Ngày nay, sự ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên khoa học công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không thay thế được vai trò của con người
Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thương trường tất yếu phải giành thắng lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng việc xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ các nguồn lực như: vốn, công nghệ, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguồn nhân lực… Ngày nay, sự ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên khoa học công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không thay thế được vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của tài nguyên sang nền kinh tế trí thức, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về yếu tố công nghệ và nguồn nhân lực thay vì cạnh tranh vốn và quy mô sản xuất. Do đó, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp chủ động sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường. Như vậy công tác quản trị nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp khai thác hết khả năng tiềm tàng của đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 1 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trong bối cảnh đó, công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội luôn luôn chú trọng tới việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển của mình, coi đây là yếu tố cơ bản đem lại sự thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế nhất định. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội với mong muốn đóng góp suy nghĩ của mình vào việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội.” Mục đích nghiên cứu của đề tài Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty. Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thực trạng nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 2 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Luận văn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống kê . để tiến hành phân tích số liệu thực tế phản ánh thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì kết cấu của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 3 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Một số vấn đề về quản trị nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Nguồn nhân lực của mỗi con người bao gồm thể lực và trí lực, khả năng của các giác quan bao gồm cả khả năng tiềm tàng về trí lực, năng khiếu cũng như quan điểm, niềm tin, nhân cách. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực có thể được trình bày ở nhiều giác độ khác nhau. Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 4 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đi sâu vào việc làm của quản trị nguồn nhân lực, còn có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó. Song dù ở giác độ nào thì quản trị nguồn nhân lực vẫn là các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Đối tượng của quản trị nguồn nhân lực là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức. Thực chất của quản trị nguồn nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. Nói cách khác, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: - Thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với doanh nghiệp. - Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp. - Động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, giúp cho họ gắn bó, tận tâm, trung thành với doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó, quản trị nguồn nhân NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 5 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Quản trị nguồn nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động. Không một hoạt động nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả nếu thiếu nhân sự, quản trị nguồn nhân lực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị nguồn nhân lực giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của doanh nghiệp nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người. 1.2. Những nội dung chính của công tác quản trị nguồn nhân lực Trong một doanh nghiệp, khối lượng công việc quản trị nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố và điều kiện như: kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, điều kiện kinh tế - chính trị xã hội, tư duy, tư tưởng của người quản lý. Công tác quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiều nội dung phong phú và đa dạng. Do giới hạn của bài viết em chỉ xin trình bày những nội dung chính có liên quan trực tiếp tới thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị thực tập. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 6 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực và phân tích công việc 1.2.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực Khái niệm Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ lao động, với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực Thông thường quá trình hoạch định nguồn nhân lực được tiến hành theo các bước sau đây: Bước 1: Dự báo nhu cầu và xác định khả năng nguồn nhân lực hiện tại. Nhu cầu nguồn nhân lực phải được xác định theo một cơ cấu lao động tối ưu về số lượng, chất lượng, đặc điểm lao động cần có cho từng loại lao động (trực tiếp, gián tiếp), cho từng bộ phận, từng ngành nghề và tổng hợp chung nhu cầu lao động toàn doanh nghiệp. Để đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực, doanh nghiệp dựa vào việc thống kê, đánh giá lại đội ngũ lao động về số lượng, chất lượng. Bước 2: Sau khi đã phân tích khả năng nguồn nhân lực sẵn có và dự báo nhu cầu trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tính toán, cân đối giữa nhu cầu và khả năng. Có thể xảy ra ba trường hợp sau : Trường hợp 1: Nhu cầu bằng khả năng. Trường hợp 2: Thừa lao động (khả năng > nhu cầu). Trường hợp 3: Thiếu lao động (khả năng < nhu cầu). Với mỗi trường hợp trên, doanh nghiệp sẽ đề ra các chính sách, kế hoạch và chương trình thích hợp. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 7 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Bước 3: Thực hiện các kế hoạch và chương trình. Để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có đủ số lượng lao động với các phẩm chất và kỹ năng cần thiết và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực đó, doanh nghiệp không phải chỉ chú trọng các công việc thuộc về tuyển dụng, tinh giản biên chế, mà còn phải thực hiện phối hợp các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như đào tạo và phát triển, đãi ngộ và phúc lợi, động viên, kích thích người lao động… Bước 4: Kiểm tra và đánh giá. Mục đích của bước này nhằm kiểm tra xem các kế hoạch và chương trình có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không: đánh giá tiến trình, mức độ đạt được ở mỗi giai đoạn, từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. 1.2.1.2. Phân tích công việc Khái niệm Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong doanh nghiệp nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Nội dung, trình tự phân tích công việc Bước 1: Xác định mục đích sử dụng các thông tin phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất. Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản trên cơ sở các tài liệu: sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích, chức năng, quyền hạn của doanh nghiệp, phòng ban, phân xưởng, sơ đồ quy trình công nghệ, bản mô tả công việc cũ (nếu có). Bước 3: Xác định các công việc đặc trưng quan trọng, những điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc, nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn trong phân tích công việc, nhất là khi phân tích các công việc tương đương nhau. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 8 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập, tuỳ theo từng loại công việc và khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp thu thập phân tích công việc như: phỏng vấn, bản câu hỏi, quan sát… Bước 5: Kiểm tra, xác minh lại thông tin. Những thông tin thu thập để phân tích công việc cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác và đầy đủ thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc, qua lãnh đạo, những người giám sát thực hiện công việc đó. Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. 1.2.2. Tuyển dụng 1.2.2.1. Khái niệm Tuyển dụng là quá trình thu hút những người lao động có nguyện vọng và có khả năng làm việc trong doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, xuất phát từ nhu cầu mở rộng, bổ sung hoặc thay thế mà các giải pháp khác không thể đáp ứng được. 1.2.2.2. Vai trò của công tác tuyển dụng Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là con người, tức là toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tuyển dụng lao động trở thành hoạt động then chốt trong quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình tuyển dụng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được những con người có các phẩm chất kỹ năng phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, tránh được các thiệt hại, rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc. 1.2.2.3. Các nguồn tuyển dụng NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 9 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Tuyển dụng bên ngoài - Ưu điểm: Ứng viên thường là những người được trang bị những tri thức tiên tiến, các chuyên gia hoặc nhân viên giỏi. Nhân viên được tuyển dụng từ nguồn tuyển dụng bên ngoài có cách nhìn mới đối với tổ chức. Nhân viên mới được tuyển dụng muốn chứng tỏ năng lực của mình nên họ rất nhiệt tình trong công việc và có thể thay đổi được cách làm việc cũ của doanh nghiệp. - Nhược điểm: Người được tuyển dụng sẽ mất thời gian để thích ứng với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ được mục tiêu và văn hoá của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng bên ngoài (nhất là trong đề bạt và thăng chức) sẽ gây tâm lý thất vọng cho những người bên trong tổ chức vì họ sẽ mất cơ hội thăng tiến. Nguồn tuyển dụng nội bộ - Ưu điểm: Nhân viên của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và được đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách lòng trung thành, đạo đức kinh doanh, tinh thần thái độ làm việc. Nhân viên dễ tiếp cận công việc ngay thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới, trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, họ đã hiểu được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, do vậy có thể nhanh chóng thích nghi điều kiện làm việc mới, dễ dàng tìm ra cách thức đạt mục tiêu đề ra. NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 10 [...]... việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội Tên gọi chính thức: Công. .. triển kinh tế trí thức - Nguyễn Văn Sơn) 2.3 Thực trạng vấn đề quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội Cơ cấu nhân sự của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 31 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội nói riêng thì việc xác định số lao động cần thiết ở bộ... năm 2005 của bộ trưởng Bộ xây dựng, công ty bê tông xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội Trong đó theo quyết định số 2283/QĐ-BXD: - Vốn điều lệ: 25.883.000.000 đồng - Cổ phần phát hành lần đầu: 2.588.300 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là: 10.000 đồng, trị giá 25.883.000.000 đồng - Chia ra: + Cổ phần nhà nước 1.599.011 cổ phần, chiếm... tông xây dựng Hà Nội (viết tắt VIBEX) tiền thân là nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 05 năm 1961 theo quyết định số 472/BKT của Bộ kiến trúc, sau đổi là xí nghiệp liên hợp bê tông xây dựng Hà Nội Từ ngày 26 tháng 04 năm 1996, xí nghiệp liên hợp bê tông xây dựng Hà Nội sáp nhập vào tổng công ty xây dựng Hà Nội và được đổi tên là công ty bê tông xây dựng Hà Nội Thực hiện quyết... chiếm 61,78% cổ phần phát hành lần đầu + Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 632.289 cổ phần, chiếm 24,43% cổ phần phát hành lần đầu + Cổ phần bán đấu giá 357.000 cổ phần, chiếm 13,79% cổ phần phát hành lần đầu Là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua gần 50 năm hoạt động, công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội cùng với các thành viên trực... theo công thức: TC = ĐG × Qtt 1.2.5 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực “Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người” Thật vậy, quản nguồn nhân lực có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào nó có mặt ở tất cả các phòng ban, đơn vị Hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân NguyÔn Anh TuÊn - K44/31.01 19 Luận Văn Cuối Khoá Khoa Quản Trị Kinh Doanh lực. .. nhân lực trong doanh nghiệp nhằm tạo ra được một đội ngũ người lao động nhiệt tình hăng hái, gắn bó với doanh nghiệp Muốn hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vai trò của nhà quản trị là rất quan trọng Ngoài kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn nhà quản trị phải là người có tư cách đạo đức tốt, công minh Muốn công tác quản trị nguồn nhân lực đạt kết quả tốt nhà quản trị phải... cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch nung, gạch lát ) Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở khu đô thị và khu công nghiệp, trang trí nội ngoại thất và xây dựng khác, kinh doanh nhà ở Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng Xây dựng các công trình giao thông (cầu đường, bến cảng…) Xây dựng công trình... Quản trị nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó Nếu không có quản trị nguồn nhân lực mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có những sở thích năng lực riêng biệt Việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân. .. doanh Phòng tổ chức thanh tra bảo vệ tiến hành theo dõi quản lý chất lượng, năng lực công tác của CBNV đề xuất với tổng giám đốc công ty ra quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, bố trí sắp xếp điều động CBNV trong công ty 2.3.1.2 Phân tích công việc Trong những năm vừa qua, với sự giúp đỡ của QUACERT, công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội luôn nỗ lực tiến hành thu thập các dữ liệu và đánh giá một cách . trạng nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. . nghĩ của mình vào việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần bê