CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU
3.1.2. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau
sau 1975
Nhà văn Lê Minh Khuê từng tâm sự: “Tôi ước gì cuộc sống này khá lên, đàn ông trong cộng đồng gương mẫu hơn, tốt hơn đểđàn bà đỡ tội hơn”.
Là một nhà văn nữ, Lê Minh Khuê hay viết về người phụ nữ. Nhân vật trong truyện ngắn của bà hầu hết là nữ (số lượng nhân vật nữ hơn hẳn nhân vật nam ). Họ thuộc đủ các tầng lớp trong xã hội. Nếu trong chiến tranh họ là
những cô thanh niên xung phong, những người lính, thì ở thời bình, họ là những người vợ, người mẹ của những lo toan đời thường. Viết về đề tài này, nhà văn tỏ ra rất am hiểu những vấn đề về phụ nữ, đặc biệt là tâm lý. Trong những trang văn của Lê Minh Khuê, người đọc có thể bẳt gặp hầu hết những gì thuộc về phái nữ. Từ tâm lý khi yêu đến những mốt quần áo, cả đến việc thực hiện thiên chức là việc sinh nở. Tất cả đều mang đặc thù của giới tính. Điều này được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm. Ngân (Mưa) sẽ không dễ
dàng bị chinh phục bởi Quốc nếu như hắn không nắm được tâm lý chung của nhiều cô gái, “Quốc cao 1,78m, nặng 69kg, một thân thể vừa độ chín của người đàn ông ở độ tuổi 30. Khuôn mặt hết sức ngạo mạn, khó gần với đôi mắt đẹp có cái nhìn lành lạnh. Ngân thích anh ta vì vẫn đến đây uống cà phê mà anh ta chảđể ý gì đến Ngân cả. Đó là cái chết của các cô gái từ xưa đến giờ vì Ngân cũng chỉ là đàn bà thôi. Bởi vì người đàn ông đáng giá là người
đàn ông chảđể ý gì đến ta”. Về thời trang, Lê Minh Khuê cũng là người thức
thời với những mốt thời thượng: “Tết nguyên đán và sau Tết là mùa xuân đẹp tuyệt với những kiểu áo len mới cộc tay, mặc bó sát vào người”(Một chiều
xa thành phố). Bà cũng nắm rõ nét tâm lý rất đặc thù của người phụ nữ trong
thời kỳ thực hiện thiên chức. Đây là tâm lý của Diễm (Bước hụt) khi mang bầu: “Cái thai tháng thứ tám khiến Diễm bứt rứt, Diễm hay thở hắt ra, ngao ngán nhìn cái nắng oi bức đang đốt cháy con đường trước cửa nhà”. “Đàn bà có chửa chỉ biết quan tâm tới cái bụng, còn thây kệ sự đời”. Cũng là một người mẹ như bao người mẹ khác, nhà văn thấy hết được ý nghĩa của con cái :“Đàn bà có con như có cả hành tinh”(Bước hụt). Cái dịu dàng đằm thắm của một người phụ nữ nhiều trải nghiệm ở Lê Minh Khuê như thấm vào từng trang viết. Có lẽ vì thế mà lúc nào ta cũng thấy được thấp thoáng đằng sau nhiều tác phẩm của nhà văn là hình ảnh một người phụ nữ mang đậm chất Á đông.
Kết thúc chiến tranh, hiện thực bề bộn của thời kỳ hậu chiến và đặc biệt là từ sau đổi mới khiến cho những cây bút không vững vàng sẽ phải lúng túng. Tuy nhiên, với nhà văn Lê Minh Khuê thì ngược lại. Nhà văn đã thu nhận tất cả những vang động của cuộc sống để phản ánh trong tác phẩm với những mảng hiện thực rộng lớn. Điều đó cho thấy khả năng bao quát hiện thực ở bề rộng của Lê Minh Khuê. Truyện ngắn Lê Minh Khuê không tập trung vào một mảng hiện thực nào cố định, mà ngược lại nhà văn luôn để tác phẩm của mình bao quát được những phạm vi không gian và thời gian lớn. Đọc truyện của bà có thể thấy vấn đề của cuộc sống được phát hiện ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ chuyện ở những vùng rừng núi xa xôi cho đến những hang cùng ngõ hẻm ở thành phố. Nhân vật thuộc nhiều loại người trong xã hội, nhiều tầng lớp, từ những kẻ cùng đinh dưới đáy, sống nhầy nhụa trong những “hõm” tạm bợ ở thành phố như cha con lão Thiến (anh lính
Tony D); anh em Tê - Tái (Đồng đôla vĩ đại)) cho đến những bậc trí thức, những kẻ quyền cao chức trọng (Bi kịch nhỏ, Thằn lằn, Thân phận culi). Theo đó, những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của bà cũng muôn hình vạn trạng, thuộc đủ mọi cảnh huống của cuộc đời, từ những vấn đề có tầm vĩ mô (Bi kịch nhỏ) cho đến những việc nhỏ nhặt tầm thường của cuộc sống như chuyện con cái, chuyện hàng xóm láng giềng. Cái mà nhà văn đề cập không phải chỉ là những sự việc có tính chất hiện tượng bề ngoài mà còn là những quá trình tâm lí của con người với những lo toan, tính toán. Dường như Lê Minh Khuê hiểu cả được những trăn trở, toan tính dù nhỏ nhất của con người. Người đọc hẳn đã rất bất bình trước chuyện cha con thằng Đáng (Xóm
nhỏ) từng bước toan tính để bòn rút tiền của, cướp nhà, đẩy bà cô già thành kẻ khi chết thành người không nhà không cửa. Đó là cả một kế hoạch dài hơi, là cả một quá trình tâm lí, nó cho thấy bản chất tha hóa của con người.
khả năng phát hiện những mặt trái. Sau chiến tranh, đặc biệt là sau đổi mới, sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường cộng với tác động của làn gió phương Tây đã khiến xã hội Việt Nam phát triển với tốc độ vũ bão. Trong khi con người còn đang choáng ngợp trước ánh sáng của sự đổi thay thì Lê Minh Khuê nhạy bén hơn, nhà văn đã phát hiện được sự bất hợp lý, mặt trái của nó. Đằng sau ánh hào quang ấy là sự xuống cấp về ý thức, đạo đức con người. Lê Minh Khuê dường như rất gay gắt trước những trào lưu về kiến trúc, về thời trang, về cách sống của giới trẻ. Nhà văn đã nhiều lần đề cập tới và gần như hốt hoảng trước tốc độ “bê tông hoá”, “xi măng hoá” không những ở thành thị mà cả ở những làng quê vốn bình dị từ bao đời. “Làng xi măng” là sự thay đổi đến chóng mặt của con người khi làn gió của hiện đại hoá thổi tới. Sự ác cảm của nhà văn lộ ra theo từng câu chữ: “Ở đây có quán xá, có nhà uỷ ban, có đủ thứ linh tinh của một thứ trung tâm. Nghe nói giờđã có chỗđểđàn ông trong làng và đàn ông ở thị trấn ra đấm bóp. Nhà cửa đua chen nhau học đòi hàng tỉnh. Mái vuông, mái nhọn sơn vẽ như phường tuồng. Bố mẹ Na cũng cho xây cái hộp vuông như của người Ả Rập… Mọi thứ trong nhà nhốn nháo
đua chen như vỉa hè phố xá”. Ở các truyện như “Sân gôn”, “Ngỗng non”,
“Ga xép” vẫn là sự hoảng hốt ấy, nhưng không phải chỉ với tốc độ bê tông hoá mà còn là với sự ào ạt của những dự án nước ngoài (Dự án đường cao tốc, dự án khu du lịch…).
Kinh tế phát triển nhưng kèm theo nó là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của con người, là sự nhốn nháo, ô hợp về văn hoá. Nếu chỉ nhìn bằng con mắt bề ngoài hời hợt, hẳn Lê Minh Khuê đã như bao người, đó là hể hả, loá mắt trước những đổi thay. Nhưng bằng cái nhìn tỉnh táo của một nhà văn luôn tôn trọng những giá trị truyền thống, bà đã nhìn thấy sau nó bao sự thật đau xót - cái giá phải trả cho sự ùa vào của nền kinh tế thị trường. Nhưng điều đặc biệt ở Lê Minh Khuê, đó là viết nhiều về tầng lớp trí thức - những thầy
giáo, những giáo sư, tiến sĩ “có những ba bằng đại học. Một bằng trong nước, hai bằng Châu Âu” (Cơn mưa mùa hạ). Đằng sau cái vẻ bề ngoài đạo mạo của những người có học, có bằng cấp, Lê Minh Khuê nhìn thấy ở họ những cái nhếch nhác, cái tha hoá. Cuộc sống áo cơm, những điều vặt vãnh đời thường khiến cho người trí thức dần bị mài mòn. Có ông giáo sư triết học vì cuộc sống tối tăm chật chội mà trở nên nhỏ nhen ti tiện, “chọc lốp xe” của
hàng xóm vì hai nhà tranh nhau chỗ đổ rác, ăn cắp cả trứng gà. Ông giáo Trí
(Thân phận cu li) cũng có tới ba bằng đại học “Ông học đến hói cả tóc, giơ
cả xương. Suốt đời ông giảng giải về cái thứ tương lai của nhân loại. Lúc này, trí thức và sức lực của ông chỉ dành cho một việc, một việc vĩ đại. Ấy là ông ngồi tính toán cách ăn tiêu thế nào cho vừa với đồng lương”. Ghê gớm
hơn là chân dung của Giáo sư Mùi (Chó điên) thủ trưởng của một viện đầy ắp những giáo sư nhưng lại “nghiện đi dạo sân viện để trung tiện, để đái, để
khạc nhổ”, về nhà lại mắng vợ bằng những lời lẽ tục tĩu nhất. Lối hành xử của
Giáo sư khiến con Mích cũng phải “ngượng”. Lê Minh Khuê nhìn thấy ở tần lớp trí thức “cái nạn bằng cấp”. Nhà văn không hề bị ánh hào quang của học vị, của tước hiệu làm cho mờ mắt, bà vẫn tỉnh táo để nhìn sâu vào từng hành động, từng suy nghĩ của họ, phát hiện ở họ cái bản chất của cả phần người lẫn phần con. Đó là cái nhìn rất sâu sắc thể hiện bản lĩnh và cá tính sáng tạo của một cây bút truyện ngắn vững vàng.
Bày tỏ về cách suy nghĩ, cách viết của nhà văn, Lê Minh Khuê đã từng phát biểu: “Nhà văn thế hệ trước viết dưới ánh sáng vĩnh cửu. Họ nghĩ đến một sự khẳng định, một vị trí tất yếu trong tương lai. Còn mình chỉ viết cho giây phút này, cho hôm nay”. Với nhà văn, cái hiện tại, cái ngày hôm nay mới
là cái cần quan tâm, cần khẳng định. Chính tinh thần sống hết mình cho hiện tại ấy của Lê Minh Khuê đã trở thành động lực, thành cảm hứng nghệ thuật cháy bỏng trong sáng tác.Vì vậy mà nhà văn nhìn thấy ở mọi ngõ ngách của
cuộc đời, của xã hội những vấn đề của cuộc sống, cho dù những vấn đề được đặt ra từ những điều nhỏ nhặt. Tài năng của Lê Minh Khuê là ở chỗ, bằng nguồn cảm hứng dồi dào đã cụ thể hoá được thành những tác phẩm văn chương có giá trị.
Có thể thấy, văn chương của Lê Minh Khuê đã được khơi nguồn từ nguồn cảm hứng chung của văn học hậu chiến và văn học thời kì đổi mới. Tuy nhiên trong nguồn chung có cái riêng, cái không thể lẫn.