Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ
(QUA HAI TẬP NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VÀ LÀN GIÓ CHẢY QUA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ
(QUA HAI TẬP NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VÀ LÀN GIÓ CHẢY QUA)
Ngành: Văn học Việt Nam
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: "Nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn Lê Minh Khuê (qua hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua)" là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lưu Khánh Thơ Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Trần Thị Phương Anh
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lưu Khánh Thơ - người
đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn; Các thầy cô trong Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Phủ Thông đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em, động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Thị Phương Anh
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của đề tài 10
7 Cấu trúc 11
NỘI DUNG 12
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN SAU 1975 VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ 12
1.1 Vài nét về truyện ngắn 12
1.1.1 Khái niệm 12
1.1.2 Đặc trưng 12
1.2 Vài nét về nghệ thuật tự sự 15
1.2.1 Khái niệm 15
1.2.2 Đặc điểm 16
1.2.3 Các yếu tố của nghệ thuật tự sự 17
1.3 Khái quát về truyện ngắn sau 1975 20
1.4 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Minh Khuê 24
1.4.1 Tác giả Lê Minh Khuê 24
1.4.2 Hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê 26
1.4.3 Tác phẩm "Nhiệt đới gió mùa" và "Làn gió chảy qua" 27
Tiểu kết Chương 1 28
Chương 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ 29
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 29
2.1.1 Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 29
Trang 6iv
2.1.2 Vai trò và cách tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 37
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 44
2.2.1 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 44
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 53
Tiểu kết Chương 2 59
Chương 3 NGƯỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ 60
3.1 Người kể chuyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 60
3.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ nhất 60
3.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ ba 64
3.1.3 Người kể chuyện ngôi đan cài ngôi kể 69
3.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 71
3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính đối thoại, triết lý 71
3.2.2 Ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ 74
3.2.3 Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ 76
3.3 Giọng điệu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 78
3.3.1 Giọng suy tư, triết lý, chiêm nghiệm 79
3.3.2 Giọng trữ tình, lãng mạn, ngợi ca 81
3.3.3 Giọng mỉa mai, phê phán, hóm hỉnh 84
Tiểu kết Chương 3 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC
Trang 71.2 Sau các tác phẩm như: Cao điểm mùa hạ, Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo
may… gần đây Lê Minh Khuê tiếp tục trình làng nhiều tác phẩm mới trong đó không
thể không kể đến hai tập truyện ngắn gây tiếng vang lớn: Nhiệt đới gió mùa và Làn
gió chảy qua Có người cho rằng Nhiệt đới gió mùa khiến người đọc “không yên ổn”
bởi tác phẩm nó chất chứa cái nhìn dữ dội, tàn khốc về những sang chấn trong tâm hồn những người đi qua chiến tranh Hay như nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận xét, Lê Minh Khuê có cách giải quyết chiến tranh khiến người đọc rơi nước mắt Viết về chiến tranh mà nhà văn cho người đọc thấy ngay trong một gia đình, giữa những con người chung huyết thống, chiến tuyến rạch đôi tại đây và người ta nhìn nhau qua con mắt nhuốm màu máu cũng ở đây Lê Minh Khuê đã thể hiện sự thấu thị bản chất của chiến tranh, đi xuyên thấu cuộc chiến mà bi kịch để lại trong mỗi gia
đình, mỗi con người - điều mà trước đây rất ít nhà văn đề cập tới Còn Làn gió chảy
qua được đánh giá là tập truyện ngắn thấm đượm hơi thở thời đại bởi nhà văn đã
dựng lên một không gian truyện ngắn đa sắc, đa chiều và đầy tính nhân văn Những truyện ngắn trong hai tuyển tập này khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở, chiêm nghiệm về lẽ sống để từ đó tự thanh lọc tâm hồn
1.3 Nếu trước đây, tự sự học, nghệ thuật tự sự chủ yếu được được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới góc độ lý luận thì nay xu hướng nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong thực tiễn các tác phẩm/chùm tác phẩm cụ thể đang thực sự nở
rộ Cách tiếp cận này thể hiện xu hướng nghiên cứu mới mẻ, hấp dẫn giúp người đọc, người nghiên cứu vận dụng các tri thức thi pháp học, tự sự học để chiếm lĩnh, giải mã các vỉa tầng của tác phẩm (đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn) dưới một góc nhìn mới mẻ và thú vị
1.4 Trong thực tế, số lượng các công trình nghiên cứu về các tác phẩm văn học
cụ thể dưới góc nhìn tự sự học hay các công trình nghiên cứu về nhà văn Lê Minh Khuê tương đối nhiều - Điều đó đủ nói lên sức hấp dẫn của Lê Minh Khuê cũng như
Trang 82
hướng nghiên cứu mới mẻ này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê được thể
hiện qua hai tác phẩm nói trên Nhận thấy, hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió
chảy qua là sự kết tinh cho bút pháp tự sự của Lê Minh Khuê - bà “trùm truyện ngắn”
trong dòng văn học đương đại Đồng thời mỗi truyện ngắn trong hai tập truyện nói trên còn chứa đựng các vỉa tầng ý nghĩa sâu xa về nhiều phương diện lịch sử, văn hóa, đạo đức… rất cần được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện Đây là lý do, chúng tôi lựa chọn vấn đề này làm luận văn nghiên cứu với mong muốn góp thêm một tiếng nói
về nghiên cứu nghệ thuật tự sự theo hướng ứng dụng nói chung từ đó khẳng định nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê nói riêng
Không những thế, Lê Minh Khuê còn là nhà văn có tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông nhưng việc tìm hiểu về tác giả này còn chưa tương xứng Vì
vậy, nghiên cứu về Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trong hai tác
phẩm trên sẽ giúp một giáo viên dạy văn ở phổ thông như tôi có được những đánh giá khoa học, khách quan về nhà văn và sự nghiệp của bà trong quá trình giảng dạy Đồng thời, qua nghiên cứu, chúng tôi còn muốn khám phá một phong cách truyện ngắn nữ giàu cá tính trong bức tranh chung của truyện ngắn đương đại Việt Nam
tự sự Mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự Sau đó, các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M Bakhtin, Iu M Lotman, B Uspenski… đã quan tâm đến các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở Hình thức tự sự chính là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm
Lí thuyết tự sự góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự của các thể loại nói chung và của từng tác phẩm văn học cụ thể nói riêng Ngoài việc khám phá giá trị tác phẩm, lý thuyết này còn cho chúng ta thấy được truyền thống văn học cũng như các giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc Đây cũng là
lý do cho thấy tính thời sự và hấp dẫn của hướng nghiên cứu này trong những năm trở lại đây
Trang 93
Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình, bài viết nghiên cứu bàn về các khía cạnh của tự sự học như:
Trong bài viết Lí thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R Scholes và R Kellogg
[42], tác giả Cao Kim Lan đã giới thiệu về điểm nhìn nghệ thuật và sự chi phối của điểm nhìn trong truyện kể, vấn đề quyền năng của người kể chuyện với điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người đọc…
Trong bài viết Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng,
Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lược những vấn đề tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon, Aritoste, Tz Tododov, Genette… Qua đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của tự sự học Đặc biệt phải kể đến công trình chuyên khảo tập hợp một loạt bài viết nghiên cứu chuyên sâu về tự sự học do ông làm chủ biên đó
là: Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử [61] Trong đó, tác giả Phan Thu Hiền
có bài viết Về lí thuyết tự sự của Northrop Frye [61, tr.56 - 70] giới thiệu Northrop
Frye là đại biểu quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc nhất của lí thuyết Phê bình huyền thoại (mythcritic) còn gọi là lí thuyết Phê bình nguyên mẫu (archetypal critism) với quan niệm cho rằng mục tiêu của văn chương là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày
cuộc sống Nguyễn Đức Dân giới thiệu về Greimas trong bài Greimas - Người xây
nền cho trường phái kí hiệu học Pháp [61, tr 39 - 55] với mô hình vai hành động, cấu
trúc cơ sở của nghĩa, mô hình cấu tạo Ngoài ra, cuốn sách còn đăng tải một số bài
viết tiêu biểu khác như: Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật của Phương Lựu [48],
Người kể chuyện - nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự [61, tr 196 -
208] của Nguyễn Thị Hải Phương, Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện
kể của Đặng Anh Đào [61, tr 169 - 178] Qua các bài viết này, các tác giả đã góp
phần làm rõ các khái niệm tự sự học như: Người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn…
Có thể nói, lí thuyết tự sự có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm văn xuôi vì thế nó luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm Ở Việt Nam, ngoài những tác phẩm dịch thuật, ít có công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuật tự sự từ bình diện lí thuyết Về cơ bản, hầu hết các thành phần của nghệ thuật tự sự đều được các học giả nghiên cứu và bước đầu làm rõ qua những tác phẩm văn học cụ thể như: thời gian và không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn…
Bên cạnh đó, có thể điểm qua một số bài viết và công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại như:
Công trình Văn học Việt Nam thế kỉ XX - Những vấn đề lịch sử và lí luận [15]
có chương VI đề cập đến “Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam” Các tác giả cho rằng giai đoạn 1975 - 2000 là “thời của truyện ngắn”, truyện ngắn
Trang 104
thực sự khởi sắc, “các nhà văn đã có công tìm tòi nghệ thuật làm cho thể loại “nhỏ”
có sức chứa”, “có khả năng khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu” [15, tr 261] Khi nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam, các tác giả đã bày tỏ quan điểm về tình huống truyện, cốt truyện, các kiểu truyện ngắn hiện đại và nghệ thuật kể chuyện từ góc nhìn tự sự học Tuy nhiên, những nhận xét vẫn chỉ dừng ở những nhận định khái quát, điểm xuyết mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc văn bản truyện kể
Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng
dạy [55] có một số bài viết tiêu biểu bàn về truyện ngắn từ góc độ tự sự học như: Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975 [55, tr 192 -
202], Nghiên cứu và dạy học truyện ngắn hiện đại [55, tr 293 - 299] Đặc biệt, bài viết Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau
1975 [53, tr 300 - 306] của Nguyễn Văn Hiếu đã tìm hiểu về sự vận động của điểm
nhìn nghệ thuật trong tiến trình của văn xuôi sau 1975 Bài viết đã chỉ ra những khuynh hướng vận động nổi bật của điểm nhìn như: khuynh hướng cá thể hóa, khuynh hướng đối thoại, khuynh hướng gián cách Tuy nhiên, những nhận xét của tác giả mới chỉ nằm trong khuôn khổ của một bài viết nên sự lí giải chưa thực thấu đáo
Cuốn Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử, thi pháp, chân dung [16] do Phan Cự
Đệ chủ biên đã tập trung làm rõ lịch sử phát triển của các khuynh hướng và loại hình truyện ngắn; đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại, truyện ngắn trong mối quan
hệ với các thể loại khác Các tác giả đã lí giải về đặc trưng thi pháp của truyện ngắn hiện đại như: kết cấu và cốt truyện, khoảnh khắc và tình huống; các kiểu của truyện ngắn hiện đại Từ những vấn đề lí luận đó, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và định hình phong cách truyện ngắn của các thế hệ nhà văn từ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao… đến các nhà văn kháng chiến như: Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng… và sau 1975 như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp…
Bài viết Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn
xuôi sau 1975 của Nguyễn Thị Bình đăng trong cuốn Tự sự học, những vấn đề lịch sử
và lí luận [61, tr 351 - 367] do Trần Đình Sử chủ biên đã đề cập đến hai khía cạnh
trong sự chuyển động mạnh mẽ của văn xuôi sau 1975 là ngôn ngữ và giọng điệu Qua khảo sát, tác giả bài viết đã định dạng những phong cách ngôn ngữ mới qua các gương mặt nhà văn tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Lê Lựu, Chu Lai, Phạm Hải Vân, Nguyễn Việt Hà… Tuy nhiên, sự phân tích, lí giải trên cũng chỉ nằm trong phạm vi của một bài viết nên chưa được chứng minh một cách sâu sắc
Ngoài các bài viết, các công trình chuyên khảo, chúng tôi còn hệ thống được khá nhiều luận văn, luận án bàn về vấn đề này như:
Trang 115
Luận án Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Điểm
nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) [76] của Nguyễn Thị Thu Thủy đã tiến hành nghiên cứu
hai phương diện là phương thức kể và thoại dẫn Luận án đã xây dựng được cơ sở lí thuyết về điểm nhìn, đưa ra một khái niệm điểm nhìn cụ thể và khái quát cho nhiều góc độ, chỉ ra được các nhân tố, các tính chất của điểm nhìn mà các công trình trước đây chưa đề cập một cách có hệ thống
Văn xuôi Việt Nam thời kì hậu chiến (1975 - 1985) là luận án của tác giả của
Ngô Thu Thuỷ [75] Luận án đã góp phần khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, đồng thời cung cấp cái nhìn hệ thống về văn xuôi giai đoạn này trong bước chuyển của lịch sử văn học Tác giả đã phát hiện, lí giải những rạn nứt, những dấu hiệu mới trong khuôn khổ đề tài cũ và những cảm hứng mới, đồng thời cũng chỉ
ra những đổi mới về nghệ thuật của văn xuôi hậu chiến và khẳng định vị trí của giai đoạn 1975-1985 trong quá trình chuyển đổi tư duy văn học Việt Nam sau 1975 Tuy nhiên, đặc trưng của thể loại truyện ngắn chưa được tác giả làm rõ
Luận án Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng) của Nguyễn Thị Bích
[6] là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của nhóm tác giả đã có vị trí và đóng góp to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện - đương đại Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả khẳng định sự đổi mới và những thành công về tổ chức tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của ba nhà văn
“gạo cội” - tiêu biểu cho thế hệ những nhà văn mở đường của nền văn học Việt Nam
từ sau 1975
Cùng hướng khai thác trên, tác giả Nguyễn Thị Huệ đã mô tả và lí giải sự chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người qua bốn tác tác giả nêu trên đồng thời nhận diện một số dấu hiệu vận động của thể loại và sự chuyển động
của ngôn ngữ trong luận án Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam 1980 đến
1986 qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Khải - Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn [34] Tuy nhiên, công trình này chỉ nghiên cứu các sáng tác văn xuôi trong
giai đoạn 1980 - 1986 Tác giả thiên về mô tả, lí giải sự vận động của thể loại và những tín hiệu đổi mới mà không nghiên cứu các tác phẩm từ góc nhìn tự sự học
Trong luận án Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
[77], Lê Thị Hương Thuỷ đã góp phần làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lí luận thể loại, về những đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát truyện ngắn sau 1986, đánh giá một phương diện của văn học sử qua việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học đương đại
Bên cạnh đó còn có khá nhiều luận văn thạc sĩ cũng bàn về vấn đề này như:
Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo
Trang 12được khỏa lấp
2.2 Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn Lê Minh Khuê
Trong dòng văn học đương đại Việt Nam, được đánh giá là một nữ văn sĩ tài năng, bản lĩnh, thường xuyên tìm tòi đổi mới nghệ thuật trên nhiều phương diện và là một nhà văn đầy tâm huyết có duyên với thể loại truyện ngắn, nên những công trình, bài viết nghiên cứu về Lê Minh Khuê và các tác phẩm truyện ngắn của bà tương đối nhiều, đặc biệt trong khoảng chục năm trở lại đây Nhận định khái quát về đặc điểm cũng như đóng góp của ngòi bút Lê Minh Khuê trong dòng văn học đương đại có thể điểm qua các ý kiến sau:
Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết: Những tác giả nữ trong nền văn xuôi
chống Mĩ đã nhận xét: “Lê Minh Khuê là một cây bút trẻ xông xáo trong những năm
chống Mĩ Chị đã có ý thức chuyển nhanh sang thời kỳ mới và tỏ ra khá nhạy bén trong cách cảm nhận nghệ thuật của mình”
Bùi Việt Thắng cho rằng "Lê Minh Khuê là một nhà văn chuyên tâm và trung thành với truyện ngắn và đã thành công trong thể loại này Mỗi truyện ngắn của chị viết đều thức dậy ở người đọc một khao khát hướng thiện" [70, tr 8]
Lê Thị Đức Hạnh trong bài báo Lê Minh Khuê - cây bút truyện ngắn sung sức
[26] đánh giá đây là “một cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn Từ hồn nhiên, trong trẻo đến sắc sảo, nghiêm ngặt, chị luôn có một chất giọng riêng… cốt truyện hấp dẫn, nhiều chi tiết sắc nhọn, cách diễn đạt linh hoạt, đầy hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ” [26, tr 5] Tuy nhiên, tác giả chưa thực sự đi sâu phân tích các yếu
tố này
Lời cuối cuốn sách Lê Minh Khuê truyện ngắn chọn lọc [65], Hồ Anh Thái
cũng nhận xét: "Lê Minh Khuê rất có ý thức nói bằng giọng của mình - tiết chế, đôi khi như chủng chẳng, khô khan, nhưng đầy hàm ý " [65, tr.439] Trong bài viết khác
có nhan đề Lê Minh Khuê - người đàn bà viễn thị, Hồ Anh Thái còn đưa ra cảm nhận
về sự thay đổi phong cách truyện ngắn của Lê Minh Khuê: Những tác phẩm viết dưới thời kỳ chống Mỹ mang “cái náo nức quên mình trong trẻo… hồn nhiên đến lạ kỳ trong những ước mơ” Nhưng sau này, cái náo nức đó dần nhường chỗ cho “nỗi day trở thường xuyên của lương tâm trước sự sa sút của nhân tính, của lòng vị tha trước
Trang 137
sự gia tăng của cái ác, cái đạo đức giả Người ta lắng thấy trong những tác phẩm dữ dội đó nỗi chua xót, nỗi đau, nỗi tiếc thương những giá trị bị xói mòn, đang dần mất Lắng kỹ hơn thì nghe được cả những ước ao không cất thành lời
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái trong vai trò diễn giả buổi ra mắt Nhiệt
đới gió mùa đánh giá rằng Lê Minh Khuê đã đưa ra một cách giải thích về chiến tranh
khiến người đọc rơi nước mắt và cho rằng Lê Minh Khuê là một trong số ít những nhà văn Việt Nam viết về chiến tranh với một tấm lòng bao dung và nhìn thấu bản chất của nó Bà còn khẳng định nữ văn sĩ là người đàn bà thấu thị, luôn nhìn cuộc sống, chiến tranh bằng cặp mắt xuyên thấu, bên trong âm ỉ một tấm lòng nồng nhiệt
Các ý kiến đánh giá trên đã phần nào khẳng định những đóng góp đa dạng của nhà văn Lê Minh Khuê (chủ yếu ở thể loại truyện ngắn) Nhiều người khẳng định đây
là một cây bút có “sức bền”, từ hồn nhiên, trong sáng đến sắc sảo, nghiêm nhặt… luôn có một chất giọng riêng… đi vào một số mặt trong đời sống, chú ý nhiều đến đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái… Việc đổi mới bút pháp trong những năm gần đây của nữ nhà văn là dấu hiệu đáng mừng bởi nó chứng tỏ Lê Minh Khuê là một cây bút đang sung sức
Ngoài ra, còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về phong cách cũng như các khía cạnh trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê như:
Luận văn Phong cách truyện ngắn Lê Minh Khuê [81] của Hoàng Thị Hải
Yến, đã tiến hành tìm hiểu bút pháp của hầu hết truyện ngắn Lê Minh Khuê qua các
phương diện: các kiểu lựa chọn đề tài, đặc trưng nhân vật và kết cấu, ngôn ngữ,
giọng điệu Từ đó, tác giả luận văn đã tiếp cận, lý giải truyện ngắn Lê Minh Khuê từ
góc nhìn lý luận về phong cách nghệ thuật, nêu bật được những đóng góp nghệ thuật truyện ngắn của nữ nhà văn đối với sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam Các vấn đề quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác của nhà văn cũng được tác giả đề cập tới ở một mức độ nhất định
Luận văn Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê [28] đã tiến hành khảo
sát toàn bộ truyện ngắn của Lê Minh Khuê từ đó nghiên cứu và làm rõ thế giới nghệ
thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê như: bức tranh cuộc sống, thế giới nhân vật,
các phương diện nghệ thuật đặc sắc khác Còn trong luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê [80], tác giả Phan Thị Thanh Vân lại tập trung làm rõ
các phương diện cơ bản như: phương thức trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần
thuật nhằm làm nổi bật tài năng của cây bút dẻo dai và sung sức này Tác giả luận văn còn chỉ ra sự thay đổi về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trước
và sau Đổi mới 1986
Luận văn Giọng điệu truyện ngắn Lê Minh Khuê đã khảo sát các truyện ngắn
của Lê Minh Khuê từ năm 1978 đến 2008 từ đó tìm hiểu và làm rõ các yếu tố chi phối sự hình thành và giọng điệu chủ đạo trong truyện truyện ngắn Lê Minh Khuê
Trang 148
Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt về giọng điệu của văn học đương đại so với văn học giai đoạn trước
Trên cơ sở tiến hành khảo sát 10 tập truyện ngắn đã xuất bản tính đến 2014,
luận văn Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuê [41] đã nghiên
cứu một cách khá hệ thống về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuê từ quan niệm nghệ thuật về con người đến phương thức thể hiện Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra sự nối tiếp về thành tựu và phong cách của các tác giả nữ trong văn học Việt Nam đương đại
Trung Thị Hồng Biên trong luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê sau năm 1975 [5] cũng đã tập trung tìm hiểu một cách tương đối hệ thống
từ phương diện nội dung và nghệ thuật từ đó làm sáng tỏ cái nhìn mới mẻ và đầy đủ hơn về con người cũng như hiện thực cuộc sống thông qua cách thức xây dựng thế giới nhân vật đa dạng và độc đáo của nhà văn Lê Minh Khuê
Tác giả Nguyễn Thị Thanh trong luận văn Xu hướng “nhạt hóa” trong truyện
ngắn Lê Minh Khuê [66] đã ứng dụng những khía cạnh lý thuyết từ công trình triết
học Bàn về cái Nhạt của Francois Jullien (do Trương Thị An Na chuyển ngữ) để tìm hiểu hành trình truyện ngắn Lê Minh Khuê qua các tác phẩm từ Cao điểm mùa hạ (1978) đến Nhiệt đới gió mùa (2012) Luận văn thể hiện cái nhìn mới mẻ về giá trị
của tác phẩm văn chương Lê Minh Khuê dưới lăng kính triết học
Trên cơ sở khảo sát 6 tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, Phạm Thị Nhung đã làm rõ ý thức đối thoại của truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975 với tư cách là phương diện để truyền tải quan niệm sáng tác Kết quả nghiên cứu này được thể hiện
trong luận văn Ý thức đối thoại trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975 [52]
Nhìn từ góc độ lý thuyết thi pháp học, luận văn Truyện ngắn Lê Minh Khuê
nhìn từ thi pháp thể loại [32] của Cao Thị Hồng đã đưa nhận định: “Nhân vật trong
truyện ngắn của Lê Minh Khuê (đặc biệt là loại hình nhân vật tha hóa) không hiện lên như những lược đồ khô cứng, công thức, những tính cách bất biến mà chúng được rọi chiếu ở những ánh sáng khác nhau, những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, bởi thế chân dung và số phận của những con người này hiện lên chân thực, sống động và thực sự đã mang lại những ám ảnh, những ấn tượng thẩm mĩ riêng đối với người đọc” [32, tr 79] Tác giả cũng đã luận giải khá kỹ về nguyên tắc xây dựng loại nhân vật tha hóa trong truyện ngắn Lê Minh Khuê nhưng tư liệu khảo sát mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm xuất bản cho đến thời điểm năm 2002
Nghiên cứu sâu về tập Nhiệt đới gió mùa, tác giả Trần Thị Thu Phương trong luận văn Đặc điểm tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa (Lê Minh Khuê) [59] đã nghiên
cứu phương diện nhân vật, cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của 12
truyện ngắn trong tập truyện Nhiệt đới gió mùa được ấn hành năm 2012 Tuy nhiên, tác
giả mới chỉ bàn đến hai khía cạnh trên mà chưa đề cập đến các phương diện khác làm nên nghệ thuật tự sự đặc sắc của tác phẩm
Trang 159
Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn và các bài viết khác cũng nghiên cứu
về truyện ngắn của Lê Minh Khuê như: Truyện ngắn Lê Minh Khuê của Mai Thị Thúy Ninh; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê của Đinh Lưu Hoàng Thái; Cảm hứng thế sự trong sáng tác của Lê Minh Khuê sau 1975…
Như vậy, các công trình nói trên đã khẳng định vị trí của Lê Minh Khuê với
tư cách một nữ nhà văn thành công ở thể loại truyện ngắn Bà sáng tác ở cả giai đoạn trước và sau Đổi mới Mỗi giai đoạn sáng tác, nữ nhà văn đều thể hiện một bản lĩnh sáng tác nhất quán và vững vàng đó là nhìn thằng vào sự thật, coi hiện thực như một phương tiện để chuyển tải quan điểm nghệ thuật của mình Đặc biệt, Lê Minh Khuê đã thể hiện sự đổi mới về bút pháp để thích ứng với thời cuộc Sáng tác trước và sau 1986 thể hiện rõ sự vận động và thay đổi đó
Các truyện ngắn của Lê Minh Khuê bước đầu đã được nghiên cứu ở các khía
cạnh như: thi tháp, thể loại, thế giới nhân vật, lời văn, giọng điệu, cảm hứng, người
kể chuyện… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về
nghệ thuật tự sự trong hai tác phẩm đánh dấu sự đổi mới phong cách truyện ngắn sau
đổi mới của Lê Minh Khuê là Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua Do vậy, luận
văn của chúng tôi được thực hiện để thể hiện sự kế thừa và tiếp nối mạch nghiên cứu
đầy hấp dẫn về nhà văn tài năng này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn Lê Minh Khuê qua hai tập truyện ngắn tiêu biểu (Nhiệt đới gió mùa, Làn
gió chảy qua) ở các phương diện: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu khảo sát hai tập truyện của nhà văn Lê Minh Khuê, đó là:
- Tập truyện ngắn: Nhiệt đới gió mùa, Nxb Hội Nhà Văn, 2012
- Tập truyện ngắn: Làn gió chảy qua, Nxb Trẻ, 2016
Ngoài ra, luận văn còn khảo sát và so sánh với một số tác phẩm khác của nhà
văn Lê Minh Khuê và các tác giả khác
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát hai tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua, luận
văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
Minh Khuê một cách hệ thống về các phương diện: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện,
nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật,…
Qua đó góp phần làm sáng rõ những điểm độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam
Trang 1610
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, thực tiễn có liên quan đến đề tài: các khái niệm liên quan đến nghệ thuật tự sự, các nét chính về nhà văn Lê Minh Khuê và hai
tập truyện ngắn: Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua
- Khảo sát, làm rõ nghệ thuật tự sự trong hai tác phẩm trên ở các phương diện:
Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, ngôn
ngữ và giọng điệu trần thuật
- Chỉ ra, so sánh và chứng minh những điểm độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật
tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trước và sau Đổi mới từ đó khẳng định, tôn
vinh vị thế của nhà văn trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:
5.1 Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này được luận văn sử dụng để khảo sát và thống kê tất cả các truyện ngắn trong hai tập truyện từ đó tiến hành phân loại các ngữ liệu theo các khía
cạnh của vấn đề nghiên cứu như: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các ngữ liệu, các dẫn chứng làm
rõ vấn đề đặt ra trong đề tài từ đó đưa ra những khái quát trên cơ sở phân tích ngữ
liệu cụ thể
5.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp so sánh - đối chiếu được luận văn sử dụng để so sánh các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu trong các truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê cũng như so sánh với tác phẩm của một số tác giả khác Từ đó chỉ ra sự đổi mới và sáng tạo về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại
6 Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở khảo sát hai tập truyện ngắn tiêu biểu Nhiệt đới gió mùa và Làn gió
chảy qua, luận văn tiến hành chỉ ra một cách hệ thống và phân tích những đặc điểm
độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê
Từ đó, luận văn góp phần khẳng định diện mạo, vai trò, vị trí của Lê Minh Khuê
trong sự vận động của thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam đương đại
Trang 1711
7 Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về truyện ngắn sau 1975 và hành trình sáng tác của Lê
Minh Khuê
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong truyện
ngắn Lê Minh Khuê
Chương 3: Người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trong trong truyện ngắn
Lê Minh Khuê
Trang 1812
NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN SAU 1975
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ
1.1 Vài nét về truyện ngắn
1.1.1 Khái niệm
So với tiểu thuyết, những tài liệu lý thuyết bàn về truyện ngắn không nhiều và tương đối thống nhất Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm và thể loại truyện ngắn chỉ được xác lập trong nền văn học hiện đại vào khoảng cuối thế kỉ XIX… Theo cách hiểu phổ biến, truyện ngắn là một truyện kể có dung lượng ngắn, cốt truyện thường tập trung vào một biến cố gọn và đơn giản, diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhỏ với một số ít nhân vật
Theo Lại Nguyên Ân: “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [24, tr.1846 - 1847]
Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Khác với tiểu thuyết, là thể loại
chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [29, tr.371]
Do có chung tính chất là tự sự, ranh giới giữa truyện ngắn và tiểu thuyết đôi khi chỉ mang tính chất tương đối Được sinh ra từ những câu chuyện kể hằng ngày rất đỗi dung dị, tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt bậc với sức mạnh dẻo dai phi thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn Đến nay truyện ngắn đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự của văn học thế giới cũng như văn học Việt Nam
1.1.2 Đặc trưng
Hệ thống hóa từ các tài liệu bàn về truyện ngắn trong và ngoài nước, chúng tôi tổng hợp và chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của truyện ngắn như sau:
* Dung lượng nhỏ (Tính chất ngắn gọn, cô đúc)
Xét trong tương quan với các thể loại tự sự khác, truyện ngắn nổi bật lên ở dung lượng “nhỏ” hay tính chất ngắn gọn, cô đúc Dung lượng phổ biến của một truyện ngắn thường từ 3 đến 50 trang Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn), trung thiên tiểu thuyết (truyện vừa), trường thiên tiểu thuyết (truyện dài) vốn phổ biến ở Việt Nam vào thời kỳ đầu của văn xuôi
tự sự hiện đại
Tuy vậy, tính chất của truyện ngắn không chỉ nằm ở dung lượng nhỏ mà quan trọng hơn là những quy luật cấu tạo đặc thù của truyện ngắn Dung lượng “nhỏ” vừa
Trang 1913
là khối lượng câu chữ vừa là nội dung phản ánh của truyện ngắn, đồng thời còn là quy tắc sáng tạo của nhà văn Đọc một truyện ngắn, độc giả phải khám phá được một vấn đề về cuộc sống nào đó, được bồi đắp thêm những xúc cảm đẹp đẽ cho tâm hồn Các tác giả truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét đặc trưng, bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn Về tác động, do tính chất cô đúc, truyện ngắn thường có sự cô đọng và sức truyền tải mạnh mẽ
Theo nhận định của các nhà lý luận nước ngoài thì việc xác định chính xác ranh giới giữa truyện ngắn và truyện dài là một vấn đề phức tạp Hiện nay, định nghĩa truyện ngắn được nhiều người quan niệm dùng cho các tác phẩm không dài quá 20,000 từ và không ngắn hơn 1000 từ Như vậy, chúng ta có thể thấy đây là thể tài không bị quy định nghiêm ngặt về khối lượng chữ viết Truyện ngắn vẫn có độ co giản hợp lý, tùy theo nội dung tác giả chuyển tải sẽ có hình thức phù hợp
* Nhất quán ở các phương thức biểu hiện
Nếu như tiểu thuyết mang tính tổng hợp thì truyện ngắn bộc lộ rõ nhất khuynh hướng khắc họa “tính chất đơn nhất… về mặt chọn tình thế… giọng điệu… nhân
vật…” [69,tr.379] Bàn về vấn đề này, tác giả Huỳnh Như Phương trong cuốn Trường
phái hình thức Nga và văn xuôi tự sự, Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
trang 73 đã viết: “Có thể so sánh việc đọc tiểu thuyết với một cuộc đi dạo xuyên qua những địa điểm khác nhau và giả định có một lần âm thầm quay lại; còn đọc truyện ngắn thì giống như leo lên một ngọn đồi để thưởng lãm toàn cảnh thiên nhiên từ một
độ cao”
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn
và toàn vẹn của nó, truyện ngắn có xu hướng đi sâu vào mô tả một hiện tượng, phát hiện một nét đặc trưng cốt lỗi trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con
người Vì thế, trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng, là trụ cột của
sáng tác, là nơi gửi gắm quan niệm nhân sinh đối với thế giới với con người của nhà văn Truyện ngắn cũng thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Nhân vật trong truyện ngắn được xây dựng như là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức
xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người
Cùng với nhân vật, cốt truyện được coi là thành phần không kém phần quan
trọng, cốt yếu và có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn Cốt truyện có chức năng bộc lộ các mâu thuẫn quan trọng trong đời sống nên nhà văn có thể khai thác nó
từ các sự kiện có thật trong đời sống, từ các tác phẩm văn học, từ kinh nghiệm sống của bản thân hoặc tưởng tượng
Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn đặc biệt quan tâm đến khoảnh khắc trong
cuộc đời nhân vật Do đó, nhà văn phải tìm ra được một tình huống truyện - tức thời
điểm một sự việc, một sự kiện xảy ra đối với nhân vật, đưa nhân vật vào tình thế phải
Trang 2014
đối đầu, phải bộc lộ tích cách và hành động, tức là vấn đề chính của truyện ngắn được
mở ra Với mỗi truyện ngắn, người viết phải phải sáng tạo cho được một tình huống truyện Tác giả xây dựng truyện ngắn thường dựa trên việc khai thác một mối xung đột, một sự tan vỡ, một sai lầm hay tương phản để tìm ra cái khoảnh khắc giá trị cho truyện ngắn của mình
Trong xây dựng truyện ngắn, nhà văn còn đặc biệt chú ý đến yếu chi tiết và kết
cấu tác phẩm Truyện ngắn luôn đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong
việc quan sát, tìm tòi, chọn lựa và xây dựng chi tiết nghệ thuật Chi tiết được coi là nội dung của truyện ngắn Chính chi tiết sẽ cụ thể cho chủ đề chung mà tác giả muốn diễn đạt Nó vừa là phương tiện cho nhà văn khắc họa nhân vật vừa góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng định nghĩa
“Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [51, tr.15]
Nhà văn khi sáng tạo truyện ngắn cũng rất chú ý đến cách tổ chức tác phẩm
Truyện ngắn có thể được kết cấu xâu chuỗi theo trình tự thời gian hoặc theo hành động sự kiện, kết cấu tâm lý, kết cấu lắp ghép hoặc kết cấu đồng hiện Nhìn chung thì các thủ pháp kết cấu trong truyện ngắn thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn và quyết định sự thành công của truyện ngắn
Việc tổ chức truyện ngắn còn phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng ngôn từ nghệ
thuật của tác giả Đó là “thứ ngôn ngữ cô đọng, chính xác, trong sáng và vang lên
theo cách của mình Chính thứ ngôn ngữ này truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu” [51, tr.168] Ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ được ý thức cao độ nhưng vẫn giản dị, chính xác và tươi tắn
* Tính hiệu quả cao
Việc sáng tạo truyện ngắn cũng đặt ra một yêu cầu cao đối với nhà văn là mỗi truyện ngắn bắt buộc phải để lại một ấn tượng Việc đọc truyện ngắn đem lại cho độc giả sự thỏa mãn và hưng phấn về trí óc lẫn tinh thần Đọc truyện ngắn chính là khám phá sự vô tận về đời sống con người, sự học hỏi làm giàu thêm cho tâm hồn con người như Vương Trí Nhàn đã nhận xét: “Cái đặc điểm duy nhất cũng rõ nhất của truyện ngắn là nằm trong chính sự ngắn gọn của nó, với điều kiện là sự ngắn gọn này
đủ tạo nên một hiệu quả nhất định” [68, tr.388] Vì vậy, mỗi truyện ngắn hay phải đọng lại những âm vang sâu lắng trong lòng người đọc
* Tính năng động kịp thời trước các vấn đề thời sự
Có thể nói, truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật biểu hiện cuộc sống hiện đại phù hợp nhất Truyện ngắn ngày càng trở nên hấp dẫn người đọc và không kém phần thu hút người viết vì những đổi thay không ngừng của thể loại Dó đó, truyện ngắn có sức mạnh nội tại lớn lao Người ta có thể cho phép tiểu thuyết quay về khái quát một giai đoạn đã qua, nhưng truyện ngắn sẽ trực tiếp tác động mạnh mẽ và kịp
Trang 2115
thời đến xã hội tại thời điểm hiện tại, cơ động và linh hoạt nắm bắt nhạy bén, đồng thời phản ánh mọi mặt của cuộc sống, nên thể loại này thực sự phù hợp với những đổi thay không ngừng của cuộc sống hiện đại
1.2 Vài nét về nghệ thuật tự sự
1.2.1 Khái niệm
Khái niệm Tự sự/ Trần thuật (narration): là một khái niệm đã có từ xưa Từ
Platon, Aristote người ta đã biết phân biệt các loại tự sự/trần thuật: tự sự/trần thuật lịch sử khác tự sự/trần thuật nghệ thuật Ngày nay, tự sự/trần thuật không còn giản đơn là việc kể chuyện, mà là một phương pháp không thể thiếu để giải thích, lý giải
quá khứ, có nguyên lý riêng Roland Barthes quan niệm: “Đã có bản thân lịch sử loài
người, thì đã có tự sự” còn J.H.Miller thì cho rằng: “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” Muốn hiểu một sự vật nào thì người ta kể câu chuyện về
sự vật đó Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp Văn bản là cụm thông tin được phát ra Và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường Trong văn học, tự sự có trong thơ, thơ trữ tình, trong kịch; chứ không chỉ trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn… như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin Như vậy,
tự sự/trần thuật (narration) hiểu một cách đơn giản nhất là “việc kể chuyện”, “sự kể
lại một câu chuyện” Và hiện nay, với thuật ngữ narration, các nhà nghiên cứu Việt
Nam có thể dịch thuật thành tự sự hay trần thuật đều được chấp nhận
Về khái niệm Tự sự học: Xét về từ nguyên, Happamoiorus (Nga), Narratologie
(Pháp), Narratology (Anh) được một số người dịch là “Trần thuật học” (Lý luận về trần thuật, khoa học về trần thuật) vì narration có nghĩa là kể lại, thuật lại Nhưng
cũng Narratologie (Pháp), Narratology (Anh) lại đựợc dịch là “Tự sự học” Mỗi bên đều dành cho mình những lý lẽ nhất định Đây là khái niệm được manh nha hình thành từ nửa cuối thế kỉ XX, là một bộ môn nghiên cứu và phát triển các lý thuyết tự
sự hiện đại Nói cách khác, Narratology nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các
vấn đề liên quan
Lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm hơn trên phạm vi thế giới bởi nó là công cụ cơ bản và sắc bén giúp ta có thể đi sâu vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu Đặc biệt, lý thuyết tự sự có thể coi như một bộ phận không thể thiếu trong hành trang nghiên cứu văn học ngày nay Các nhà nghiên cứu cho rằng nó là một bộ phận cấu thành của hệ hình lí luận hiện đại Tự sự học hiện đại cho thấy rõ vai trò của chủ thể trong trần thuật khi phân biệt nội dung và phương thức kể Lý thuyết tự sự cũng chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật và theo đó xuất hiện các kiểu người trần thuật khác
Trang 2216
nhau Lý thuyết tự sự hiện đại cũng đã nêu ra các khái niệm về góc nhìn, điểm nhìn… điều đó giúp phân tích, nhận dạng hình thức tự sự một cách chính xác và khoa học hơn
Về khái niệm nghệ thuật tự sự, trong Từ điển tự sự học (University of Nebraska
Press xuất bản 1987), mục từ Narratology của Gerand Prince có hai định nghĩa:
(1) Lí thuyết về tác phẩm tự sự ra đời dưới ảnh hưởng của Chủ nghĩa cấu trúc Narratology nghiên cứu hình thức, quy luật vận động, tính chất của các tác phẩm tự sự với các chất liệu khác nhau, nghiên cứu năng lực tự sự của chủ thể sản sinh và đối tượng tiếp nhận tác phẩm tự sự Các bình diện mà nó tìm hiểu bao gồm
“nội dung câu chuyện” và “hình thức trần thuật” cùng mối quan hệ giữa hai cái đó
Theo cách hiểu này, Narratology là một lí luận tổng quát liên quan đến mọi tác
phẩm tự sự trong một trọn vẹn chỉnh thể và quá trình Mọi tác phẩm tự sự ở đây là chỉ tất cả các loại hình và dạng thức tự sự, cho dù là tự sự trên/bằng/với chất liệu/phương tiện nào chứ không chỉ là ngôn từ lời nói Nó cũng nghiên cứu hai đầu của cái quá trình giao tiếp tự sự đó - chủ thể sản sinh tự sự và kẻ tiếp nhận tự sự Đó không chỉ là hình ảnh một người nói/viết và bên kia, hình ảnh người đọc/người nghe Tất cả các tác phẩm tự sự đều vật chất hoá thành một dạng “văn bản” bởi những chủ thể tác giả tồn tại/hiển hiện trên những cấp độ bao hàm nhau “kể” cho những đối tượng thụ nhận cũng tồn tại /hiển hiện trên những cấp độ bao hàm tương ứng một “câu chuyện”
(2) Nghiên cứu tác phẩm tự sự trong tính cách là một biểu đạt văn tự đối với
sự kiện câu chuyện Trong nghĩa hạn định này, narratology không quan tâm bản thân câu chuyện, mà tập trung sự chú ý vào thoại ngữ tự sự Trong định nghĩa này có một
sở chỉ hạn định hơn Nó nghiên cứu văn học tự sự (tiểu thuyết, truyện kể là thực liệu điển hình) Thậm chí nó còn tiếp tục giới hạn sự quan tâm trong phạm vi hình thức biểu đạt câu chuyện bằng lời văn tự
1.2.2 Đặc điểm
Trong lí thuyết tự sự học hiện đại, tác giả không bao giờ hiện diện trong tác phẩm như là một người kể, người phát ngôn, mà chỉ xuất hiện như là một tác giả hàm
ẩn, một cái “Tôi” thứ hai của nhà văn, với tư cách là người mang hệ thống quan niệm
và giá trị trong tác phẩm Tác giả thực sự xuất hiện chỉ như người ghi lại lời kể hoặc
là người nghe trộm người kể
Người trần thuật là nhân vật được sáng tạo ra để mang lời kể Theo đó, hành vi trần thuật là hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự Người trần thuật trong văn bản văn học là một hiện tượng nghệ thuật phức tạp nhất mà ngôi
kể chỉ là hình thức biểu hiện ước lệ Người trần thuật vốn không có gì là ngôi kể mà chỉ là chủ thể kể Còn ngôi kể là yếu tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu Ý thức chủ thể tự sự cũng là một hiện tượng phức tạp, nhiều tầng, bao gồm tác giả hàm ẩn, người
Trang 2317
trần thuật (có thể nhiều vai) và nhân vật (có thể nhiều người) Những điều này khiến cho cấu trúc tự sự có nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu và có tính đối thoại
Lí thuyết tự sự hiện đại làm cho người trần thuật vô hình vốn ít được người ta chú
ý phân tích, mà hiện ra như một hệ thống biểu đạt Qua đó, nó cho người ta thấy cách thức người trần thuật can dự vào tiến trình tự sự, từ hình thức đến bình luận Lí thuyết tự
sự đã chỉ ra kết cấu và tầng bậc trần thuật mà người trần thuật ở bậc càng cao thì càng xuất hiện sau Nhiệm vụ của nó là cung cấp, giới thiệu người trần thuật ở bậc thấp, phân biệt các dạng trần thuật (trần thuật chính, trần thuật phụ, siêu tự sự) Trong đó, siêu tự sự như là biện pháp vừa che giấu tính hư cấu, gia tăng khả năng hư cấu cho tiểu thuyết
Lí thuyết tự sự cũng cho thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện Từ đó nó giúp quan sát cụ thể cơ chế của nghệ thuật tự sự
Lí thuyết tự sự học hiện đại còn nêu ra vấn đề góc nhìn với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật Nó cũng nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự
và các hình thức của nó (trực tiếp, gián tiếp tự do, các hình thức độc thoại nội tâm, dòng ý thức…) Tự sự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết Do đó, hiện nay các vấn đề của tự sự học được xem là không thể thiếu khi nghiên cứu phong cách học tiểu thuyết Tự sự học hiện đại đang tiếp tục nghiên cứu cấu trúc tình tiết, đơn vị cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện
Từ các căn cứ trên có thể khẳng định nghiên cứu tự sự học còn có ý nghĩa văn hóa rộng lớn Bởi nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học, cho thấy kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, và đặc biệt là cho thấy bức tranh về truyền thống văn hóa để từ đó giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về truyền thống văn học ấy trong mỗi tác phẩm
1.2.3 Các yếu tố của nghệ thuật tự sự
Từ tài liệu trong tập bài giảng Tự sự học của Trường Đại học sư phạm Hà Nội,
và một số tài liệu lý luận văn học của tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu…, chúng tôi
đã tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các yếu tố trong nghệ thuật tự sự như sau:
- Tổ chức cốt truyện:
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Trong văn học hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách, cốt truyện được sử dụng để triển khai các tính cách chứ không phải cốt truyện quyết định và chi phối tính cách như trước kia Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng
Trang 24Có thể kể đến một số cách tổ chức cốt truyện (kết cấu) phổ biến trong tác
phẩm tự sự như: Tổ chức cốt truyện theo trình tự thời gian, tổ chức cốt truyện theo
hai tuyến nhân vật đối lập, tổ chức cố truyện theo hướng đa tuyến, tổ chức cốt truyện
dựa vào tâm lí…
- Xây dựng nhân vật: Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó có thể là con người có tên hoặc không
có tên cụ thể; có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm Trong một số trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm
Nhân vật văn học khác các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ
nó được xây dựng và thể hiện bằng chất liệu ngôn từ Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm Trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết để bộc lộ được quan niệm của mình về con người
và cuộc sống Chính vì vậy, nhân vật văn học và con người trong cuộc đời thường không phải là sự đồng nhất Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả, có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại sẽ tạo thành các loại nhân vật khác nhau Có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ sau:
Trang 25- Người trần thuật/Người kể chuyện: Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ
văn học có định nghĩa: “Người trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn
bản tự sự do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành (…) Nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [24; tr.221 - 222]
Theo định nghĩa trên, người trần thuật trước hết là một hình tượng nghệ thuật được nhà văn sáng tạo ra để thay mình làm nhiệm vụ kể lại một câu chuyện hay một
sự việc nào đó Và thông qua hành vi kể chuyện này mà chủ thể trần thuật có thể lộ diện hoặc ẩn tàng, rõ ràng hay tiềm ẩn trong suốt quá trình trò chuyện cùng độc giả Trong văn tự sự, khái niệm “người trần thuật” còn có thể được gọi dưới những tên gọi khác như: “người kể chuyện” hay “hình tượng tác giả”…
Theo Lê Ngọc Trà, “Người kể chuyện” là “chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học” Còn theo Huỳnh Như Phương: “Khái niệm hình tượng tác giả nói lên bản chất của tác phẩm nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng và ngôn từ của tác phẩm” Đây chỉ là những biểu hiện sinh động của hình thức tên gọi còn về chức năng, vai trò của chủ thể trần thuật, người kể chuyện hay hình tượng tác giả đều như nhau trong văn tự sự
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đã chỉ ra được vai trò của yếu
tố này: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi kể được gọi là người trần thuật - một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng kiến và giải thích những gì đã xảy ra” [2; tr 360]
Quả thực, nếu không có người kể chuyện thì câu chuyện mới chỉ dừng lại ở những hành động, sự kiện tạo nên vật liệu thô cho tác phẩm Người kể chuyện cùng hành vi kể chuyện giữ một vai trò cầu nối quan trọng trong mối quan hệ giữa câu chuyện được kể và người được nghe kể câu chuyện đó Ngoài ra, người kể chuyện hay người trần thuật còn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các yếu tố làm nên kết cấu của một văn bản tự sự Ta có thể hiểu rằng chủ thể trần thuật là người thay tác giả thực hiện hành vi trần thuật lại câu chuyện trong tác phẩm Tác giả thực sự xuất
Trang 2620
hiện chỉ như người ghi, người mô phỏng lời kể Do đó, người trần thuật là kẻ sáng tạo
ra để mang lời kể và hành vi trần thuật là hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm
là văn bản tự sự
- Ngôn ngữ trần thuật: Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học
M.Gorki đã khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Trong tác phẩm
tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật… Ngôn ngữ trần
thuật do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn Ngôn ngữ trần thuật có vị trí quan trọng trong một truyện ngắn Đồng thời nó cũng góp phần làm nên giọng điệu, phong cách tác giả Nói đến ngôn ngữ trần thuật là nói đến tài năng sử dụng và khả năng làm chủ ngôn ngữ của mỗi ngòi bút Sự phát triển cốt truyện và tính cách nhân vật được bộc lộ đậm nhạt đều phụ thuộc khá nhiều vào ngôn ngữ trần thuật của tác giả Muốn vậy, tác giả với vai trò người kể chuyện phải thật năng động, linh hoạt Để làm được như vậy nhà văn phải là người giàu có về vốn từ, điêu liệu trong sử dụng ngôn ngữ mới tạo ra những câu văn lay động lòng người
- Điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn là vị trí, điểm quan sát mà người kể
chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc Nếu một văn bản tự
sự (truyện kể) bao gồm nhiều yếu tố như tác giả, người kể chuyện, nội dung tự sự, người nghe chuyện, người đọc… thì điểm nhìn chính là yếu tố then chốt liên kết tất
cả các yếu tố kia thành một hệ thống chặt chẽ
- Giọng điệu: Theo Trần Đình Sử (2005) trong Tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, tr.14: Giọng điệu cũng là một yếu tố cơ bản trong nghệ thuật tự sự Nó phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp qua hình tượng người kể chuyện) Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật Nhiều người còn cho rằng giọng
điệu trần thuật phản ánh khuôn mặt nhà văn Bởi giọng điệu là một trong những yếu
tố quan trọng để khu biệt phong cách tác giả, là “một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm”
1.3 Khái quát về truyện ngắn sau 1975
Từ năm 1975, văn học Việt Nam có sự chuyển tiếp từ nền văn học trong chiến
tranh sang nền văn học thời kỳ hậu chiến Lã Nguyễn trong bài viết Văn học Việt
Nam 1975 - 1991 đăng trên trang Văn hóa Nghệ An cho rằng: “Nhiều người vẫn gọi
chung văn học sau 1975 là “văn học đổi mới” hoặc, “văn học của thời kỳ đổi mới” Nhưng khi đó có đủ độ lùi thời gian để nhìn lại, ta nhận ra, “văn học đổi mới” là một cao trào sáng tác có quá trình hình thành, phát triển và kết thúc Có thể tạm chia cuộc vận động đổi mới của văn học Việt Nam thành 3 giai đoạn: 1975 - 1985; 1986 - 1991
và 1992 đến nay Xin nói thêm, các năm 1975, 1986, 1992… chỉ là những cái mốc hết sức tương đối” Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của tác giả Lã Nguyên
Trang 2721
khi tìm hiểu khái quát về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến nay bởi sự phát triển của truyện ngắn cũng là một thành phần tạo nên sự phát triển của văn học Việt Nam ở giai đoạn này
Giai đoạn 1975 - 1985: Đây được coi là là giai đoạn khởi động của văn học
thời kỳ đổi mới Bắt đầu từ năm 1975, đề tài về chiến tranh và người lính vẫn là đề tài
cơ bản của nhiều sáng tác văn học, nhân vật truyện ngắn mang tính lý tưởng, những người anh hùng có vẻ đẹp toàn diện và các sáng tác ấy vẫn thể hiện nhãn quan giá trị
và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng chỉ sau đó một vài năm, văn học Việt Nam rơi vào một tình trạng bất ngờ: nó mất dần độc giả Người đọc quay lung lại với với văn học trong nước và có xu hướng ưa chuộng đọc văn học cổ, văn học nước ngoài Người cầm bút hoang mang, nhưng họ dần nhận ra được căn nguyên sâu xa: hiện thực xã hội nay đã khác xưa rất nhiều mà văn học vẫn như trước Thời hậu chiến, tồn tại một nghịch lý
đó là thời chiến tranh ác liệt nhưng đơn giản, mọi mối quan hệ của con người thu hẹp chỉ bởi hai chữ sống - chết, còn ở thời bình, xã hội trở nên phức tạp, rối ren và
“không còn an toàn” về mặt đạo đức Tất cả những mặt nhiêu khê vốn bị vùi lập trong thời chiến bây giờ thức dậy Vì thế, văn học cần thay đổi và đang dần thay đổi thông qua cách tiếp cận với hiện thực, để có thể lắng nghe những ưu tư vụn vặt đời thường của con người, chia sẻ và cảm thông với họ
Trong giai đoạn này, người ta đã thấy xuất hiện một số tác phẩm nhen nhóm tư tưởng bứt phá khỏi lối mòn tư duy nghệ thuật của giai đoạn trước để tìm kiếm hướng khai thác mới đó là đi vào khai thác về thân phận con người hoặc đạo đức, thế sự hay khám phá cuộc sống và con người thời hậu chiến trong cái nhìn đa chiều, đa diện Đánh dấu cho sự thay đổi bứt phá này, có thể kể đến thời điểm giữa những năm 80,
khi báo Văn nghệ đăng truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp thì tờ báo này "cháy" trên tất cả thị trường báo trong cả nước Tướng về hưu, bằng một lối viết
lạnh lùng, sắc sảo, đã phơi bày một hiện tượng vô cùng phức tạp, hỗn loạn của xã hội,
sự hoang mang và bất lực của con người sau thời chiến
Văn học đổi mới là sự can dự trực tiếp và chủ động, tích cực của văn học vào tiến trình xã hội Muốn có tác phẩm hay thì nhà văn phải "đến" được những vấn đề phức tạp, gai góc, thậm chí là "đụng chạm" của cuộc sống, những vấn đề mà không ai
có thể trả lời ngay một lúc là đúng hay sai.Và lớp các nhà văn dũng cảm ấy có thể kể
đến như: Nguyễn Minh Châu với truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Bến quê, Bức tranh ; Ma Văn Kháng với truyện ngắn: Mẹ con chị Hằng, Đứa
ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K…; Hồ Phương với truyện ngắn Cần sa; Anh Đức với truyện
ngắn Miền sóng vỗ; Nguyễn Kiên với tác phẩm Đáy nước… Nhiều cây bút truyện
ngắn từng có đóng góp cho nền văn học kháng chiến trong đó có nữ nhà văn Lê Minh Khuê lại tiếp tục không ngừng nỗ lực lao động nghệ thuật để làm nên một diện mạo
Trang 2822
mới cho nền văn học thời hậu chiến với những truyện ngắn mang hơi thở và nhuốm đẫm nỗi đau thế sự Bức tranh đời sống và quan niệm nghệ thuật về con người đang được hé mở và tới đây sẽ còn được các nhà văn phản ánh đa diện và đa chiều hơn trong các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn này
Giai đoạn từ 1986 đến 1991: Văn học thời kì đổi mới được ghi nhận bắt đầu từ
sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 Văn học thời kì đổi mới có sự thay đổi lớn về
tư duy nghệ thuật: khuynh hướng sử thi trước đây đã được thay thế bằng khuynh hướng hiện thực những vấn đề về chính trị, về xã hội, nhân sinh được nhà văn chuyển
tải qua những thông điệp của đời sống, con người cá nhân thay thế con người xã hội
Dễ nhận ra trong hầu hết các tác phẩm, người cầm bút đã đi thẳng vào vấn đề bản chất và thân phận con người, tuyến nhân vật trung tâm cũng hướng tới những con người bình thường và nhiều khi là những số phận thiệt thòi, những con người bất hạnh Giai đoạn này, có thể nói thể loại truyện ngắn đã trở thành mũi nhọn của văn xuôi giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của văn học Đó là mảnh đất văn học có nhiều thành tựu nhất trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới
Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ này có một lực lượng hùng hậu với nhiều thế
hệ nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài… Đặc biệt, xếp hàng đầu trong khuynh hướng "đổi mới" của truyện ngắn đó là nhà văn đầy tài năng, cá tính - Nguyễn Huy Thiệp Và như một lẽ tất nhiên, không thể không nhắc đến tên tuổi của
nữ nhà văn Lê Minh Khuê với những sáng tác mang đến cái nhìn đa chiều và sâu sắc
về nhiều góc cạnh của cuộc sống… Các tác phẩm của bà nổi lên vừa mang những đặc điểm đổi mới chung trong dòng chảy văn học lúc bấy giờ, vừa mang màu sắc riêng biệt không lẫn vào đâu được với giọng điệu chân thực, gần gũi với đời sống, phảng phất sự tự vấn tự soi tìm lại chính mình của mỗi nhân vật Sáng tác của Lê Minh Khuê cùng các nhà văn giai đoạn này đã tạo nên một diện mạo mới vừa độc đáo, vừa
đa dạng của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
Giai đoạn từ 1992 đến nay: Nối tiếp trào lưu cách tân trong văn học, các nhà
văn thế hệ sau đã không ngừng học hỏi, tiếp nhận và luôn ý thức mạnh mẽ sự đổi mới trong cảm hứng và bút pháp nghệ thuật trong sáng tác truyện ngắn Đó là một Bảo
Ninh đầy cá tính (Thời tiết của kí ức), một Lê Minh Khuê đầy nội lực trong cách viết (Bi kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại, Nhiệt đới gió mùa), Phạm Thị Hoài (Trong cơn mưa,
Tiệm may Sài Gòn), Tạ Duy Anh (Bước qua lời nguyền, Xưa kia chị đẹp nhất làng),
Nguyễn Quang Thiều (Hai người đàn bà xóm Trại), Phan Thị Vàng Anh (Hoa muộn,
Kịch câm, Mười ngày), Hồ Anh Thái (Nham, Phòng khách, Chim anh chim em), Y
Ban (Bản lí lịch tự thuật, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ), Võ Thị Hảo (Người sót lại của
rừng Cười), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường, Minu xinh đẹp, Thành phố đi vắng)… Họ đều là những nhà văn có ý thức sâu sắc về cá tính sáng tạo của mình
Trang 2923
Những cây bút nữ như Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh… đã khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn với những quan niệm mới mẻ về nhân sinh Đặc biệt, năm 1995 có thể được coi là một mốc khá quan trọng vì nó đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN Điều này, đồng nghĩa với việc, văn học Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với nhiều luồng gió văn học mới trong khu vực để có thêm những sáng tạo và đổi mới
Từ năm 2000 trở lại đây, xuất hiện những cây bút trẻ như Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quỳnh Trang, Phạm Thị Điệp Giang, Nguyễn Thị Cẩm, Chu Thuỳ Anh… đã thổi vào văn đàn luồng gió mới với không khí của thời đại Những tác giả trẻ này sinh ra và trưởng thành trong thời bình, thời đại công nghệ, đầy đủ về vật chất nên cách nhìn, cách viết có sự khác biệt rõ rệt
Họ đã rất nỗ lực để khẳng định bản lĩnh, cá tính sáng tạo Tất nhiên, sự chọn lọc của thời gian mới là điều quan trọng nhất để khẳng định mọi giá trị
Qua điểm họa một vài nét về các giai đoạn đổi mới của văn học trên diễn trình lịch sử từ sau năm 1975 đến nay, có thể thấy truyện ngắn Việt Nam có sự đổi mới tư duy nghệ thuật một cách mạnh mẽ Điều đầu tiên cần khẳng định, đó là văn học đã chuyển mình từ hiện thực chiến tranh sang hiện thực thời bình, từ hiện thực của các sự kiện, biến cố lịch sử - hiện thực chiến tranh đến hiện thực về cuộc sống thế sự - hiện thực thời bình, từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn đa chiều, “biên độ hiện thực” đã được nới rộng, văn xuôi có điều kiện chiếm lĩnh đời sống nhiều hơn Những mặt trái, mặt xấu, những khuất lấp của hiện thực dần dần được sáng tỏ và được nhìn nhận một cách dân chủ và sâu sắc hơn Các sự kiện, biến cố lịch sử chỉ làm nền, là phương tiện
để nhà văn khám phá “con người bên trong con người” Vai trò chủ thể của người viết được quan tâm, và nhà văn khẳng định tên tuổi bằng cá tính sáng tạo của mình
Mặt khác, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 còn có sự chuyển đổi trọng tâm từ con người sử thi sang con người đời thường Các nhà văn giai đoạn này lấy con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử Con người được đặt trong mối quan hệ đời thường với tất cả những biểu hiện tốt - xấu Mỗi cá nhân là một thế giới riêng đòi hỏi nhà văn phải khám phá bằng cái nhìn biện chứng Soi rọi từ nhiều trường nhìn khác nhau, các nhà văn đã chạm đến những góc khuất lấp của đời sống tâm hồn con người Số phận
cá nhân với những uẩn khúc được phơi trải trên trang văn một cách thấm thía, nhân văn đến nghẹn lòng
Ngoài ra, truyện ngắn sau 1975 cũng có sự đổi mới mạnh mẽ về nghệ thuật trần thuật Đó là sự chuyển đổi trong quan điểm trần thuật từ khuynh hướng sử thi sang đời tư thế sự, tạo sắc thái nhân văn mới mẻ cho hình thức tự sự ngôi thứ ba Sự
đa dạng, phong phú, biến hoá trong sáng tạo của chủ thể trần thuật đã đem lại cho truyện ngắn sau 1975 những biến hình mới, sinh động và hấp dẫn Người kể chuyện
có thể kể một cách khách quan những gì anh ta nghe thấy, nhìn thấy qua biểu hiện
Trang 3024
bên ngoài Những nhà văn có xu hướng đổi mới trần thuật sớm nhất cho truyện ngắn sau 1975 là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và đến Nguyễn Huy Thiệp thì cách trần thuật từ nhiều điểm nhìn đã đạt đến độ đặc sắc Bên cạnh đó, truyện ngắn Lê
Minh Khuê còn xuất hiện hình thức trần thuật ngôi thứ nhất Ở hình thức trần thuật
này, người kể chuyện là một nhân vật đặc biệt xuất hiện dưới một cái “tôi” nào đó Người kể chuyện có khi đóng vai trò là một nhân vật phụ để kể chuyện của người khác hoặc đóng vai “tôi” để kể câu chuyện của chính mình Điều này có nghĩa là hình thức tự sự ngôi thứ nhất có thể bị chi phối bởi điểm nhìn của người kể chuyện xưng
"tôi" hoặc có thể được kể bởi hai hay nhiều người kể chuyện xưng "tôi" khác trong tác phẩm Điều này cũng cho thấy, tự sự ngôi thứ nhất trong truyện ngắn Lê Minh Khuê đã thay đổi về quan điểm trần thuật Nhà văn đã khéo léo để người kể chuyện tham gia vào cốt truyện, "môi giới" dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản Đây là cơ sở
để xuất hiện nhiều kiểu giọng điệu trong trần thuật
Truyện ngắn sau 1975 cũng có sự mở rộng đáng kể các phạm trù thẩm mĩ: cái cao cả - cái đời thường, cái thực - cái ảo, cái hài - cái bi… Sự đan xen hòa trộn ấy góp phần làm tăng tính chân thật của cuộc sống trong nghệ thuật Vì thế, các kỹ thuật trần thuật trở nên linh hoạt hơn Nhãn quan ngôn ngữ của truyện ngắn cũng dân chủ và cởi
mở hơn Những "rào cản" ngôn ngữ được gỡ bỏ Từ ngôn ngữ trang trọng sử thi sang ngôn ngữ đời thường, đậm chất khẩu ngữ… Với sự đổi mới của ngôn ngữ, văn học đã gần hơn với đời sống và con người
Như vậy, truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay là sự tiếp nối và kế thừa giữa những cây bút đã trưởng thành trong chiến tranh, những cây bút của thời kì đổi mới và những cây bút sinh ra và lớn lên sau chiến tranh Họ cùng sống và viết trong hoàn cảnh đất nước trở lại quỹ đạo thời bình với ý thức đổi mới nhưng mỗi thế hệ lại
có cách tiếp cận và phản ánh đời sống riêng Tất cả tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại mà Lê Minh Khuê là một trong những cây bút có đóng góp không nhỏ vào những đổi mới và cách tân ấy!
1.4 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Minh Khuê
1.4.1 Tác giả Lê Minh Khuê
Lê Minh Khuê, tên khai sinh là Lê Thị Minh Khuê, sinh ngày 6 tháng 12 năm
1949 tại quê ngoại Lan Châu, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Quê nội bà ở xã Hải
An, Tĩnh Gia, Thanh Hóa Ông nội và ông ngoại bà là nhà Nho, cha là thầy giáo dạy trung học Cha mẹ mất sớm, bà lớn lên trong gia đình dì ruột, chú và dì đều là giáo viên trung học
Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia lực lượng Thanh niên xung phong chống
Mỹ Năm 1967 bà có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bắt đầu viết văn Đề tài chính của thời kỳ chiến tranh trong sáng tác của bà là đời sống cuộc chiến, máu lửa nhưng con người được tinh thần lạc quan liên kết Truyện của bà thay đổi đề tài từ
Trang 3125
những năm 1984 vì theo bà, người Việt Nam thay đổi ngay từ năm 1975 khi hết chiến tranh, do đó không thể viết như cũ Từ sau năm 1975, sáng tác của bà đã bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội thời đổi mới Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm
lý phụ nữ
Lê Minh Khuê chuyên viết truyện ngắn và truyện vừa Truyện của bà được dịch và xuất bản ở Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển, Italia, Hàn Quốc Bên cạnh việc viết
văn, Lê Minh Khuê còn từng là phóng viên báo Tiền phong, phóng viên Đài Phát
thanh Giải phóng (đi B, về Đà Nẵng năm 1975 cùng đơn vị quân đội), phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn từ 1978 đến khi nghỉ hưu Bà có tên trong Từ điển Tiểu sử Văn học (Dictionary of Literary Biography)
phần Southeast Asian Writers (các nhà văn Đông Nam Á)
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Hình tượng Lê Minh Khuê đã khẳng
định: “Trong số các nhà văn đương đại Việt Nam, nếu có thể nói, Lê Minh Khuê là một hiện tượng văn chương đáng quan tâm vì nhiều lẽ Trước hết bà là một nhà văn
“trụ hạng” được với truyện ngắn, một thể loại vốn rất khắt khe với những ai dễ dãi trong sáng tác… Tinh thần trụ hạng này là nhờ chủ yếu vào sức bền của ngòi bút, phẩm tính này giúp bà chung thủy chỉ với truyện ngắn và thành danh nhờ nó”
Sáng tác của Lê Minh Khuê thường hay “chia đôi dư luận” Truyện ngắn Lê Minh Khuê có nhiều độc giả, đặc biệt nhiều độc giả trung thành với nhà văn mấy chục năm qua, kể cả những người thích đọc nhanh hoặc đọc chậm Điều đặc biệt đáng nói hơn là sáng tác của nhà văn thường “gây hấn cảm xúc”, tạo nên những cuộc tranh luận thú vị Có thể tổng hợp và đưa ra quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê trong giai đoạn trước và sau 1975 đó là:
Giai đoạn trước 1975: Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công chân dung con
người tập thể, con người cộng đồng bằng cái nhìn sử thi mang vẻ đẹp lãng mạn và
tinh thần thời đại trong tập Cao điểm mùa hạ Nhân vật là những người lính công
binh, lính lái xe, trinh sát, những thanh niên xung phong, những y tá, bác sĩ quân y,
đa phần trong số họ là phụ nữ Tất cả đều hăng hái tự nguyện lên đường tham gia vào cuộc chiến tranh vĩ đại và sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc Với cảm hứng ngợi ca, Lê Minh Khuê đã đã khắc họa thành công hình tượng con người tập thể mang vẻ đẹp cộng đồng và tinh thần thời đại Nhưng quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn khá giản đơn và có phần công thức
Giai đoạn sau 1975: Lê Minh Khuê nỗ lực, tìm tòi sáng tạo trong việc cách tân
nghệ thuật Nhà văn chuyển sang thể hiện và khắc họa con người cá nhân, cá thể như một "nhân vị" độc lập được xem xét từ nhiều phía, nhiều tọa độ Nhà văn luôn đặt con người trong hoàn cảnh bộn bề, phức tạp của cuộc sống hiện đại và nhận ra: con
Trang 3226
người cũng nhỏ bé, cũng tầm thường, thậm chí quá tầm thường trước sự thay đổi nghiệt ngã của hoàn cảnh Đặc biệt, trong hành trình khám phá con người, Lê Minh Khuê thể hiện rất sâu sắc những khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc làm cho tâm hồn con người thêm nhân ái, thêm cao đẹp
Bằng tài năng, nhiệt huyết và trái tim giàu yêu thương của mình, Lê Minh Khuê có những nỗ lực, tìm tòi sáng tạo trong việc cách tân nghệ thuật, nhà văn đã thoát ra khỏi lối mòn quen thuộc, phá vỡ những quy phạm, dần dần đạt tới một quan niệm nghệ thuật sâu sắc và toàn diện về con người Là nhà văn chân chính, Lê Minh Khuê ý thức sâu sắc trách nhiệm, sứ mệnh của nhà văn trước cuộc đời, trước đất nước và trước con người Mỗi khi cầm bút, Lê Minh Khuê rất cẩn trọng vì nghề văn với nữ văn sĩ là những gì rung động nhất mà mình muốn gửi gắm với bạn đọc Nhiều lúc bà cảm thấy hạnh phúc vì được sống và viết, viết với tất cả bút lực để nói lên những tâm sự, những trăn trở của mình Chính bút lực ấy đã khiến cho người đọc vẫn nhận ra và trân quý một Lê Minh Khuê đang hàng ngày dâng hiến vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nghệ thuật cho cuộc đời giữa vườn hoa muôn sắc của truyện ngắn đương đại Việt Nam Bà thực sự yêu công việc sáng tạo văn chương, vừa xem
nó là một nghề như bao nghề khác với thái độ lao động nghiêm túc, vừa xem nó như
là một cách để yêu thương con người để làm đẹp cho cuộc đời Đặc biệt, truyện ngắn Lê Minh Khuê còn thể hiện thiên tính nữ và khát vọng nhân bản một cách sâu sắc Bà là một trong những nữ văn sĩ có sự vượt trội về tài năng và khí chất thiên bẩm này
1.4.2 Hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê
Sự nghiệp văn chương của Lê Minh Khuê gắn với những thành công, thành tựu về truyện ngắn Cho đến nay, bà đã sở hữu 16 tập truyện ngắn, mỗi tập đánh dấu
một bước đi vững chắc trong nghề văn: Những ngôi sao xa xôi (1973), Cao điểm mùa
hạ (1978), Đoạn kết (1980), Một chiều xa thành phố (1986), Bi kịch nhỏ (1993), Lê Minh Khuê - Truyện ngắn (1994), Trong làn gió heo may (2000), Những dòng sông buổi chiều cơn mưa (2001), Màu xanh man trá (2005), Một mình qua đường (2007), Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (2008), Nhiệt đới gió mùa (2012), Làn gió chảy qua (2016)…
Một số tác phẩm xuất bản bằng tiếng nước ngoài như: The Stars, The Earth, The
River (tập truyện, Nhà xuất bản Cubstone Press, Mỹ, 1996), Monsunens sista
sole (tập truyện, Nhà xuất bản O barra O, Italia, 2010), Kleine Tragödien (tập truyện,
Nhà xuất bản Mitteldeutscher, Đức, 2011)…
Đặc biệt, truyện ngắn Lê Minh Khuê còn được dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở
Mỹ Tập truyện ngắn Những bi kịch nhỏ đã được dịch ra tiếng Đức, đoạt giải thưởng
xuất bản sách tại Hội chợ sách Frankfurt Báo chí Mỹ nhận xét khá tinh về tác phẩm của bà: “Độc giả Mỹ của ngày hôm nay đã đến mức đòi hỏi tính ẩn dụ tinh tế Lê
Trang 3327
Minh Khuê thực sự làm chủ được phép so sánh chính xác Dưới ngòi bút của bà, lối
so sánh này không gì khác hơn là mang tính giản dị… Từng truyện ngắn khuấy động
để người đọc nghĩ ngợi xa hơn, đưa con người đến một tương lai mà nhà văn hàm ý
hơn là nói trực diện” (Báo Tin Sáng Dallas), “Đây là những truyện nên được dạy
trong những giờ văn học và lịch sử trên toàn nước Mỹ, cả ở trường trung học phổ
thông lẫn đại học” (Báo The Pilot), “Qua bản dịch, hiện lên hình ảnh tác giả, một
người có văn phong đẹp, nghiêm trang, cùng với sự châm biếm tinh tường, đồng thời
có khả năng trong những nhận xét đầy sức khơi gợi” (Thời báo New York)
Những cống hiến của Lê Minh Khuê trong lĩnh vực văn chương đã giúp bà nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Giải thưởng Hội Nhà văn
Việt Nam 1987 cho tác phẩm Một chiều xa thành phố Năm 2008 Lê Minh Khuê đã
nhận được Giải thưởng văn học quốc tế mang tên Byeong Ju Lee (nhà văn lớn Hàn
Quốc, 1921-1992) cho tập truyện ngắn Những ngôi sao, trái đất, dòng sông Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 cho tác phẩm Trong làn gió heo may, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012 Với tập truyện ngắn Làn gió
chảy qua, bà một lần nữa lại được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam vào
năm 2016
Cũng theo Bùi Việt Thắng, Lê Minh Khuê thuộc số ít các nhà văn đương đại Việt Nam có tác phẩm được chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn
lớp 9 (truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi) Giả sử nếu chỉ được phép chọn năm tác
giả truyện ngắn thời kì đổi mới văn chương rất có thể Lê Minh Khuê sẽ nằm trong
“top” đó: Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Huy Thiệp - Lê Minh Khuê - Trần Thùy Mai
- Phan Thị Vàng Anh
1.4.3 Tác phẩm "Nhiệt đới gió mùa" và "Làn gió chảy qua"
Tập truyện Nhiệt đới gió mùa gồm 12 truyện ngắn và vừa được ra mắt bạn đọc vào tháng 12 năm 2012 Đó là các truyện: Nghĩ ngợi quẩn quanh, Xe camry ba chấm,
Nước trong, Chuyện bếp núc, Trên đường đê, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Một mình, Ngày còn dài, Sống chậm, Nhiệt đới gió mùa, Ráp Việt Trong đó, tác phẩm được
chọn làm tên chung của tập truyện - Nhiệt đới gió mùa - là câu chuyện với những tình
tiết éo le khó lòng tưởng tượng nổi này được xây dựng từ những ký ức có thật trong gia đình tác giả Với tập truyện này, một lần nữa Lê Minh Khuê kéo người đọc về thời chiến tranh và bao cấp Mối thù hận của hai người đàn bà quanh một người đàn ông, mối thù hận của hai anh em ruột thịt đứng hai đầu chiến tuyến… Nữ nhà văn cũng khéo lựa chọn đưa vào tác phẩm những lát cắt sắc lẹm về cuộc sống hiện đại Một cuộc sống dồn nén nhiều bức bối và nỗi đau; sự công bằng và an nhiên mơ hồ
như những ngôi sao xa xôi
Làn gió chảy qua là tập truyện ngắn thứ ba của Lê Minh Khuê kể từ khi bà
nghỉ hưu (2007) và là tập sách thứ 16 của bà, chưa kể những “tuyển tập linh tinh” như
Trang 3428
chính cách nói của bà “trùm truyện ngắn” Tập sách gồm 14 truyện ngắn thấm đượm hơi thở thời đại được nhà văn Lê Minh Khuê sáng tác trong giai đoạn từ năm 2011-
2015 và được ra mắt công chúng vào tháng 1 năm 2016 Tập truyện gồm những câu
chuyện diễn ra ở các thời điểm khác nhau, với đủ loại người trong những hoàn cảnh đan xen có khi rất bình dị nhưng lắm lúc rất độc đáo, đã tạo nên một không gian truyện đa sắc, đa chiều và đầy tính nhân văn Ở tập truyện ngắn này, người đọc có thể
nhận ra một Lê Minh Khuê khác, mềm mại hơn Nếu tập Nhiệt đới gió mùa nhuốm màu chết chóc, bi thảm thì Làn gió chảy qua lại nhẹ nhõm, mà nói như nhà văn Hồ
Anh Thái, là những truyện ngắn “đã đến độ thản nhiên tự nhiên, hầu như không vướng bận kỹ thuật” Với Lê Minh Khuê, sự chuyển đổi này không xuất phát từ tâm thế “đã nghỉ hưu rồi”, mà bởi bà theo một “vệt viết khác” Đồng thời cũng còn bởi,
“cái gì nó đến thì nó đến”, chứ không chủ ý phải dặn mình viết thế này hay thế kia Văn chương với bà, từ lúc bắt đầu đến bây giờ, vẫn vậy Quan niệm về nghề không
có gì thay đổi: văn chương phải là văn chương Chỉ có cách viết thay đổi là do nhân vật đã đổi thay Mỗi thời, những nhân vật của bà có những số phận, tính cách và ngôn
ngữ khác nhau Vậy thì, người viết như bà phải tìm một cách viết khác, cách kể khác
Tiểu kết Chương 1
Điểm lược những nét chính về truyện ngắn 1975 và hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê đã phần nào giúp chúng ta hình dung được những thay đổi về chính trị, xã hội đến phong cách sáng tác của mỗi nhà văn nói chung, Lê Minh Khuê nói riêng Những sáng tác của bà đã bắt kịp và phản ánh một cách tinh tế, sắc sảo, đa chiều những đổi thay của thời cuộc và để lại những dấu ấn sâu đậm trong trái tim biết bao độc giả Từ cái nhìn tổng quát nói trên, trong các chương tiếp theo của luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ đặc điểm nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của bà qua hai
tập truyện được sáng tác trong thời gian gần đây đó là: Nhiệt đới gió mùa và Làn gió
chảy qua
Trang 3529
Chương 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ 2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.1.1 Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
Là một cây bút truyện ngắn xuất sắc, cá tính, đầy nội lực, một trong những yếu
tố tạo nên sự thành công ở Lê Minh Khuê đó chính là cách xây dựng các kiểu cốt
truyện đa dạng, phong phú Khảo sát hai tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa và Làn
gió chảy qua, ngoài số ít kiểu cốt truyện viết theo xu hướng văn học truyền thống
trước năm 1975 thì giờ đây, bà đã mạnh dạn sử dụng các kiểu cốt truyện mới manh nha từ đầu thế kỷ XX từ phương Tây Lối viết này là phương tiện đắc dụng giúp nhà văn đi sâu vào phản ánh mọi mặt, mọi chiều kích phức tạp của đời sống hàng ngày, của đời sống cá nhân mỗi con người, để phơi bày lên trang viết một hiện thực “như
nó vốn có” - đa chiều, đa diện Có thể thấy rõ nhất ở hai tập truyện ngắn các cách xây dựng cốt truyện mới mẻ như: cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện, cốt truyện giản lược và cốt truyện sự kiện - tâm lý Mặc dù không phải là người khởi xướng những kiểu cốt truyện trên, nhưng mỗi hình thức cốt truyện này khi đi vào tác phẩm của Lê Minh Khuê bao giờ cũng mang một sắc thái riêng biệt mang đậm cốt cách của bà, trở thành một tín hiệu nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng và để cho người đọc sau khi gấp trang văn lại đều băn khoăn một câu hỏi: Số phận mỗi con người và giá trị tình người sẽ ra sao trước hiện thực trớ trêu, nghiệt ngã?
Câu trả lời tùy thuộc vào cách cảm nhận của mỗi độc giả Nhưng trước hết, hãy làm một cuộc thống kê nho nhỏ để nhận định về vấn đề cốt truyện qua 26 truyện ngắn của Lê minh Khuê nằm trong phạm vi khảo sát:
2.1.1.1 Cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện
Kết quả thống kê cho thấy, kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện chiếm
tỉ lệ thấp nhất trong hai tập truyện của Lê Minh Khuê (chỉ với 6/26 truyện) Thế nhưng, cũng chính từ cái sự ít ỏi còn khiêm tốn ấy đã cho thấy một ngòi bút sắc sảo, tưởng chừng lạnh lùng nhưng lại vô cùng ấm áp, đầy tính nhân văn và sự sáng tạo độc đáo Bước ra khỏi chiến tranh, Lê Minh Khuê lại tiếp tục công việc của một người chuyên quan sát và bước vào một cuộc chiến đấu mới, “tinh vi”, phức tạp hơn
Ở đó, bà nhìn thấy bóng dáng của những con người nửa muốn thoát thai, nửa vẫn muốn sống dựa vào quá khứ; thấy cái xấu cái ác đang ẩn nấp, lẩn khuất trong cuộc sống, trong mỗi con người và thấy vô vàn những điều phức tạp, rối ren khác Với ý thức đổi mới trong sáng tác, kết cấu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện ra đời, như một motif chủ đạo, lại như một ám ảnh, xuất hiện trong một số truyện ngắn ở hai
Trang 3630
tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua như: Sống chậm, Giữa chiều lạnh, Nhiệt
đới gió mùa, Năm mươi năm chiều dài… Kiểu cốt truyện này thể hiện việc chịu ảnh
hưởng từ văn học phương Tây rõ nét và hoàn toàn mới mẻ với truyền thống truyện Việt Nam Đó là một trong những lý do tại sao nó khá mới mẻ và chưa được sử dụng nhiều trong văn học truyền thống trước đó Một tác phẩm có kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện sẽ được cấu thành bởi nhiều truyện khác nhau liên kết lại, nghĩa là sẽ có một truyện bao trùm do người kể chuyện kể lại giữ vai trò là khung truyện, còn những truyện khác do các nhân vật trong truyện kể, giữ vai trò như những thành phần để cấu thành một truyện lớn tương ứng với nhan đề Chủ thể trần thuật kép cũng sẽ được xuất hiện nhiều và điểm nhìn trần thuật cũng được di chuyển liên tục Các truyện thành phần không tách rời mà luôn chêm xen vào nhau một cách linh hoạt, tạo ra ấn tượng về sự chân thực của câu chuyện được kể, kéo độc giả lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện
Nếu như trước năm 1975, nội dung chủ yếu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
là những trang văn trong sáng, hào hùng nhằm ngợi ca, tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước với cốt truyện chặt chẽ theo mạch thẳng thì sau chiến tranh, cốt truyện đã có sự pha trộn các mạch truyện nhỏ hơn, tạo nên sự hấp dẫn mới lạ, đưa người đọc vào những chuyến du hành của tưởng tượng và đồng sáng tạo Có thể thấy phần lớn kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện trong tác phẩm của Lê Minh Khuê đi theo mô thức quá khứ - hiện tại, từ hiện tại khơi gợi lại quá khứ, hoặc ở hiện tại nhưng bị ám ảnh dai dẳng bởi những câu chuyện trong quá
khứ Trong Năm mươi năm chiều dài, đồng hiện với câu chuyện hiện tại giữa Thuyết
và ông nội (Thuyết trong vai trò là người kể chuyện) là sự chêm xen một câu chuyện quá khứ của ông nội Thuyết - chuyện một người lính già ôm ấp, cất giữ mối tình với
người đẹp Sài Gòn năm xưa (người kể chuyện là ông nội): “Lúc này ông đã ngả vào
cây cột giáo đường Những cây cột dọc hiên nhà nơi cách cây bao báp mấy chục bước chân Biết tính ông, Thuyết ngồi xa, kín đáo hút một điếu thuốc, sở thích sắp bỏ được do đã vào quân đội Thuyết hút thuốc, nhìn ông nội trong chiều tà rồi nghe câu chuyện của ông” [40, tr.79] Và dần dần, câu chuyện quá khứ được mở ra dưới lời kể
lại của ông nội, một câu chuyện hoàn chỉnh, có đầy đủ trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc về tình yêu của ông nội Thuyết và bà Diễm Cầm nhưng lại dang dở bởi chiến
tranh chia cắt, để rồi “Buổi chiều đó ngắn như giấc mơ Lại dài tới năm mươi năm
sau đó” [40, tr.80] Cũng trong chuyến đi tâm tưởng trở về quá khứ, ngoài lời kể lại
của ông nội, còn có sự lồng ghép một mạch truyện nhỏ, đó là câu chuyện của ông Hồi
- cha Diễm Cầm, kể lại tình hình cuộc sống của Diễm Cầm sau khi chiến tranh kết
thúc: “Nó đi từ tháng ba Qua Thụy Sỹ Nghe rục rịch chiến sự ở Tây Nguyên, nó bảo
con phải đưa cháu sau học tiếp Con trai nó có học bổng trung học ở bên đó Chồng Diễm Cầm chết bệnh khi nó đang mang thai đứa con, thành thử nó quí đứa con hơn
Trang 3731
mạng nó Tôi không ngăn được…” [40, tr.83] Mỗi một câu chuyện nhỏ được kể lại,
dù dài hay ngắn, đều mang nặng biết bao nỗi niềm chưa thể giải tỏa, chưa khi nào được giải tỏa của người trong cuộc Nó cứ bám riết lấy ông nội Thuyết, đằng đẵng như vậy suốt mấy mươi năm trời Chiến tranh qua đi, nhưng bi kịch tinh thần ấy chưa bao giờ tan biến, bởi đó là nỗi đau, là sự mất mát, nhưng biết đâu cũng chính là động lực cho ông nội Thuyết cố gắng mà sống tiếp cho đến giờ phút này? Có thể nói, trong cái nhìn bao quát, đan xen các mạch truyện từ hiện tại trở về quá khứ, Lê Minh Khuê
đã cho người đọc thấy được những góc khuất của tâm hồn sau cuộc chiến tranh, ở đó
có sự chờ đợi không hồi đáp, có cả sự chia ly, cả hy vọng và nỗi thất vọng Trong hệ
thống truyện lồng ghép nhiều mạch truyện của Lê Minh Khuê, truyện ngắn Sống
chậm cũng được viết theo dạng này Mở đầu câu chuyện là sự kiện Tường đi thăm
người bố vì dính phải vụ thi công xây dựng nhà bị sập nên đang bị giam trong trại cải tạo phạm nhân Trên chuyến xe trở về, anh đã gặp người đàn bà tên Vân ngoài năm mươi tuổi Và câu chuyển của bà Vân được kể lại ngay sau câu chuyện của Tường:
“- Còn chú nhà cô ạ!
-…Không, đó không phải là chồng tôi Là một người bạn Là đồng đội Thì cũng một cung cách như thế thôi Đổi tiền đô do phía chuyển nhượng giao sang tiền Việt dùng thủ tục thu chi khống huy động vốn giả để rút ra hơn 6 tỷ đồng bỏ túi… Nói túm lại anh hùng của tôi bỏ túi hơn mười tỷ đồng phá hỏng một nhà máy do lòng người tan rã lãnh án mười hai năm cải tạo…” [39, tr.225]
Từ những lời chia sẻ lí giải tại sao bà Vân lại lên thăm nuôi người bạn cũ, câu
chuyện của bà Vân dần hé mở: “Tôi đi theo người lính Anh ta leo lên một cái xe đã
có nhiều người lính ở đó Họ có cuộc họp Tôi đã biết tên anh là Nghĩa Tôi như con
bé mới lên mười đang cố kìm giữ cảm xúc để không đưa tay lấy món quà yêu thích
mà không được phép Cả anh ấy và tôi giữa cái nhìn khắt khe của một thời dù chiến tranh dù chết chóc cũng chả ai dám làm gì theo ý mình” [39, tr.231] Nếu chỉ dừng
đến đây, hẳn sẽ có một câu chuyện tình thật đẹp đẽ giữa thời bom đạn Thế nhưng,
“anh Nghĩa không quay trở lại và tôi cũng chẳng gặp anh suốt cuộc chiến tranh suốt
cả những năm, tháng hậu chiến những năm tháng hỗn độn mù mờ đổi mới đổi mọi giá trị sau này… Cho đến cái phiên tòa xử tham nhũng xử một kẻ làm tan rã nhà máy tình cờ tôi tới dự và nhận ra người lính hơn ba chục năm trước Người đã làm cuộc đời tôi chỉ có vài tiếng đồng hồ mà bừng sáng cái ánh sáng lãng mạn của cả một đời…” [39, tr.232] Câu chuyện kể lại bằng giọng hồi tưởng như mơ màng, đều đều
nhưng chứa đựng biết bao tâm trạng, bao cảm xúc: có nhớ, có yêu, có giận hờn và
cả căm ghét Ngòi bút sắc lẹm của Lê Minh Khuê đã khéo léo lồng truyện vào truyện, dẫn dắt người đọc đến những mạch truyện nhỏ trong khung truyện lớn để độc giả thêm một lần nữa được chứng kiến sự tha hóa của con người sau chiến tranh như bố Tường, như Nghĩa Mà những câu chuyện được lồng ghép ấy tưởng như mới
Trang 3832
chính là điểm nhấn, là hồn cốt của toàn tác phẩm Sống chậm Ở trong đó, tình yêu
không được giữ nguyên vẹn và lòng người dễ dàng thay đổi bởi thứ vật chất phù phiếm, lôi kéo con người đi vào con đường sa ngã, tù tội Để rồi sau bao dồn nén và bức bối bởi những hi vọng về một tình yêu, niềm tin dành cho một con người sụp
đổ, thì bà Vân đã “muốn khóc òa lên như một đứa trẻ trong rừng bạch dương ngày
ấy…” [39, tr.232] Thế nhưng, vẫn như những gì ta luôn thấy ở ngòi bút của Lê
Minh Khuê, trên cái khung nền tang thương ấy, chưa bao giờ tắt hết ánh sáng của tình yêu thương và thứ tha Bằng chứng là bà Vân đã trở lại thăm người lính một thời mình từng thần tượng, từng hết lòng thương nhớ Và trên chuyến xe trở về kia, người đàn bà từng đi qua chiến tranh ấy vẫn mang trong mình bao nhiêu ký ức lãng mạn về một thời tuổi trẻ…
Tương tự như vậy, truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa cũng được cấu tạo bởi
nhiều truyện đan xen nhau Truyện kể về xung đột trong một gia đình từ thời chiến (giữa hai người vợ của ông Cơ là Hân và Việt) kéo dài hai thế hệ Để rồi, những đứa con lại tiếp tục mối hận thù ở hai chiến tuyến (giữa Hiếu con của Hân và Phong con của Việt) Câu chuyện dài rối ren này bắt đầu khi Quý - người bạn của Hiếu bị bọn lính cộng hòa bắt giam và tra tấn Trong đội thẩm vấn đó có Phong - người em trai cùng cha khác mẹ với Hiếu Từ khi Phong nhận ra trên người Hiếu cũng đang chảy chung một dòng màu như mình, mạch truyện đầu tiên về những ký ức đau buồn, tang thương thời thơ ấu dội về, như từng đợt sóng trào dữ dội trong lòng Phần tiếp theo nói về Hiếu khi bị bắt giam ở trong tù Lồng ghép mạch truyện ở đây là dòng cảm xúc Hiếu hồi tưởng, kể lại hoàn cảnh gia đình mình Đó là một câu chuyện dài, bắt đầu từ
bi kịch khi ông Cơ sống chung với vợ cả và vợ lẽ Mỗi người đều có một cậu con trai Mối ghen tuông, thù hận giữa hai người đàn bà dẫn tới một lần, sau trận cãi vã, người
vợ lẽ chạy ra khỏi cửa và vấp phải đinh thợ mộc Chiếc đinh cắm vào một bên mắt khiến người vợ lẽ vĩnh viễn mất đi con mắt Sau tai nạn, cảm thấy bị ghẻ lạnh, hắt hủi, hai mẹ con Việt bỏ đi biệt tích Một thời gian sau, Hiếu con vợ cả trở thành một chiến sĩ cộng sản Người em là Phong theo mẹ vào Nam giờ là một sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ lính ngụy Họ gặp lại nhau khi ở hai chiến tuyến, trong tình cảnh người anh bị bắt và chiến tranh là cơ hội để người em đòi "món nợ" năm xưa cho mẹ bằng cách móc một con mắt người anh Ở mạch truyện thứ ba, kết thúc chiến tranh, người anh bị móc mắt trả thù lại em bằng cách đày người này lên một vùng sơn cước không người trong suốt 6 năm Tuy nhiên, người ta không thể tiếp tục trả thù nhau mãi Cuối tác phẩm, nhà văn đã tìm cách giải quyết câu chuyện theo hướng hòa giải Khi nhận ra rằng, cuộc đời còn nhiều bi kịch hơn thế, đau đớn hơn thế, thì họ tha thứ cho nhau Với ngòi bút sắc sảo, Lê Minh Khuê đã kéo người đọc vào từng diễn biến của những câu chuyện nhỏ, mang đến cả sự lo lắng, hồi hộp, chờ đợi và cả sự xót xa của họ dành cho tác phẩm Và không nằm ngoài dự đoán, ánh sáng của tình yêu
Trang 3933
thương và sự thứ tha vẫn cao hơn tất cả! Đó mới chính là một Lê Minh Khuê chan chứa tấm lòng bao dung, đôn hậu đằng sau những con chữ tưởng chừng như sắc lạnh kia! Thông qua việc lồng ghép nhiều mạch truyện trong một truyện, Lê Minh Khuê
đã tránh khỏi lối kể chuyện đơn điệu và tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho sự việc và con người được nhìn nhiều chiều hơn, mang tính khách quan hơn Đồng thời hình thức kết cấu này cũng là một cách thể hiện thế giới nội tâm nhân vật
đa dạng, để các nhân vật tự bộc lộ mình một cách tự nhiên hơn Sự sáng tạo mới lạ này cũng đã gián tiếp khẳng định cái nhìn bao quát xã hội, vốn sống dày dặn của Lê Minh Khuê xuyên tiếp từ chiến tranh đến thời hậu chiến
2.1.1.2 Cốt truyện giản lược
Trong các sáng tác của Lê Minh Khuê, bên cạnh kiểu cốt truyện lồng ghép
nhiều mạch chuyện còn xuất kiểu cốt truyện giản lược Loại truyện ngắn này sở hữu
một cốt truyện đơn giản được xây dựng dựa trên thao tác dồn nén dung lượng tối đa (vì sự hạn chế các chi tiết rườm rà, cô đọng tuyến nhân vật…), đi thẳng vào thế giới
vĩ mô, hướng vào cái được phản ánh tạo ra một hệ thống kí hiệu có khả năng “diễn dịch ra đến vô tận” Mặc dù có sự cắt bớt các chi tiết, sự kiện nhưng nó thể hiện một quá trình có ý thức, công phu trong sáng tạo của kỹ thuật giản lược Khảo sát hai tập
truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua, kiểu cốt truyện giản lược có 8/26
truyện (chiếm 30%), tiêu biểu như: Xe Camry ba chấm, Nước trong, Lãng mạn nửa
mùa, Linh kiện điện tử, Giữa hai đứa trai… Ngoại trừ những tác phẩm ảnh hưởng
của cách viết truyện lồng truyện của phương Tây, thì Lê Minh Khuê không có tham vọng làm bà trùm nhiều tính cách, nhiều cuộc đời trong tính tổng thể toàn diện Ngược lại, bà luôn chú ý đến các lát cắt để khoan sâu vào vỉa tầng đời sống Đọc
Giữa hai đứa trai, độc giả dễ dàng cảm nhận được một câu chuyện đời thường đơn
giản, không dày dặn, không nặng nề bởi chi tiết, theo đó, cũng không mang đặc điểm
đa tuyến Trong một khuôn khổ nho nhỏ, tác phẩm chỉ đề cập đến hai nhân vật chính
là chú thợ tên Tơn và anh Tiền Nhờ sự cưu mang của anh Tiền, Tơn đã tìm được cho mình một điểm tựa tinh thần ngay giữa thành phố xô bồ, nơi mà tình người luôn lạnh giá và trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết Đó là hai mảnh đời bất hạnh và cô đơn gặp được
nhau, sưởi ấm cho nhau: “Không một lời thổ lộ không một chút sờ soạng khám phá
họ ôm nhau rồi nằm xuống trong một cảm xúc kỳ lạ chưa bao giờ nếm trải Chỉ có một thứ gì đó như tình thương đứa em trai như là sự nương tựa người anh trai, Cả hai không nói gì nữa Giấc ngủ tràn ngập Tràn ngập tâm hồn họ sự trong trẻo của tình cảm con người” [40, tr.163] Trong dòng chảy bất ổn của đời thường, đâu dễ gì
tìm được một tri kỷ, thậm chí trên cả tri kỷ, bởi vốn dĩ “ngoài kia là thành phố rầm rì
hung dữ với mỏng manh con người” [40, tr.167] Như vậy có thể thấy, ngoài những
lời văn sắc lạnh như chính phong cách sáng tác quen thuộc của bà hiện lên trên bề mặt tác phẩm, Lê Minh Khuê còn dành cái nhìn vô cùng rộng lượng cho những nhân
Trang 4034
vật nhỏ bé, thiếu thốn tình cảm, đồng thời đề cao giá trị tình người trước hiện thực trớ
trêu, nghiệt ngã Hoặc như trong truyện Linh kiện điện tử, Lê Minh Khuê cũng xây
dựng dựa trên bố cục đơn giản, thể hiện rõ hướng viết truyện theo kết cấu giản Câu chuyện kể về nhân vật Hoàn quyến rũ, mồi chài Phúc, khiến Phúc từ bỏ vợ con để đến sống với cô ta Cả hai làm chung một công ty điện tử, phụ trách bên bộ phận kiểm tra linh kiện điện tử trước khi đưa tới các phân xưởng Công ty xảy ra sự việc mất hộp linh kiện điện tử, Hoàn và Phúc ra khỏi công ty Một lần tình cờ, Phúc phát hiện ra hộp linh kiện điện tử trong tủ quần áo của Hoàn Thất vọng và hối hận khiến
Phúc “phóng xe như vô định không hiểu mình đang ở trong tâm thế như nào” [40,
tr.59] Sau đó, Phúc quay trở về với cuộc sống với Mây - người vợ hiền xinh đẹp, nhẫn nại và dịu dàng Chỉ qua một sự kiện ngắn gọn, đơn giản nhưng Lê Minh Khuê
đã biết cách gạn lọc và nâng cấp lên thành những vấn đề nhân sinh đáng suy ngẫm Đằng sau những thông tin sự vụ như thế, bà nhìn thấy ở những câu chuyện về cuộc sống con người, về những chuẩn mực đạo đức của một xã hội, văn hóa của một thời đại khi đất nước chuyển mình từ thời chiến sáng thời bình, từ cơ chế bao cấp cho đến thời mở cửa thị trường Mặc dù tác phẩm ít sự kiện, ít nhân vật, các chi tiết kể cũng được lược bỏ nhiều nhưng Lê Minh Khuê đã khiến cho người đọc cảm nhận được ngay từ những trang văn đầu tiên, rằng Phúc từ bỏ vợ con ra đi là một sai lầm và việc Hoàn ăn cắp các linh kiện điện tử của nhà máy lắp ráp nơi cô làm việc cũng là một sai lầm, nhưng ít ra, cô đã biết sám hối, phán xét hành động của mình trước Phúc - một người đàn ông mang trong mình dòng máu “trong sạch” của người cha, chưa bao giờ
có chuyện ăn cắp hay lấy của ai cái gì Trong guồng quay mưu sinh, Lê Minh Khuê vẫn phát hiện ra vẻ đẹp nhân phẩm của Hoàn, nó chưa bị phủ lấp Sự thắng thế, rạch ròi, ngay thẳng trong nội tâm của Phúc đã cứu lại hạnh phúc gia đình và xua tan cái lưỡng lự ở Hoàn, giúp Hoàn có sự lựa chọn đúng đắn Cái đẹp và lòng hướng thiện không bao giờ bị mất đi, càng giãy giụa trong bể đời lắm nhiêu khê, cái tâm càng thêm trong sáng Thông qua những câu chuyện được xây dựng với kết cấu giản lược,
Lê Minh Khuê luôn muốn gửi gắm đến độc giả một thông điệp đó là dù con người có rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, bi kịch vẫn có thể đứng dậy, tự thân phản ứng để chống lại cái xấu, cái ác và luôn có ý thức tự tách mình ra khỏi dòng chảy bất ổn của đời
thường Điều này còn thấy rõ trong các tác phẩm khác như: Nước trong là câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, ý chí vươn lên của hai chị em Bảo và Thanh; Lãng
mạn nửa mùa phản ánh lối sống thực dụng, cuộc tình nửa chớp nhoáng nhưng nổi
bật lên cuối truyện là sự tỉnh ngộ, ân hận về những tháng ngày sống buông thả của nhân vật gã… Có thể nói, truyện của Lê Minh Khuê dù ít nhiều đã có sự giản lược cốt truyện, thế nhưng khi được cắt ra từ những mảnh nhỏ của hiện thực, thì nó sẽ bung ra như một cú nổ làm mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều để người đọc được mục sở thị một bức tranh hiện thực đời sống đầy chi tiết, sinh động