Sự tha hóa, lối sống thực dụng của con người trước nền kinh t ế thị trường và sức mạnh của đồng tiền.

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 41)

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU

3.1.1.1. Sự tha hóa, lối sống thực dụng của con người trước nền kinh t ế thị trường và sức mạnh của đồng tiền.

Nếu trong chiến tranh, con người Việt Nam được khắc họa là những cá nhân, những cộng đồng kiên trung, bất khuất thì trong thời bình, một bộ phận lại dễ dàng bị cám dỗ bởi những phương tiện vật chất, những tiện nghi của cuộc sống hiện đại. Viết về đề tài này, Lê Minh Khuê thường khiến người đọc bị ám ảnh bởi những chi tiết đời thường nhỏ nhặt nhưng lại có “sức nặng” nghệ thuật. Trong truyện ngắn “Một ngày đi trên đường”, nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật Đức như một thanh niên cơ hội, chỉ biết hưởng thụ và đặc biệt dễ dàng bị cám dỗ bởi những phương tiện của cuộc sống hiện đại. Trong quá khứ ,anh là một chàng trai đầy lòng tự trọng, khi được người yêu mang đến cho một cặp bánh mì, Đức đã vừa ăn “vừa ngượng đỏ mt”. Đức thường đọc cho bạn gái nghe những câu thơ u buồn của các nhà thơ Nga viết về tình yêu, lặng người xúc động khi xem một bộ phim. Nhưng nay thì khác,

Đức s là người đầu tiên vào sng trong thành ph mà nhng người bn ca anh đã góp tay vào gii phóng”, “vt ln vi nhng tham vng lt vt”. Cuộc

sống vật chất, sự hưởng thụ đã biến anh từ một thanh niên giản dị trở thành một kẻ trưởng giả ích kỉ, đến nỗi chính người yêu của Đức cũng không nhận ra. Đức chính là mẫu người điển hình cho những kẻ chỉ biết hưởng thụ, dễ bị lóa mắt trước những phương tiện vật chất. Tân trong “Một chiều xa thành

phố” cũng là người không cưỡng nổi trước sự hấp dẫn của vòng quay ấy. Trong chiến tranh, Tân và Viện đã từng là một đôi bạn chí thân. Khi xuất ngũ, nhờ khéo léo đi lẫn vào đám bạn quý tộc mà Tân lấy được một người chồng giàu có nhưng xấu xí, có hộ khẩu thành phố, có nhà ở một trong những tuyến phố sang trọng. Tình cờ trong một chuyến đi, Tân gặp lại Viện, cô hứa hẹn sẽ giúp đỡ bạn trở lại trường đại học. Trở về thành phố, mải mê trước những

buổi tiệc tùng, trước những “kiểu áo len mi cc tay, mc bó sát vào người”,

Tân đã nhanh chóng lãng quên lời hứa sẽ giúp đỡ bạn. Thói vô tâm của cô đã vô tình đẩy cuộc sống của Viện vốn đã lam lũ, mòn mỏi giờ lại trở lên bế tắc và tuyệt vọng. Sự vô tâm của Tân, cũng khiến chính chồng cô “đã ngán ngm nghĩ rng cái nông cn ca đàn bà cũng như mt th ti ác”. Trước chuyện

tình của “Thắng và Cúc” trong “Dạo đó thời chiến tranh”, nhân vật “tôi” đã từng ngưỡng mộ mối tình “ch cn nhìn thy nhau đã đủ thương nhau” của

họ. Ra khỏi cuộc chiến tranh, những tưởng mối tình ấy sẽ đơm hoa kết trái trong một mái ấm, nhưng trớ trêu thay, tình yêu đầy lãng mạn trong quá khứ lại không đủ sức để chống chọi với đủ thứ lo toan vật chất tầm thường. Tình cảnh đó đã khiến nhân vật “tôi’ đã có những triết lí cay đắng trước sức mạnh công phá của vật chất đối với tình yêu - thứ tình cảm thiêng liêng cao quí nhất của con người. Gã (Thằn lằn) là một giáo viên môn sinh vật. Lẽ ra cuộc sống của hắn và vợ - một cô giáo tiểu học, sẽ thảnh thơi hạnh phúc nếu như họ không sinh quá nhiều con. Những đứa con ra đời liên tiếp khiến cho “mấy năm ri hai v chng gã chả được miếng nào ra hn”. Con đông, vợ chồng gã phải nai lưng ra làm, phải quay cuồng để kiếm miếng ăn. Họ không còn thì giờ để lên lớp, không còn thì giờ để tập trung vào chuyên môn. Ngược lại, giờ lên lớp là lúc họ kết hợp vừa giảng bài, vừa trông con, vừa đi đưa kẹo lạc, vừa đi đổ đậu phụ. Họ trở lên “dị mọ”. Cuộc sống bức bách đến tận cùng để cuối cùng gã phải chọn con đường tàn khốc “gã treo cái cà vạt lên đó, tht làm cái thòng lng”.

Trước sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường, Lê Minh Khuê còn nhận ra sự lên ngôi của đồng tiền. Đồng tiền trở “thành Tiên, thành Phật”, có sức mạnh vô song, có thể sai khiến con người. Nhà văn đã đi vào ngõ ngách của đời sống để phản ánh tình trạng tha hóa vì tiền của con người, có thể kể đến

các tác phẩm: Làng xi măng, Những kẻ chờ sung, Kí sự những mảnh đời trong ngõ, Anh lính Tony, Đồng đô la vĩ đại…

Nhìn nhận về xã hội, Lê Minh Khuê đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật đau lòng của nó. Trong “Những kẻ chờ sung”, bà phát biểu thẳng thừng:

“Nghe nói x nhà lúc này đồng tin lên ngôi thượng đế”. Hiện thực xã hội

được nhà văn mổ xẻ, phơi bày. Đồng tiền tấn công làm tha hóa mọi tầng lớp người, mọi lứa tuổi. Đầu tiên là lớp thanh niên. Thằng Roi (Làng xi măng), thằng Đáng (Xóm nhỏ) sớm tha hóa vì đồng tiền. Roi chỉ nhăm nhăm đi buôn hàng đen. Đáng từng bước biến bà cô ruột thành nô lệ rồi cướp nhà. Chúng ngang ngược, chỉ tôn thờ vật chất, ăn nói xấc xược, sẵn sàng làm tất cả vì tiền. Nhưng kinh hoàng hơn vẫn là lối sống, lối hành xử như thú dữ với những người thân yêu ruột thịt chỉ vì tiền của con người. Vợ chồng hai anh em sinh đôi Khang và An (Đồng đô la vĩ đại) sẵn sàng “xin tiết” nhau vì những đồng đôla từ nước ngoài, kết cục là vợ Khang đã chết cùng bào thai 7 tháng tuổi trong bụng. Rồi đến cả những kẻ đã lên “lão” cũng loá mắt vì tiền. Cũng vì những đồng đôla, lão Tê có cả một kế hoạch dài hơi để từng bước chiếm đoạt tài sản của người em trai là lão Tái, rồi giết lão Tái một cách hết sức dã man, thú tính để cướp lấy những tài sản cuối cùng là xâu nhẫn vàng. Vợ chồng lão Tó (Kí sự những mảnh đời trong ngõ) rắp tâm mượn tay kẻ khác để giết ông bố già 90 tuổi. Chúng ngày đêm mong thằng Tây trong ngõ đâm vào ông để vừa có tiền vừa “cắt được h khu mt cách hp lí”. Lão Thiến (Anh lính

Tôny - D) là kẻ điển hình cho loại người sẵn sàng vì tiền mà xéo lên tất cả. Gã bủn xỉn “sống như súc vt” trong một “cái hõm” tối tăm, luôn rình mò

“chăm chăm xem ai có gì là lão thó”. Với con, khi nghe con có tiền, lão “va ghen, va thèm khát”. Thằng Thán, con trai lão vì tiền mà có thể táng tận

lương tâm đến mức buôn bán cả hài cốt. Khi nghi cha ăn trộm, hắn đe dọa đòi giết và bắt bố phải chặt cả ngón tay để thề. Điều đặc biệt ở Thán là ở chỗ:

nhìn thấy tiền mắt hắn sáng lên nhưng nhìn thấy máu chảy hắn không một chút xúc động. Cái xấu, cái ác, cái bất nhân không chỉ có ở tầng lớp lao động mà có ở cả những kẻ có học. Lê Minh Khuê cũng thấy được cái ti tiện của họ trước đồng tiền. Vinh (Đồng tiền có màu xanh huyền ảo) - một chàng trai “từ đầu đến chân sáng trưng như mt ca hàng bày đồ ngoi” đã sẵn sàng dùng tiền để mua tình yêu, đặt cả danh dự của mình lên đồng đôla xanh. Từ bụng ta để suy bụng người, Vinh khẳng định: “thời bui này có cô nào không hp gu vi “đô” h”.

Bằng cái nhìn hiện thực tỉnh táo, Lê Minh Khuê ý thức được rất rõ hệ quả của lực hấp dẫn từ cuộc sống vật chất, từ đồng đôla, đó là lối sống ích kỉ, vong ân bội nghĩa, phụ bạc của con người. Chạy theo những tham vọng cá nhân, con người sẵn sàng đạp đổ đạo lí làm người, quên đi những người đã từng giúp đỡ mình, vì mình mà hi sinh bản thân. Đó là đám con cháu bà Giáo trong truyện “Một đời”, là thằng Đáng trong “Xóm nhỏ”. Trong tình yêu, con người sẵn sàng phụ bạc, bội nghĩa. Đó là Phi, là Tịnh trong “Bước hụt”, là Quốc trong “Mưa”.

Phản ánh cái xấu, cái ác trong xã hội, Lê Minh Khuê chắc chắn không nhằm bôi đen, nói xấu con người. Mà ngược lại, tác phẩm của bà như một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng con người bị xói mòn về đạo đức, về nhân phẩm. Nếu con người không sớm thức tỉnh, thì sớm muộn xã hội này sẽ là một xã hội thiếu nhân tính. Và như vậy, người Việt Nam đang đi ngược lại với quy luật tiến hóa của tự nhiên. Lời cảnh tỉnh đó thể hiện mong muốn mang tính nhân văn sâu sắc, nhà văn mong muốn xã hội sẽ tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Với đề tài con người bị tha hóa trước sự cám dỗ của đồng tiền, của đời sống vật chất, không phải Lê Minh Khuê chỉ có cái nhìn phiến diện, một

chiều, bi quan chán nản về xã hội. Bằng cái nhìn biện chứng, Lê Minh Khuê vẫn có niềm lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)