Qua gần 50 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã cung cấp hàng trăm nghìn m3 các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng tr
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, xây dựng là một trong những ngành
có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, không những thế còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động
Trong ngành xây dựng ở Việt Nam, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng
Hà Nội là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn Miền Bắc Qua gần 50 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
đã cung cấp hàng trăm nghìn m3 các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam Bên cạnh
đó, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ, đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước Bộ máy
kế toán của công ty đã phát huy được hiệu quả, giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban Giám đốc
Qua 2 tháng thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đặng Văn Thanh và các cán bộ phòng Tài chính Kế toán đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phần 2: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét
Trang 21.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội hoạt động theo luật doanh nghiệp và quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty
có chức năng chủ yếu là sản xuất các sản phẩm bê tông, cột điện các loại, ống cấp thoát nước các loại, phụ kiện nước, phụ kiện kim loại và cấu kiện bê tông,
bê tông thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng… Công ty còn có chức năng thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, lắp đặt trạm biến thế và đường dây tải điện Sản xuất, gia công lắp đặt thiết bị và các mặt hàng cơ khí phục vụ cho kinh doanh…
Nhiệm vụ của công ty là xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn vinh, để nâng cao và giữ vững thương hiệu VIBEX
1.2 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với vốn điều lệ là 55.000.000.000VNĐ, Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh đã có sự phát triển vững chắc trong ngành Xây dựng của nước nhà
Nhìn vào bảng kết quả HĐSXKD năm 2007-2008 (Phụ lục: Biểu số 01),
ta có thể thấy Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp đang có những bước tiến vững chắc Một trong những thành công lớn của công ty đó là mở rộng được lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiết kiện chi phí sản xuất Đây là nhân tố tích cực mà công ty cần phát huy lớn
1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Theo phương án cổ phần hoá, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh như: sản xuất các sản phẩm bê tông, cột điện…, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi…
- Phòng kế toán tài chính: theo dõi, quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo kế hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ghi
Trang 3chép, phản ánh đầy đủ, trung thực nhất về tình hình biến động của công ty, xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp như nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phòng y tế: chăm sóc, khám chữa bệnh, cung cấp thuốc điều trị cho cán
bộ công nhân viên
- Phòng kinh tế và dự án: nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch dài hạn và trung hạn về sản xuất các chính sách chế độ bảo trợ xã hội và công tác quản lí kinh tế của công ty
1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất (Phụ lục - Biểu số 04)
Hiện nay công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nộicó 11 xí nghiệp thành viên chính là:
Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng sản phẩm:
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chèm 1
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chèm 2
- Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chèm 3
- Xí nghiệp Bê tông ly tâm
- Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn chèm
- Xí nghiệp Kinh doanh vật tư và dịch vụ:
- Xí nghiệp Bê tông Quảng Ngãi:
- Xí nghiệp cơ khí sửa chữa và điện nước
- Xí nghiệp Xây dựng và phát triển nông thôn
- Trung tâm tư vấn và thiết kế xây dựng
Trang 4PHẦN 2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại phòng Kế toán của Công ty Phòng Kế toán của Công ty gồm có 8 kế toán viên, chịu sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp của kế
toán trưởng Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục - Biểu số 05)
Kế toán trưởng: là người tổ chức điều hành mọi hoạt động trong phòng
kế toán, chịu trách nhiệp lập các BCTC, tổ chức thông tin và tư vấn cho Ban quản trị doanh nghiệp các thông tin về tài chính
- Phó phòng kế toán: làm nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và lập các báo cáo gửi lên ban quản trị của Công ty
- Kế toán thanh toán: có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu thu chi trên cơ sở đó theo dõi các khoản thu chi bằng tiền phát sinh trong ngày
- Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết NVL, CCDC
- Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: chịu trách nhiệm phân loại, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương cho CBCNV Công ty và bảng chấm công tại các phân xưởng sản xuất Tiến hành trích và nộp các khoản chế độ về BHXH và BHYT
Trang 5- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ quản lý các TK 131, 136, 138, 141, 331…, ghi Sổ chi tiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập NKCT số 5, số 10
và BK số 11
- Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: có trách nhiệm tập hợp CPSX trong kỳ thông qua các báo cáo của các xí nghiệp gửi lên để từ đó tính giá thành sản phẩm của từng loại thành phẩm nhập kho
- Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm
2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán của Bộ tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 Hiện nay, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là: Nhật ký chứng từ Công ty sử dụng hầu hết các NKCT chỉ có NKCT số 3 và NKCT số 6 không sử dụng do Công ty không
sử dụng TK 113 và TK 151 Sơ đồ trình tự ghi số PP Nhật ký chứng từ (Phụ lục - Biểu số 6)
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên
Kỳ kế toán của Công ty được áp dụng theo tháng Niên độ kế toán áp dụng theo năm Ngày mở sổ là ngày 01/01 và ngày khoá sổ là 31/12 hàng năm Công ty tiến hành lập báo cáo theo tháng, quý và năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán và lập BCTC của Công ty là Đồng Việt Nam
BCTC gồm: Bảng CĐKT; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh BCTC, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 63 Tổ chức công tác kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu
3.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ
Kế toán tiền mặt tại quỹ phải sử dụng các chứng từ bắt buộc sau đây theo quy định của quyết định số 15 ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phiếu thu mẫu số 01/TT-BB, Phiếu chi mẫu số 02-TT/BB, Biên lai thu tiền mẫu số 06-TT/BB Kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt” để hạch toán Ngoài
ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: 112, 121, 141, 152,
153, 156, 211, 511, 515…
Báo cáo thu chi quỹ tiền mặt (Phụ lục - Biểu số 07)
Ví dụ: Ngày 10/02/2008 Công ty đến Ngân hàng Công thương xin rút
230 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi của mình về nhập quỹ tiền mặt Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 111: 23.000.000 VNĐ
Có TK 112: 230.000.000 VNĐ
3.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Tiền gửi ngân hàng là số tiền Công ty gửi tại các ngân hàng, kho bạc giúp cho việc thanh toán của Công ty với đối tác được thực hiện nhanh chóng,
an toàn và phù hợp với các chế điih quản lý thanh toán theo quy định và giúp
đỡ Công ty thu được lãi từ tài khoản tiền gửi Công ty sử dụng các chứng từ sau: Các giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, các bản sao kê của ngana hàng kèm theo các chứng từ gốc như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản…
Ví dụ: Ngày 10/02/2008 Kế toán trưởng của Công ty đến ngân hàng xin chuyển khoản số tiền là 157 triệu đồng để thanh toán cho Công ty vật tư Ngày 11/02/2008 Công ty đã nhận được giấy bán Nợ của ngana hàng Kế toán định khoản như sau:
Trang 7* Ngày 10/02/2008 Nợ TK 113: 157.000.000 VNĐ
Có TK 112: 157.000.000 VNĐ
* Ngày 11/02/2008 Nợ TK 331 (Công ty vật tư): 157.000.000 VNĐ
Có TK 113: 157.000.000 VNĐ
3.3 Kế toán Nguyên vật liệu
3.3.1 Phân loại nguyên vật liệu
Hiện nay tại Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội, nguyên vật liệu được chia thành: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, bao bì và phế liệu thu hồi
3.3.2 Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là việc sử dụng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội đánh giá nguyên vật liệu theo CMKTVN số 2 “Hàng tồn kho”, quy định vật tư phải được đánh theo giá gốc
* Đánh giá nguyên vật liệu tại thời điểm mua
Giá gốc NVL = Giá mua + Các loại thuế không được hoàn lại + CP vận chuyển bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các CP liên quan trực tiếp – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua
* Xác định trị giá NVL xuất kho
Tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Theo phương pháp này, trong tháng khi xuất hàng kế toán chỉ ghi theo số lượng xuất, cuối tháng tính giá đơn vị bình quân, sau đó mới tính giá đơn vị hàng xuất kho Cuối tháng tính giá đơn vị hàng xuất kho theo CÔNG TY:
Trang 8Số lượng VL
Tổng giá thực tế VL nhập trong kỳ
3.3.3 Kế toán chi tiết NVL
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội sử dụng phương pháp thẻ
song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu (Phụ lục - Biểu số 08)
Các chứng từ Công ty sử dụng: Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê vật tư, hoá đơn cước phí vận chuyển, Các chứng từ phản ánh thanh toán tiền mua hàng như: phiếu chi, giấy báo nợ Để hạch toán Công ty
sử dụng các Tk: TK152: Nguyên vật liệu, các TK liên quan: TK111, TK112, TK331…
3.3.3.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm nguyên vật liệu
Sơ đồ kế toán tăng giảm nguyên vật liệu theo PP KKTX (Phụ lục - Biểu
số 9)
3.3.3.1.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu
Phiếu nhập kho (Phụ lục - Biểu số 10)
Ví dụ: Ngày 20/8/2009 Công ty mua 300 tấn xi măng với đơn giá 985.000 VNĐ/tấn Thuế xuất thuế GTGT: 10% Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK152: 29.550.000 VNĐ
Nợ TK133(1): 29.550.000
Có TK133: 298.455.000
3.3.3.1.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu
Phiếu xuất kho (Phụ lục – Biểu số 11 )
Trang 9Ví dụ: Ngày 01/10/2008 Công ty xuất kho 5 tấn thép φ 6 phục vụ cho quá trình sản xuất với tổng giá trị là 9.450.000 VNĐ Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK621: 94.500.000 VNĐ
Có TK152: 94.500.000 VNĐ
3.4 Kế toán TSCĐ
Tình hình đầu tư TSCĐ của Công ty (Phụ lục - Biểu số 12 )
TSCĐHH của Công ty được phân loại theo nguồn hình thành, tức là được phân thành: TSCĐHH mua sắm bằng nguồn vốn tự có và TSCĐHH có được do nguồn vốn vay TSCĐHH tại Công ty được đánh giá theo nguyên giá
và giá trị còn lại
* Nguyên giá TSCĐHH = Giá mua + Các CP liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng + Các khoản thuế không được hoàn lại – Các khoản chiết khấu, giảm giá.
* Giá trị còn lại của TSCĐHH = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế
3.4.1 Hạch toán chi tiết TSCĐHH
Các chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tình hình và phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ liên quan khác Công ty sử dụng các TK như: TK221,
Trang 10Thuế suất thuế GTGT là: 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt Kế toán định khoản như sau:
3.4.3 Kế toán khấu hao TSCĐHH
Hiện Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội đang áp dụng PP tuyến tính để tính khấu hao TSCĐ
Thời gian sử dụng
3.5 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3.5.1 Kế toán tiêề lương
Do đặc thù của loại hình sản xuất, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng
Hà Nội hiện nay áp dụng hai hình thức trả lương cho nhân viên
- Trả lương theo thời gian: áp dụng hình thức này đối với lao động gián tiếp như: nhân viên quản lý hành chính và các nhân viên quản lý phân xưởng
- Trả lương theo sản phẩm: áp dụng hình thức này đối với các lao động trực tiếp làm việc tại xí nghiệp
Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương với người lao động (Phụ lục - Biểu số 13)
Trang 113.5.1.1 Phương pháp trả lương tại Công ty
3.5.1.1.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc
Lương được lĩnh = Lương – Các khoản phải khấu trừ.
Hàng tháng tiền lương của công nhân được lĩnh làm 2 kỳ:
- Tạm ứng kỳ 1: Lĩnh vào ngày 10 hàng tháng Số tiền tạm ứng kỳ 1 do Công ty quy định và không vượt quá 70% tổng lương tháng mà cán bộ công nhân viên nhận được
- Lương kỳ 2: là khoản thực lĩnh còn lại sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ và được lĩnh vào ngày 03 của tháng tiếp theo
Lương thực tế = Lương sản phẩm + Lương thời gian + Phụ cấp
Các chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương… Công ty sử dụng các TK sau để hạch toán: TK334, TK334(1) Phải trả công nhân viên (lương), TK334(9): Phải trả công nhân viên (cơm ca), TK622, TK627, TK642 và các TK liên quan khác
Ví dụ: Tháng 10/2009 tiền lương trả cho Phó tổng giám đốc là 7.000.000 VNĐ Công ty đã trích TK tiền gửi ngân hàng của mình chuyển vào TK của Phó tổng giám đốc Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK334:7.000.000 VNĐ
Có TK112: 7.000.000 VNĐ
3.5.2 Kế toán các khoản trích theo lương
Trang 12- BHXH: được áp dụng cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí Tỷ lệ trích là 20% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó: 15% được tính vào CP SXKD: 5% tính vào thu nhập của người lao động (trừ vào tiền lương của người lao động).
- BHYT: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền CP như: khám chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau, nghỉ đẻ… Tỷ lệ trích nộp là 3% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó: 2% được tính vào CP SXKD, 1% tính vào thu nhập của người lao động (trừ vào tiền lương của người lao động)
- CPCĐ: được dùng để chi cho các hoạt động công đoàn Tỷ lệ trích nộp
là 2% trên tổng quỹ lương thực tế, tính toàn bộ vào CP SXKD
Các chứng từ sử dụng: Bản thanh toán lương, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Giấy chứng nhận chỉ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH Công ty sử dụng các TK: TK338: Phải trả phải nộp khác Trong đó, sử dụng các TK chi tiết: TK338(2): Kinh phí công đoàn, TK338(3): BHXH, TK338(4): BHYT, TK138: Phải thu khác
3.6 Kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.6.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, chi phí sản xuất được
hạch toán theo PP KKTX Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất (Phụ lục - Biểu số 14)
3.6.1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng
Hà Nội bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí vận chuyển Số lượng nguyên vật liệu chuyển cho Công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao của từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm Định mức này được khách hàng
Trang 13và Công ty nghiên cứu, xây dựng trên điều kiện cụ thể của hai bên Chính vì
lý do trên mà khi nhận gia công toàn bộ trị giá nguyên vật liệu không được tính vào giá thành sản phẩm mà chỉ có chi phí vận chuyển nguyên vật liệu mới được tính vào giá thành sản phẩm
Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính (Phụ lục - Biểu số 15)
Dựa vào Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính, kế toán định khoản:
3.6.1.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty bao gồm: tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm ở các xí nghiệp; phân xưởng, các khoản trích theo lương như: BHXH; BHYT; KPCĐ của bộ phận công nhân này Ngoài lương chính thì mỗi công nhân trong tháng còn có thêm khoản lương phụ nhờ thưởng năng suất; làm thêm giờ; tiền phụ cấp hoạt động công đoàn; tiền độc hại Công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm
Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, Công ty thực hiện chế độ khoán lương theo tỷ lệ % trên doanh thu Kế toán tiền lương tính quỹ lương
mà từng xí nghiệp được hưởng theo căn cứ vào doanh thu mà các xí nghiệp thực hiện được trong kỳ và tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng
Quỹ lương = Tổng sản lượng x Đơn x Tỷ lệ % x Tỷ giá thực tế
Trang 14của XN
trong kỳ
SP hoàn thành
do XN sản xuất trong kỳ
giá thành phẩm
lương XN được hưởng
liên ngân hàng tại thời điểm tính lương
Bảng phân bổ tiền lương và các đối tượng sử dụng (Phụ lục - Biểu 16 )
Qua bảng phân bổ, sử dụng TK622, kế toán định khoản như sau:
BT1: Nợ TK 622: 5.709.889
Có TK 334: 5.709.889BT2: Nợ TK 622: 567.511
Có TK 338: 567.511
3.6.1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được kế toán Công ty tập hợp cho toàn Công ty trên cơ sở các chứng từ, sổ sách kế toán tập hợp như: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Các bảng phân bổ do các bộ phận kế toán chi tiết tiền lương, TSCĐ chuyển sang
Sơ đồ hạch toán Chi phí sản xuất chung (Phụ lục - Biểu số 17)
Trong chi phí sản xuất chung, chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất được tính theo tỷ lệ khấu hao đã quy định và việc tính khấu hao được công ty thực hiện theo quy định 166/BTC Hàng tháng, kế toán căn cứ vào tỉ lệ khấu hao quy định để mức khấu hao TSCĐ theo công thức:
Mức khấu hao
Tỉ lệ khấu hao cơ bản của TSCĐ 4
Căn cứ vào bảng “Tổng hợp chi phí sản xuất chung” kế toán tiến hành
ghi vào bảng kê số 4, từ đó ghi vào sổ cái TK 627 Sổ cái TK 627 (Phụ lục - Biểu số 18)
Trang 15BT1: Nợ TK 627: 787.644.719
Có TK 334: 787.644.719BT2: Nợ TK 627: 89.982.865
Có TK 338: 89.982.865BT3: Nợ TK 627: 1.579.689.861
Có TK 214: 1.579.689.861BT4: Nợ TK 627: 484.988.039
Dựa vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu liên quan, cuối mỗi quý kế toán tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo phương pháp hệ số
Bảng tính giá thành sản phẩm ADK-001 (Phụ lục - Biểu số 20)
Dựa vào bảng tính giá thành sản phẩm ADK-001, kế toán định khoản:BT1: Tập hợp CP SXKD cho mã hàng ADK-01
Nợ TK 154: 155.696.669,5
Có TK 621: 1.122.487,5
Có TK 622: 94.161.014
Có TK 627: 60.143.168BT2:
Nợ TK 155: 155.696.669,5
Trang 16Có TK 154: 155.696.669,5
Trang 17PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
1 Thu hoạch
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội
em đã thu hoạch được những kiến thức sau:
- Qua thời gian thực tập và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội em đã có những nhận thức rõ ràng hơn về các nội dung và nghiệp vụ kế toán mà em đã được đào tạo tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Em đã biết được tầm quan trọng của công tác kế toán đối với hoạt động của một công ty Thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định của quản lý
- Được tiếp xúc với cách làm việc chuyên nghiệp của các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty em đã trang bị được cho mình những kỹ năng còn thiếu như: cách xử lý chứng từ, xử lý thông tin…
2 Nhận xét
2.1 Những ưu điểm
Trong quá trình thực tập em nhận thấy Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Việt Nam đã thực hiện tốt công việc tổ chức hoạt động kế toán, các chế
độ và sổ kế toán, chứng từ kế toán… theo quy định của Bộ Tài chính
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp Việc áp dụng mô hình này là rất phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý cũng như quy mô sản xuất của Công ty
Hiện nay, phòng Kế toán được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại góp phần đơn giản hoá công tác kế toán, phục vụ cho việc kết xuất thông tin được thuận tiện và dễ dàng Sử dụng phần mềm kế toán mới New ACC 6.0 với giao diện thân thiện và kết hợp với việc thực hiện trên Excel giúp cho công tác kế toán hàng ngày tại đơn vị thú vị hơn, giúp cho ban lãnh đạo luôn
Trang 18sẵn có các thông tin từ chi tiết đến tổng hợp Các nhân viên có thể khai thác thông tin theo nhu cầu và quyền hạn của mình.
Việc theo dõi chi tiết các loại chi phí theo từng xí nghiệp, theo từng sản phẩm là hợp lý, vừa thuận tiện cho việc tập hợp chi phí cũng như thuận lợi cho việc tính giá thành các loại thành phẩm Việc không sử dụng TK 611 là hợp lý do Công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp
kê khai thường xuyên và không sử dụng một số hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và không sử dụng một số TK khác (đã được trình bày ở phần trên) là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty đã rất sáng suốt trong việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất Điều này làm nân cao tinh thần trách nhiệm và khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân
2.2 Một số điểm còn tồn tại và đề xuất khắc phục
1) Do Công ty mới chuyển đổi hình thức sở hữu nên trong việc tổ chức
bộ máy kế toán còn gặp nhiều khó khăn Các nhân viên kế toán phần hành thường phải kiêm thêm một vài phần hành khác làm cho khối lượng công việc
là rất lớn Áp lực công việc lớn như vậy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công việc Hệ thống mạng nội bộ của Công ty chưa đảm bảo do vậy việc kết xuất thông tin còn gặp nhiều khó khăn Để việc quản lý sản xuất và hạch toán được thực hiện tốt hơn, Công ty nên xem xét và thuê các chuyên gia về cài đặt phần mềm kế toán và xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Công ty
2) Công ty có thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn cả nước và nước ngoài, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty diễn ra thường xuyên và việc tíêp nhận các chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài là khá phổ biến Nhưng hiện nay bộ phận kế toán của Công ty chưa có cán bộ chuyên về dịch thuật nên việc dịch các chứng từ này sang tiếng Việt theo đúng quy định của
Bộ Tài chính Công ty còn gặp không ít khó khăn Theo em Công ty nên có
Trang 19những khoá đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên kế toán để thuận tiện trong công tác giao dịch.
3) Hình thức ghi sổ NKCT mà Công ty đang áp dụng có số lượng sổ kế toán lớn, mẫu sổ phức tạp và khó áp dụng các phần mềm kế toán máy Công
ty nên xem xét việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung Đây là hình thức kế toán rất phù hợp trong việc áp dụng kế toán máy Hình thức này có
ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép lại, đặc biệt thuận tiện trong việc phân công lao động và thuận lợi khi ứng dụng máy vi tính trong xử lý thông tin kế toán
4) Trên thực tế tại Công ty, NVL được đánh giá theo giá thực tế Cách đánh giá này có nhược điểm là không đáp ứng được nhu cầu thường xuyên, kịp thời của công tác kế toán NVL của Công ty rất đa dạng, biến động liên tục hàng ngày nên việc hạch toán gặp rất nhiều khó khăn Theo em, Công ty nên mở sổ danh điểm vật liệu Sổ này mở ra nhằm quy chuẩn tên gọi của từng vật liệu, tên vật liệu sẽ được đặt dưới các mã số thống nhất
5) Hiện tại Công ty chưa thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi nên không sử dụng TK 159 và TK 139 Về thực chất, các khoản dự phòng là quyền lợi tài chính của Công ty, nếu rủi ro thực sự xảy ra thì đó là nguồn bù đắp cho những thiệt hại đó Để khắc phục nhược điểm trên kế toán NVL cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng bán Điều này sẽ đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh
6) Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ Phương pháp này tuy đơn giản nhưng do TSCĐ trong Công ty có
số khấu hao tương đối lớn, rất dễ bị lạc hậu Do vậy Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh Giải pháp này một phần giải quyết được một phần đầu tư cho TSCĐ nhưng phương pháp này đòi hỏi lợi nhuận của Công ty phải đủ lớn Do vậy khi sử dụng giải pháp này Công ty nên kết hợp với công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường
Trang 20KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội với bề dày hoạt động từ năm 1958 có uy tín, thương hiệu và thị phần khá vững chắc trên thị trường Việt Nam Trải qua gần 50 năm phát triển Công ty đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm xây dựng Công tác hạch toán kế toán tại Công ty nhìn chung được thực hiện khá hiệu quả, đúng chế độ quy định Tuy vậy, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện
Trong thời gian hội nhập kinh tế Quốc tế Công ty cần nâng cao vị thế tài chính, hình ảnh, tăng cường sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng đối với Công ty sản phẩm của Công ty Do vậy việc hoàn thiện công tác kế toán là một nhiệm vụ cấp bách
Trên đây là toàn bộ Báo cáo thực tập của em tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội Để hoàn thiện được Báo cáo này, em xin chân thành cảm
ơn các cán bộ phòng Kế toán Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa kế toán trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đặng Văn Thanh đẫ tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành tốt bản Báo cáo thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 21PHỤ LỤC