Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê

95 1.4K 13
Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giọng điệu nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của hình thức tác phẩm văn học, là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại.Giọng điệu góp phần không nhỏ trong việc tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Có lẽ vì vậy mà từ lâu, vấn đề giọng điệu đã trở thành mảnh đất màu mỡ của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Đã có nhiều bài viết, công trình coi nó như một đối tượng nghiên cứu. Trong giai đoạn văn học sau 1975, đặc biệt là văn học từ thời kì đổi mới, khi cảm hứng sử thi đã nhường bước cho cảm hứng đời tư thế sự, thì vấn đề tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Trong số những nhà văn Việt Nam đương đại, Lê Minh Khuê là nhà văn đã sớm xác định cho mình một giọng điệu nghệ thuật rất đặc trưng, một phong cách riêng, độc đáo. Bà được xem là nhà văn có bút lực mạnh trong thể loại truyện ngắn nhờ một giọng điệu riêng không thể lẫn. Đó là một chất giọng nữ đằm thắm nhưng tỉnh táo, trữ tình mà quyết liệt trước những vấn đề của cuộc sống. Hiện nay, tuy đã nghỉ hưu nhưng Lê Minh Khuê vẫn tiếp tục sáng tác và khẳng định vị trí của mình. Vì vậy mà bà đã gặt hái được không ít thành công, trở thành một trong những cây bút nữ hàng đầu của văn học Việt Nam. Nhà văn Lê Minh Khuê đã đoạt nhiều giải thưởng cao quý – hai lần đoạt giải của Hội nhà văn Việt Nam, năm 1987 với tập “Một chiều xa thành phố”, năm 2000 với tập “Trong làn gió heo may”. Năm 1994 giải thưởng của tạp chí Văn nghệ quân đội với tập “Bi kịch nhỏ”. Và mới đây, tháng 4/2008, Lê Minh Khuê vinh dự đoạt giải thưởng văn học quốc tế lần thứ nhất 2 mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong - zun Lee với tập truyện ngắn “Những ngôi sao, trái đất, dòng sông” (The Stars, The Earth, The River). Đặc biệt, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa lớp 9. Có thể coi đây chính là thành tựu nổi bật trong cuộc đời viết văn của Lê Minh Khuê. Với một nhà văn có những thành tựu và đóng góp to lớn như vậy, thì việc tiến hành nghiên cứu về giọng điệu nghệ thuật riêng của nhà văn ấy là một điều cần thiết và hết sức thú vị với chúng tôi. Vì vậy, khi chọn đề tài “Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê”, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giúp bạn đọc nắm bắt được chất giọng riêng của nhà văn trong sáng tác. Từ đó, chúng ta nắm được chìa khóa để đi sâu vào thế giới nghệ thuật của Lê Minh Khuê, đồng thời có thêm cơ sở để hiểu một cách khái quát về phong cách độc đáo cũng như những đóng góp có giá trị của nhà văn này đối với văn học Việt Nam đương đại. Vấn đề giọng điệu đến nay không còn là mới mẻ với các nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, luận án, luận văn viết về vấn đề này. Đó là M.Khrapchenco với “Cá tính sáng tạo của các nhà văn và sự phát triển của văn học” , “Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực và con người”, là M.Bakhtin với “Lí luận và thi pháp tiểu thuyết”, “Những vấn đề thi pháp Đôxtoiepki”. Ở trong nước, có Trần Đình Sử với “Thi pháp thơ Tố Hữu”, có Hoàng Ngọc Hiến với “Giọng điệu trong văn chương”, hay “Tập bài giảng nghiên cứu văn học”, có Nguyễn Đăng Điệp với “Giọng điệu trong thơ trữ tình”, có Nguyễn Đăng Mạnh, có Lê Lưu Oanh…Hiện nay, các công trình nghiên cứu về Lê Minh Khuê có thể nói là chưa nhiều, chủ yếu là các bài nghiên cứu, giảng dạy trong phạm vi nhà trường. Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến các luận văn, luận án ngữ văn, như : luận văn thạc sĩ của Mai Thị Thúy Ninh 2002, Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Truyện ngắn Lê Minh 3 Khuê”, luận văn thạc sĩ của Cao Thị Hồng, 2003, Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Truyện ngắn Lê Minh Khuê, nhìn từ thi pháp thể loại”, luận văn thạc sĩ của Đinh Lưu Hoàng Thái 2006, Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê”…Ngoài ra, còn một số những bài viết nhỏ lẻ được đăng rải rác trên một số báo, tạp chí. Đó cũng là những ý kiến, những tư liệu quý báu giúp cho quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nhà văn Lê Minh Khuê được thuận lợi hơn. Nhìn chung những ý kiến đánh giá về tác phẩm và tác giả Lê Minh Khuê hết sức đa dạng, có cả những ý kiến đánh giá xuôi chiều và những ý kiến ngược chiều, thậm chí có những cuộc tranh luận sôi nổi về nhà văn này. Dù chưa nhiều, nhưng các nhà nghiên cứu đã đánh giá khá kĩ lưỡng vị trí cũng như những đóng góp của Lê Minh Khuê. Có thể khái quát những nhận xét và đánh giá trên một số những nét lớn sau : 1. Về sáng tác: Mặc dù đã sáng tác cả tiểu thuyết, nhưng thành tựu và đóng góp mà Lê Minh Khuê đạt được chủ yếu ở thể loại truyện ngắn. 2. Về quan niệm: Lê Minh Khuê nhất quán quan niệm “tả chân”, tức là nhà văn luôn nhìn thẳng vào hiện thực. Như thế, không có nghĩa là Lê Minh Khuê lệ thuộc vào nó, mà nhà văn coi hiện thực như một phương tiện để chuyển tải những suy nghĩ, nhận thức của mình về cuộc sống, con người. Kể cả những sáng tác theo cảm hứng nhìn nhận lại quá khứ của Lê Minh Khuê cũng dựa trên quan niệm này. Có thể coi Lê Minh Khuê là nhà văn có bản lĩnh trong sáng tác. 3. Về nghệ thuật: Lê Minh Khuê đã có những đổi mới về bút pháp để thích ứng với thời đại. Truyện ngắn của bà có giọng điệu riêng, đa thanh và phức điệu. Từ nhiều góc độ, các công trình, bài viết đã chú ý khai thác làm nổi bật các phương diện sáng tác của nhà văn Lê Minh Khuê về nội dung và 4 nghệ thuật, thi pháp, thể loại, phong cách. Qua những thống kê và đánh giá sơ bộ như trên, có thể thấy những phương diện liên quan đến giọng điệu văn chương Lê Minh Khuê đều đã được tìm hiểu ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nhìn nhận giọng điệu Lê Minh Khuê ở mức độ chuyên sâu thì đến nay chưa có bài viết hoặc công trình nào quan tâm đúng mức. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Vận dụng những lí thuyết về giọng điệu để tiếp cận ruyện ngắn của Lê Minh Khuê nhằm mục đích nắm bắt được chính xác những gam giọng điệu chính của nhà văn. Trên cơ sở đó, thêm một lần khẳng định những đóng góp của Lê Minh Khuê cho nền văn học hiện đại nước nhà. 2.2. Thông qua việc tìm hiểu giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê, luận văn chỉ rõ những khác biệt về giọng điệu của văn học đương đại so với văn học giai đoạn trước 1975. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Luận văn trình bày những vấn đề lí thuyết về giọng điệu. 3.2. Chỉ ra những đặc sắc trong giọng điệu của Lê Minh Khuê nhằm làm nổi bật những đóng góp của nhà văn. 4. ĐÔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sẽ hướng trọng tâm nghiên cứu vào tìm hiểu giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê qua việc tìm hiểu những phương diện sau: các yếu tố chi phối sự hình thành giọng điệu, các giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê, từ đó xác định vị trí và đóng góp của nhà văn. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Lê Minh Khuê đã được in trong các tập : 1. Cao điểm mùa hạ (1978) 2. Truyện ngắn Lê Minh Khuê (1994) 3. Trong làn gió heo may (1999) 4. Một mình qua đường (2006) 5. Lê Minh Khuê truyện ngắn chọn lọc (2002) 6. Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông (2008) Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, vì vậy những tài liệu lí luận về lí thuyết giọng điệu cũng được chúng tôi quan tâm khai thác. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm một số tác phẩm của những nhà văn cùng thời để so sánh và đối chiếu, nhằm làm rõ những đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau : 5.1. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học Tác phẩm văn học là một cấu trúc hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tạo nên cấu trúc có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng. Luận văn đặt yếu tố giọng điệu trong mối quan hệ biện chứng để xem xét sự hình thành và những đặc điểm đặc thù của giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê. Đặc biệt trong sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Giọng điệu là yếu tố hình thức mang tính nội dung, thể hiện nội dung và tư tưởng của tác phẩm văn học. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống Phương pháp nghiên cứu hệ thống cho phép xem xét giọng điệu trong hệ thống các yếu tố không chỉ của tác phẩm, mà rộng hơn trong sự chi phối của các yếu tố khác thuộc quá trình sáng tạo và môi trường văn hóa - lịch sử. Điều đó giúp cho việc cắt nghĩa các vấn đề giọng điệu Lê Minh Khuê được đầy đủ hơn và thấu đáo hơn. Nhất là khi nghiên cứu giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê trong giai đoạn sáng tác thời kì chiến tranhgiải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước 1975 và thời kì phát triển kinh tế thị trường với những biến đổi phức tạp của xã hội và con người sau 1975. 5.3. Phương pháp so sánh - lịch sử Phương pháp so sánh - lịch sử cho phép tìm hiểu sự tiến triển của các yếu tố thi pháp. Phương pháp này giúp chỉ ra sự chuyển giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê ở những thời điểm khác nhau cùng với những cung bậc khác nhau của cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn. Trong những điều kiện có thể, phương pháp so sánh – lịch sử cũng giúp cho việc tìm hiểu sự độc đáo trong giọng điệu Lê Minh Khuê so với các nhà văn khác. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6.1. Có được những kết luận khoa học về giọng điệu trong sáng tác của Lê Minh Khuê, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. 6.2. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Lê Minh Khuê và giọng điệu nghệ thuật trong văn học Việt Nam đương đại. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ GIỌNG ĐIỆU 1.1. CÁC QUAN NIỆM VỀ GIỌNG ĐIỆU Từ trước tới nay trong văn học, chúng ta thường bắt gặp khái niệm “hơi văn”, “khí văn” hay “tone”. Đó đều là những cách gọi khác nhau của giọng điệu. Với tư cách là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, giọng điệu đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận ra vai trò quan trọng của giọng điệu nghệ thuật trong việc khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Trong Những vấn đề thi pháp học hiện đại giáo sư Trần Đình Sử khẳng định “Phân tích tác phẩm văn học mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn”. Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến lại cho rằng: “Câu văn có hồn là câu văn có giọng, ngữ điệu, bởi vì từ ngữ của bài văn được chọn có thông báo nhiều điều quan trọng nhưng bài văn không có giọng đọc lên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết”[2]. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã xuất hiện trong không ít các công trình nghiên cứu, nhưng giọng điệu vẫn là một khái niệm cần tìm hiểu để được lập luận một cách chặt chẽ hơn. Nói một cách khác, khái niệm này dường như vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, chúng ta vẫn thấy 8 một sự thật, đó là giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất cao về khái niệm này. Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc trong Bách khoa thư Mĩ có định nghĩa: “Tone là âm thanh được xét trong sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó”. Đây chính là cách quan niệm về giọng điệu trên lập trường của ngôn ngữ học. Nhà phê bình văn học K. Danziger và S.John trong cuốn “Nhập môn phê bình văn học” năm 1961 đã đưa ra nhận định về “tone” - “là phạm trù có liên quan đến tất cả các yếu tố tạo nên văn phong (style)(…) bao gồm: cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh và nhịp điệu (…) là một biểu hiện của một thái độ về phía đối tượng (object) được nêu rõ hay ngụ ý. Đến năm 1971, trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, M.H. Abrams đã nêu một cách cụ thể hơn. Theo ông, “tone” có nghĩa “là thái độ của người phát ngôn văn học đối với người nghe (auditor) của anh ta”. Cùng hướng với các tác giả trên, năm 1989, Katie Wales trong “Từ điển phong cách học” quan niệm, “tone” “được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những xúc cảm hoặc tình cảm đặc biệt nào đó”[2]. Khrapchenkô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, khi bàn về giọng điệu nghệ thuật lại cắt nghĩa theo một phạm vi hết sức rộng: “Giọng điệu, hiểu theo nghĩa rộng của từ đó không phải chỉ là màu sắc xúc cảm của thiên truyện hay của hành động kịch mà là một cái gì hơn thế”. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp truyện Kiều đã cho rằng: “Giọng điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mĩ…Giọng điệu văn học là hiện tượng “siêu ngôn ngữ học”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Giọng điệu là 9 biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống”. Hay trong một công trình khác, ông khẳng định: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả…Giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống” [54, tr.142]. Có thể thấy, trong quan niệm của Trần Đình Sử, giọng điệu là một hiện tượng đã vượt ngoài “tầm kiểm soát” của ngôn ngữ, và được tạo nên bởi mối quan hệ giữa thái độ, cảm xúc của nhà văn với hiện thực cuộc sống. Như vậy, quan niệm này không chỉ chú ý tới khía cạnh thái độ cảm xúc, lập trường tư tưởng, tình cảm của tác giả, mà còn chú ý tới tính chi phối của phạm vi hiện thực (đề tài) tới giọng điệu. Theo cách khác, Lê Huy Bắc trong bài viết Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại lại không thể hiện một cách trực tiếp quan niệm của mình, mà thông qua việc phân biệt giọng và giọng điệu để giới hạn nội hàm của khái niệm. Theo ông: “Giọng điệu là âm thanh xét ở góc độ tâm lí, biểu hiện các thái độ : buồn, vui, hờ hững…”. Với cách giới hạn này, có thể nói Lê Huy Bắc đã phát hiện ra bản chất của giọng điệu. Tuy nhiên nó vẫn chưa là một khái niệm đầy đủ. Trong chuyên luận Giọng điệu trong thơ trữ tình, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã có sự nghiên cứu khá kĩ càng về giọng điệu trong văn học. Tác giả đã bày tỏ khá rõ nét quan niệm về vấn đề này. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người, không xẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống”. Như vậy, tuy chưa hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng các nhà phê bình, nghiên cứu đều ít nhiều có sự gặp gỡ nhau ở khía cạnh này hay khía 10 cạnh khác trong quan niệm về giọng điệu. Từ các quan niệm, nhận thấy giọng điệu đã được nhìn nhận chủ yếu theo khuynh hướng: giọng điệu là biểu hiện của lập trường tư tưởng, thái độ của nhà văn với hiện thực cuộc sống. 1.2. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIỌNG ĐIỆU Từ điển thuật ngữ văn học, mục từ “Giọng điệu”, các soạn giả đã đưa ra khái niệm về giọng điệu như sau : “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với đối tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm(…) Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thi hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc, Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra một tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Không nên lẫn lộn giữa giọng điệu và ngữ điệu là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu…,chỗ ngừng. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng điệu “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo, chứ không đơn điệu” [25,tr.134]. Như vậy, xét về mọi phương diện thì khái niệm trên đây là tương đối hoàn chỉnh, có thể bao quát mọi khía cạnh của giọng điệu. Chúng tôi chấp [...]... theo khuynh hư ng s thi Trong dòng ch y văn h c y, Lê Minh Khuê là m t trong nh ng tác gi n vi t nhi u và vi t hay v cu c kháng chi n th n thánh c a dân t c H i ng gi i thư ng gi i văn h c qu c t Byeong - Julee kh ng nhà văn n hàng u, Lê Minh Khuê ban u ư c bi t nh: “Là m t n b ng nh ng tác ph m vi t v nh ng cô gái trong cu c chi n tranh gi nư c” Lê Minh Khuê không vi t v chi n tranh v i c m th c c a m... sáng tác c a Lê Minh Khuê trư c năm 1975 sát u bám tài chi n tranh Chính i u này ã giúp cho tác ph m c a nhà văn hoà vào dòng ch y chung c a văn h c dân t c 2.1.2 C m h ng lãng m n cách m ng Khuynh hư ng s thi là trư c năm 1975 c i m bao trùm sáng tác c a Lê Minh Khuê i cùng v i nó là c m h ng lãng m n cách m ng, th m nhu n tinh th n l c quan chi n th ng 24 Do c i m c a th i i, Lê Minh Khuê cùng các... thái i tư ng sáng , c m xúc c a tác gi Vì th , khi nghiên c u tác ph m c a Lê Minh Khuê, chúng ta không th b qua vai trò c a nó i vào nghiên c u gi ng i u ngh thu t trong truy n ng n Lê Minh Khuê, chúng tôi ã tìm hi u và khái quát m t m c nh t nh nh ng gi ng i u ch y u c a nhà văn 2.2.1 Gi ng i u h n nhiên, trong tr o Lê Minh Khuê sinh năm 1949, n năm 1967, nhà văn tham gia l c lư ng thanh niên xung... văn c a Lê Minh Khuê i u trong tr o, h n nhiên, l i ó chính là gi ng m th m, tr tình Nhân v t c a truy n ng n Lê Minh Khuê trư c năm 1975 h u h t là nh ng h c sinh trung h c, nh ng sinh viên tòng quân gi t gi c Hơn th , chính b n thân nhà văn lúc ó cũng là m t cô gái tr trung và h n nhiên Tái hi n l i cu c s ng chi n u c a nh ng ngư i lính và c a chính mình, không 28 gì thích h p hơn v i Lê Minh Khuê. .. tài này ư c Lê Minh Khuê khéo léo l ng ghép, an cài Vì th mà có th cùng m t tác ph m c a nhà văn chúng ta có th th y nhi u tài cùng m t lúc Nhân v t chính trong các tác ph m vi t v chi n tranh c a Lê Minh Khuê ch y u là nh ng cô gái thanh niên xung phong trên nh ng cung ư ng Trư ng Sơn, nh ng ngư i lính trên tuy n l a ây chính là l c lư ng ch l c c a cu c chi n - nh ng ngư i tr c ti p làm lên chi n th... i u ng i ca, t hào quán xuy n toàn b tác ph m c a Lê Minh Khuê trư c 1975 H u như tác ph m nào chúng ta cũng th y s ng i ca sôi n i cho nh ng ngư i chi n sĩ Lê Minh Khuê th y ư c m nh c v v t ch t và tinh th n ây là chân dung “Cao i m mùa h ”: “ i i trư ng i h y s c i trư ng Tuân trong ng kia, trên m t mô t, không quay l i khi Huy g i i i trư ng n i lên gan góc trông xa như m t b c tư ng dũng sĩ L i... t n vì cu c chia tay Dáng chi n sĩ th t p p như tâm h n và lòng dũng c m c a h ” Lê Minh Khuê ca ng i h m t cách n ng nhi t: “Th c tình trong suy nghĩ c a tôi, nh ng ngư i thông minh, can p nh t, m và cao thư ng nh t là nh ng ngư i m c quân ph c, có ngôi sao trên mũ” Lí gi i v gi ng i u ng i ca, t hào trong văn Lê Minh Khuê ch có th căn c vào nh ng tình c m sôi n i, d t dào c a nhà văn dành cho nh ng... p th anh hùng, g m nh ng ngư i lính có tên và không tên, chi n c a t p th , c a tình ng chí, ng u và chi n th ng d a trên s c m nh i Minh Khuê trư c năm 1975 cũng chính là c i m nhân v t truy n ng n Lê c i m chung c a nhân v t văn h c cùng th i Sau năm 1975, Lê Minh Khuê có m ng tác ph m ti p t c tri n khai tài chi n tranh Nhưng nh ng tác ph m v sau này ư c vi t theo bút pháp hoàn toàn khác N u như... p làm lên chi n th ng Vi t v tài chi n tranh, tâm th c a Lê Minh Khuê cũng như h u h t các tác gi cùng th i, ó là luôn nhìn cu c chi n tranh v qu c c a dân t c b ng cái nhìn s thi ít nhi u có tính thi v hóa Vì v y nhà văn luôn t nhân v t c a mình vào nh ng môi trư ng có th phát huy t i a nh ng ph m ch t t t c nh nào thì p Dù hoàn h , Lê Minh Khuê v n phát hi n ư c nh ng i m chung, ó là nh ng chàng... ng i u này không th có ư c b t c tác ph m nào, b t c ngư i nào, mà nó ch có ư c nh ng ngư i tr tu i, nh t là “tr lòng” Trong truy n ng n Lê Minh Khuê, gi ng i u trong tr o, h n nhiên có hai c p : c p gi ng i u nhân v t và c p gi ng i u ngư i k chuy n c truy n Lê Minh Khuê, ngư i c có th tìm th y ư c nh ng nhân v t cái h n nhiên, trong sáng c a chính mình c a m t th i tu i tr M t cách r t t nhiên, nhà . tìm hiểu giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê qua việc tìm hiểu những phương diện sau: các yếu tố chi phối sự hình thành giọng điệu, các giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê, . Điều đó giúp cho việc cắt nghĩa các vấn đề giọng điệu Lê Minh Khuê được đầy đủ hơn và thấu đáo hơn. Nhất là khi nghiên cứu giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê trong giai đoạn sáng tác thời kì chiến. bộ truyện ngắn của Lê Minh Khuê đã được in trong các tập : 1. Cao điểm mùa hạ (1978) 2. Truyện ngắn Lê Minh Khuê (1994) 3. Trong làn gió heo may (1999) 4. Một mình qua đường (2006) 5. Lê

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan