Giọng điệu triết lí

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU

3.2.2. Giọng điệu triết lí

Nếu để người đọc tự do hình dung về chân dung nhà văn Lê Minh Khuê thì không ít người sẽ mường tượng ra một khuôn mặt phụ nữ thông minh, đằm thắm, pha chút suy tư. Phải chăng chính chất suy tư ấy đã trở thành nguồn gốc của những triết lí nhân sinh sâu sắc trong nhiều trang viết của nhà văn?

Như nhiều nhà văn khác, Lê Minh Khuê cũng trăn trở về con người, về cuộc đời. Những trải nghiệm của người phụ nữ có tâm hồn sâu sắc cùng vốn sống dày dạn đã tạo cho nhà văn có ưu thế trong việc thể hiện những chiêm nghiệm của mình thành những dòng triết lí. Không phải bất cứ ai, bất cứ nhà văn nào cũng có thể triết lí. Triết lí chỉ có thể có được khi nhà văn có những trải nghiệm trong cuộc sống, đồng thời nhà văn phải biết khái quát và nâng cao những trải nghiệm cá nhân đó để nó trở thành một thứ “chân lí” của nhiều người.

Xét từ cấp độ cấu trúc câu, kiểu giọng triết lí thường được thể hiện qua tính chất khẳng định (hoặc phủ định) để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần triết luận, thông điệp. Kiểu giọng này thường sử dụng kiểu câu có kết cấu định nghĩa tạo ngữ điệu thâm trầm mang tính chiêm nghiệm.

Xét về nội dung biểu hiện, giọng điệu triết lí thường thể hiện những “chân lí”, nó xuất hiện khi nhà văn có nhu cầu biến những chiêm nghiệm, suy nghĩ của cá nhân mình ở mức độ đúc kết, khái quát thành kinh nghiệm, vốn sống của chung nhiều người. Giọng điệu triết lí vì thế thường khiến cho tác phẩm trở nên sâu sắc và trí tuệ.

Lê Minh Khuê thường không ham triết lí dài. Triết lí trong tác phẩm của nhà văn này ngắn gọn, cô đọng, người đọc thậm chí phải thật chú ý mới phát hiện ra được. Triết lí của Lê Minh Khuê chủ yếu được thể hiện qua giọng

điệu của người kể chuyện với tư cách là những lời bình. Điều này khác với những triết lí của Nguyễn Huy Thiệp. Triết lí của Nguyễn Huy Thiệp thường được bộc lộ tự nhiên qua giọng điệu nhân vật. Lê Minh Khuê có một loạt những triết lí về tình yêu. Những câu chuyện tình yêu của nhà văn sau chiến tranh thường buồn và có kết thúc bi kịch (trừ chuyện của Na và Thắng trong

Làng xi măng) chính vì thế Lê Minh Khuê thường rút ra những triết lí đầy cay đắng và chua xót. Nhà văn hiểu tâm lí mơ mộng, lãng mạn của các cô gái khi yêu, đó là thích những chàng trai cao to, có ngoại hình ưa nhìn và đặc biệt là lạnh lùng “người đàn ông đáng giá là người đàn ông chng để ý gì đến ta”

(Mưa ), họ hi vọng một tình yêu đẹp đẽ và lãng mạn: “Người đàn bà nào chng đánh đổi cảđời dù quí giá như pha lê hay bình thường như cây c ca tri để ly my tiếng: “em bé bng ca anh”. Nhưng trớ trêu thay, Lê Minh

Khuê nhận thấy cái mà họ nhận được từ những người đàn ông ấy lại là thứ tình yêu hẹp hòi, vị kỉ và thực dụng (Ngân trong “Mưa”, cô gái trong “Đồng đôla có màu xanh huyền ảo, Nó trong “Máu hồ”). Nhà văn dường như đã bi quan khi phủ nhận vai trò của hôn nhân: hôn nhân đã khiến cho con người dần bị mài mòn, dần trở nên xấu xí, ti tiện và tầm thường. Cô kĩ sư Mi (Cơn

mưa cuối mùa) lúc nào cũng mỏi mệt, chán nản với những lo toan đời thường. Rồi trong một chuyến đi công tác, khi gặp Bình cô bỗng vụt trở thành một phụ nữ nhạy cảm, xinh đẹp. Họ lao vào nhau trong những ngày ngắn ngủi và cảm thấy như chưa bao gìơ được yêu. Cả hai cùng dự tính một cuộc chạy trốn cho dù phải rũ bỏ những gì đang có, nhưng rồi họ chợt nhận ra: “Mọi th

tình yêu đều vy hết, ngúng nguy, hn di và quan trng hoá nhng cái tưởng như quan trng. Đó là thi kì đẹp và nên dng ở đó. Bước qua đó anh s chng còn gì mà tiếp tc”. Ở đây, triết lí của Lê Minh Khuê được đưa ra dưới hình thức của một lời khuyên: nên và không nên làm gì. Lời khuyên của nhà văn đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Ở một truyện ngắn khác - Một ngày đi trên đường, nhân vật Tôi sau những thất bại trong tình yêu đã rút ra một kết luận đầy cay đắng mang tính cực đoan: “Không có cái gì bùng lên mãnh liệt ri cũng tt ngm không còn mt chút tăm hơi như là tình yêu”. Nhà văn đã sử dụng hình thức phủ định để

khẳng định một cách tuyệt đối “không có gì” nhằm tăng độ tin cậy cho người đọc, khiến cho kết luận đưa ra trở thành một “chân lí”. Tiếp tục dòng triết lí về tình yêu, Lê Minh Khuê một lần nữa khẳng định tính chất mong manh của nó: “Tình yêu là cái th mong manh, hơi mnh tay mt tí là nó vỡ”.Ở đây, kiểu kết cấu câu theo lối câu định nghĩa được tác giả được sử dụng nhằm cụ thể hoá cái trừu tượng, thậm chí trừu tượng hoá (“không có gì”) cái trừu tượng (tình yêu) . Tuy vậy, triết lí của tác giả đưa ra vẫn không hề khó hiểu.

Triết lí nhà văn đưa ra thường dưới dạng “chân lí”. Nhưng đôi khi, điều này là “chân” lí với người này nhưng lại không đúng với người kia. Vì vậy, không phải triết lí nào của nhà văn cũng sẽ trở thành cẩm nang sống chung cho tất cả mọi người.

Hoang mang trước tình yêu, hôn nhân, Lê Minh Khuê trăn trở câu hỏi về hạnh phúc đời người. Với nhà văn, tình yêu và hôn nhân đã không mang lại hạnh phúc cho con người. Vậy thế nào là hạnh phúc ? Hạnh phúc có được từ những điều giản dị: “Sự chậm rãi cũng làm nên hạnh phúc” (Hai bờ),

“Hãy mng là được sng, phi không? Sng trên đời là nht ri, li lành ln, bui ti được yên gic trên giường, không nhn đói, không lo lng” (Cơn

mưa cuối mùa).

Một trong những ưu điểm của giọng triết lí trong văn Lê Minh Khuê, đó là triết lí thường không đao to búa lớn, không lên gân, lên cốt. Mà ngược lại, nhà văn thường triết lí bằng giọng điệu thản nhiên. Những vấn đề được nhà văn bàn tới cũng hết sức gần gũi, đời thường và là những vấn đề muôn thủa của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có lúc nhà văn chiêm nghiệm

về những vấn đề có sức khái quát: “Ở hin gp lành ư? Làm gì có th chuyn c tích y. K ác là k mnh” (Xóm nhỏ). Triết lí này của Lê Minh Khuê

khiến người đọc không khỏi liên tưởng đến triết lí của nhà triết học Nisto: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhưng đó dường như không phải là quan niệm sống của nhà văn mà là những gì bà quan sát, chiêm nghiệm từ thực tại cuộc sống. Đó là thực tại của những con người hiền lành, nhỏ bé, cả tin như bà cô thằng Đáng - người bị chính những người thân yêu, ruột thịt là thằng cháu (Đáng) từng bước lừa lọc rồi đẩy ra đường, chết trong cảnh không nhà (Xóm nhỏ).

Cuộc sống đầy rẫy những lừa lọc, toan tính và tàn nhẫn. Cái nhìn của nhà văn về cuộc sống là cái nhìn tỉnh táo để rồi bà chọn cho mình một phương châm sống: “Không vui gì khi phải gi thăng bng trên cao, và tt c mi người bt anh ta phi đứng như thế theo ý h. Nếu là tôi, tôi s biến mt, s

trn đi, hoc s ngng to tiếng khi lên ti đỉnh. Không mt người nào lên mãi mãi, vĩ đại mãi mãi được” (Cơn mưa cuối mùa).

Đất nước sau chiến tranh, nền kinh tế bùng nổ theo cơ chế thị trường, “đồng tin ng trên ngai thượng đế”. Đặc biệt là đồng đô la. Thấy được thực tế đó, Lê Minh Khuê thường hay đưa ra những nhận xét có tính khái quát về giá trị của đồng tiền. Nhà văn đã chua chát kết luận: “Đồng tin Tây có phép màu mnh hơn tiên. Mun có nhà lu là nhà lu mc lên, mun có chó béc giê trông ca, mun có cây cnh là có chp mt”. Triết lí của nhà văn vừa

như là một lời giãi bày lại vừa như một lời cảnh tỉnh. Đó là sự cảnh tỉnh với mỗi con người, với cả xã hội trước sức mạnh vạn năng của đồng tiền.

Lê Minh Khuê không triết lí nhiều, nhưng những triết lí của bà thực sự đã để lại cho người đọc những suy ngẫm về nhân tình thế thái. Nhờ vậy, truyện ngắn của Lê Minh Khuê, khi đọc xong, không dễ gì khiến ta quên được ngay. Ngược lại, người đọc luôn phải trăn trở và suy ngẫm về những vấn đề

mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Thiết nghĩ, làm được điều đó cũng là một thành công không nhỏ của những người cầm bút.

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)