Giọng điệu ngợi ca, tự hào

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 32)

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊTR ƯỚC

2.2.2. Giọng điệu ngợi ca, tự hào

Giọng điệu ngợi ca, tự hào là chủ âm của tác phẩm văn học trước năm 1975 nói chung và truyện ngắn Lê Minh Khuê nói riêng.

Có thể nói, chưa ở đâu và chưa bao giờ trong văn học, con người lại toả sáng lung linh đến thế. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp chặt chẽ đã tạo nên giọng điệu ngợi ca sôi nổi, hùng tráng và đầy tự hào về con người. Chính giọng điệu này đã tạo nên dấu ấn đặc biệt cho văn học giai đoạn trước 1975. Truyện ngắn Lê Minh Khuê trước 1975 có thể coi như một

bản anh hùng ca hào hùng về cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh của dân tộc, với hàng loạt các tác phẩm được tập hợp trong tập “Cao điểm mùa hạ” như: Nhng ngôi sao xa xôi, Con sáo nh ca tôi, Cao đim mùa h, Tình yêu người lính, Mẹ…Trong tập truyện đầu tay này, để tạo nên “khoảng cách thiêng” cho nhân vật của mình, người kể chuyện Lê Minh Khuê thường đứng từ xa và thấp hơn nhân vật để kể lại. Vì vậy, nhân vật của bà thường hiện lên là những biểu tượng cao đẹp và bất tử của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đồng thời là đại diện xứng đáng của dân tộc, của cộng đồng, đó là những nhân vật mang tính “hoàn kết”. Tức là, dù đang viết về thời hiện tại, viết về những con người của “ngày hôm nay”, nhưng nhà văn lại như đang viết về một thời đại đã qua, như đang viết về những con người toàn vẹn, toàn bích. Có lẽ do tính chất biểu tượng và “hoàn kết” ấy của nhân vật, mà giọng điệu trong tác phẩm của Lê Minh Khuê cũng như trong hầu hết các tác phẩm cùng thời, đều là giọng điệu trân trọng tôn kính của sử thi.

Viết về chiến tranh, Lê Minh Khuê đã thành công trong việc tái hiện lại khung cảnh chiến trường khốc liệt. Đó là các cao điểm đèo Khe Ve, đường Q, cầu Mai Rùa…Đây là cảnh bom đạn khốc liệt trong chiến tranh: “Trong một

đêm, máy bay B52 ri hàng ngàn tn bom xung mt cây sốđường. Rng hai bên đường cháy rng rc ngày đêm. Nhng đoàn xe dùng vi bt nhúng nước ph kín chy qua khu rng la. Lái xe mc áo giáp, đội mũ st phóng xe qua, con mt căng lên và có người cháy xém c lông mày, lông mi. Ban đêm B52, B57, F4H …thi nhau th bom xung nhng toạ độđã quen. Ban ngày OV 10, L19 nhòm ngó tng chiếc lá còn li, liên tiếp pht đạn ci xung chỉđim cho phn lc đánh đường” (Cao điểm mùa hạ). “Bọn M chu nhn ném bom hn chế. Nhưng ở đây bom đẻ thêm ra. Trước ngày có khong ba chc tn bom trên mt cung đường. Giờđây, gp đôi, thm chí gp ba” (Con sáo nhỏ

thốn: “Lán trú quân cả ngày ướt sũng. B qun áo phơi na tháng không khô, bc mùi hôi sì sì. nhng li qua rng, vt đánh hơi người ngóc đầu dy như hàng triu cái đinh do, trông tua ta, lơ láo phát kinh” (Con sáo nhỏ

của tôi). Khó khăn, thiếu thốn là vậy, song con người vẫn sống và chiến đấu.

Chiến trường càng được miêu tả ác liệt, dữ dội bao nhiêu thì sự gan góc, oai hùng của con người càng được làm nổi bật bấy nhiêu. Đây chính là một trong những biện pháp mà nhà văn sử dụng để ngợi ca những nhân vật yêu quý của mình – những con người Việt Nam kiên trung.

Như hầu hết các tác giả cùng thời khi viết về cuộc kháng chiến của dân tộc, Lê Minh Khuê hướng vào ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người trong chiến đấu. Đó là Bình (Con trai của những người chiến sĩ), là Sim (Con sáo nhỏ của tôi), là Huy (Cao điểm mùa hạ)…

Sim (Con sáo nhỏ của tôi) là một cô thanh niên xung phong mới mười bảy tuổi. Người đọc hẳn không quên được cô thiếu nữ trong sáng, hồn nhiên với những trò nghịch ngợm khiến chị gái của cô phải đau đầu. Thậm chí, trước tình cảm của một chàng trai dành cho mình, cô vẫn bối rối đến phát khóc. Vậy mà cô gái hồn nhiên ấy lại là một cô thanh niên xung phong “thừa lòng dũng cảm”. Trước nhiệm vụ nguy hiểm cô không hề tránh né, mà đã xung phong một mình “làm cục nam châm biết đi” để dọn loại bom mới của kẻ thù - bom TN - loại bom sẽ nổ khi thoáng có hơi sắt. Câu chuyện về sự hi sinh của Sim được nhà văn kể lại như kể về một huyền thoại của chiến trường: “Bây giờđội thanh niên xung phong có hai ch em y đã ri khi con

đường dưới đèo Khe Ve, đi sâu vào mt trn. Các chiến sĩ lái xe trong y ra nói là vn gp cô em gái y. Cái cô ni tiếng tò mò và gan như cóc tía, đi đâu cũng mang con sáo nh” (Con sáo nh ca tôi).

Với mục đích dựng lên một tượng đài nghệ thuật về thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ chống Mĩ, Lê Minh Khuê một lần nữa gây ấn tượng với người

đọc bằng hình ảnh Bình. Nhà văn không tập trung miêu tả ngoại hình của nhân vật mà ngay từ đầu tác phẩm đã để cho Bình dần dần hiện lên qua lời kể của mẹ Hòa, của người kể chuyện bằng những nét phác họa thoáng qua. Đó là một chàng trai “dáng người cao ln, bàn tay cng cáp như tay th m”, “bàn tay m, mnh m và trung thc”. Tuy chỉ là “phác họa” nhưng giọng

điệu ngợi ca đã thể hiện rất rõ. Dường như tác giả ngay từ đầu đã muốn truyền cho người đọc ấn tượng về một chàng trai khỏe khoắn, cao lớn mà kiên cường. Ấn tượng ấy dần được củng cố khi về gần cuối truyện, bằng giọng điệu ngợi ca, nhà văn đã miêu tả lại cảnh chiến đấu anh dũng, kiên cường của Bình trong những giờ phút cuối cùng. Con tàu sắp chìm, Bình đã xung phong ở lại và anh là người được chọn để bắn yểm hộ cho đồng đội rút về an toàn:

“Bn Mĩ b nhào thp hơn và đánh hơi thy ha lc trên tàu có yếu đi. Tng ct nước dng lên cao ngt, bao kín con tàu, Bình vn bn quyết lit. T

trong khói la và nhng ct nước cao ngt có th nhìn rõ đường đạn ca anh.

Đường đạn không run, không trt v trí. Cho nên khi nhng chiếc AD-6 lao xung th bom napan hy dit con tàu, nhng đường đạn vn xé rách khói la lao lên, lao lên mãi…”. Đoạn văn là những dòng miêu tả thực nhưng lại

như một bản anh hùng ca, ngợi ca tinh thần hi sinh dũng cảm của con người. Phép điệp ở cuối đoạn văn “lao lên, lao lên mãi” đã tạo cho người đọc ấn tượng về những đường đạn không dứt . Bình đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng với sự kiên cường, tinh thần quyết tử với kẻ thù của người chiến sĩ. Ám ảnh về sự hi sinh của Bình vì vậy mà không nguôi quên trong lòng người đọc.

Tiếp tục dòng ngợi ca, tự hào về tinh thần chiến đấu hết mình của những thanh niên Việt Nam trong chiến tranh, Lê Minh Khuê một lần nữa ghi tạc vào lịch sử văn học tượng đài những người lính anh dũng bằng hình ảnh Miên và Huy trong “Cao điểm mùa hạ”. Lần đầu gặp Miên khi vừa đến đơn vị, Huy thấy cô xấu xí. Nhìn cử chỉ xoắn tóc của Miên, Huy đã thấy bực bội.

Nhưng sau một thời gian ngắn sống và chiến đấu bên cô, được chứng kiến tinh thần dũng cảm của Miên, cái cử chỉ ấy lại khiến Huy cảm thấy “dễ chịu”. Thậm chí, cả đại đội trưởng Tuân và Huy đều có cùng chung suy nghĩ, đó là nếu đặt Miên bên cạnh cô sinh viên da trắng, tóc dài, cả hai sẽ cùng chọn Miên. Còn Huy, anh đến đơn vị là bắt tay vào công việc ngay, không cần ngơi nghỉ . Huy đã bất chấp sự nguy hiểm của tính mạng để cứu máy. Anh khéo léo lái chiếc máy ra khỏi quả bom chưa nổ nhưng có thể nổ bất cứ lúc nào. Tinh thần chiến đấu của cả Huy và Miên đã góp phần giúp cho những đoàn xe ra trận nối dài không dứt.

Giọng điệu ngợi ca, tự hào quán xuyến toàn bộ tác phẩm của Lê Minh Khuê trước 1975. Hầu như ở tác phẩm nào chúng ta cũng thấy sự ngợi ca sôi nổi cho những người chiến sĩ. Lê Minh Khuê thấy được ở họ đầy đủ sức mạnh cả về vật chất và tinh thần. Đây là chân dung đại đội trưởng Tuân trong “Cao điểm mùa hạ”: “Đại đội trưởng đứng kia, trên mt mô đất, không quay li khi Huy gi. Đại đội trưởng ni lên gan góc trông xa như mt bc tượng dũng sĩ. Li gn đại đội trưởng dáng đẹp, mang súng lc bên hông, ging mt v tướng tr tui mt trn”. Dưới mắt nhà văn, người lính cụ Hồ đẹp trong

mọi hoàn cảnh, dù đó là lúc chia tay: “Các anh vừa đi phá bom v. Người ai cũng nhem nhuc. Ai cũng tươi tn vì cuc chia tay. Dáng chiến sĩ tht đẹp.

Đẹp như tâm hn và lòng dũng cm ca h”. Lê Minh Khuê ca ngợi họ một

cách nồng nhiệt: “Thc tình trong suy nghĩ ca tôi, nhng người đẹp nht, thông minh, can đảm và cao thượng nht là nhng người mc quân phc, có ngôi sao trên mũ”. Lí giải về giọng điệu ngợi ca, tự hào trong văn Lê Minh

Khuê chỉ có thể căn cứ vào những tình cảm sôi nổi, dạt dào của nhà văn dành cho những người lính. Nhà văn đã không hề dấu diếm tình cảm của mình, mà bộc lộ một cách trực tiếp qua tâm trạng Phương Định (Những ngôi sao xa

trên cao đim này mà òa lên khóc vì mt nim vui, mt nim hnh phúc tr

trung đang trào dâng. Tôi yêu tt c mi người, mt tình yêu nng nàn, khó nói mà có l ai đã đứng trên cao đim gia nhng gi phút này như tôi mi thu hiu…Nho vn thì thm. Nó cũng đang trng thái như tôi. Tình yêu ca nhng con người trong khói la, tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyn có nó trong tim là nhng người chiến sĩ”. Đôi khi do quá sôi nổi và nồng nhiệt mà giọng điệu ngợi ca đã sử dụng hình thức “nói quá” như một thủ pháp nghệ thuật: “Nghĩa trang y toàn tay dũng cm tr măng. Nếu còn sng, sau chiến tranh c mười tay như thế xây được mt thành ph ln”.

Ngợi ca tinh thần chiến đấu, hi sinh của những người lính nơi chiến trường, Lê Minh Khuê không quên sự kiên cường của những người mẹ - những người đã hi sinh những đứa con trai máu thịt của họ cho đất nước. Truyện ngắn “Mẹ” như như một khúc tráng ca về người mẹ Việt Nam anh

hùng. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, y sĩ Hiền không chỉ là một người thầy thuốc “làm việc tht gii” mà bà còn là một người vợ, một người

mẹ kiên cường. Trước sự hi sinh của đứa con trai độc nhất, bà không những không gục ngã mà còn có những quyết định sáng suốt, quyết định thông xe cho cao điểm mặc dù biết rằng có thể điều đó sẽ khiến cho thi hài đứa con không bao giờ tìm thấy. Người kể chuyện khi kể về y sĩ Hiền giữ giọng bình thản nhưng sự ngợi ca, tự hào bộc lộ rất rõ qua giọng điệu những nhân vật phụ. Những người cùng sống và làm việc với người mẹ ấy đã nói về bà bằng một giọng kính cẩn. Trước tấm lòng của bà, Quân - một đồng đội của Hải đã thốt lên: “Này Bội ơi!, Bi có biết không? Tôi là đàn ông mà tôi thy mình thua kém bà bô quá”. Cách gọi thân mật “bà bô” cùng biện pháp đòn bẩy đã làm nổi bật lên nghị lực phi thường của người mẹ. Dường như vậy là chưa đủ, giọng điệu ngợi ca còn được cất lên qua lời của Trúc - một nhân vật khác:

tai bà bô, nht là mình, tri ơi, tht là ngượng. Bây gi thì mình hiu ra ri. Mình ngu quá là ngu. Cu nghĩ mà xem, Bi. Nếu mình vào hoàn cnh bà bô, mình chết mt. Mt đứa con đầy sc sng như thế ! Mình không chu được

đâu. Thế mà bà bô chu được. Li còn quyết định lp đường khi chưa tìm thy xác con - Trúc khóc nc n - Mình đã nói vy nhng li ch ra sao. Mình ti quá. Mà bà bô thì tuyt vi như vy. Cu nghe my ông thương binh nói v bà bô ra sao không! Nghe đi”. Biện pháp so sánh “mình - bà bô” cùng

sự khẳng định mang tính tuyệt đối “tuyệt vời” đã một lần nữa thể hiện rõ nét phẩm chất anh hùng, bất khuất của người mẹ Việt Nam. Chính điều đó đã giúp Lê Minh Khuê tạo được sự đồng cảm đồng thời để lại những tình cảm sâu lắng trong lòng độc giả.

Không chỉ ngợi ca tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hi sinh của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà Lê Minh Khuê còn ngợi ca tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, tình yêu lứa đôi sắc son, chung thủy của những người lính nơi chiến trường. Ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm (Những ngôi sao xa xôi) Nho, Phương Định, Thao đoàn kết, đồng lòng và thương yêu nhau như chị em ruột. Tình đồng chí đồng đội chính là sức mạnh giúp họ vượt qua mọi nguy hiểm và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Cũng như họ, những thanh niên xung phong trên cao điểm đường Q (Cao điểm mùa hạ) cũng là một tập thể anh hùng và gắn bó. Nhờ có sự

anh dũng, sự phối hợp ăn ý, và trên hết là tình đồng đội, Miên và Huy đã san lấp hàng ngàn khối đất đá. Khi có quả bom nằm gần máy, họ đã phối hợp ăn ý để cứu được máy, làm giảm đi sự thiệt hại về người và của cho đơn vị. Sống giữa nơi mưa bom bão đạn của kẻ thù, Hải và Mai (Tình yêu người lính) vẫn có một tình yêu thật đẹp. Trong một trận B52 của kẻ thù, Mai đã bị thương nặng, mất đi hai bàn tay. Ý thức được sự mất mát của mình, biết mình không thể mang lại hạnh phúc cho người yêu, Mai đã từ chối tình yêu của Hải. Dù

vậy, Hải vẫn yêu cô và kiên quyết cưới cô làm vợ. Câu chuyện như một bản tình ca lãng mạn thể hiện khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người, đồng thời cho thấy cái nhìn lạc quan, tin yêu của nhà văn với cuộc sống.

Ngợi ca, trân trọng, tự hào về một thời hào hùng đã qua của dân tộc, tác phẩm của Lê Minh Khuê đã góp một phần không nhỏ vào việc vun đắp lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào trong lớp lớp thế hệ người Việt Nam bây giờ và cả mai sau. Điều đó thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của nhà văn, đồng thời cho thấy những đóng góp không nhỏ của Lê Minh Khuê cho nền văn học dân tộc.

Tiu kết

1. Nhìn một cách tổng thể, sáng tác trước 1975 của Lê Minh Khuê đã không hề đi chệch khỏi quĩ đạo của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Đó là tập trung vào đề tài chiến tranh với cảm hứng xuyên suốt là cảm hứng lãng mạn cách mạng.

2. Cần phải thấy rằng, văn học thời kì này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng cộng đồng, nhân vật văn học luôn được đặt trong những khuôn hình đã “hoàn kết”, hoặc tích cực, hoặc tiêu cực. Do vậy mà giọng điệu văn chương thời kì này nói chung và truyện ngắn Lê Minh Khuê nói riêng có tính chất đơn giọng, tính chất độc thoại. Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng và giọng điệu ngợi ca, tự hào trở thành những sắc điệu chính trong sáng tác của nhà văn.

3. Tính đơn giọng, độc thoại có thể được coi như đặc điểm và cũng là hạn chế về giọng điệu của văn học trước 1975. Tuy nhiên, chúng ta không thể

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)