết quả cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực củahọc sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ những thập

kỉ 80 trở về trước và so với học sinh Thái Bình và Hà Tây ở cùng thời điểmnghiên cứu Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng tới sự sinhtrưởng và phát triển thể lực của học sinh [10], [11]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chỉ số hình thái thể lực củahọc sinh khá phong phú Tuy các kết quả nghiên cứu về các chỉ số này trongcác công trình có khác nhau ít nhiều nhưng đều xác định được là chúng biếnđổi theo lứa tuổi và mang đặc diểm giới tính Trong quá trình phát triển củatrẻ em có giai đoạn nhảy vọt tăng trưởng Mốc đánh dấu lứa tuổi nhảy vọt ởcác công trình tương đối thống nhất từ 13-15 tuổi ở nam và 11-13 tuổi ở nữ.Các nghiên cứu đã xác định được hình thái thể lực, thể lực phụ thuộc vào điềukiện sống, thời gian nghiên cứu, môi trường và có sự thay đổi theo tuổi vàgiới tính

Trang 19

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các chỉ số hình thái thể lực của 180 trẻ mẫugiáo (trong đó có 90 trẻ nam, 90 trẻ nữ) trường mầm non Sơn Thành Baogồm: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ sốpignet, BMI

2.2 Khách thể nghiên cứu

Trẻ em mẫu giáo trường Mầm non Sơn Thành Các trẻ có trạng thái tâm lí

và sức khoẻ bình thường, không có dị tật bẩm sinh và bệnh mãn tính

Bảng 2.1 Phân bố trẻ theo tuổi và giới tính

- Chiều cao đứng: Được xác định bằng thước đo có độ chính xác đến

0,1cm do Trung tâm thiết bị trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất Để

đo chiều cao cơ thể chính xác cần tiến hành như sau: đo vào buổi sáng, khi đothước dây căng thẳng áp sát vào tường nhà, vuông góc với mặt đất nằmngang Trẻ đi chân không đứng quay lưng vào thước đo Gót chân, mông, vai

và đầu theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng bên mình Dùngthước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo Sau đó nhìn thước đoxem được bao nhiêu cm? Chiều cao đứng được tính bằng centimet (cm) vớihai số thập phân sau dấu phẩy

- Chiều cao ngồi: Được xác định bằng thước đo có độ chính xác đến

0,1cm do Trung tâm thiết bị trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất Để

đo chiều cao cơ thể chính xác cần tiến hành như sau: học sinh ngồi ở tư thế

Trang 20

chuẩn, bàn chân không chạm đất Đo từ mặt ghế tới đỉnh đầu, lưng và môngchạm thước, mắt nhìn thẳng.

- Trọng lượng cơ thể: Được xác định bằng cân đồng hồ của Nhật Bản

có vạch chia đến 0,1kg Đo xa bữa ăn, khi cân mỗi đối tượng chỉ mặc một bộquần áo mỏng, không mang giầy dép, đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, hai bànchân sát nhau Trước khi đo bất kì trẻ nào cân điều được chỉnh lại để đảm bảo.Đơn vị tính trọng lượng cơ thể là kilogam (kg)

- Vòng ngực trung bình: Được xác định bằng số trung bình cộng của

số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức Vòng ngực được

đo ở tư thế thẳng đứng, đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua múi ức, dướinúm vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất Thước

đo bằng vải có độ chính xác đến 0,1cm do Trung tâm thiết bị trường học, BộGiáo dục và Đào tạo sản xuất Trước khi đo hướng dẫn trẻ học cách hít vàocận lực và thở ra gắng sức Khi đo, trẻ chỉ mặc áo mỏng, lấy trị số vòng ngựcchính xác tới 0,1cm

+ Các chỉ số thể lực của trẻ

- BMI( Body Mass Idex) còn gọi là chỉ số khối cơ thể, được tính theo

công thức:

BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao đứng (m)]2

Căn cứ vào tuổi và giới tính của trẻ em từ 3-5 tuổi, xác định điểmtương ứng trên biểu đồ BMI riêng cho nam và nữ từ 2 đến 20 tuổi của trungtâm quốc gia phòng chống bệnh mãn tính và tăng cường sức khỏe (NationalCenter for Chronic Disease Prevention and Health Promotion) gọi tắt là CDCcủa Mỹ để so sánh và đánh giá mức độ gầy béo của cơ thể

Trang 21

Bảng 2.2 Phân loại BMI đối với bé trai từ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi

Trang 22

Cân nặng theo tuổi

Chiều cao theo tuổi

Cân nặng theo chiều cao

Chỉ số pignet được tính theo công thức

Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]

So sánh chỉ số pignet của trẻ so với chỉ số pignet theo thang phân loại củaNguyễn Quang Quyền và cộng sự (11) để đánh giá thể lực

Bảng 2.4 Phân loại chỉ số pignet

Giá trị trung bình

̅ ∑

Trong đó : X : giá trị trung bình

: giá trị thứ i của đại lượng X

Trang 23

n : số cá thể của mẫu nghiên cứu.

Độ lệch chuẩn

n

X  X 2

SD Trong đó : SD là độ lệch chuẩn

i 1 i

n

- X độ lệch tiêu chuẩn của từng giá trị so với giá trị trung bình

n là số mẫu nghiên cứu.

ý nghĩa: giá trị của độ lệch chuẩn chỉ ra độ tập trung hay độ phântán của mẫu

X a là số trung bình của mẫu A

Tra bảng phân phối Student với  nA nB  2 bậc tự do

Nếu |t| > 1,96;p <0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nếu |t|

> 2,6;p <0,01 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lớn Nếu|t| >

3,3;p <0,001 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn

Trang 24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính

3.1.1 Chiều cao đứng của trẻ em nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của trẻ em nam được thể hiện

Trang 25

Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, ở tuổi mẫu giáo, chiều cao đứngcủa trẻ em nam tăng dần Cụ thể là chiều cao đứng của trẻ em namtăng từ

92,37 2,92 cm lúc 3 tuổi lên 110,07 3,85 cm lúc 5 tuổi, tăng trung bình 8,85cm/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao đứng của trẻ em nam không đồngđều theo các năm Chiều cao đứng của trẻ em tăng nhanh nhất ở giai đoạn3-4 tuổi (tăng 9,97 cm/năm) và tăng chậm ở giai đoạn 4-5 tuổi (tăng8,03 cm/năm)

Ở 3 tuổi trẻ có chiều cao đứng cao nhất là 97 cm, trẻ có chiều caođứng thấp nhất là 87 cm (chênh nhau 10 cm) Ở 4 tuổi trẻ có chiều caođứng cao nhất là 111 cm, trẻ có chiều cao đứng thấp nhất là 95 cm (chênhnhau 16 cm) và đến 5 tuổi trẻ có chiều cao đứng cao nhất là 118, trẻ cóchiều cao đứng thấp nhất là 104 cm (chênh 14 cm)

3.1.2 Chiều cao đứng của trẻ em nữ

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của trẻ em được thể hiện ở bảng 3.2

Trang 26

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em nữ

Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao đứng của trẻ em nữ lúc

3 tuổi là 91,57 3,65 cm và lúc 5 tuổi là 109,47 4,51 cm Như vậy, từ 3 đến 5tuổi, chiều cao đứng của trẻ em nữ tăng dần, tăng trung bình 8,95 cm/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao đứng của trẻ em nữ không đồng đềuqua các năm Chiều cao đứng của trẻ em nữ tăng nhanh ở giai đoạn 3 đến 4tuổi (tăng

9,03 cm/năm) và tăng chậm hơn ở giai đoạn 4-5 tuổi (tăng 8,87 cm/năm)

Ở 3 tuổi trẻ có chiều cao đứng cao nhất là 100 cm và thấp nhất là 84

cm (chênh nhau 16 cm) Ở 4 tuổi trẻ có chiều cao đứng cao nhất là 106 cm

và trẻ thấp nhất là 95 cm Đến 5 tuổi trẻ có chiều cao đứng cao nhất là 118

cm và thấp nhất là 101 cm (chênh nhau 17 cm)

3.1.3 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính

Kết quả so sánh chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính đượcbiểu hiện qua bảng 3.3 và hình 3.3

Trang 27

Bảng 3.3 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính

Tuổi

3

Chiều cao đứng (cm)Nam (1) Nữ (2) ̅+

0.00

3 4 5 Tuổi

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính

Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, ở tuổi mẫu giáo chiều cao đứng của trẻ em tăng liên tục Mỗi năm, chiều cao đứng của trẻ em nam tăng trung bình

8,85 cm/năm, chiều cao đứng của trẻ em nữ tăng trung bình 8,95 cm/năm Như vậy, tốc độ tăng chiều cao đứng của trẻ em nữ lớn hơn so vớichiều cao đứng của trẻ em nam Tuy nhiên, lúc 4 tuổi chiều cao đứng của trẻ

em nam lại tăng cao hơn trẻ em nữ (trẻ em nam tăng 9,67 cm, trẻ em nữtăng 9,03 cm)

Tốc độ tăng chiều cao đứng của cả trẻ em nam và nữ từ 3 đến 5 tuổi

Trang 28

không đều Cụ thể, giai đoạn 3 đến 4 tuổi, chiều cao đứng của cả trẻ emnam

Trang 29

và nữ tăng nhanh nhất (trẻ nam tăng 9,67 cm/năm và trẻ nữ tăng9,03 cm/năm), giai đoạn 4-5 mức tăng chiều cao đứng của trẻ chậm hơn (trẻnam tăng 8,03cm/năm và trẻ nữ tăng 8,87 cm/năm).

Trong cùng một độ tuổi, trẻ em nam luôn cao hơn trẻ em nữ.Tuy nhiên, sự khác biệt về chiều cao đứng của trẻ em theo giới tính chỉ thểhiện rõ ở giai đoạn 4 tuổi (p<0,05) Còn giai đoạn 3 và 5 tuổi thì mức chênhlệch này không đáng kể (>0,05)

3.1.4 So sánh chiều cao trẻ em trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác

Bảng 3.4 So sánh chiều cao đứng của trẻ mẫu giáo trường mầm non Sơn

Thành với các nghiên cứu khác

Chẩn tăngtrưởng củatrẻ emtoàn ThểGiới2007

NguyễnThị Ngân2017

Trang 30

Nam thập kỷ 90 – thế kỷ XX” năm 2003 của GS.TS.Lê Ngọc Trọng thì chiềucao của trẻ em nam và của trẻ em nữ trong nghiên cứu của tôi đều lớn hơn.

Sự khác nhau này có thể giải thích bởi thời điểm nghiên cứu khác nhau,đối tượng nghiên cứu thuộc địa bàn khác nhau, điều kiện sống khác nhau vàhiện tượng tăng tốc Theo nghiên cứu thì chiều cao của người Việt Nam đãtăng hơn nhiều so với mấy chục năm trước Hiện tượng này được gọi là sựtăng tốc Nguyên nhân của hiện tượng tăng tốc có thể rất khác nhau, tồn tạinhiều quan điểm về vấn đề này Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguyênnhân chủ yếu gây ra sự tăng tốc là chế độ dinh dưỡng, sự thay đổi khí hậu,trình độ phát triển y tế cao đã làm cho trẻ em ít mắc bệnh hiểm nghèo hơn

và sự thay đổi phương pháp và hình thức giáo dục

So với số liệu về chiều cao của trẻ em trong “Chuẩn tăng trưởng trẻ emtoàn thế giới 2007”, thì chiều cao trong nghiên cứu của tôi trẻ nam 5 tuổi

và nữ 5 tuổi là lớn hơn (lớn hơn 0,07 cm) còn lại là thấp hơn, tuy nhiênkhông có sự chênh lệch lớn Theo tôi sự khác nhau này có thể giải thích là dotrẻ em trong nghiên cứu của tôi thuộc khu vực nông thôn Điều này cũngđược nhiều tác giả nghiên cứu và nhận thấy sự phát triển thể lực của trẻ emtrong cùng độ tuổi, trẻ em thành thị luôn tăng trưởng cao hơn trẻ em vùngnông thôn [10], [11], [12], [16], [19] Xã Sơn Thành là khu vực có nềnkinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độhiểu biết còn hạn chế Cho nên, hiểu biết về vấn đề làm thế nào để tạo điềukiện cho trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt về thể lực còn chưa được quantâm đúng mức Sự phát triển toàn diện về thể lực là điều kiện tiền đề để trẻphát triển trí tuệ, tâm hồn Trong khi đó, thể lực lại phụ thuộc rất nhiều vàochế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ Tuy nhiên, tại SơnThành, các bữa ăn dành cho trẻ trong gia đình cũng như tại trường học còn

Trang 31

những lí do trên mà chiều cao của trẻ thấp hơn “Chuẩn tăng trưởng trẻ emtoàn thế giới 2007”.

Trang 32

40 TG 2007

Nguyễn Thị Ngân 2017 20

0

3 4 5 Tuổi

Hình 3.4 Biểu đồ so sánh chiều cao đứng của trẻ em nam trường

mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác

GSTH

40 TG 2007

Nguyễn Thị Ngân 2017 20

0

3 4 5 Tuổi

Hình 3.5 Biểu đồ so sánh chiều cao đứng của trẻ em nữ

trường mầm non Sơn Thành với các nghiên cứu khác

Trang 33

3.2 Chiều cao ngồi của trẻ em theo tuổi và giới tính

3.2.1 Chiều cao ngồi của trẻ em nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao ngồi của trẻ em nam được thể hiện

Chiều cao ngồi (cm)

̅+ Tăng Max Min (1)-(2)

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện chiều cao ngồi của trẻ em nam

Số liệu bảng 3.5 cho thấy, chiều cao ngồi của trẻ em nam tăng liên tục Cụ thể là chiều cao ngồi của trẻ em nam tăng từ 51,7 1,51 cm lúc 3 tuổi lên

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Bảo, “Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng
2. Hàn Nguyệt Kim Chi, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ngọc Ái và cộng sự(1996), “Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ em từ 0-6 tuổi”, Trung tâmnghiên cứu giáo dục mầm non, Viện KHGD.3. Vũ Thị Chín (1989), “Chỉ số phát triển sinh lý- tâm sinh lý trẻ em từ 0-3tuổi”, NXB khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ em từ 0-6 tuổi”, Trung tâm"nghiên cứu giáo dục mầm non", Viện KHGD.3. Vũ Thị Chín (1989), "“Chỉ số phát triển sinh lý- tâm sinh lý trẻ em từ 0-3"tuổi”
Tác giả: Hàn Nguyệt Kim Chi, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ngọc Ái và cộng sự(1996), “Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ em từ 0-6 tuổi”, Trung tâmnghiên cứu giáo dục mầm non, Viện KHGD.3. Vũ Thị Chín
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1989
4. Lương Kim Chung (1998), “Suy nghĩ về sự phát triển thể chất đối với nguồn lao động tương lai”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb, Hà Nội, tr14-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Suy nghĩ về sự phát triển thể chất đối vớinguồn lao động tương lai”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thểchất, sức khỏe trong trường học các cấp
Tác giả: Lương Kim Chung
Năm: 1998
5. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà(1996), “Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các các chỉ số sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề chung về phươngpháp luận trong nghiên cứu các các chỉ số sinh học”, Kết quả bước đầunghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam
Tác giả: Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà
Nhà XB: NXB y học Hà Nội
Năm: 1996
6. Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thành Uyên(1978), “Bàn về mốc phân chia các lứa tuổi người Việt Nam”, Sinh lý học, Tổng hội y Dược học Việt Nam, Hà Nội, tr.66-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về mốc phân chia các lứatuổi người Việt Nam”, Sinh lý học
Tác giả: Trịnh Bỉnh Dy, Lê Thành Uyên
Năm: 1978
7. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và CS (1996),“Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi”, kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Việt Nam, NXB y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngựccủa người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi”, kết quả nghiên cứu một số chỉ sốsinh học của người Việt Nam
Tác giả: Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và CS
Nhà XB: NXB y học Hà Nội
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w