Giọng điệu hồn nhiên, trong trẻo

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊTR ƯỚC

2.2.1. Giọng điệu hồn nhiên, trong trẻo

Lê Minh Khuê sinh năm 1949, đến năm 1967, nhà văn tham gia lực lượng thanh niên xung phong - lực lượng của những chàng trai, những cô gái vừa rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi của lí tưởng, của lòng yêu nước. Họ còn rất trẻ, hồn nhiên, trong sáng dù sống giữa bom đạn kẻ thù. Chính những năm tháng sục sôi, hăng say trên những tuyến đường Trường Sơn ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc trong những trang văn của Lê Minh Khuê. Đó chính là giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, đằm thắm, trữ tình.

Nhân vật của truyện ngắn Lê Minh Khuê trước năm 1975 hầu hết là những học sinh trung học, những sinh viên tòng quân giết giặc. Hơn thế, chính bản thân nhà văn lúc đó cũng là một cô gái trẻ trung và hồn nhiên. Tái hiện lại cuộc sống chiến đấu của những người lính và của chính mình, không

gì thích hợp hơn với Lê Minh Khuê là một giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên – giọng có thể diễn tả lại một cách chính xác cái thần thái của tuổi trẻ. Chính vì thế mà giọng điệu này trở thành một trong những chủ âm xuyên suốt các truyện ngắn trước 1975 của nhà văn nữ này.

Giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên là giọng điệu không gợn những âu lo, trăn trở. Lớp ngôn từ được sử dụng ở sắc thái giọng điệu này thường là những từ ngữ trong sáng, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, giọng điệu này không thể có được ở bất cứ tác phẩm nào, bất cứ người nào, mà nó chỉ có được ở những người trẻ tuổi, nhất là “trẻ lòng”.

Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên có ở hai cấp độ: cấp độ giọng điệu nhân vật và cấp độ giọng điệu người kể chuyện.

Đọc truyện Lê Minh Khuê, người đọc có thể tìm thấy được ở những nhân vật cái hồn nhiên, trong sáng của chính mình của một thời tuổi trẻ. Một cách rất tự nhiên, nhà văn đã tái hiện thành công hình tượng những chàng trai, cô gái hồn nhiên, yêu đời, đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn. Trong Con sáo

nhỏ của tôi, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh đáng yêu về nhân vật của

mình : “Lúc đó cô bé Sim đội chiếc mũ tai bèo mi tinh đang đi ra sui. Con sáo chuyn đôi chân bé như que tăm đi trước. Nó m to cái m nhn kêu lên tiếng gì khàn khàn như tiếng Sim, Sim…Sim không chú ý ti con chim nh, mà nhìn qua k lá v phía lán ca bộđội công binh. Mt lúc sau, mt anh bộđội mi toanh xut hin suýt soát tui Sim thôi. Người hết sc mnh d nhưng cái so trên mí mt thì to. Lai lch cái so này cũng bun cười. Do mi nhp ngũ, anh ta đi vào rng di dt chc cây vào t ong, ong đốt, lên m. Cái so làm mt anh to như mt qu táo non b xước, trông ng ngĩnh và đáng yêu vô cùng. Anh chp chp đôi mt màu nâu nht vì nng sm ri vào”. Nhà văn đã

hàng loạt hình ảnh để gợi lên vẻ xinh xắn, đáng yêu và cái hồn nhiên ngây thơ của nhân vật: “cô bé Sim đội chiếc mũ tai bèo mi tinh đi ra sui”, “cái so làm mt anh ta như mt qu táo non bxước”. Và chính nhà văn cũng phải

thốt lên “trông ngộ nhĩnh, đáng yêu vô cùng”. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà

hình ảnh các nhân vật hiện lên vừa mang cái trẻ trung, đáng yêu, vừa mang cái hồn nhiên trong sáng của tuổi mười tám đôi mươi phơi phới yêu đời.

Không chỉ có vẻ ngoài đáng yêu, trẻ trung, những nhân vật của Lê Minh Khuê còn có lối ăn nói rất hồn nhiên, trong sáng. Cái đẹp trong ngôn ngữ và giọng điệu của họ là cái đẹp của ngôn ngữ và giọng điệu ở những người chưa vướng vào những lo toan của cuộc đời. Đó là lối nói chuyện của cái thời còn chơi chuyền, chơi chắt. Hãy nghe cuộc trò truyện giữa Sim và Vĩnh trong “Con sáo nh ca tôi”: “Cô bạn mi mũm mĩm, trng hng. Cô kp bên nách trái mt miếng áo mưa, nách phi my ng thuc mìn to, ming nhai nhem nhm mt miếng sn. Đến gn nhau cô chìa hai miếng sn bc khói ra và ném bch my ng thuc mìn xung chân:

- Ăn đi, ch Mua cho tao đấy. - Ch tao có tìm tao không mày?

- Có. Còn da không cho ăn sn là mt, da phết vào mông là hai. Sim ăn sn, im mt lúc, nghĩ ngi mông lung ri tc lưỡi:

Cóc cn. Đi chơi thích hơn. Tao li c trù tính bà y ng ngoài hm trinh sát. Phết hay không phết, sau hng hay. Nhưng ch tao có biết my cái này không ? Sim chỉđống thuc mìn.

- Biết sao! Tao b hết qun áo ra và nhét vào bch. Đợi ch Mua đi khi, tao đim nhiên cp vào nách, đi luôn. Làm bộđi tm mà!”

Cách xưng hô bạn bè, “mày - tao” đầy thân thiện cùng nội dung trao đổi của cuộc đối thoại đã tạo nên một giọng điệu trong trẻo, trẻ thơ. Nhân vật sử dụng nhiều câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Đây là lối nói chuyện chỉ có

ở những người bạn với nhau. Cô bé Sim ở tuổi mười bảy vẫn còn những dấu ấn của một cô bé con : trốn chị đi chơi, bị cuốn hút vào một trò chơi mạo hiểm nhưng thú vị và sẵn sàng lấy trộm thuốc mìn để phá hang đá cho thỏa nỗi tò mò. Bày tỏ về trò chơi của nhân vật, chính nhà văn đã phải thừa nhận thành lời : “Cả ba người, tr trung, vô tư như ba cu hc trò đầy nhng trò chơi bt ng ta thường gp ph huyn nào đấy đang đi tìm cái gì bí mt, hu như ch mình h biết…h mt hút sau mt tán cây xòe ra, bát ngát ánh nng mt tri”.

Lê Minh Khuê còn sử dụng giọng điệu trong trẻo hồn nhiên để thể hiện những mơ ước, khát vọng của những chàng trai, cô gái đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Dù đang sống và chiến đấu trong hoàn cảnh chiến tranh dữ dội và khốc liệt, nhưng họ vẫn không thôi mơ ước và khát vọng:

“Miên r tóc sang hai bên. Anh Huy tin sau này không st rét tóc s mc li. Lúc đó Miên s buc tóc bng hai si len xanh. Miên xách túi, đi guc màu vàng, đội nón quai dù pháo sáng. Miên đến làm y tá trm xá xã bên kia sông. Thng bé lái đò đội nón lá rng vành sẽ đẩy thuyn ra khua sào xung nước. Nước sông Cu lng l trôi, màu bàng bc, đất phù sa hai bên sông trù phú. Ti, Miên s v nhà ăn cơm và gi đầu s có lá hương nhu cho thêm hoa bưởi. Mùa Đông s li được rúc vào vi m, ôm ngang người m. M gy trong chiếc áo nhum nâu cưng cng, hơi th m thơm mùi tru” (Cao đim mùa h). Còn những cô gái trong Những ngôi sao xa xôi, khi nghĩ về cuộc sống sau chiến tranh, các cô cũng đã có những suy nghĩ hết sức giản dị và trong sáng : “Nho ngáp. Rồi im. Tôi biết nó nói gì ri. Nó s bo : xong chiến tranh, nó s xin vào mt nhà máy thuỷđin ln. Nó làm th hàn, s tr thành cu th bóng chuyn ca nhà máy. Nó sẽ đập tht gii. Và biết đâu sẽ được người ta tuyn vào đội bóng chuyn min Bc. Còn ch Thao thì mun làm y sĩ. Chng ch s là mt anh bộ đội đeo quân hàm đại uý, hay đi xa và có râu

quai nón. Ch không thích sng cnh chng hàng ngày, vì như thế, tình yêu s

chóng vô v”. Mơ ước của Miên, của Phương Định, của Nho, của Thao đều hướng về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc sau chiến tranh. Đó cũng là tâm tư của Nguyên trong “Bạn bè tôi”. Cô và bạn bè của mình đều hi vọng và hướng đến tương lai tươi đẹp của đất nước: “Vi bn con gái chúng tôi, nhng chuyn bun vui xy đến ngày hôm nay không có giá tr. Chỉ đến ngày mai. Tt c s là thơ, là nhc…”. Tất cả những suy nghĩ, mơ ước ấy đều rất dễ thương và mang tính chất đầy “con gái”. Đó là những ước mơ, khát vọng rất giản dị, chính đáng, rất trong sáng của con người.

Diễn tả những ước mơ, khát vọng của những chàng trai, cô gái, sắc thái giọng điệu hồn nhiên, trong sáng còn được tác giả sử dụng rất thành công trong việc thể hiện những nội cảm của con người. Phương Định (Những ngôi

sao xa xôi) trong cuộc sống và chiến đấu của mình, cô không hề có những ý

nghĩ toan tính hay khiếp sợ trước cái chết, mà ngược lại, suy nghĩ của cô chỉ hướng tới nhiệm vụ : “Tôi có nghĩ đến cái chết. Mt cái chết m nht, không c th. Còn cái chính: liu mìn có n không, bom có n không? Thì làm cách nào để châm mìn ln th hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cn thn, mnh bom ghim vào cánh tay thì khá phin. Và m hôi thm vào môi tôi mn mn, cát lo xo trong ming”. Đó cũng chính là những suy nghĩ của cô gái Nguyên trong “Bạn bè tôi”: “Chiến tranh. Bn bè tôi đã đem tui thanh xuân

đời mình, như trân trng cm trên tay mt trái cây đang độ ngt ngào, đặt vào nơi cn thiết nht. Gian kh không lường hết được. Nhưng bo chúng tôi hãy thôi đi, quay v, ôm ly mt vài ngày nhàn nhã, đứa nào trong chúng tôi chu?”. Những suy nghĩ trong sáng ấy khiến chúng ta hiểu đồng thời thêm yêu quý và khâm phục các thế hệ thanh niên Việt Nam trong chiến tranh.

Ngoài ra, giọng điệu trong sáng còn được Lê Minh Khuê sử dụng để khắc họa hình ảnh thiên nhiên trong mát, tươi lành. Đó là thiên nhiên được

cảm nhận trong những giờ phút bình yên hiếm hoi của chiến tranh: “Bên đó nng. Nhng qung ánh sáng lung linh như nhng mnh trăng vn. Chiu v, phía tây, mt tri ln đỏ rc, các màu hng, đỏ, vàng da cam tương phn mãnh lit vi màu lc còn sót li trên các cánh rng” (Nơi bắt đầu của

những bức tranh). Hay đó là cảnh buổi trưa yên lành trong “Cao điểm mùa hạ”: “Rng khong này bng lng. Trưa mùa hè ong ong vì tiếng ve ngân trên cây d. Lá rng nhiu màu trôi trăm sc đẹp mt sui”; “Nng còn lưu li vàng óng trên nhng ngn đùng đình”. Có thể dễ dàng nhận thấy, thiên

nhiên trong văn Lê Minh Khuê thường rực rỡ nhiều màu sắc, gợi cho người đọc cái cảm giác tràn trề sức sống dù đó là thiên nhiên giữa bom đạn ác liệt.

Đọc những tác phẩm được viết bằng giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, người đọc dễ có hình dung về một cô thanh niên xung phong Lê Minh Khuê dù sống giữa bom đạn kẻ thù vẫn hết sức trẻ trung yêu đời. Giọng điệu này đã giúp cho tác phẩm của bà luôn có màu sắc lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Người viết bài này thiết nghĩ, đó chính là một trong những hiệu quả nghệ thuật quan trọng, là một thành công không nhỏ của người cầm bút.

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)