Vẻ đẹp của giá trị nhân bản, đời thường

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU

3.1.1.2. Vẻ đẹp của giá trị nhân bản, đời thường

Như một số nhà văn cùng thời, trong bao nhiêu năm, nhà văn Lê Minh Khuê vẫn kiên nhẫn chắt chiu cái đẹp, cái thiện từ cuộc đời, kiên nhẫn đi tìm

“viên ngc n du trong b sâu tâm hn con người". Đó là những giá trị nhân

bản đời thường nhưng hết sức cao quí, có tác dụng làm cho cuộc sống của con người càng tốt đẹp hơn, quan hệ giữa người với người càng nhân ái hơn.

Nếu trong chiến tranh, vẻ đẹp của con người khi đã có là lộ diện rực rỡ, phi thường và nó thường được thể hiện tập trung trong văn học ở một vài cá nhân xuất sắc. Nhưng ở thời bình, cái đẹp toát lên từ những điều tưởng chừng như hết sức bình thường, giản dị, nó có ở mọi nơi, mọi lúc và có thể ở bất cứ người nào. Nhưng khác hơn, ở giai đoạn văn học này, chúng ta có thể thấy yếu tố nhân bản tốt đẹp có ở ngay cả những nhân vật xấu, ác. Điều đó thể hiện cái nhìn hết sức duy vật của người nghệ sĩ về con người. Đọc truyện ngắn của Lê Minh Khuê từ những năm 80 trở lại đây, người đọc thấy vững tin bởi những giá trị nhân bản, bất biến ngàn đời của dân tộc vẫn tồn tại ở đâu đó trong con người. Đó là những con người sống đạo lí, vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp trong thời đại kim tiền. Người đọc hẳn không quên được bà Tuy (Một đời), người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết, mang những nét đẹp của người phụ nữ Á Đông truyền thống. Dù cuộc đời nhiều thăng trầm, nhưng bà vẫn chịu thương chịu khó, dịu hiền, đảm đang cáng đáng gia đình có lúc lên tới mấy chục người, bán hơn trăm lạng vàng để lo cho gia đình người chị gái nhưng không hề đòi hỏi sự trả ơn. Vẻ đẹp của bà Tuy chính là vẻ đẹp ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam. Cuộc sống đổi thay, con người lao theo vòng

xoáy của cuộc sống, nhưng vẫn có những con người “miễn dịch” với lối sống ấy. Na và Thắng (Làng xi măng) cho ta niềm tin vào con người bởi sự trân trọng nền tảng đạo lí. Cả hai người này đều dị ứng với lối sống của bố mẹ Na, của thằng Roi, và kính yêu người bà đã khuất. Trong dự định của họ, một cuộc sống mới đã bắt đầu được lên kế hoạch để tránh xa những bụi bặm cuộc đời. Cô gái tên Dũng (Gío xoá dần những dấu chân) dù chưa một lần biết mặt cha, dù đang sống ở nơi phồn hoa nhưng vẫn không quên nguồn cội. Cô không quản vất vả đường xa để lần tìm về quê cha đất tổ. Đó là ý thức luôn hướng về nguồn cội, tổ tiên trong truyền thống của người Việt Nam.

Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, con người còn hiện lên với khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Đó là Ngân (Mưa), là Hằng (Một buổi

chiều thật muộn), là những người mẹ trong Mong manh như là tia nắng và Gió xóa dần những dấu chân… Hầu hết họ là những người phụ nữ khao

khát một tình yêu chân chính, một mái ấm hay khao khát được làm mẹ. Ngân trong “Mưa” cháy hết mình vì tình yêu với Quốc. Hằng (Một buổi chiều thật

muộn) dù đã trở thành một người phụ nữ lớn tuổi quá lứa nhưng trái tim đa cảm vẫn đập những nhịp đập của tình yêu…Cô y tá “xấu xí, cng tui” trong

“Gió xóa dần những dấu chân” với khát vọng được làm mẹ đã dũng cảm xin một đứa con - điều mà con người thời ấy ít người dám nghĩ tới.

Bên cạnh việc đề cao đạo lí truyền thống của dân tộc, quan tâm tới khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, Lê Minh Khuê còn chú ý tới vẻ đẹp toát ra từ sự hướng thiện của con người. Con người hướng thiện bằng việc sám hối, thức tỉnh lương tâm trước những hành động sai trái, những suy nghĩ lệch lạc của mình. Trong “Đồng đô la có màu xanh huyền ảo”, nhân vật “tôi” đã cố can hai người bạn của mình để họ không lao vào trò chơi tình ái. Còn Quang ban đầu bị sức hút từ đồng một trăm đô la đã nhận lời giúp Vĩnh trả thù tình một cách hèn hạ. Song trước sự trong sáng, cả tin vào tình yêu của cô gái, bản

chất lương thiện, “phần người” trong tôi và Quang được đánh thức, Quang đã bỏ lại đồng đô la để trốn chạy tình yêu trong nỗi buồn và niềm hối hận. “Tôi” đã đứng ra để bảo vệ cô gái trước đòn trả thù cuối cùng của Vĩnh. Canh (Cuộn dây) sau bao nhiêu năm lăn lộn trường đời, kể cả đi đào vàng rồi ở tù, làm trai bao, trở về với người mẹ già, anh gặp lại cô bé Nhím hàng xóm, giờ đã lớn phổng thành một cô thiếu nữ “mảnh d, tóc rt đen, búi mt búi to sau gáy, cái c trng ngn như mt ngó sen”. Sự trong sáng của cô đã khiến Canh

“lo sợ vu vơ, nh có ông địa cht nào đi qua li nhìn thy nàng”. Vì vậy, anh

quyết định ở lại quê, nhận đất lấp biển để bảo vệ vẻ đẹp trong trẻo của cô láng giềng. Vẻ đẹp hướng thiện của con người trong truyện ngắn Lê Minh Khuê dường như là một minh chứng cho triết lí nhân sinh “cái đẹp cứu rỗi thế giới”, chính cái đẹp của tâm hồn người đã có sức mạnh hướng con người tới cái tận thiện, tận mĩ.

Như vậy, bằng cái nhìn bao quát và biện chứng về xã hội, Lê Minh Khuê đã bao quát được một mảng hiện thực của cuộc sống để đưa vào tác phẩm một cách sinh động. Đó là mảng hiện thực bộn bề những cái xấu xa, tiêu cực, những cái bức xúc của cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, cái thiện, cái đẹp vẫn như những chồi cây khỏe khoắn đang vươn lên, để cuộc sống này đang ngày một tiến bộ hơn, văn minh hơn.

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)