1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam

78 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 841,38 KB

Nội dung

Vì thế, trong phạm vi đề tài, người viết xin được trích lọc ý kiến và những nhận xét đánh giá của các tài liệu tham khảo, đồng thời trên cơ sở kiến thức lý thuyết và sự hiểu biết về phươ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

………

TRẦN KHẢI ĐĂNG MSSV: 6116176

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN

Trang 2

1.2.1 Khái niệm truyện ngắn

1.2.2 Đặc điểm thể loại truyện ngắn

1.3 Đôi nét về tác giả

1.3.1 Cuộc đời

1.3.2 Sự nghiêp sáng tác

1.3.3 Quan niệm sáng tác

Trang 3

CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN

NGẮN THẠCH LAM

2.1 Cốt truyện

2.1.1 Tự sự phi cốt truyện

2.1.2.Tình huống truyện tâm trạng

2.1.3 Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam

2.2 Kết cấu tác phẩm

2.2.1 Kiểu kết cấu đơn giản

2.2.2 Kiểu kết cấu tâm lý

CHƯƠNG 3 ĐIỂM NHÌN, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

Mục lục

Phụ lục

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ những năm

1960 – 1970 ở Pháp và đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực học thuật tại Việt Nam Khi bàn về tự sự học, người nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật tự sự Việc đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật sẽ có cái nhìn khách quan về giá trị tác phẩm và sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn học

Dồn nén lịch sử đau thương trong 15 năm, giai đoạn 1930 – 1945 chứng kiến nhiều sự thay đổi của văn học Việt Nam Bước sang thời kỳ hiện đại, lịch sử văn học đã bước vào thời kỳ “Phục hưng” với sự xuất hiện của phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, tiếp sau đó là trào lưu hiện thực phê phán Cho đến nay,

dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, với sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, vẫn còn một

số tác giả và tác phẩm tiêu biểu làm nên giá trị văn chương nước nhà Trong đó phải

kể đến Thạch Lam

Khi nhắc đến Tự lực văn đoàn không thể không nhắc đến Thạch Lam Thạch Lam là một cây bút lãng mạn nhưng đa phần các tác phẩm của ông tái hiện sâu sắc hiện thực xã hội đương thời Trong một chừng mực nào đó, các truyện ngắn của ông

đã đi sâu vào đời sống của những con người cùng khổ bằng tình yêu thương nhân loại Các tập truyện ngắn lần lượt được xuất bản đã gây ảnh hưởng rất lớn đến

người đọc và giới nghiên cứu, phê bình như: Gió đầu mùa, (1937); Nắng trong

vườn, (1938); Sợi tóc, (1942) Trong từng truyện ngắn, người đọc luôn thấy một

Thạch Lam tinh tế, tỉ mĩ, len lõi sâu vào trong từng ngóc ngách tâm hồn mỗi con người, nơi mà ông có thể làm cho người đọc nhận ra và quay về với những gì mộc mạc, thuần túy và nguyên sơ nhất Với nghiệp văn ngắn ngủi, số lượng sáng tác không nhiều, nhưng các tác phẩm mà ông để lại cho nền văn học nước nhà vẫn còn nguyên vẹn giá trị và khiến người ta nhớ đến mãi

Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học

Do sự gò bó của chế độ chính trị, hạn hẹp về hoàn cảnh sáng tác, cũng như kiến thức nghiên cứu, lý luận văn học còn hạn chế, những điều đó ít nhiều đã tác động rất lớn đến công việc nghiên cứu về các nhà văn giai đoạn 1930 – 1945, trong đó có nghiệp văn của Thạch Lam Tuy nhiên những luận án cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ gần

Trang 5

đây luôn phát hiện ra những phẩm chất thẩm mỹ của văn chương Thạch Lam Chính điều đó đã góp phần tôn vinh thêm nét đẹp một nhân cách lớn của một nhà văn vốn

dĩ không phụ thuộc vào số lượng tác phẩm

Tìm hiểu Thạch Lam trong tiến trình văn học giai đoạn 1930 -1945 với xuất phát điểm là một cây bút văn xuôi lãng mạn của văn đoàn Từ góc nhìn tự sự học, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ để làm phong phú hơn cho nguồn tư liệu, đồng thời tạo điều kiện để nhận định tài năng của Thạch Lam và những đóng góp của Thạch Lam cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam Đây cũng chính là

lý do để người viết chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

2 Lịch sử vấn đề

Hơn 70 năm qua, hiện tượng Tự lực văn đoàn và văn nghiệp Thạch Lam đã được dư luận và giới nghiên cứu thẩm định qua các chặng đường lịch sử Từ những bài nghiên cứu ở góc độ thân thế, sự nghiệp, phong cách sáng tác cho đến góc nhìn thi pháp học Tuy nhiên, những bài nghiên cứu bàn về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Thạch Lam còn ít được đề cập Vì thế, vấn đề này cần được đi sâu hơn nữa ở nhiều khía cạnh Trong phạm vi đề tài, xin được đề cập một số công trình nghiên cứu có liên quan:

Bàn về Thạch Lam, Vương Trí Nhàn nhận định: “ Hướng đi vào tâm lý của

Thạch Lam là một hướng đi rất hiện đại” [12, tr 54] Đây là lời nhận xét rất ngắn

gọn nhưng có sức bao quát lớn đối với phong cách sáng tác của Thạch Lam, giúp nhận ra được nét riêng trong quá trình sáng tác của nhà văn Có thể từ đó tạo nên sức hấp dẫn cho các sáng tác của ông

Trong công trình Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong nhận

thấy: “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả” [13, tr 112] Bên cạnh đó, Phan Diễm Hương cũng cho rằng: “chú trọng vào đời sống tâm

linh, xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việc diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc hàng đầu – điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng đã trở thành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch Lam” [14,

tr 131] Với quan niệm về con người trong sáng tác của Thạch Lam, Lê Dục Tú

nhấn mạnh: “trong khi miêu tả thế giới tinh thần của con người, Thạch Lam chỉ

Trang 6

quan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ, trong sáng, lành mạnh…Đó là nét đặc trưng trong bút pháp của Thạch Lam khi ông miêu tả con người” [20, tr 121] Có thể

thấy, đó là cách nhìn nhận cuộc sống từ những góc độ riêng “hơi lạ” so với mọi người

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam, một số tác giả đã đề cập đến cốt truyện, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam

Đa phần các ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng cốt truyện của Thạch

Lam rất đơn giản, không có gì đáng kể Trần Ngọc Dung cho rằng: “nhiều truyện

ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có truyện” [19, tr 126] Đồng nhận

định, Bích Thu cho rằng cốt truyện của Thạch Lam thường : “ít hành động và kịch

tính mà giàu những chi tiết, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người” [1, tr

74]

Cũng như vậy, kết cấu truyện ngắn Thạch Lam tuân theo lối kết cấu tâm lý

như lời nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân

tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh” [9, tr 205] Tuy nhiên, cần phải có

cái nhìn đầy đủ hơn về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam dưới góc nhìn

lý thuyết tự sự học

Về giọng điệu, các nhà nghiên cứu đồng nhận định rằng truyện ngắn Thạch

Lam mang giọng điệu trữ tình sâu lắng Trong công trình Phong cách truyện ngắn

Thạch Lam, Trần Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn Thạch Lam có cấu tứ và

giọng điệu như một bài thơ trữ tình” [3, tr 129] Nhất trí với nhận xét đó, Lê Dục

Tú cho rằng: “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc và nhạc

điệu” [20, tr 23] chính là đặc trưng văn xuôi Thạch Lam Tuy nhiên, đó chỉ là

những lời kiến giải đề cập tới giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam như một thủ pháp nghệ thuật

Trên đây là những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về truyện ngắn của Thạch Lam Đa phần những nhận định này tập trung vào sự nổi bật trong phong cách viết của Thạch Lam, nhưng vẫn chưa có bài viết nào tiêu

Trang 7

biểu tập trung làm rõ và đi sâu vào phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch Lam

Vì thế, trong phạm vi đề tài, người viết xin được trích lọc ý kiến và những nhận xét đánh giá của các tài liệu tham khảo, đồng thời trên cơ sở kiến thức lý thuyết và sự hiểu biết về phương diện nghệ thuật như: kết cấu tự sự, cốt truyện tự

sự, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật sẽ được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu, khảo sát truyện ngắn Thạch Lam Tất cả nhằm mang đến sự khám phá thêm truyện ngắn Thạch Lam ở một phương diện mới mẻ hơn về nghệ thuật tự sự

3 Mục đích nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, mục đích nghiên cứu cần đạt được như sau:

Thứ nhất là tìm hiểu để thấy rõ hơn về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Thạch Lam, đồng thời rút ra phong cách tự sự độc đáo của Thạch Lam

Thứ hai là từ quan điểm văn chương nghệ thuật đến phương diện sáng tác của nhà văn, từ việc khảo sát truyện ngắn của Thạch Lam cũng như vận dụng lý thuyết tự sự học để tìm hiểu nghệ thuật tự sự ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật

Thứ ba là từ các công trình nghiên cứu trước đó, cũng như bản thân đề tài, tất

cả được tổng hợp lại dựa trên nền tảng kiến thức về lý thuyết văn học, mục đích chính nhằm cung cấp, khái quát lại cho người viết và người đọc cái nhìn về phương diện lý luận văn học nói chung và phương diện nghệ thuật tự sự nói riêng

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vị nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch Lam trên các phương diện về cách tiếp cận chi tiết các nghệ thuật: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật Do số lượng các sáng tác của Thạch Lam không nhiều, chủ yếu các truyện

ngắn tiêu biểu được tuyển tập lại trong cuốn: Thạch Lam – tác phẩm và lời bình,

Cho nên, để vận dụng nguồn tư liệu triệt để nhằm mục đích khảo sát cho bài viết, người viết sử dụng hầu hết các truyện ngắn nằm trong tuyển tập truyện ngắn trên Bên cạnh đó, khảo sát thêm một số truyện ngắn nằm ngoài tuyển tập Từ đó đưa đến cái nhìn khái quát hơn trên nhiều phương diện của nghệ thuật tự sự, hơn hết là

Trang 8

khẳng định lại thành công của truyện ngắn Thạch Lam, góp phần khẳng định vị trí của Thạch Lam trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng phối hợp các phương pháp:

- Phương pháp sưu tầm tổng hợp: Người viết tìm đọc những truyện ngắn và những tài liệu có liên quan đến đề tài để vận dụng tổng hợp nhiều nguồn ý kiến

- Phương pháp so sánh: Đọc truyện ngắn Thạch Lam, người viết tiến hành so sánh với một số nhà văn cùng thời như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân để thấy cái hay, cái hấp dẫn

- Phương pháp hệ thống: hệ thống lại các chi tiết, sự kiện, tình huống xảy ra với nhân vật được đặt trong cốt truyện để làm nổi bật lên nhân vật thông qua đó làm nổi bật vấn đề tự sự trong truyện ngắn

- Phương pháp thống kê: Người viết tiến hành khảo sát và thống kê các đối tượng được đề cập nhằm đưa ra kết luận có sức bao quát vấn đề dựa trên số liệu (%)

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

1.1 Một số lý luận về vấn đề nghệ thuật tự sự

1.1.1 Tự sự học

Theo Trần Đình Sử “Tự sự học (Nartology) là một lĩnh vực nghiên cứu đặc

thù của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu Thi học của Arixtote xuất hiện đã hơn 2300 năm, mà “tự sự học” mãi đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX mới chính thức xuất hiện Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hội nghệ thuật tự sự muộn màng biết chừng nào [16, tr 7]

Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỷ XIX và có thể chia sự phát triển của nó làm ba thời kỳ chính:

- Thời kỳ trước Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự (ngôn từ trần thuật, tính đối thoại, điểm nhìn…)

- Thời kỳ của Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu bản chất ngôn ngữ và ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc mà không cần đến sự đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách quan

- Thời kỳ hậu Chủ nghĩa cấu trúc: tự sự học gắn liền với ký hiệu học và siêu

ký hiệu học, hình thức tự sự được coi là phương diện biểu đạt ý nghĩa tác phẩm

Vậy tự sự học là gì?

Tự sự học là khoa học nghiên cứu về tự sự Được xác lập dựa trên cấu trúc

truyện kể: “Để xem xét một cấu trúc hay trình bày một sự mô tả mang tính cấu trúc,

nhà tự sự học phải phân tích từng chi tiết truyện kể thành nhiều thành phần hợp thành và sau đó tìm ra chức năng và mối quan hệ giữa chúng” [11, tr 29] Như vậy,

đối tượng của tự sự học chính là nghiên cứu cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn của tác phẩm

Với những lý luận trên, có thể xem quan niệm sau đây của GS Trần Đình Sử

là tương đối xác đáng về “Tự sự học”: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp

học hiện đại nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan” [16, tr

Trang 10

11] Thông qua đối tượng nghiên cứu chính là cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn

để phân biệt rõ giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào”, từ đó làm nổi bật lên vai trò của chủ thể trần thuật Như vậy, bản chất chung của tự sự là hướng đến cách tiếp cận của độc giả là chủ yếu Nghiên cứu tự sự học là một đặc điểm của hình thức mang tính nội dung thông qua việc khảo sát sự di chuyển của các điểm nhìn, ngôn

từ, giọng điệu…

1.1.2 Khái niệm tự sự

Tại Việt Nam, loại hình tự sự theo Lại Nguyên Ân được hiểu là loại “tái hiện

hành động diễn ra trong thời gian và không gian, tái hiện các biến cố trong cuộc đời các nhân vật Nét đặc thù của trần thuật là vai trò tổ chức của trần thuật: nó thông báo các biến cố, các tình tiết như thông báo một cái gì đó đã xảy ra và được nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và đường nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bình luận” [1, tr 1903] Bên cạnh đó, các nhà biên soạn công

trình Lý luận văn học gần như đã nêu trọn vẹn thuộc tính khái niệm tự sự là “tái

hiện lại những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa của con người, được thể hiện trực tiếp qua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó –qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại hoặc người kể chuyện nào đó” [10, tr.375]

Trong suốt chiều dài tiến trình phát triển văn học, tự sự về sau xuất hiện với

tư cách là một trong ba loại hình văn học cơ bản Đặc trưng nổi bật, quan trọng nhất của loại hình tự sự là tính khách quan

Về cơ bản, phương thức tự sự là việc nhà văn kể lại sự việc của đời sống Ở đây, dường như nhà văn đứng bên ngoài để kể lại Cho nên tất cả những sự việc trong đời sống mà nhà văn kể lại đều ở bên ngoài mình Chính vì điều đó, tác phẩm

tự sự mang tính khách quan Bản thân tác phẩm tự sự tâp trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện Vì vậy, tính sự kiện có ý nghĩa quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự Các sự kiện, hệ thống sự kiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với môi trường xung quanh, do đó phạm vi miêu tả hiện thực khách quan trong tác phẩm tự sự rất lớn Một mặt khác, yếu tố tư tưởng, tình cảm hay tâm trạng và cảm xúc tồn tại trong tác phẩm tự sự không được thể hiện trực tiếp Bởi các đặc điểm trên nên tác phẩm tự sự

Trang 11

nhất thiết phải có cốt truyện gắn liền với hệ thống các nhân vật Bên cạnh đó, người trần thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, gợi ý người đọc đến với nhân vật, hoàn cảnh trong tác phẩm Các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn, giọng điệu cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự

So với trữ tình và kịch, tự sự mang trong mình những đặc điểm có khả năng phản ánh hiện thực một cách rộng lớn Tự sự ngày càng trở nên là một loại hình văn học phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống văn học hiện đại Để đạt được thành công đó, bản thân loại hình tự sự không thể thiếu được các phương thức nghệ thuật đi cùng như: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, giọng điệu…

1.1.3 Kết cấu tự sự

Dù đặt trên bình diện nghiên cứu nào (thi pháp học, tự sự học…) thì kết cấu vẫn là phạm trù trung tâm của sự nghiên cứu Trước hết, tác phẩm văn học luôn được coi là một văn bản Xét về nguyên tắc, mọi tác phẩm văn học dù có dung lượng lớn hay nhỏ đều là những chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ Mỗi tác phẩm văn học tồn tại trong một cấu trúc nghệ thuật nhất định bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận và có mối liên hệ nội tại với nhau Các yếu tố, bộ phận nội tại này luôn được

tổ chức hợp lý, nghệ thuật trong một hệ thống, một chỉnh thể nhằm biểu đạt những

tư tưởng, tình cảm mà nghệ sĩ muốn hướng đến Yếu tố kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học nói chung hay tác phẩm tự sự nói riêng Với tầm quan trọng như vậy, kết cấu là một phạm trù cần phải được tính đến khi nghiên cứu tác phẩm văn học

Khi phân tích các tác phẩm tự sự, những khái niệm như kết cấu, cốt truyện, tình huống, chi tiết… vẫn luôn được nhắc đến như là những yếu tố quan trọng nhất đối với các tác phẩm tự sự Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ,

vì thế kết cấu được xem là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố để tạo thành một chỉnh

thể nghệ thuật Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả nhận định rằng: “Kết

cấu là toàn bộ tổ chức sinh động và phức tạp của tác phẩm Thuật ngữ kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm

Trang 12

Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng mỹ thuật” [6, tr 156]

Có thể thấy, kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm Tuy nhiên cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục Bố cục là sự sắp xếp các chương, các đoạn, các khổ Đây chỉ là sự tổ chức hình thành bên ngoài, là kết cấu bề mặt của tác phẩm Trong khi đó, khái niệm kết cấu rộng và phức tạp hơn Bên cạnh việc tổ chức sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong

đó có yếu tố bố cục Vì thế, bố cục chỉ được xem là phương diện của kết cấu chứ không phải là kết cấu

Đối với các cấp độ kết cấu cơ bản của tác phẩm, các nhà lý luận đã xác định kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: kết cấu hình tượng và kết cấu trần thuật Ở cấp

độ kết cấu hình tượng bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện được nhà văn sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhằm tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống, về thế giới hiện thực nhằm thể hiện rõ nét ý đồ nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật Đây chính là cấp độ bề sâu của tác phẩm Còn kết cấu trần thuật là sự liên tục của các biện pháp trần thuật, sự sắp xếp, tổ chức các câu, các đoạn, hay sự vận dụng các biện pháp tu từ Trong các tác phẩm tự sự, kết cấu trần thuật thường được biểu hiện thông qua sự tổ chức các tuyến sự kiện, ở cách sắp xếp hệ thống nhân vật hay cách dẫn chuyện Chính vì thế, cấp độ kết cấu trần thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm

Sự vận động không ngừng của quá trình phát triển lịch sử văn học đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các yếu tố nghệ thuật khác Kết cấu trong các tác phẩm văn học vì thế cũng chịu sự chi phối của quá trình vận động đó Tồn tại trong các tác phẩm truyền thống thường là kiểu kết cấu theo trật tự thời gian trần thuật, truyện có

mở đầu và kết thúc rõ ràng Theo tiến trình phát triển văn học, các tác phẩm hiện đại mang trong mình lối kết cấu mở và phức tạp hơn: Kết cấu tương phản – đối lập, kết cấu đảo tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn giản, kết cấu tâm

Trang 13

lý… Các hình thức kết cấu này phần nhiều gặp trong các truyện ngắn của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu…Một điều dễ nhận thấy là kết cấu nghệ thuật của tác phẩm văn học thường chịu sự chi phối quy định của thể loại (kết cấu trong các tác phẩm tự sự và kịch; kết cấu trong các tác phẩm trữ tình) Phần lớn trong các tác phẩm tự sự, kết cấu thường bộc lộ trong việc tổ chức các tuyến sự kiện, ở cách sắp xếp và xây dựng hệ thống nhân vật

Một trong những yếu tố cơ bản tìm ra cấu trúc đích thực của một tác phẩm văn xuôi chính là cốt truyện Có thể thấy, cấu trúc chỉnh thể của một tác phẩm bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện Chính vì thế, ngoài yếu tố ngôn từ, cốt truyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu của tác phẩm văn học nói chung cũng như tự sự nói riêng

J.H Miller nhà giải cấu trúc người Mỹ cho rằng: “Tự sự là cách để ta đưa

một sự việc vào trật tự và trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa” [16, tr 12] Tự sự là

tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố Trong trường hợp không có sự kiến, biến cố thì không thể tồn tại hành vi tự sự Trong loại hình tự sự, cốt truyện chi phối đến nhiều yếu tố khác như: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể, yếu tố không gian và thời gian… và ngược lại, hình thức tự sự cũng quy định việc chọn sự kiện và biến cố một cách phù hợp Vì thế, trong các tác phẩm tự sự và kịch, cốt truyện đóng vai trò quan trọng và thứ yếu tạo nên chỉnh thể chung của tác phẩm

Về phương diện lý luận văn học, cốt truyện được hiểu theo quan niệm truyền

thống là: “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật

nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác

phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [15, tr 70-72] Trong Một số vấn đề thi

pháp học hiện đại, Trần Đình Sử cũng nhất quán cho rằng: “cốt truyện là yếu tố

của tác phẩm tự sự Theo định nghĩa truyền thống là tất cả các hành động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể chuyện” [15, tr 99] Như vậy, có thể thấy, sự

kiện, biến cố là chất liệu chính để tổ chức cốt truyện ở tác phẩm tự sự truyền thống

Trong các tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà văn nắm bắt hiện thực đời sống Bản thân cốt truyện được hình thành từ mối quan hệ chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa nhân vật và nhân vật Cơ sở khách quan trong việc hình thành nên cốt truyện trước hết phải xét đến xung đột xã

Trang 14

hội Qua sự xung đột đó, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm được làm sáng tỏ Về phương diện chủ quan, xung đột chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậy không thể đồng nhất cốt truyện với xung đột xã hội

Dù trên bình diện chủ quan hay khách quan của cốt truyện, thì cơ sở sâu xa của cốt truyện vẫn là sự vận động của xung đột Vì thế, sự hình thành và phát triển của cốt truyện cũng gần như tương quan với sự hình thành và phát triển của xung đột Chính vì thế, việc khai thác cốt truyện là bước căn bản cho việc tìm hiểu chiều sâu của tác phẩm

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể ngôn từ hoàn chỉnh Trong các tác phẩm văn học, ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật nhằm tạo nên các chi tiết Chi tiết đó được gọi là chi tiết nghệ thuật Chính vì thế, bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng cần đến các chi tiết Thông thường một tác phẩm thành công không thể thiếu những chi tiết hay là những chi tiết có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng nhân vật, biểu hiện tư tưởng và cảm xúc của tác giả

Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, là vật liệu xây dựng, làm cơ sở cho cốt truyện phát triển Các chi tiết liên kết gắn nối cốt truyện, các sự kiện, tâm

lý, mâu thuẫn trong truyện Một truyện ngắn hấp dẫn không thể nghèo nàn chi tiết, nhưng cũng không thể thừa thãi chi tiết, điều đó làm nên sự rườm rà, thiếu cô đọng, mất đi bản chất vốn có của dòng truyện ngắn Chính vì thế, khi cho ra đời một tác phẩm hoàn chỉnh, nhà văn bằng vốn sống và kinh nghiệm của mình chọn lọc, gọt giũa các chi tiết thành những chi tiết nghệ thuật có tác dụng làm nổi bật, ý nghĩa tư tưởng của truyện Bản chất chi tiết nghệ thuật cũng là thước đo đánh giá tầm nhìn, cách đánh giá của nhà văn về đời sống và con người Chính vì thế, chi tiết cần có một sự chân thực vừa phải Chính nhờ các chi tiết hay mà cảnh huống, nhân vật, tâm lý được bọc lộ trọn vẹn nhất trong tác phẩm

Các chi tiết nghệ thuật trong truyện có thể to lớn, có thể vặt vãnh, nhưng bản thân các chi tiết khi được nhà văn xây dựng cần được cô đọng, giàu hàm xúc chứa đựng một dung lượng lớn nội dung Từ đó, bằng chính lối hành văn đầy ý nghĩa của mình, nhà văn góp phần làm cho chủ đề, tư tưởng của tác phẩm thêm phần ý nghĩa

Một truyện ngắn có thể có một cốt truyện hay, đặc sắc cũng có thể có truyện ngắn cốt truyện mờ nhạt hẳn đi, tuy nhiên nó vẫn tạo ra sự hấp dẫn cần có đối với

Trang 15

người đọc bằng những chi tiết đột phá Như theo Trần Đình Sử trong Thi pháp học

hiện đại đã nhận định: “chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độc

lập, nhưng lại biểu hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào” [15,

tr 82] Có thể khẳng định chi tiết nghệ thuật là một bộ phận nhỏ nhất trong một tác phẩm hoàn chỉnh, nhưng ý nghĩa của tác phẩm chi được phơi bày trọn vẹn và đầy sinh động khi thông qua những chi tiết đầy dụng ý nghệ thuật Các chi tiết sẽ được kết nối và tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất Chính vì thế, khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự không thể bỏ qua việc khám phá các chi tiết nghệ thuật và những yếu tố liên kết mạch truyện trong tác phẩm

Có thể thấy, kết cấu tự sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành chỉnh thể tác phẩm văn học Kết cấu tự sự trước hết góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là phương tiện truyền tải nội dung Bên cạnh đó, kết cấu tự sự còn có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, chi tiết…làm cho các yếu tố này quan hệ gắn bó mật thiết, góp phần làm cho chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn Như vậy, kết cấu tự sự của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc

1.1.4 Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố quan trọng trong văn bản trần thuật, luôn

là xuất phát điểm được các nhà nghiên cứu đề cập khi khảo sát một văn bản tự sự

Trong Lý luận văn học, các nhà lý luận cho rằng: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần

thuật các sự kiện về đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong

ra hay từ bên ngoài vào…Do vậy, điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật” [10, tr 310] Vì thế, việc tổ chức kết cấu tác

phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn trần thuật Dù ở góc độ của người nghiên cứu hay người đọc, thật khó để hiểu sâu sắc tác phẩm nếu không đi sâu vào việc tìm hiểu điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn nghệ thuật được biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi

kể, lời văn, giọng điệu, cách gọi tên sự vật… Nó giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc

về cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm cũng như đặc trưng phong cách sáng tác của nhà

Trang 16

văn Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn của người kể chuyện thường có hai loại chính, căn cứ vào ngôi kể:

Điểm nhìn trần thuật bên trong là điểm nhìn chủ quan, người kể chuyện xưng

“tôi” Người kể chuyện xưng “tôi”, xuất hiện với vai trò là một nhân vật chính trong câu chuyện, kể lại câu chuyện của mình Loại điểm nhìn này thường được sử dụng nhiều trong các truyện kể hiện đại

Điểm nhìn trần thuật bên ngoài là điểm nhìn khách quan ở ngôi thứ ba của người kể chuyện Ở loại điểm nhìn này, người kể chuyện là người đứng bên ngoài câu chuyện, đưa tầm mắt quan sát câu chuyện và tường thuật lại những gì mình thấy Loại điểm nhìn này thường xuất hiện trong các truyện kể truyền thống

Trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu điểm nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do dụng ý của nhà văn Trong nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối,

có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên điểm nhìn Sự luân phiên các điểm nhìn nhằm tạo nên tính đa thanh, phức điệu cho tác phẩm Chính vì thế, ngôi kể của nhà văn được khai thác một cách tối đa, vị trí người kể chuyện cũng vì thế mà thay đổi Việc luân phiên điểm nhìn thường gặp nhiều trong sáng tác thực tế, đặc biệt là sáng tác hậu hiện đại Với việc luân phiên điểm nhìn như vậy buộc nhà văn phải sử dụng cùng lúc nhiều ngôi kể

Có thể thấy, trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì được kể là điều đặc biệt quan trọng Chính vì điều đó, điểm nhìn trần thuật có vai trò quan trọng trong nghệ thuật tự sự, là cơ sở đánh giá, là thước đo cảm thụ của nhà văn đối với cuộc sống xung quanh

1.1.5 Giọng điệu trần thuật

Trong nghệ thuật tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật nói riêng, giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm Mỗi một tác phẩm, tác giả đều có những giọng điệu riêng đặc trưng, nếu thiếu giọng điệu thì tác phẩm trở nên thiếu bản sắc

Giọng điệu trong đời sống là lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong văn học giọng

điệu là: “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện

Trang 17

tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biến (…) [6, tr 134], bên cạnh đó, giọng điệu còn “có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã

có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [6, tr 134]

Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện đã khẳng định:

“Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể hiện thực khách quan thể hiện bằng

hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [8, tr 154]

Giọng điệu nghệ thuật chính là một trong những chìa khóa quan trọng để tiếp cận đến cánh cửa thẩm mĩ của nhà văn Đây là một yếu tố nghệ thuật quan trọng thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm Vì thế khi xác định giọng điệu của một nhà văn, chúng ta phải căn cứ vào đối tượng thể hiện bởi hiệu quả cảm xúc của lối kể chuyện không chỉ phụ thuộc vào đề tài, tư tưởng mà trước hết thể hiện ở giọng điệu, ngôn

từ chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh nhất

Có thể thấy, giọng điệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của nhà văn Bên cạnh điểm nhìn, giọng điệu là một yếu tố quan trọng mà nhà văn cần phải cân nhắc trước khi viết ra một tác phẩm Chính vì điều đó, khi thực hiện công việc nghiên cứu tác phẩm tự sự không thể không nghiên cứu giọng điệu, không thể không chú ý khai thác hiệu quả thẩm mỹ mà giọng điệu đem đến cho người đọc, cũng như đem đến sự thành công cho tác phẩm

1.2 Thể loại truyện ngắn

1.2.1 Khái niệm truyện ngắn

Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên việc nhận diện thể loại truyện ngắn là điều không đơn giản Từ Nguyễn Xuân Nam, Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử đến Nguyễn Khắc Phi, Lại Nguyên Ân… mỗi người một nhận định Dù hiểu truyện ngắn trên phương diện nào đi nửa, người ta dể dàng đồng tình thừa nhận truyện ngắn ở hai điều cốt lõi như sau: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ và nội

Trang 18

dung phản ánh của truyện ngắn rất rộng: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo

ở đây là ngắn

Về truyện ngắn, Lại nguyên Ân xác định rằng đây là “Một thể loại tự sự cỡ

nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng: tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [4, tr 1846 – 1847]

Đều có chung tính tự sự, vì thế, ranh giới nhận định giữa truyện ngắn và tiểu

thuyết rất mong manh, ít nhiều truyện ngắn cũng mang hơi hướng của tư duy tiểu thuyết, là một bộ phận của tiểu thuyết Tuy nhiên truyện ngắn không phải là tiểu thuyết ngắn mà là một thể loại khác hẳn Truyện ngắn khác biệt với tiểu thuyết – thể loại chiếm lĩnh toàn bộ đời sống một cách đầy đặn, toàn vẹn, truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người

1.2.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn

Đặc trưng cơ bản đầu tiên dễ nhận thấy của truyện ngắn chính là dung lượng:

“nếu tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống trong quá trình

phát triển, với một cấu trúc phức tạp (nhiều cốt truyện – chủ đề - nhân vật) với nhiều tính cách đan xen thì truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặc, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật” [17, tr 73]

Cốt truyện cũng là một yếu tố hết sức quan trọng của thể loại tự sự nói chung

và truyện ngắn nói riêng Nếu như tiểu thuyết dõi bước theo cả một hay nhiều số phận nhân vật, và tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn thì truyện ngắn lại tập

trung vào khoảnh khắc, trong đó xây dựng nên một “hệ thống các sự kiện phản ánh

những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng tác phẩm” [17, tr 81] Thông qua việc

xây dựng hệ thống các sự kiện phản ánh đó, tình huống truyện cũng dần được xây

dựng Qua đó, chức năng nhận ra của cốt truyện được phát huy Có thể coi, tình

huống truyện là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, cùng lúc tính cách nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề cũng được phơi bày Về mặt tính chất, cốt truyện

Trang 19

truyện ngắn nhiều khi rất rõ nét, nhiều khi mờ nhạt Điều này thể hiện phần lớn trong các tác phẩm của Thạch Lam với kiểu “truyện mà không có truyện”

Là một thể loại tự sự đòi hỏi kết cấu chặc chẽ, kết cấu truyện ngắn cũng có

những nét đặc thù riêng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tác

phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các

bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất” [17, tr 102]

Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn Tiểu thuyết và truyện ngắn tuy cùng chung một nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng khác nhau về mặt tính chất Nếu như tiểu thuyết theo dõi, mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận con người thì truyện ngắn lại tập trung một khoảnh khắc của đời người Có lẽ do tính ngắn, gọn nên truyện ngắn thường không có mấy nhân vật Là một hình thức tự

sự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng đến việc thể hiện một bước ngoặt Có nghĩa là vào lúc cần thiết thì bắt nó hiện lên rõ ràng

1.3 Đôi nét về tác giả

1.3.1 Cuộc đời

Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đó đổi tên thành Nguyễn Tường Lân Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình quê gốc ở Quảng Nam

Thạch Lam sinh trưởng trong một gia đình yêu thích văn chương nghệ thuật Ông đã trải qua những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên cạnh những người thân yêu trong gia đình của mình, nơi đã vun đắp nên tài năng trong ông Khi còn nhỏ, Nguyễn Tường Vinh (Thạch Lam) chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hai người anh trai của mình là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) Khi cậu bé Nguyễn Tường Lân lên bảy phải chịu cảnh mất cha, cậu sống trong sự yêu thường và che chở của mẹ và bà nội Hình ảnh của những người phụ nữ hiền từ, đảm đang đã khắc sâu vào trong trái tim của nhà văn

Là một người trí thức, cuộc đời của Thạch Lam là chứng nhân cho một thời đại với những sự kiện lịch sử lớn, với biết bao sự đổi thay của vận mệnh dân tộc Sinh ra và lớn lên trong cái sự “đã rồi” của đất nước Trong bối cảnh thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phải chịu cảnh “giao thời” của chế

độ thực dân Từ kinh tế, xã hội, đến tư tưởng, văn hóa phương Tây đều chi phối sâu

Trang 20

sắc đến bao tầng lớp người dân Việt Nam Trong bối cảnh ấy, biết bao phòng trào đấu tranh nổ ra, tuy có thất bại nhưng những ngọn lửa đấu tranh vẫn đang ầm ĩ và chờ ngày nhen nhóm Trước bầu không khí tù đọng đó, Thạch Lam chọn cho mình cuộc sống trọn vẹn với kiếp nghệ sĩ chân chính, ông dường như không tham gia vào bất cứ hoạt động chính trị nào

Sau khi đỗ tú tài I, năm 21 tuổi, Thạch Lam thôi học, bắt đầu công việc viết báo và làm văn Thạch Lam cùng hai người anh của mình (Nhất Linh, Hoàng Đạo)

và một số thành viên khác xây dựng nên Tự Lực văn đoàn Ngay sau đó ông nhanh

chóng trở thành cây bút chủ lực của hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay Là thành

viên của văn đoàn nhưng Thạch Lam lại chọn cho mình phương hướng sáng tác khác Có lẽ sự khác biệt đó đã khiến cho sách ông không được ưa chuộng vào thời điểm lên ngôi của chủ nghĩa lãng mạn Nhưng càng về sau, thời gian đã trả lại cho văn Thạch Lam môt sự công bằng nhất định Những truyện ngắn của Thạch Lam về sau như một thứ rượu nhẹ, lâng lâng lòng người Đến năm 1940, Thạch Lam đón nhận căn bệnh lao phổi quái ác Ngay từ đó, ông đối mặt với căn bệnh nghiệt ngã và sống trọn những năm tháng cuối cuộc đời nghệ sĩ của mình

Cuộc đời của Thạch Lam gắn liền với những chuyến đi Ông đã nhiều lần di chuyển khắp các địa phương trong cả nước: Từ Hà Nội về đến Cẩm Giàng (Hải Dương), Tân Đệ (Thái Bình) Khi quay trở về Hà Nội, ông sống ở phố Hàng Bún, phố Cầu Gỗ, rồi lại chuyển đến Hàng Bè… Thạch Lam cũng có lần theo người anh Hoàng Đạo của mình vào Sài Gòn vài năm sau đó Có lẽ, trong suốt cuộc “vi hành” của mình, Thạch Lam đã tích lũy vốn sống phong phú về con người và cuộc sống Chính vì thế, trang văn của Thạch Lam mới nhẹ nhàng và gần gũi đến vậy

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác

Văn nghiệp Thạch Lam có thể tính từ năm 1931 khi ông bắt đầu viết báo, viết truyện Tuy nhiên, với tư cách là một thành viên quan trọng cùng hai người anh trai là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và các thành viên khác đã sáng lập ra Tự Lực văn đoàn, sự nghiệp của Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) đánh dấu ở năm 1933 Truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam có

thể nói đến Cái hoa chanh được in trên báo Phong Hóa, tuy nhiên, bút danh lúc đó

là Việt Sinh, chứ không phải là Thạch Lam Cái tên Thạch Lam chính thức xuất

Trang 21

hiện trên văn đàn và đi vào sâu vào lòng người độc đến bây giờ có lẽ là từ truyện

ngắn Cô Thúy, sau đó là một loạt các truyện ngắn khác Sóng Lam, Hi vọng được

in trên báo Phong Hóa năm 1934 – 1935

Những năm 1936 – 1937, văn đàn đánh dấu sự tỏa sáng của Thạch Lam bằng

hàng loạt các truyện ngắn xuất hiện trên báo Ngày nay Các tác phẩm đó chính là

Những ngày mới, Duyên Số, Một đời người, Đứa con đầu lòng, Một cơn giận, Nhà mẹ Lê, Người lính cũ, Cái chân què, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Người bạn trẻ, Người đầm, Nắng trong vườn, Đói, Người bạn cũ, Trở về, Trong bóng tối buổi chiều, Cô áo lụa hồng

Tờ báo Ngày nay những năm 1938 -1940 tiếp tục in những truyện ngắn khác của Thạch Lam như: Đứa con, Bông hoa rừng, Bóng người xưa, Bên kia sông,

Cuốn sách bỏ quên, Một bức thư, Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Đêm sáng trăng, Cô hàng xén, Tiếng sáo, Tình xưa, Tối ba mươi, Dưới bóng hoàng lan, Sợi tóc…

Như vậy, từ năm 1938 đến 1940, số truyện ngắn được Thạch Lam sáng tác ít nhất cũng hơn 30 truyện ngắn Đa phần các truyện ngắn tiêu biểu đã được tác giả

tuyển chọn và được NXB Đời Nay xuất bản ra ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vường (1938), Sợi tóc (1942)

1.3.3 Quan niệm nghệ thuật

Văn chương là hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, rõ ràng đây là luận điểm tiến bộ, rõ nét nhất của mĩ học Mác-Lenin, có ý nghĩa cực kỳ quan trong trong xác định giá trị, chức năng của văn chương nghệ thuật Từ luận điểm tiến bộ

đó ta có thể thấy được, điểm nhấn quan trong chính là yếu tố nhận thức Muốn phản

ánh, trước hết phải nhận thức Chủ thề nhận thức là con người Sự phản ánh xã hội,

dù méo mó hay chính xác, dù đưa ra bất cứ nhận định nào cũng đều bắt nguồn từ phản ánh hiện thực Người cầm bút sáng tác trước tiên phải có nhận thức, có sự hiểu biết về đời sống xã hội và cả bản thân mình Không có hiểu biết, tức là không có sự nhận thức, mà khi không có sự nhận thức thì văn chương sáng tác ra không thể gọi

là văn chương nghệ thuật Thiên chức cao cả ấy của văn chương không phải nhà văn nào cũng nhận thức được, dẫu có xác định được thì càng không phải tác phẩm

nào cũng thể hiện được

Trang 22

Nói đến Tự Lực văn đoàn là nói đến một tổ chức quan trọng tiêu biểu cho Chủ nghĩa lãng mạn văn học dân tộc trước năm 1945 và truyện ngắn của Thạch Lam không nằm ngoài khuynh hướng chung đó Trong văn đoàn ngoài cái tên Thạch Lam ra thì vẫn tồn tại những cây bút có tên tuổi như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo Vì thế, Thạch Lam chưa hẳn là người tài nhất, cũng chưa hẳn là người viết văn hay nhất Tuy nhiên, với nhận thức và phương thức sáng tác riêng biệt, cái tên Thạch Lam có sức ảnh hưởng đối với đời sống văn học thời bấy giờ rất lớn Đến nỗi, ở Thạch Lam tồn tại một thứ lãng mạn có sắc diện riêng – lãng mạn kiểu Thạch Lam Nếu như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo tập trung các sáng tác của mình vào vấn đề của thời đại, của xã hội, làm cho các tác phẩm của họ thừa đi tính miêu

tả tỉ mỉ bên ngoài mà thiếu hẳn đi sự chia sẻ, đồng cảm đời sống bên trong thì Thạch Lam lại chọn cho mình con đường riêng len lỏi vào “ngõ ngách” của tâm hồn con người Không phải Thạch Lam không quan tâm đến tính xã hội, giai cấp, mà Thạch Lam cho rằng dù có khác nhau về tầng lớp, có mâu thuẫn giai cấp đến đâu thì cốt lõi bản năng tính thiện, lương tri của con người cần được phát hiện, khai thác và vun đắp đó mới là cái rung động tinh tế nhất

Thạch Lam cũng đã nhiều lần trình bày về thiên chức của văn chương nghệ

thuật: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự

thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực

mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” [21] Quan niệm đó

của Thạch Lam đúng với luận điểm tiến bộ của văn chương nghệ thuật và thông qua quan niệm đó cho thấy Thạch Lam rất coi trọng chức năng phản ánh, cải tạo xã hội

và thanh lọc tâm hồn con người

kịch liệt xã hội như trong những tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan mà dưới ngòi bút điềm tĩnh của Thạch Lam, hiện thực cuộc sống trong tác phẩm vẫn hiện lên chân thực và sinh động, tiêu biểu là các tác phẩm:

Hai đứa trẻ , Nhà mẹ Lê, Tối ba mươi Bên cạnh đó, truyện ngắn Thạch Lam còn phát hiện về vẻ đẹp và nuôi dưỡng tâm hồn con người Như trong truyện ngắn Gió

lạnh đầu mùa, Thạch Lam đã lặng lẽ giữ lại cho đời sự đôn hậu, tình yêu thương

Trang 23

bao la giữa con người với con người Hay trong truyện ngắn Đói, Thạch Lam đã đặt

nhân vật Mai vào hoàn cảnh đáng thương để từ đó khẳng định vẻ đẹp của người phụ

nữ, vẻ đẹp của sự hi sinh và chịu đựng Ở truyện ngắn Sợi tóc trong tập truyện ngắn

cùng tên, Thạch Lam đã để nhân vật của mình đứng trên ranh giới giữa cái thiện và cái ác, để từ đó cho thấy được tính chân – thiện – mỹ luôn tồn tại trong mỗi con người Đôi khi đó cũng là sự kêu gọi giúp đỡ của nhà văn cho những số phận hẩm

hiu, nghèo khổ trước cuộc sống tù túng, trì trệ (Hai đứa trẻ, Tối ba mươi) Có thể

thấy, mỗi tác phẩm của Thạch Lam là một bức họa chân thực về cuộc sống và con người Văn Thạch Lam vì thế đã trở thành thứ “vũ khí sắc bén” thanh lọc tâm hồn con người

Cho dù thế nào đi nữa, quan điểm sáng tác của Thạch Lam cũng đã đạt đến một bước tiến bộ về văn chương nghệ thuật Ông không những thấy rõ vai trò phản

ánh hiện thực khách quan của văn chương, cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận

thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục, cải thiện, nuôi dưỡng tâm

hồn con người Để rồi đây, khi tìm kím lại Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn, bên cạnh những người anh Nhất Linh, Hoàng Đạo, ta lại tìm thấy đâu đó sự tỉ mỉ, tinh tế nhẹ nhàng mang một phong cách riêng của một con người tài hoa Thạch Lam Nếu nói nghệ thuật chân chính hướng con người ta đến chân – thiện – mỹ thì văn chương Thạch Lam chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó

Trang 24

CHƯƠNG 2 KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN

sẽ đóng vai trò là phương thức khơi gợi nội tâm Chính vì thế, phần lớn truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản nhưng vẫn gây được sự hấp dẫn cần có cho người đọc Đó là những mẫu chuyện của tâm trạng, cảm xúc, của lương tri và tâm hồn

Thạch Lam sáng tác truyện không cần dựa vào những sự kiện lớn lao, những biến cố khác thường Thạch Lam khéo léo lựa chọn những thứ rất đời thường để

làm chất liệu xúc tác Đó có thể là sự mát mẻ trong lành của buổi sớm mai (Buổi

sớm), là không khí của đêm giao thừa trong căn phòng nhỏ (Tối ba mươi) hay là

cơn gió đầu mùa (Gió lạnh đầu mùa), là một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện (Hai đứa trẻ) hay chỉ có thể là khoảnh khắc gặp nhau (Người bạn cũ)…

Trước hết, Thạch Lam lựa chọn những thời khắc thiên nhiên đặc biệt để khơi gợi lên một số sự việc nào đó diễn ra trong tâm hồn nhân vật để hình thành nên câu

chuyện Chẳng hạn trong truyện ngắn Buổi sớm, cốt truyện thật mờ nhạt, bản thân

truyện cũng ít sự kiện Bối cảnh của truyện chỉ là không khí của buổi sớm mai: từ

Trang 25

những âm thanh quen thuộc của cuộc sống hằng ngày, tiếng chim hót, ánh nắng nhạt nhòa, đến thứ không khí thanh lọc tâm hồn con người Những điều đó đã khiến Bình – đứa con trai lầm lỗi một thời với những cuộc vui thâu đêm bất chợt nhận ra những xúc cảm tươi đẹp của cuộc sống Bình cảm thấy thương mẹ mình, người phụ

nữ đã đã lo lắng vì mình quá nhiều Sự kiện của truyện chỉ xoay quanh việc: thức giấc vào buổi sớm, suy tư về cuộc sống về quãng đời của mình, nghĩ về mẹ và

thương mẹ; bày hoa cúng lên bàn thờ tổ tiên Tương tự như vây, truyện ngắn Dưới

bóng hoàng lan cũng cho thấy cốt truyện mờ nhạt Từ khung cảnh bên ngoài ngôi

nhà đã cũ, đến con đường dẫn vào nhà, cây hoàng lan với hương thơm thoang thoảng và rợp bóng mát đến không gian ấm cung trong gian nhà nhỏ Những điều

đó làm dấy lên những cảm xúc trong Thanh về người bà đã chăm lo cho mình từ nhỏ và một tình cảm không rõ ràng giữa chàng với cô bạn gái nhà bên Truyện chỉ tập trung xoay quanh các sự kiện như: Trở về, cảm giác mát mẻ, bồi hồi; gặp lại, đầm ấm; ra đi, lưu luyến và vấn vương

Thứ hai, tính phi cốt truyện còn thể hiện ở chỗ truyện của Thạch Lam thường điểm qua một số nhân vật để làm nổi bật bức tranh xã hội nói chung chứ không tập trung vào một hay một số nhân vật chính trong câu chuyện để diễn tả một số phận trọn vẹn Các nhân vật trong truyện xuất hiện lần lượt và tác giả chỉ điểm qua một vài nét cơ bản về số phận và cuộc đời của họ chứ không tập trung miêu tả kỹ tính cách, hành động hay biến cố xảy đến với nhân vật Điều này giúp tác gỉa hạn chế được lời văn, rút gọn được dung lượng nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực và sinh

động cho nội dung của truyện Truyện Hai đứa trẻ là một truyện ngắn “phi cốt

truyện” tiêu biểu Câu chuyện đơn giản nhưng gây ấn tượng cho người đọc bởi sự tù đọng của phố huyện và sự mòn mỏi đợi chờ của những con người nhỏ bé nơi đây Tất cả con người ấy xuất hiện lần lượt trong truyện, mỗi người một cảnh đời, không

ai giống ai nhưng ở họ tồn tại một đặc điểm chung là tất cả đều sống trong buồn chán, bế tắc Cốt truyện đơn giản, truyện không tồn tại biến cố xảy đến với từng nhân vật, nhưng cuộc sống bế tắc, quẩn quanh ấy có thể xem là “biến cố” với chính họ: Đó là hình ảnh những đứa trẻ đi nhặt rác cho đến hình ảnh của bà cụ Thi điên xuất hiện – người điên thì cuộc đời dường như vô nghĩa; là gánh hàng nước của mẹ con chi Tí với một gia tài nhỏ bé và một gánh nặng lớn về cơm áo gạo tiền trên đôi

Trang 26

vai của người mẹ; là hình ảnh gánh hàng phở “xa xỉ” của bác Siêu giữa nơi phố huyện nghèo mà hàng quà của bác không phải ai cũng có thể mua cho đến tiếng đàn

“ế ẩm” của gia đình bác Xẩm Nổi bật lên giữa những mảnh đời cơ cực ấy là hình ảnh của hai chị em Liên, mặc dù họ có một gian hàng để bán nhưng gia tài chẳng được bao nhiêu Đối với hai đứa trẻ trong truyện (Liên và An), được nhìn thấy đoàn tàu đêm đi qua phố huyện là được tìm về với ký ức tuổi thơ đã mất Là một hình ảnh của thế giới khác hẳn so với cuộc sống tăm tối nơi phố huyện, vì thế chả trách sao khi đoàn tàu đi qua rồi mà Liên vẫn lặng theo mơ tưởng Có thể thấy, truyện chỉ tập trung kể lại không gian phố huyện nghèo khổ với nhịp sống đơn điệu, lặp lại của những con người nghèo khổ, bế tắc, bản thân truyện cũng không chứa đựng tình huống li kì, kịch tính Sự kiện chuyện chỉ tập trung chủ yếu ở chuyến tàu đêm qua phố huyện nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc truyền tải nội dung của truyện

Đó là bức tranh của xã hội nghèo đói đương thời với những con người nhỏ bé không những mong ước no đủ về vật chất mà còn nuôi dưỡng niềm khát khao về

một cuộc sống đầy đủ về tinh thần Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã chứng minh một

điều rằng một truyện ngắn hấp dẫn không phải bao giờ cũng nhất thiết tồn tại một hay một số tình huống li kì mà làm nên cốt truyện hấp dẫn mà nó còn phụ thuộc vào lối viết truyện với một tinh thần đầy tính nhân văn của người viết

Trong truyện ngắn Gió đầu mùa, cốt truyện cũng không rõ ràng Truyện ít

biến cố, hành động Vẫn theo mô típ hành văn quen thuộc trước đó ở truyện ngắn

Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã để các nhân vật ít tính cách, ít hành động xuất hiện lần

lượt trong truyện thông qua đó làm nổi bật lên xã hội đương thời Nội dung và tư tưởng của truyện từ đó cũng dần được hé lộ Hình ảnh những đứa trẻ nghèo đói và lạnh vì không có áo mặc đã phản ánh phần nào thực trạng của xã hội đương thời, đó

là đời sống nghèo khó chung của đại đa số người dân Việt Nam lúc bấy giờ Là cái cảm động trước tha nhân rơi vào hoàn cảnh khốn cùng mà động lòng trắc ẩn như Sơn Sự liên kết giữa những nhân vật ít hành động đã hướng người đọc đến sự đồng cảm về tình yêu thương chân thành giữa con người với con người

Hay trong Tối ba mươi, bối cảnh đêm giao thừa bao trùm lấy tác phẩm

Khung cảnh của căn phòng trọ lạnh lẽo của hai chị em gái làng chơi gợi cho độc giả trước cảnh sống sa đọa và sự bẽ bàng nhớ thương về quê hương, cha mẹ trước thềm

Trang 27

của năm mới Hai nhân vật chính trong truyện tuy nhỏ bé, tầm thường nhưng lại có sức phản ánh lớn tính xã hội đương thời biết chừng nào Hai chị em, hai cảnh đời nhưng số phận đưa đẩy họ làm chung công việc tuổi nhục Bằng việc lần lượt điểm qua từng nhân vật, Thạch Lam khéo léo dẫn dắt người đọc đi vào thế giới xã hội đương thời với đầy bất công và khổ cực nơi mà người phụ nữ không tìm thấy được cuộc sống đích thực và niềm hạnh phục của riêng mình

Có thể thấy, việc đơn giản hóa sự kiện của cốt truyện là một phương thức hiệu quả để Thạch Lam dễ dàng đi sâu vào thế giới bên trong con người và phô diễn tài tình những cảm xúc, tâm trạng chân thật nhất của nhân vật Đọc truyện ngắn Thạch Lam, ta có thể dễ dàng tóm tắt được một vài dòng ngắn ngủi Nhưng thật sai lầm nếu cho rằng Thạch Lam hoàn toàn chối bỏ các biến cố, hành động Trong các truyện ngắn của Thạch Lam cũng có vài truyện lại kể về một việc có đầu có đuôi

(Một cơn giận, Sợi tóc, Đứa con đầu lòng…) hay những tác phẩm kể trọn một đời người ( Nhà mẹ Lê, Một đời người, Hai lần chết ) Thạch Lam rất trân trọng và săn

sóc đến những biến cố, hành động khi chúng trở thành một tình huống phô diễn tâm trạng nhân vật Đa phần trong những truyện ngắn này, nhà văn đặt nhân vật của mình vào một tình thế nào đó để nhân vật có thể bộc lộ khoảnh khắc tâm trạng hay diễn biến tinh thần của mình

Nhà văn cũng đặt nhân vật của mình vào một tình huống khó khăn để làm

nổi bật lên ý nghĩa tác phẩm Nhân vật mẹ Lê trong truyện ngắn Nhà me Lê được

đặt vào một tình huống khó khăn như: không thể chịu được cảnh nhìn mười môt đứa con của mình chết đói, bà liều lĩnh đi đến nhà ông Bá xin gạo về cho con ăn Nhưng không những không có được gạo mà người mẹ khổ còn bị chó cắn cho đến chết Một cái chết oan ức ,tức tưởi Bằng việc đặt nhân vật vào tình huống dữ dội

ấy, Thạch Lam đã đưa người đọc tìm đến những ý nghĩ chiều sâu bên trong tâm hồn con người nghèo khổ, đó là những thước phim đáng giá về hiện thực xã hội, khốn khỗ của người phụ nữ bình dân khi họ phải đối diện với cuộc sống bi kịch của mình

Tình huống đợi tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ cũng là một tình huống độc đáo Qua tình huống đợi tàu của những con người nghèo nơi phố huyện, đặc biệt là của Liên, tác phẩm đã gợi nhiều vấn đề nhức nhói mà không cần một cốt truyện hoàn chỉnh để truyền tải thông điệp ý nghĩa Có thể thấy đây được xem là một cuộc

Trang 28

đợi tàu lạ lùng Việc đợi tàu của hai đứa trẻ chẳng vì mục đích thiết thực nào cả (không đợi hàng; không đón ai, không có người thân trên chuyến tàu) Nhưng nếu phân tích kỹ tâm lý thuần túy nhân vật, tâm trạng nhân vật Liên là một tâm trạng lãng mạn khá điển hình Thông thường, việc bất hòa với thực tại, cái tôi lãng mạn thường tìm kiếm một thực tại khác để thay thế Tiêu biểu trong truyện thì thực tại ở đây chính là quá khứ, tức là trong hồi tưởng Nhưng Liên không phải là một người nghệ sĩ thoát li, Liên là một con người thực tại nên mơ tưởng của Liên cũng rất thực tại Hằng ngày Liên chờ đợi đoàn tàu đi ngang qua là để Liên được sống về những

ký ức tuổi thơ vui tươi Đoàn tàu này từ Hà Nội đến nên với Liên, tuy xa xăm nhưng Hà Nội là có thật Chờ đợi đoàn tàu vì thế là tâm lý rất tự nhiên và thiết yếu của chị em Liên Có thể nói, với người bình thường thì cảnh đợi tàu thật bình thường và vô nghĩa, nhưng nó lại mang đến nỗi khát khao và khát vọng thoát khỏi cảnh tù đọng, đơn điệu trong cuộc sống hằng ngày của Liên và biết bao con người nơi đây Và để khi đoàn tàu vụt mất đi lại trả cho chị em Liên cảnh sống của thực tại đáng sợ Bằng việc lựa chon tình huống truyện đặc sắc, Thạch Lam đã đưa người đọc đến với những diễn biến chiều sâu trong tâm hồn nhân vật, từ đó nội dung và ý nghĩa của truyện cũng được truyền đạt một cách tự nhiên và chân thật nhất

Bên cạnh đó, bằng cách này hay cách khác, Thạch Lam rất biết tạo dựng những thời điểm thích hợp để bộc lộ những diễn biến của đời sống tinh thần con

người hơn là miêu tả tiểu sử của họ Truyện ngắn Một cơn giận là truyện mang

nhiều dáng dấp của kiểu truyện không có cốt truyện Nó đơn giản đến mức chẳng có

gì để kể ngoài việc: Đây là cơn giận âm ĩ mà dữ dội của nhân vật Minh Những cái gọi là “thời điểm thích hợp” để bộc lộ chuỗi tâm trạng nội tâm nhân vật chính là lúc nhân vật Minh bắt gặp gia cảnh nghèo khó của anh phu xe – người mà nhân vật Minh đã trả thù nhỏ mọn trước đó chỉ vì một cơn giận không đâu Tâm trạng nhân vật không phức tạp và cũng không chuyển biến dữ dội nên cốt truyện cũng khá lỏng lẻo, nhưng nó có được độ nén khi nhân vật biết được sự khó khăn của gia đình anh phu xe Dòng nội tâm nhân vật cứ trôi chảy đến khi tự bản thân mình hối hận về những chuyện mình đã làm trước đó

Cốt truyện Đứa con đầu lòng cũng khá đơn giản, thậm chí là không có gì để

kể ngoài thời điểm đánh dấu sự chào đời của một đứa trẻ, nhưng cái chính yếu mà

Trang 29

ai cũng nhận ra được khi ấy chính là sự thay đổi đến mức lạnh lùng của người cha, người chồng Cái làm nên nét đặc sắc của truyện này chính là đặt nhân vật Tân trước sự chào đời của đứa bé Lúc đầu truyện là sự hồi hợp chào đón, sau đó là sự đón nhận đứa bé một cách thờ ơ, đầy nghi vấn và đố kỵ Bản thân nhân vật Tân cũng không cảm thấy có tình cảm gì với đứa con mới sinh Thái độ lạnh lùng của nhân vật được giải tỏa sau khi bắt gặp giây phút đứa con trong vòng tay mẹ Nếu như lần đầu là một trái tim sắt đá, vô cảm thì về sau, chàng cảm thấy hình ảnh đó gợi lên cho chàng một mối cảm động êm đềm Giây phút nhìn thấy đứa bé nằm trong lòng mẹ gợi cho chàng về sự thiêng liêng sâu xa của sự sống và sự tự trách bản thân mình khi đã không đủ bản ngã vượt qua những hờn ghen nhỏ mọn hằng

ngày Đứa con đầu lòng gợi lên cho chúng ta một hành trình nội tâm nhân vật, vượt

qua sự nhỏ mọn hằng ngày để cập bến bờ yêu thương, hạnh phúc

Trong các truyện ngắn của Thạch Lam, ông hướng ngòi bút của mình vào cái nghèo, cái khổ, cái cùng cực nhưng không hề có dụng ý châm biếm hay lên án xã hội đương thời một cách mạnh mẽ như Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng Nói rõ ra, Thạch Lam tư duy hình tượng sáng tác của mình bằng trái tim hơn là sự phán xét, soi mói lý tính và hành động Do vậy, truyện ngắn Thạch Lam viết ra không nhằm phê phán gắt gao xã hội mà nhằm tái hiện tình thương, lòng đồng cảm cho một tầng lớp người trong xã hội cũ Cho nên cách tạo dựng truyện của ông giống kiểu nghĩ gì ghi nấy Từ những phân tích trên, chúng tôi đi đến kết luận, truyện ngắn Thạch Lam là kiểu truyện không có cốt truyện

2.1.2 Tình huống truyện tâm trạng

Tình huống truyện hiểu nôm na là một duyên cớ, một nguyên nhân nào đó

mà dựa vào đó tác giả có thể triển khai mạch truyện của mình Vì thế, khi lựa chọn được một tình huống truyện đặc sắc thì xem như tác giả đã có được một bộ khung lý tưởng để từ đó triển khai toàn bộ tác phẩm của mình Xem xét truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi nhận thấy bên cạnh tài năng “chộp lấy” những sự kiện “vặt vãnh” từ đời sống bình thường nhưng giàu ý nghĩa, khả năng phô diễn tâm lý nhân vật một cách tinh tế thì Thạch Lam còn xuất sắc trong việc tạo ra những tình huống có tác dụng khơi mở tâm lý nhân vật Những tình huống trong truyện ngắn của Thạch Lam

Trang 30

thường không phải là những xung đột xã hội gay gắt, mà đó là những tình huống mang tính chất và đời sống tâm hồn

Có thể nhận ra rằng, đa phần trong những truyện ngắn của Thạch Lam, một khi cốt truyện đóng vai trò thứ yếu thì chỗ dựa vững chắc cho câu chuyện là tình huống truyện Tình huống truyện trong truyện ngắn Thạch Lam không nhằm thúc đẩy, phát triển hành động của nhân vật mà tình huống đóng vai trò như bàn đẩy khơi nguồn, lí giải cảm xúc của những chuyển biến phức tạp tâm trạng mà chính nhân vật đang gặp phải Vì thế, tình huống truyện trong truyện ngắn Thạch Lam là tình huống truyện tâm trạng

Thạch Lam nhẹ nhàng, tinh tế tạo dựng tình huống truyện khơi mở tâm trạng

để đánh vào tâm lý nhân vật Tác dụng của tình huống này là tạo ra một bối cảnh, khung cảnh, hay cái duyên cớ phù hợp bao quanh nhân vật Đây chính là những nguồn khơi mạch tự sự, tâm trạng của nhân vật Có tác dụng rất lớn để nhân vật bộc

lộ cảm xúc, tâm trạng Tình huống truyện trong truyện ngắn Thạch Lam tồn tại ở

hai dạng: Dạng tình huống “trở về” và dạng tình huống “gặp gỡ”

Trong một số truyện tồn tại dạng tình huống “trở về”, nhân vật trong sáng tác

của Thạch Lam được sống lại với những kỷ niệm, những xúc cảm trước những không gian, bối cảnh quen thuộc Chính khung cảnh, bối cảnh đó đã bao trùm lấy

cảm xúc nhân vật Trong truyện ngắn Những ngày mới, Tân – một nhân vật sống ở

thành thị, sau khi từ bỏ chốn thị thành để trở về quê, chàng bắt đầu nhận ra đâu mới

là cuộc sống đích thực của chính mình Chàng bắt đầu yêu công việc đồng áng, đối

với Tân, công việc đồng án tuy mệt nhưng “Tân thấy tâm hồn khoan khoái như

không bận một ý nghĩ gì ” [22] Cảm giác vừa gặt xong lúa và nằm nghĩ mệt chưa

bao giờ lại sung sướng đối với Tân đến thế: “Qua khe lá lung lay, chàng thấy trời

xanh trong và mát Mùi cỏ và mùi lúa thơm bốc lên xung quanh, Tân cảm thấy cái sung sương của một người làm xong công việc Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy

nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng” [22] Tân dần thích cuộc sống bình dị của người dân quê Chàng cho rằng,

cuộc sống chốn thôn quê mới là cuộc sống ý nghĩa của đời mình và cũng ngầm hối

tiếc về việc “thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật Chàng

thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc Bấy giờ chàng

Trang 31

mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng” [22] Đặt

nhân vật vào tình huống “trở về” đã giúp nhân vật được trở về với lòng mình, gắn

bó với chính nơi mình đang sống Nơi mà có lúc bản thân họ thấy tầm thường và không tha thiết

Nếu nhân vật Tân gắn bó với làng quê bình dị, xem đó mới là cuộc sống đích thực của chính mình thì hình ảnh nhân vật Thanh – một chàng trai đi học ở tỉnh

trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan lại ưa tìm lại chốn “cũ” Gian nhà với mọi

đồ vật đã cũ kỹ, từ chiếc “trường kỷ, ngọn đèn con va cái điếu cũ kỹ Con mèo già

tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã” [16, tr 27]

với Thanh, mọi thứ đều quen thuộc và thân thích đến chừng nào Thanh cho rằng, chàng vẫn là một đứa trẻ dưới con mắt của bà, được bà yêu thương và săn sóc như

thủa còn nhỏ: “Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả

như thế Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng” [16, tr 27],

điều đó làm cho mỗi chuyến trở về từ tỉnh đối với chàng đều có ý nghĩa Ngoài ra, với Thanh những loại cây trong vườn từ thưở chàng bắt đầu đi học ở tỉnh đến giờ

đều đã lớn và quen thuộc: “Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở

suối Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ

xa quá Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi” [16, tr 28] Chàng

nhận ra bóng hoàng lan trong vườn và hương thơm của nó làm chàng nhớ đến một người con gái nhà bên Mối tình cảm chân thành nhưng mơ hồ giữa hai người mỗi khi gặp nhau càng làm cho chuyến trở về của chàng càng thêm ý nghĩa và đầy lưu luyến Tất cả điều đó làm Thanh như đắm chìm vào thế giới cổ tích của tình người

Cũng có truyện, tình huống “trở về” đóng vai trò như một chất xúc tác cho

cảm giác hụt hẫng, tiếc nuối Chẳng hạn như trong truyện ngắn Trong bóng tối buổi

chiều, nhân vật Mai – người yêu của Diên được đặt trong cái khoảnh khắc “trở về”

với chính mình, cái cớ đó làm nổi bật lên tính tương phản giữa hiện tại và quá khứ ở con người Mai – giữa hình ảnh người phụ nữ mộc mạc ở thôn quê trước kia và hình ảnh người phụ nữ với khuôn mặt đánh phấn, đôi môi có vết son, nhẫn ở ngón tay và

Trang 32

hoa tai lấp lánh như các bà giàu có Mai cảm thấy mình xấu hổ với những sự thay đổi đến chóng mặt của bản thân và một thứ tình cảm thờ ơ, lạnh nhạt đối với Diên

Cũng đôi khi “trở về” cũng là thời điểm để con người tìm lại con người thật

của chính mình Tình huống “trở về” tìm gặp lại người bạn cũ của một người bạn ở

xa đến đặt nhân vật “tôi” vào cảnh huống khó xử Nhân vật “tôi” sau khi từ chối lời

cầu giúp của người bạn đã tự chất vấn bản thân của chính mình: “Nào tôi có trách

gì cô! Trong một phút nhìn sự thực, tôi hiểu chính tôi thay đổi nhiều lắm, mà tự ghen với người nữ đồng chí Cái thân trưởng giả nửa mùa tôi nay đã nghiễm nhiên thành một người tòng sự công sở, họa chăng có lo lắng cho vợ con đủ ấm no là mãn nguyện Cái đời nghĩa hiệp lãng mạn đã thuộc về thời quá khứ, cô đến đây thật là tiếng sét trong quãng bình minh” [16, tr 112] Miên man theo sự đấu tranh giữa bên

nghĩa bên tình là nỗi khát khao mong muốn được giúp đỡ người bạn cũ đang trong cảnh khó khăn chỉ mong thốt ra thành lời đồng ý mà sao vẫn nghẹn ngào của nhân

vật “tôi” Nhân vật “tôi” tự hỏi chính mình: “trong hai cái hình ảnh ấy, hình ảnh

người thiếu niên hăng hái và hình ảnh người trưởng giả an nhàn, cái hình ảnh nào thật của tôi?” [16, tr 115] Chỉ có vậy, việc trở về có thể không đáng gọi là một

tình huống truyện, nhưng đối với tác giả giỏi nghề thì chỉ cần một khoảnh khắc, một nét tâm trạng cũng là một duyên cớ để tác giả xây dựng nên tác phẩm

Và có khi “trở về” cũng là lúc thực sự đánh mất chính mình Trong Trở về,

nhân vật Tâm - một con người gốc nông cưới vợ thị thành Khi trở về quê, chàng

cảm thấy “không còn một liên lạc gì ràng buộc chàng với thôn quê nữa” [22], thậm chí đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng: “đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp

bà cụ một số tiền” [22] Chàng sợ những câu bình phẩm to nhỏ, sợ trông thấy

những cái mỉm cười mỉa mai của mọi người về gia cảnh nghèo khó trước kia của mình Hành động khi ra về, Tâm đánh chiếc xe chạy vọt qua, bắn bùn lên quần áo của bà cụ và cô Trinh – người bạn thuở nhỏ không làm Tâm bận trí Tâm cho rằng:

“Giữa những kỷ niệm ấy với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vợ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng của chàng hiện giờ” [22] gây nhiều suy nghĩ cho

người đọc

Trang 33

Có thể thấy, việc “trở về” đặt nhân vật Thạch Lam vào thế giới nội cảm đa

dạng đa chiều Điều này rất phù hợp trong việc giúp nhà văn xây dựng tính cách của con người đa cảm- dạng nhân vật phù hợp với lối truyện tự sự tâm tình

Bên cạnh dạng tình huống ‘trở về”, Thạch Lam còn thành công trong việc sử dụng dạng tình huống “gặp gỡ” Truyện ngắn Thạch Lam thường tạo những tình

huống cuộc gặp gỡ thoáng qua, để làm chất xúc tác mạnh cho những ngẫm nghĩ, suy tư ở nhân vật

Tình huống “gặp gỡ” được Thạch Lam sử dụng như một cái cớ để nảy sinh

mâu thuẫn Tiêu biểu là truyện ngắn Cuốn sách bỏ quên Truyện xoay quanh cuộc

gặp gỡ giữa Thành và một cô gái lạ đi cùng chuyến tàu Sự gặp gỡ đó là điểm khởi đầu cho chuỗi diễn tiến tâm trạng nhân vật, có những chuyển biến chậm chạp, bên cạnh đó cũng có những chuyển biến mau lẹ khiến bản thân người đọc cũng cảm thấy sững sờ Với cuốn sách mới vừa được Thành sáng tác Chàng đặt biết bao nhiêu hy vọng vào nó, nhưng nhà xuất bản lại trả lời chàng với hai từ “ế ẩm” Thoạt

đầu, chàng có buồn, nhưng sau đó lại nghĩ rằng: “sự lãnh đạm của công chúng

nhiều khi là cái dấu hiệu của một tài năng xuất chúng, không được người ta hiểu, vì vượt ra ngoài khung sáo thường” [16, tr 125] Trên tàu, tình cờ gặp gỡ người thiếu

nữ, bằng cái khoảnh khắc chợt thấy người thiếu nữ ấy lấy sách chàng ra đọc, chàng lại bàng hoàng sung sướng, chàng nghĩ ngợi biết bao nhiêu là kịch bản đẹp về cuốn sách và chàng: nào là cô gái khen sách chàng hay, nào là tác giả của cuốn sách này tài năng, hay cô gái sẽ biểu lộ cảm xúc như thế nào nếu biết chàng là tác giả của cuốn sách trên tay Biết bao sự mơ mộng nhanh chóng sụp đổ khi tàu đến bến Người thiếu nữ kia xuống tàu nhưng lại để quên cuốn sách Không biết sự vô tình hay cố tình đó làm chàng như đi xuống bờ vực của sự thất vọng, chán chường Tuy chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, nhưng Thạch Lam đã để nhân vật đi suốt chiều dài diễn biến tâm trạng của mình, từ đó người đọc vừa hiểu và thông cảm cho nỗi lòng chàng

Cũng có khi, tình huống “gặp gỡ” là chất xúc tác trong việc đánh dấu bước

chuyển biến tâm trạng nhân vật Trong truyện Đói, tâm trạng của nhân vật Sinh

cũng đầy biến động bất ngờ Sinh thực sự nổi giận khi bắt đầu gặp Mai – người vợ

của mình lừa dối tình chàng: “Sinh thấy cơn giận dữ nổi lên mãnh liệt trong lòng;

Trang 34

đôi môi chàng tự nhiên nhách lên một cách khinh bỉ, chàng run người lên, khẽ rằn từng tiếng:Đồ khốn nạn! Quả tim buốt như có kim đâm Sinh nắm chặt lấy thành ghế, nhìn cuốn bạc giấy để trên bàn, nhìn gói đồ ăn đang mở dở rồi cúi mình xuống nhặt tờ giấy gấp lên” [16, tr 64] Sinh biết rằng, những món thức ăn mà Mai đem

về cho nhà là do nàng bán thân mà có được, mà theo chàng, đó là sự dơ bẩn, thà đói còn hơn ăn thứ dơ bẩn đó Trong cơn giận dữ, chàng đã hất tung đồ ăn xuống đất và

đuổi vợ mình đi Cơn giận dần cũng trôi qua “Sinh cúi đầu ngẫm nghĩ; cái giận dữ

đã tan đi, để lại một nỗi buồn rầu chán nản vô cùng Sinh thấy trong lòng nguội lạnh, một cảm giác lạnh lùng như thắt lấy ruột gan Nghĩ đến những ngày đói rét khổ sở đã qua, đến mấy năm sống trong cảnh nghèo nàn, Sinh uất ức căm giận cho cái số phận của mình Nhưng tại sao lại có thêm một sự đau đớn nữa? Tại sao Mai trước kia đã từng bao phen khổ sở cùng chàng, đến bây giờ đem thân bán đi lấy một vài đồng bạc, tại sao Mai lại làm sự khốn nạn như giờ ” [16, tr 66] Đến lúc

tỉnh dậy, cơn đói làm chàng ăn ngấu nghiến những thứ chàng cho là dơ bẩn Cơn đói qua đi, chàng nhớ lại những việc đã xảy ra: về cái đói, về người vợ Đó là sự chua chát của thói đời mà chàng đang gặp phải Chính tình huống gặp người vợ và phát hiện sự lừa dối của vợ đã tạo nên màu sắc bi kịch cho câu chuyện mà lẽ ra nó không đáng phải bi đát như vậy Tình huống này từ đầu đã dự báo một kết thúc dở dang, đầy ám ảnh cho người đọc

Có khi tình huống “gặp gỡ” là “cơ hội” để nhân vật thể hiện những chuyển

biến tâm lý nhiều mặt Trong truyện Một cơn giận nhân vật “tôi” đã có cuộc gặp

người kéo xe trong khi bản thân chàng đang mang trong mình một cơn giận Thử xem Thạch Lam miêu tả suy nghĩ nhân vật “tôi” trong giây phút đối mặt với anh

phu xe: “Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt,

tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm” [22] cho đến khi anh ta hối hận vì chính

những việc mình đã hành xử không đúng: “Những ngày hôm sau thực là những

ngày khổ cho tôi Lòng hối hận không để tôi yên Hình như có một cái gì nặng nề đè

Trang 35

nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện

ra trước mắt” [22] Nhân vật “tôi” lúc này lại suy tư nghĩ rằng: “người ta có thể tàn

ác một cách dễ dàng Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi” [22] Tình huống “gặp gỡ” giữa

nhân vật Tôi và người phu xe ở đây có thể xem như là một khói thuốc nổ được giấu kín giữa câu chuyện, để rồi bất ngờ bộc phát buộc nhân vật chính phải cư xử, hành động để phơi bày đúng bản chất của mình

Đôi khi tình huống “gặp gỡ” là bắt nguồn cho những đấu tranh tâm lý của

nhân vật về sau Tiêu biểu là truyện ngắn Sợi tóc Phần đầu câu chuyện, Thạch Lam

đặt nhân vật “tôi” vào tình huống trò chuyện và tiếp xúc với người anh họ Đây được xem là tình huống làm nên câu chuyện Từ việc gặp gỡ nhau, nhân vật “tôi” và người anh họ của mình đã có dịp bên nhau trong suốt một khoảng thời gian dài Khoảng thời gian lý tưởng đó đủ để Thạch Lam triển khai hết những biến chuyển tâm lý nhân vật Chỉ với tình tiết lấy nhầm ví, nhân vật chính của câu chuyện có đủ

cơ hội để thể hiện những biến đổi tâm trạng của mình Lúc đầu khi phát hiện được

cái ví, phản ứng của nhân vật “tôi” thế nào: “Bỗng nhiên có cái gì chuyển mạnh qua

tim: tay tôi yên hẳn lại; tôi vừa mới nhận ra rằng cái áo tôi đương cầm không phải

là áo của tôi Thì ra lúc mang áo vào giường nằm, Bân đã mang nhầm áo Hai chúng tôi cùng mặc thứ hàng len giống màu, như vậy dễ lẫn lắm Tôi ghé nhìn vào phía trong áo thấy cái ví tiền ở túi thò ra ngoài một ít Cái ví tiền mấy tờ giấy bạc ” [16, tr 102-103] Rồi sau đó, dường như vừa có sự sảng khoái pha chút tiếc

nuối từ nhân vật “tôi” sau khi quyết định không lấy trộm ví: “Đến khi ngồi trên xe

về qua những phố khuya vắng vẻ, tâm trí tôi mới dần bình tĩnh lại Gió lạnh thổi mát trên vừng trán nóng, và cái cảm giác mát ấy khiến tôi dễ chịu Tôi nghĩ lại đến những cử chỉ và dự định của tôi lúc nãy, thật vừa như một người khôn khéo lại như một người mất hồn Tất cả những cái đó bây giờ xa quá Tâm trí tôi giãn ra, như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc

bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ Và một mối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc” [19, tr 108] Lời

Trang 36

chất vấn bản thân của nhân vật “tôi” sau cùng cũng thật thấm thía, dường như ý nghĩa câu truyện và tư tưởng của nhà văn đều được truyền tải và gói gọn trong câu

văn sau: “Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên Tôi có

tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn Hình như ý nghĩ ham muốn hay trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác với cái người

thường của tôi bây giờ ” [19, tr 109] Sợi tóc là mẫu truyện ngắn gửi gấm thông

điệp của cuộc sống về điều hay lẽ phải từ tác giả Ranh giới giữa cái thiện và cái ác chỉ mong manh như một sợi tóc Bên cạnh đó, truyện ngắn này cũng kết thúc thật khéo, gợi lên được suy ngẫm về bài học làm người trong cuộc sống

Nhìn chung, các truyện ngắn của Thạch Lam được xây dựng từ những tình huống tâm lý, hay nói cách khác là lấy tâm trạng của nhân vật làm tâm điểm cho việc xây dựng tác phẩm của mình Những tình huống tâm lý đặc sắc trong một số truyện ngắn chứng tỏ Thạch Lam rất tài tình trong việc phát hiện và khám phá thế giới bên trong nhân vật Và hơn hết, kiểu tình huống tâm lý này rất hấp dẫn người đọc cũng bởi sự chậm rãi và nhẹ nhàng, không nhiều xung đột, gay gắt của nó

2.1.3 Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam

Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, tùy theo sự thể hiện cụ thể mà mỗi chi tiết nghệ thuật đều có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm Thạch Lam cũng là một nhà văn rất tinh tế trong việc lựa chọn và sáng tạo những chi tiết Nét đặc trưng của truyện ngắn Thạch Lam là những mẫu chuyện đời thường nhưng luôn có những chi tiết “phát sáng” làm nên giá trị của tác phẩm Những chi tiết nghệ thuật đó hàm chứa rất lớn giá trị tư tưởng của tác giả

Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy

của Thạch Lam là truyện ngắn Hai đứa trẻ Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong

việc tạo nên sự tương phản giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa biểu tượng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám

Trang 37

Trước hết là hình tượng bóng tối hiện lên nơi phố huyện Đó là bóng tối của thiên nhiên trong tác phẩm đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt:

“Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm

thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ con vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa” Bóng tối gần như chiếm lĩnh cả không gian bao la , tĩnh mịch nơi phố

huyện Cùng với bóng tối của thiên nhiên là bóng tối cuộc đời và bóng tối của cuộc

sống con người Bóng tối ấy được hiện lên qua đôi mắt của Liên “ngập dần vào cái

buồn của buổi chiều quê” [19, tr 15]; qua hình ảnh của bà cụ Thi với tiếng cười

khuất dần trong bóng tối như cảnh đời đen tối, bức bối, vật vờ của cụ Thi Đó còn là bóng tối hiện lên qua hình ảnh của mẹ con chị Tý với cái chõng nước và ngọn đèn dầu leo lét… Có thể nói, chừng ấy con người trong bóng tối như những hạt bụi li ti,

vô giá trị, bị lãng quên trong sa mạc của cuộc đời mênh mông, bế tắc

người dân nghèo nơi phố huyện: Đó là hình ảnh nhỏ nhoi, mỏng manh của ánh sáng Cái hay, độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của Thạch Lam là nhà văn đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: Trên trời, ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những ngôi sao và những ánh đom đóm lập lòe Ở dưới đất, ánh sáng được hiện lên với ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, và những hột sáng lọt ra từ những liếp cửa của những ngôi nhà Giữa cái bóng tối dày đặc của không gian, của cuộc đời, ánh sáng nhỏ nhoi trở nên cao giá hẳn lên: hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở

cái phố huyện nhỏ đều được tác giả huy động: các loại đèn ( đèn treo, đèn hoa kỳ,

đèn dây, đèn lồng, đèn ghi ) ; bếp củi, tàn lửa, những con đom đóm và dải Ngân

hà… Có thể nói: Tất cả các ánh sáng dù thiên tạo hay nhân tạo đều như vẽ ra những vạch đích khát vọng của những nhân vật chính, phụ trong tác phẩm, đều là biểu tượng lấp lánh của những cung bậc mơ ước Tiếp đó, chi tiết hai đứa trẻ Liên và An

ngồi nhìn bầu trời đêm “ngàn sao ganh nhau lấp lánh” đã giúp người đọc nhận ra

được giá trị tư tưởng của tác phẩm Đằng sau chi tiết đó chứa đựng niềm khao khát rất lớn của hai đứa trẻ, niềm khát khao hướng tới một bầu trời khác, nguồn sáng khác, không phải là cuộc sống đang lụi tàn trong vô vọng như ở phố huyện Từ khát vọng mơ hồ đó của tuổi thơ, nhà văn đã lay tỉnh những tâm hồn mệt mỏi đang sống

Trang 38

lay lắt, héo úa như cảnh ngày tàn ở những miền quê nghèo xác xơ, mòn mỏi trong

xã hội cũ

Hay một chi tiết “phát sáng” khác trong truyện ngắn Đói chính là khoảnh

khắc Sinh ném gói đồ ăn xuống đất trong cơn đói cồn cào vì căm thù sự lừa dối của

vợ (vì cho rằng những thức ăn đó là thứ dơ bẩn) bỗng “Sinh cuối xuống nhìn gói đồ

ăn tung tóe dưới bàn, chàng lấm lét đưa mắt nhìn quanh không thấy Mai đứng đấy nữa Khẽ đưa tay ngập ngừng, sợ hãi Sinh vồ lấy miếng thịt hồng hào” vì “cơn đói lại sôi nổi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn” [19, tr 67]

Chính chi tiết đó đã phơi bày ra ánh sáng sự chịu đựng mà Sinh đã phải ra sức che giấu đối với người phụ nữ trước cái đói và cơn giận Chính “đói” đã tạo nên hành động của Sinh và nội tâm nhân vật cũng được bộc lộ rõ nhất, dữ dội nhất ngay sau khi vồ lấy miếng ăn Nội dung tư tưởng của tác phẩm từ đó cũng được gửi gấm đến độc giả rằng trong xã hội đương thời, vì miếng ăn mà con người ta phải đôi khi bất chấp vượt lên trên cả luân thường, đạo lý, chịu đầy sự tủi nhục Có lẽ đó cũng chính

là lý do vì sao Thạch Lam lại chọn chi tiết này là tựa đề cho cả truyện ngắn

Xem xét hơn ba mươi truyện ngắn của Thạch Lam, chúng tôi nhận thấy nhiều chi tiết đơn giản mà hết sức đắt giá bởi nó mang tính chất như là một “biến

cố” ác liệt góp phần làm biến đổi câu chuyện Tiêu biểu là chi tiết “Cụt chân! Bây

giờ anh đã cụt chân thì còn làm gì được nữa” [19, tr 71] trong truyện ngắn Cái

chân què, bởi từ sự cố đó nhân vật được đặt trong cảnh huống phải sống trong

những ngày tháng hưởng thụ bởi số tiền bồi thường Và cũng từ chuyện bồi thường

đó, với số tiền trong tay và cách sử dụng đồng tiền, nhân vật chính trong câu chuyện phát hiện ra được nỗi chua chát của lẽ đời, về cách thay đổi hững hờ của lòng người giữa kẻ có tiền và kẻ không có tiền Hay chi tiết về nhà chồng trong lần trở về thứ hai, tuy không đau đớn như lần nhảy sông tự tử trước đó, nhưng đối với Dung, lần trở về thực sự này mới hẳn là chết đuối, chết không bấu víu vào đâu được và Dung

cũng không còn may mắn mong ai cứu vớt nàng ra được nữa trong truyện Hai lần

chết

Bên cạnh đó, cũng có những chi tiết không có tác dụng làm biến đổi mạch truyện, nhưng nó lại có tác dụng thể hiện đời sống tâm hồn nhân vật Đối với các nhân vật nữ, Thạch Lam sử dụng một hoặc một vài chi tiết tiêu biểu thể hiện nét đẹp

Trang 39

ngoại diện để đi vào thể hiện đời sống tâm hồn nhân vật Như nhân vật Nga trong

truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một cô gái đang độ trẻ trung, xinh tươi, trong

trẻo và tinh khôi như những bông hoa đồng nội với: “tà áo trắng, mái tóc đen lánh

buông trên cổ nhỏ” và bàn tay “trắng hồng nhỏ nhắn” [19, tr 29] cùng mái tóc

thoang thoảng hương thơm mùi hoa hoàng lan Nhân vật Hậu trong truyện ngắn

Nắng trong vườn lại có một sức trẻ dẻo dai, tươi tắn: “Người cô nổi trên nền lá

xanh như một bông hoa trong sáng sớm Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất phới, và tất cả ánh nắng, lá, cây, bóng mát cũng hình như đang tưng bừng giỡn

múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn” [22] Với Mai trong truyện ngắn Đêm

sáng trăng lại mang trong mình vẻ đẹp mặn mà, cuốn hút của một bông hoa quý:

“mặt nàng đều đặn, cái cằm nhỏ, cái cổ tròn và trắng như sữa” [22], chẳng trách

sao vẻ đẹp ấy lại mang đến cho Tuân sự say mê và nuối tiếc đến vậy

Còn các nhân vật nam trong truyện ngắn Thạch Lam đa phần là những người trí thức bình dân, nên nhân vật nam trong truyện ngắn Thạch Lam ít có được những chi tiết đặc tả ngoại hình nhưng những nhân vật này lại có nhiều chi tiết đặc tả tính

cách, tình cảm Nhân vật Tân trong truyện ngắn Đứa con đầu lòng là nhân vật

không rõ về ngoại hình, tuổi tác ,ít hành động nhưng qua các chi tiết: “ tò mò ngắm

cái đầu bé phủ tóc đen và mượt”, “ không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một tình cảm gì đối với đứa con mới đẻ” [19;tr.34] người đọc sẽ phần

nào thấu hiểu và thông cảm cho lần đầu làm cha của người đàn ông còn rất trẻ

Nhân vật Diên trong truyện ngắn Trong bóng tối buổi chiều hiện lên với sự bất lực,

bằng cái nhìn tiếc hận thấm thía trước sự thay đổi chóng mặt của cô bạn gái qua chi

tiết: “Chàng muốn nhảy ngay vào phía trong lôi Mai ra mắng cho bỏ ghét” nhưng

“cái bản tính nhút nhát vẫn thắng; chàng lưỡng lự một lát rồi lại lẳng lặng cúi

mình rảo bước đi mau” [19, tr 119] Còn nhân vật Thanh trong truyện ngắn Dưới

bóng hoàng lan là một chàng trai đi tỉnh xa nhà chứng tỏ đây là một người trưởng

thành, nhưng với vai trò là một người cháu, mong muốn được lưu giữ mãi tình yêu thương chăm sóc của người bà đã lớn tuổi, chàng đã có những biểu hiện rất trẻ con

qua chi tiết: “Nghe tiếng bà đi vào Thanh nằm yên giã vờ ngủ” [19, tr 28]

Bên cạnh đó, Thạch Lam cũng rất tài tình trong việc sáng tạo và sắp đặt những chi tiết mang tính chất tóm tắt trọn vẹn cuộc đời, số phận của nhân vật

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w