CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU
3.2.1. Giọng điệu châm biếm, giễu nhạ
Có thể nói, giọng điệu châm biếm, giễu nhại là một trong những chủ âm của giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975.
Có nguồn gốc từ tiếng cười trào phúng dân gian, cho đến văn học hiện thực phê phán với những đại thụ như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…Đến nay, giọng điệu mỉa mai, châm biếm trong văn học không còn là điều mới mẻ nữa, ngược lại nó ngày càng phát triển, ngày càng trở lên sắc sảo và có giá trị hơn.
Về thực chất, giọng điệu châm biếm, giễu nhại chỉ được sử dụng khi nhà văn phát hiện cái xấu, cái ác, cái rởm trong xã hội, từ đó nảy sinh thái độ muốn cười chê, nhạo báng nó, để loại trừ nó ra khỏi đời sống. Tuỳ vào sự sắc sảo, tài năng của mỗi nhà văn mà giọng điệu này có những mức độ và sắc thái khác nhau. Ở nhà văn Lê Minh Khuê, giọng điệu châm biếm, giễu nhại cũng xuất phát từ nguồn cảm hứng mãnh liệt là căm thù, lên án cái xấu, cái ác, cái rởm đời trong xã hội. Vì vậy nhà văn quyết liệt muốn loại trừ nó, thanh lọc nó, để xã hội ngày càng tiến bộ và văn minh hơn.
Sau năm 1975, hoà bình lập lại, nhưng cuộc sống xã hội không vì thế mà bớt đi những biến động. Con người trở lại với quĩ đạo của đời sống bình thường, cái tôi được tự do phát triển và phát triển tận độ. Cái nhìn nghệ thuật về con người vì thế mà cũng thay đổi. Con người được nhìn bằng cái nhìn hiện thực để thấy được đầy đủ bản chất tự nhiên và xã hội. Cái tốt, cái xấu lộ rõ. Trước hiện thực ấy, những người cầm bút không khỏi ngậm ngùi và chua xót. Giọng điệu châm biếm, giễu nhại lúc nhẹ nhàng, lúc gay gắt quyết liệt ở Lê Minh Khuê đã cho thấy thái độ đầy lo lắng, trăn trở trước cái xấu, cái rởm, cái lố lăng đang nhan nhản ngoài xã hội. Châm biếm là chế nhạo, giễu cợt một đối tượng nào đó để nhằm phê phán, hạ bệ họ. Nuôi dưỡng sự bất bình,
niềm căm phẫn đối với cái rởm, thói xấu trong xã hội thành ra bất cứ khi nào có dịp, nhà văn Lê Minh Khuê lại ra đòn không thương tiếc. Đặc biệt Lê Minh Khuê rất dị ứng trước sự tha hoá của con người, quyết liệt trước những trào lưu mang xu hướng học đòi của xã hội. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra giọng điệu mỉa mai châm biếm của nhà văn thông qua những biện pháp nghệ thuật khi đề cập đến vấn đề này. Đó là những so sánh tài tình, những liên tưởng tạt ngang bất ngờ. Trong “Làng xi măng”, trước công cuộc bê tông hoá của làng để lên “phố”, Lê Minh Khuê nhận ra cái lố lăng: “Hai cái quán
karaoke đứng cạnh mấy đống rơm. Cứt trâu rắc trước cửa. Mấy thằng choai choai mặc quần bò, tay chân nứt nẻ, bá cổ nhau đứng trước quán…nhà cửa
đua chen nhau học đòi hàng tỉnh. Mái vuông, mái nhọn sơn vẽ như phường tuồng…Bố mẹ Na cũng cho xây cái hộp vuông như cái bánh chưng, bên trên tháp nhọn hoắt, cái tháp như của người Ả Rập…mọi thứ trong nhà nhốn nháo, đua chen như vỉa hè phố xá”. Chúng tôi xin dừng lại để phân tích đôi
nét về nghệ thuật tạo dựng giọng điệu châm biếm ở đoạn văn này.
Thứ nhất: Lê Minh Khuê miêu tả tình trạng hỗn loạn của một vùng
quê trước làn gió “ximăng hoá” theo nguyên tắc tạo hình của hội hoạ với những khối hình mang tính chất tương phản nhau: quán Karaoke đứng cạnh đống rơm, cứt trâu rắc trước cửa quán; mấy thằng choai choai mặc quần bò nhưng tay chân lại nứt nẻ; mái vuông với mái nhọn, hộp vuông với tháp nhọn hoắt. Những hình khối tương phản này đã làm nổi bật lên cái “trọc phú”, cái “rởm đời”, cái “học đòi” của một làng quê thời hiện đại.
Thứ hai, nhà văn sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh: “mái vuông, mái nhọn sơn vẽ như phường tuồng”, “cái hộp vuông như cái bánh chưng”, “nhọn hoắt như cái tháp của người Ả Rập”. Tính chất mỉa mai,
châm biếm được tạo nên từ việc tác giả đã “tuồng hoá” những đối tượng tưởng như không có gì đáng cười, đó là một trào lưu kiến trúc. Các trào lưu
kiến trúc được kết hợp một cách lố lăng, kệch cỡm, không một chút mĩ thuật để tạo nên một trào lưu mới, đó là “trào lưu học đòi, trọc phú”.
Thứ ba, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật là lời bình luận sắc sảo
của tác giả về mức độ bi hài: “Nhà cửa đua chen học đòi hàng tỉnh”, “Mọi thứ trong nhà nhốn nháo, đua chen như vỉa hè phố xá”. Những lời bình này
đã làm rõ hơn giọng điệu châm biếm , mỉa mai của nhà văn.
Ở truyện “Những kẻ chờ sung” thông qua các biện pháp nghệ thuật tài tình, giọng mỉa mai châm biếm cũng được thể hiện rất rõ: “Cô sinh viên
Xinh từ hôm biết mình là cháu của cái mỏ vàng bên Pháp, đã mặc váy mini và môi thì tô đỏ như vừa húp tiết…cô Xinh có tính gan lì, không bao giờ nói to nhưng khi cô ra đứng ở sân, hai tay chống hai bên hông là lũ du côn có máu mặt ở khu tập thể nhoẻn cười hiền lành rồi tìm cách lủi hết. Cô chỉ nói vài câu, giọng cũng êm nhẹ như tiếng dao cạo rạch lên mặt…”. Chỉ trong một
đoạn văn ngắn ngủi, Lê Minh Khuê cũng sử dụng liên tiếp nhiều hình ảnh so sánh, cái đáng nói ở đây là sự so sánh của tác giả rất độc đáo, bất ngờ: “đỏ
như vừa húp tiết”, rồi so sánh và tương phản được lồng trong cùng một câu:
“giọng nói êm nhẹ như tiếng dao cạo rạch lên mặt”. Dường như khi đứng trước sự tha hoá và lối sống tầm thường của con người trong nền kinh tế thị trường, Lê Minh Khuê không kìm được lòng căm phẫn, sự phê phán của mình. Nhà văn không tiếc công quan sát, đánh giá, không tiếc lời để miêu tả bằng những từ ngữ “đắt”. Giọng điệu châm biếm giễu nhại nhiều khi không chỉ bộc lộ qua cảm hứng, qua các biện pháp nghệ thuật mà còn thể hiện rõ qua việc sử dụng ngôn ngữ . Đây là chân dung một cô gái trong thời mở cửa:
“Tân tiếp tục đi chơi với cô bé tóc quăn, nghe tiếng hạt hướng dương tí tách, ngửi mùi nước hoa Thái Lan trên đôi má, mùi dầu gội đầu Pháp và đôi khi xách hộ cô cái ví Nhật Bản tuyệt đẹp làm bằng thứ da mềm. Khi cô quàng cánh tay trần lên cổ anh, chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩđeo ở cổ tay nhỏ nhắn ép vào
gáy làm Tân thấy nhồn nhột”. Một cách có chủ ý, nhà văn đã sử dụng một
loạt các danh từ liên tiếp là tên những quốc gia khác nhau, khiến độc giả phải chóng mặt: Thái Lan, Pháp, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ. Những danh từ này đã cho thấy một xu hướng thời trang “tạp pí lù” của những người trẻ tuổi thời hiện đại. Xu hướng ấy đã làm đau lòng những phụ nữ có chiều sâu văn hoá như nhà văn Lê Minh Khuê. Trong một tác phẩm khác - Đồng đôla vĩ đại, Lê Minh Khuê cũng sử dụng từ một cách “đắc địa” để thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm: “Cô dựng cái “cúp” màu đỏ bầm ngay ở ngoài đường. Dân thị
trấn kính nể cô vì cô là người đàn bà đi “cúp” đầu tiên trong thị trấn, là người đầu tiên có cái “cúp” màu đỏ bầm, cái màu đáng nể. Cô mặc bộ xoa Pháp màu huyết dụ, móng tay, móng chân cô bôi đỏ lòm. Trang phục của cô chính hiệu là thứ của dân bán tạp hoá trên tỉnh”. Những từ “đỏ bầm”, “đỏ
lòm”, “huyết dụ” cho thấy rõ thái độ của nhà văn, đó là sự mỉa mai, châm biếm trước một “gu” thời trang học đòi thiếu thẩm mĩ nhưng lại hết sức phổ biến trong xã hội.
Mỉa mai, châm biếm chưa đủ, Lê Minh Khuê còn sử dụng hình thức giễu nhại để bày tỏ thái độ của mình trước những điều trái tai, gai mắt trong xã hội. Giễu nhại, theo chúng tôi là hình thức cao hơn sự mỉa mai, châm biếm bởỉ nhà văn còn huy động cả tiếng cười để vừa đem cái xấu ra làm đối tượng cười cợt, vừa đả kích sâu cay. Vì thế mà hiệu quả thẩm mĩ cao hơn. Giễu nhại là biện pháp bắt chước để cười. Công thức chung của kiểu giọng này là sự đối nghịch giữa hai vế : một bên là trang trọng, nghiêm túc; một bên là bỡn cợt, châm chích, hoặc một bên là lời kể, lời đánh giá khách quan, một bên là lời giải thích, đánh giá theo cái nhìn chủ quan của người kể. Xét từ phương diện cấu trúc câu, giọng điệu giễu nhại thường xuất hiện ở kiểu câu có thành phần giải ngữ. Giải ngữ là biện pháp tu từ dùng một từ, một cụm từ hay một câu, một chuỗi câu xen vào câu chính để lí giải, nhấn mạnh hoặc bổ sung một
giọng điệu khác với giọng điệu kể hay giọng trình bày các lập luận [20,84]. Trong truyện ngắn “Thân phận culi”, khi kể về đời sống của một ông thầy, Lê Minh Khuê đã sử dụng hiệu quả hình thức giải ngữ: “Mỗi tuần ông mua thịt một lần. Hai lạng thôi. Ông thái nhỏ kiểu quân cờ, ngâm vào nước mắm cho mặn đến từng phân tử. Rồi ông rang thật khô. Ông cho vào lọ. Mỗi bữa ăn ông lấy ra 2 viên. Có hai viên như vậy ông nhai với cơm cũng tạo
được cảm giác có chất protit…và một nồi đậu phụ. Ông mua loại đậu phụ
nướng cho khỏi tốn mỡ.Ông dầm vào mắm tôm, vào muối, kho khô lên. Vậy là mỗi bữa cũng được một miếng. Hôm nào sang thì luộc quả trứng, cắt làm
đôi, mỗi bữa một nửa dầm vào nước mắm. Rau thì đỡ hơn vì sân trường rộng,
chịu khó đi dạo cũng kiếm được bữa rau dại. Rồi tiền gạo, tiền điện lại để được cả vài đồng phòng khi hắt hơi sổ mũi nữa. Ngày xưa ông giảng giải trước hàng ngàn học trò mà thấy bừng bừng, mà thấy phấn chấn, say mê,
đầy tin tưởng. Ngày nay ngồi tính toán vài đồng lương ông thấy đầu đau nhức”. Nếu lược bỏ hết những chỗ in đậm, đoạn văn chỉ còn là một lời tường
thuật đơn thuần, không rõ giọng điệu và thái độ của tác giả. Giọng điệu của nhà văn chỉ rõ ở những câu bình luận, chú giải thêm. Bằng cảm hứng nhận thức lại quá khứ, nhà văn đã giễu nhại cuộc sống áo cơm khốn đốn một thời của các bậc trí thức. Sống trong cơ chế của thời bao cấp, trí tuệ, tri thức không đủ sức để đảm bảo cho họ một cuộc sống vật chất dễ chịu, ngược lại, họ phải vật lộn với áo cơm. Giọng điệu giễu nhại của nhà văn còn thể hiện qua lời bình luận hóm hỉnh: “Có hai viên như vậy nhai với cơm cũng tạo được cảm giác có chất protit” ,“Ngày xưa ông giảng giải trước hàng ngàn học trò mà thấy bừng bừng, mà thấy phấn chấn, say mê, đầy tin tưởng. Ngày nay ngồi tính toán vài đồng lương ông thấy đầu đau nhức”. Thấp thoáng đằng sau phần giải ngữ là cái cười nhẹ nhàng của tác giả.
Chưa dừng lại ở đó, nhìn lại sự thiếu thốn, khó khăn vất vả về vật chất một thời, Lê Minh Khuê và nhiều người khác nữa không khỏi ngậm ngùi. Giọng cười giễu nhại vì thế mà vừa hài hước, vừa chua xót : “Lân cõng đống hàng về thị trấn giữa thời buổi đang lưu hành bài “mười yêu” mới:
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu có thuốc đánh răng hàng ngày Năm yêu anh có điếu cày…
Thời đó, bố vợ tương lai của Lân nảy Kiều: “Bắt cởi trần, phải cởi trần
Cho may ô, mới được phần may ô”
Em trai Lân đi cấp cứu, vì dùng phải thuốc đánh răng làm toàn bằng bột vôi, còn cô ở cơ quan huyện, chỗ căng tin một buổi sáng thông thường người qua lại dừng chân được thông báo hàng mới: “16 đồng chí nam được phân phối 1 quần đùi” (Đồng đôla vĩ đại). Nhà văn đã đề cập đến chế độ bao
cấp để phản ánh sự thiếu thốn đến nực cười của con người. Cung không đủ cầu, chế độ phân phối theo tem phiếu không đủ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người. Vì vậy mà dẫn đến những cảnh cười ra nước mắt như vậy.
Đọc truyện ngắn Lê Minh Khuê, ở mức độ bao quát, có thể thấy nhà văn quan tâm khá nhiều đến vấn đề nhìn nhận lại quá khứ. Bà công khai đề cập đến những nguyên tắc bảo thủ, lỗi thời, thói trịch thượng cứng đờ, tính giáo huấn…của một thời. Trong “Bi kịch nhỏ” - tác phẩm gây khá nhiều tranh cãi của mình, Lê Minh Khuê đã để cho một nhóm nhà báo trẻ tuổi nói về ông Tuyên - một bí thư tỉnh uỷ bằng giọng giễu nhại: “Thời đó ông ta chỉ
dân chúng chỉ được thấy ông ta từ ngực trở lên, áo cài kín cổ. Thậm chí có lúc mình tự hỏi: ông ta có đi vệ sinh bao giờ không? Đi ngủ ông ta ăn mặc ra sao?”. Đã có lúc nhà văn nhìn thẳng vào sự cứng nhắc, bảo thủ, cố hữu của
chế độ - một điều khá nhạy cảm mà không hề e dè, và cũng vẫn bằng giọng giễu nhại ấy: “Cậu ấm đi theo cách mạng làm cán bộ vào thời cải cách đã phải kí vào đơn tình nguyện cắt đứt với gia đình để giữđược trong sạch. Ông
được nhận về dạy ở một trường kín cổng cao tường cũng chỉ vì thành tích đã bỏđược bố mẹ. Đến người vợ dòng dõi con quan đầu tỉnh thời ấy bố mẹ cưới cho, sau vài cuộc chỉnh huấn, ông cũng li dị nốt. Ông lấy cô Thắm là cán bộ
phụ nữ huỵên, mặt to như cái mẹt, rất thích đứng diễn thuyết oang oang trước hàng vạn người. Ở nhà, hễ cứ mở mồm nói với ông là dạy ông thế nào là tính giai cấp” (Thân phận culi). Giọng văn có cái cười đùa hóm hỉnh lại có sự
đay đả, phê phán gay gắt của người đứng ngoài tỉnh táo. Ở đây tác giả hướng sự giễu nhại đến hai đối tượng: một là những qui định cứng nhắc, có tính công thức của một giai đoạn lịch sử, hai là cá nhân nhân vật ông giáo Trí. Đó là một con người hãnh tiến, sẵn sàng từ bỏ gia đình, bố mẹ, vợ - những người thân yêu ruột thịt để được “đi theo cách mạng, làm cán bộ”, “được nhận về
dạy ở một trường kín cổng, cao tường”. Tiếng cười được bật ra từ hàng loạt những từ ngữ, những câu, những hình ảnh mang tính bất ngờ: “Kí vào đơn tình nguyện cắt đứt với gia đình để giữ được trong sạch”, “thành tích đã bỏ được bố mẹ”, “đến người vợ sau vài cuộc chỉnh huấn, ông cũng li dị nốt”, “mặt to như cái mẹt”, “hễ cứ mở mồm…là dạy ông thế nào là tính giai cấp”.
Ở một tác phẩm khác, vẫn với cảm hứng nhận thức lại quá khứ, nhà văn đã nhìn thấy cơ chế hoạt động quan liêu bảo thủ của cả một ngành. Đó là sự sai lầm trong việc đánh giá con người thông qua lí lịch, là sự tổ chức giáo dục xa rời quần chúng : “Cái thời mọi thứ đang còn thịnh chứ không suy như bây giờ, nhà trường là một chốn thâm cung cao vời vợi, xa vời với đám chúng
sinh. Ai được vào học ở nhà trường phải đạt cho đủ những tiêu chuẩn đầu tiên đề ra với mỗi sinh linh hồi ấy. Có nghĩa là phải mò cua bắt ốc từ thời cụ
kị không bao giờ được mỗi bữa no ra no. Suốt đời ở thế cu li…có được như
vậy, khi được chọn vào nhà trường mới lĩnh hội được hết những điều cao siêu về tương lai của nhân loại. Trường tấp nập, ai cũng có quyền vênh váo nhưng lại giả vờ khiêm tốn, để hòa nhập với quần chúng nhân dân thời ấy. Biên chế
nhà trường hầu nhưđược thả nổi. Các thầy có ai thân thích ở nhà quê là tha