1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ

125 541 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 601 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ĐỨC QUỲNH THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT XA XỨ TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN VĂN THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ĐỨC QUỲNH THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT XA XỨ TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN VĂN THỌ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA NGHỆ AN - 2014 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 11 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của luận văn 11 7. Cấu trúc của luận văn 12 Chương 1 VĂN XUÔI NGUYỄN VĂN THỌ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI 13 1.1. Một số vấn đề về văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 13 1.1.1. Khái niệm văn học Việt Nam hải ngoại 13 1.1.2. Nhìn chung về văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 19 1.1.3. Một số thành tựu và tác giả tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 24 1.2. Vấn đề thân phận người Việt xa xứ trong văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 26 1.2.1. Người Việt xa xứ như một đối tượng quan trọng của văn xuôi Việt Nam hải ngoại 26 1.2.2. Những cách nhìn về người Việt xa xứ trong văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 29 1.3. Nguyễn Văn Thọ, một cây bút có nhiều đóng góp cho việc thể hiện thân phận người Việt xa xứ 32 1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thọ 32 1.3.2. Quan niệm văn học của Nguyễn Văn Thọ 34 1.3.3. Thái độ của Nguyễn Văn Thọ trong cách nhìn về thân phận người Việt ở hải ngoại 37 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT XA XỨ TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN VĂN THỌ 41 2.1. Khát vọng đổi đời và những niềm vui có thật 41 2.1.1. Khát vọng đổi đời của người Việt xa xứ 41 2.1.2. Những niềm vui có thật trong cuộc sống 45 2.2. Bi kịch vỡ mộng 49 2.2.1 .Vỡ mộng về đời sống vật chất 49 2.2.2. Vỡ mộng về đời sống tinh thần 55 2.3. Bi kịch kiếp sống vô tăm tích 65 2.4. Bi kịch thân phận người phụ nữ Việt xa xứ 69 2.4.1. Người phụ nữ với bi kịch xuất phát từ ngoại cảnh 70 2.4.2. Người phụ nữ với bi kịch tự thân 74 Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI XA XỨ TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN VĂN THỌ 81 3.1. Văn xuôi Nguyễn Văn Thọ mang đậm yếu tố tự truyện - kiểu nhân vật xưng “tôi” 81 3.1.1. Tự truyện và đặc điểm của tự truyện trong văn học 81 3.1.2. Yếu tố tự truyện trong sáng tác văn xuôi Nguyễn Văn Thọ 83 3.2. Đặt nhân vật vào hiện thực khốc liệt của cuộc sống để thể hiện tính cách 91 3.2.1. Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ 91 3.2.2. Chi tiết bạo liệt 96 3.3. Lối viết đa giọng điệu 99 3.3.1. Giọng bạo liệt 99 3.3.2. Giọng lãng mạn, dịu êm 104 3.3.3. Giọng xót xa, cay đắng 107 3.3.4. Giọng triết lí, suy tư 111 KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam hải ngoại kể từ thời điểm năm 1975 đến nay đã trải qua một chặng dài với những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đầy đặn của văn học nước nhà. Văn học Việt Nam hải ngoại là sản phẩm tinh thần của những người con Việt li hương, hiện đang sinh sống ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, bộ phận văn học này vẫn không được bạn đọc trong nước biết đến một cách rộng rãi. Nó thực sự chưa trở thành món ăn tinh thần của nhiều độc giả trong nước. Đặc biệt, ở trong nhà trường phổ thông lại càng không được chú trọng. 1.2. Trong số những nhà văn viết đều, viết hay đang sống ở nước ngoài hiện nay, Nguyễn Văn Thọ là người có đóng góp đáng kể. Nghiên cứu một tác giả như vậy đồng nghĩa với việc bổ sung một cách đầy đủ hơn những hiểu biết về văn học Việt Nam ở nước ngoài. 1.3. Trong các sáng tác văn học của người Việt ở hải ngoại, người Việt xa xứ nổi lên như một chủ đề hết sức quan trọng, góp phần lớn trong việc hình thành diện mạo bộ phận văn xuôi này. Nghiên cứu vấn đề người Việt xa xứ trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ là thông qua phương tiện văn học, để hiểu thêm những nỗi niềm của những đứa con lưu lạc, từ đó có thái độ ứng xử tốt đẹp hơn giữa những người chung nòi giống trong hiện tại. 2. Lịch sử vấn đề Như đã nói, văn học Việt Nam hải ngoại đến nay vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến. Ngay chính bản thân nhà văn Nguyễn Văn Thọ, là hội viên hội nhà văn Việt Nam, lại có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng, vậy mà sự quan tâm của người đọc trong nước, nhất là với học sinh, sinh viên còn rất ít ỏi. Việc nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Văn Thọ trên phương diện Thân 6 phận người Việt xa xứ như một đề tài khoa học thì chưa thấy có tác giả nào công bố. Ngoại trừ những bài báo, một số luận văn thạc sĩ hoặc những cuộc phỏng vấn nhân các dịp nhà văn ra mắt tác phẩm mới của mình. Những ý kiến nhận xét về sáng tác của Nguyễn Văn Thọ, theo chúng tôi, xoay quanh các nội dung sau: Giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá rất cao giá trị hiện thực trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Ở bài, Mấy lời cuối sách hay đọc Nguyễn Văn Thọ, Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Đọc Nguyễn Văn Thọ, dù ở bất cứ thể loại nào, không hiểu sao, tôi cứ hình dung một gã thợ đấu lực lưỡng, chân thành và bộc trực. Lão cứ huỳnh huỵch xắn từng mảng đời sống mà vật lên trang giấy.” [42]. Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng: “Rất nhiều câu chuyện trong các tác phẩm của ông đều có bóng dáng từ cuộc đời thực, Nguyễn Văn Thọ không phủ nhận điều này. Mỗi câu chuyện, mỗi chi tiết, tình huống đều là một lát cắt nào đó trong cuộc đời tác giả”. [97]. Còn Loan Thanh khẳng định: “ông, […], là một trong số ít những cây bút đương đại xuất sắc nhất về đề tài người Việt ở hải ngoại. Đọc tác phẩm người ta cảm nhận được mỗi con chữ là máu và nước mắt của hơn 20 năm phiêu bạt ở xứ người của ông. Hai mươi năm bòn nhặt từng đồng xu, chắt chiu từng giọt cảm xúc nhỏ để gửi đến độc giả những cảm xúc nguyên sơ giữa hai bờ hư ảo của một cây bút hướng đến hiện thực". [76]. Đỗ Bích Thuý cũng nhận xét: “Tôi cho rằng, sự thành công của Nguyễn Văn Thọ đã được chắt lọc từ việc phải hi sinh rất nhiều, trả giá rất nhiều trong cuộc sống quá khốc liệt đối với những năm tuổi trẻ, những năm quý giá nhất của đời người.” [97]. Và Lãng Ma trong “Lão thợ đấu” Nguyễn Văn Thọ trình làng "Vợ cũ" bổ sung:“Với vốn sống đa dạng và dày dặn, những trang viết của anh luôn đầy ắp những chi tiết hiện thực. Sự quyết liệt trong cách ứng xử và nỗi da diết tình người làm nên đặc trưng chủ đạo trong văn Nguyễn Văn Thọ.” [64]. 7 Giá trị hiện thực được nhắc đến trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Văn Thọ chính là những gì mà bản thân nhà văn đã từng trải qua. Đó là quãng thời gian 11 năm ở chiến trường, hơn 25 năm bươn chải kiếm sống ở Đức, và nhiều đau khổ, dằn vặt của những lần đổ vỡ trong hạnh phúc hôn nhân. Có thể xem Nguyễn Văn Thọ là nhà văn hiện thực viết về chính bản thân mình. Nguyễn Văn Thọ còn được đánh giá là nhà văn của sự chân thành. Chân thành là một yêu cầu tất yếu đối với nhà văn. Tuy nhiên với Nguyễn Văn Thọ điều này được thể hiện một cách triệt để, có lúc bị lạm dụng, nhất là những trang văn viết về cuộc sống người Việt ở nước ngoài của ông. Thu Hà đã rất có lí khi cho rằng: “Còn khi viết về những thân phận tha hương, Nguyễn Văn Thọ dường như đã khiến người đọc ngập chìm trong nỗi nhục cơm áo và sự lạc loài của những đồng bào mình - trong đó có anh. Sự thật thà đến mức thái quá của anh, sự trung thực nghiệt ngã của anh trong những truyện ngắn đầy yếu tố tự truyện: Trong bão tuyết, Vườn Maria, Gửi ông đại tá chờ thư, Thật là giản đơn không chỉ khiến người ta xót xa, thương cảm, mà còn phải tự vấn: tại sao con người lại có thể có khả năng chịu đựng đến như thế, tại sao đồng bào của chúng ta phải chịu chấp nhận một cuộc sống như thế và họ sẽ còn phải sống như vậy đến bao giờ?” [30]. Giới thiệu về tập truyện ngắn Vàng xưa trên trang mạng http://www.lazada.vn/vang-xua-nguyen-van-tho-33666.html cũng đánh giá: “Đọc các truyện ngắn trong tập truyện Vàng xưa của Nguyễn Văn Thọ, ta có cảm giác dường như anh cứ lấy nguyên vẹn những gì mình trải nghiệm mà không hề thêm thắt, tô vẽ, để kể lại với bạn đọc vậy. Một cách kể chuyện chân thật mà không nhàm chán, lại rất có duyên. Như thế là anh đã thành công rồi, vì tất cả những trang viết bén rễ từ cuộc sống, nói được những vấn đề của cuộc sống thì đều có sức hấp dẫn lâu bền trong công chúng”. Bùi Việt Thắng: Khen - chê trong buổi giới thiệu sách của Nguyễn Văn Thọ, đã nhận 8 thấy giữa Nguyễn Văn Thọ và Nam Cao có nét tương đồng: “Tôi theo dõi nhiều tác phẩm của Nguyễn Văn Thọ, tôi thấy dù viết thế nào, giọng nào cũng thế, truyện nào cũng thế thì anh Thọ cũng viết đến tận cùng sự chân thành. Tôi thích điểm này. Trong các bậc tiền bối văn chương ở ta thì đấy là một đặc tính của Nam Cao. Nam Cao viết gì cũng viết đến tận cùng của sự chân thành.” [77]. Cũng trong buổi giới thiệu sách lần này, Đặng Thiều Quang nhận xét rất chính xác về phong cách nhà văn: “Anh Thọ có đặc điểm tôi rất quý đấy là bộc trực, nói thẳng vấn đề. Văn của anh Thọ tôi cảm giác như những viên đạn bay thẳng tới đích.” [77]. Trong số những nhà văn hải ngoại hiện nay, Nguyễn Văn Thọ là người quan tâm nhiều đến vấn đề Việt tính trong văn học. Mặc dầu sống ở nước ngoài hơn hai mươi lăm năm, nhưng văn chương của Nguyễn Văn Thọ vẫn mang đậm hơi thở của người Việt. Bởi hơn ai hết, với ông, dòng máu Việt đã thấm sâu vào máu thịt. Nguyễn Xuân Thủy đã phát hiện: “Với những người xa xứ thì tha hương luôn là chủ đề ám ảnh trong những trang văn dù ít dù nhiều. Nguyễn Văn Thọ cũng vậy, đọc văn ông, có cảm giác Nguyễn Văn Thọ vẫn là một người đàn ông … thuần Việt. Sự nhân hậu bao trùm dù cho cái hiện thực trong câu chuyện có nghiệt ngã đến khắc khoải thì điều toát lên vẫn là âm hưởng nhân văn, ấm nóng tình người. Bao nhiêu năm lăn lộn, sục sạo bươn chải trong một thế giới với không ít những mánh lới làm ăn chụp giật, không hiểu những trang văn đã cho ông giữ được thiên lương hay chính sự lương thiện giữ được giữa bão giông, giữa những điên đảo về nhân cách trong cuộc sinh tồn đã lan toả vào những trang văn của người đàn ông xa xứ. Điều này có vẻ như mâu thuẫn mà tôi chỉ có thể tự trả lời rằng đó là nhờ tâm hồn Việt thẳm sâu từ tâm thức.” [97]. Trang website http://www.lazada.vn/vang-xua-nguyen-van-tho-33666.html cũng đề cao tính Việt khi giới thiệu tập sách Vàng xưa: "Những trang viết của 9 Nguyễn Văn Thọ cũng đã phần nào cho chúng ta thấy cuộc sống của cộng đồng người Việt ở CHLB Đức. Bươn bả mưu sinh và đầy toan tính, nhưng trên hết thảy, chất Việt thuần phác trong họ vẫn lấp lánh trong những trang sách của Nguyễn Văn Thọ. Tình cảm của người Việt vẫn luôn hướng về quê hương, đất nước”. Đặc biệt, khi Nguyễn Văn Thọ cho ra đời cuốn tiểu thuyết Quyên, đã có rất nhiều ý kiến nhận xét về vấn đề thân phận con người khi phải sống tha hương. Trong bài báo có tựa đề Thêm một góc nhìn về cuộc sống của người Việt xa xứ trên Báo Văn nghệ công an số 101, ra ngày 06/04/2009, Khánh Linh đã có những đánh giá: “Đọc Quyên ta thấy thấm đẫm từng trang viết về nỗi đau tủi nhục, về tinh thần cũng như thể xác không gì có thể bù đắp được của những con người đã trót lìa xa quê hương vì ảo mộng giàu sang. Đó cũng là nỗi đau của người trong cuộc, của những người tha hương khi nhận ra cái giá phải trả để đổi lấy những đồng Đôla, và sâu xa hơn đó cũng là sự va đập của những nền văn hóa.” [52]. Bùi Việt Thắng cũng rất tâm đắc Quyên ở vấn đề thân phận con người. “Đọc lại Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, tôi lại thấy cái chủ đề Thân phận và Thân xác nó hài hoà nhau.” [77]. Ngoài ra, Nguyễn Văn Thọ còn được xem là nhà văn của phái yếu. Dù trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay tạp văn thì thân phận người phụ nữ luôn được nhà văn quan tâm một cách đặc biệt. Như vậy, mặc dù chưa có những công trình thực sự quy mô nghiên cứu về sáng tác nói chung và thân phận người Việt xa xứ nói riêng trong các tác phẩm của Nguyễn Văn Thọ. Tuy nhiên, những ý kiến ít ỏi đó cũng trình bày những cách cảm nhận về sáng tác của Nguyễn Văn Thọ theo những chủ điểm khá tập trung. Điều này cho thấy sự viết "một cách ý thức" của nhà văn. Tất cả những ý kiến của người đi trước sẽ là gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. 10 [...]... tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: - Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Văn Thọ trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại đương đại - Chương 2: Những vấn đề cơ bản về thân phận người Việt xa xứ trong văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ - Chương 3: Nghệ thuật thể hiện thân phận con người xa xứ trong văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ 13 Chương 1 VĂN XUÔI NGUYỄN VĂN THỌ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI... trung giải quyết một số nhiệm vụ như sau: - Khái quát về văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam hải ngoại đương đại - Tìm hiểu những chủ đề và quan niệm cơ bản của Nguyễn Văn Thọ khi viết về thân phận người Việt xa xứ - Chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật thể hiện thân phận người Việt xa xứ trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ 5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát,... nghiên cứu Thân phận người Việt xa xứ trong văn xuôi nhà văn Nguyễn Văn Thọ 3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát Gồm các sáng tác của Nguyễn Văn Thọ, thuộc các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và tạp văn 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Làm nổi bật những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ viết về đề tài Người Việt xa xứ Với mục đích này, trong luận văn chúng tôi... Phạm Thị Hoài, Nguyễn Hưng Quốc… 1.2 Vấn đề thân phận người Việt xa xứ trong văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 1.2.1 Người Việt xa xứ như một đối tượng quan trọng của văn xuôi Việt Nam hải ngoại Văn học Việt Nam hải ngoại dù là ở đề tài gì, và thời điểm nào, thì hình tượng người Việt xa xứ vẫn là một đối tượng trung tâm Vào những năm mới hình thành, văn học quan tâm nhiều đến những số phận con người đã một... Đóng góp của luận văn - Luận văn đã hệ thống được một số đặc điểm cơ bản nhất về giá trị nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ khi viết về đề tài Thân phận người Việt xa xứ - Luận văn có thể cung cấp tài liệu cho những ai quan tâm đến vấn đề văn học hải ngoại và tác phẩm của Nguyễn Văn Thọ viết về cuộc sống người Việt tại nước ngoài 12 7 Cấu trúc của luận văn Tương ứng... Nam hải ngoại Điều này nói lên rằng, trong sự viết của mình, Nguyễn Văn Thọ không tách khỏi quan niệm chung, tình cảm chung 29 1.2.2 Những cách nhìn về người Việt xa xứ trong văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại Văn học hải ngoại là tiếng nói của những người con xa xứ, phải sống trên đất tạm dung với mặc cảm của những kẻ lưu vong Quan niệm của họ về thân phận người Việt xa xứ cũng khá phong phú và đa dạng,... thấy: Thứ nhất, văn học Việt Nam hải ngoại là một bộ phận của văn học Việt Nam, được những người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài (gồm những người di tản, những người vượt biên, những người thuộc diện HO, và những tường nhân) sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ, và viết về những vấn đề của người Việt mình Thứ hai, Văn học Việt Nam hải ngoại là một bộ phận văn học Việt Nam, do người Việt sống ở... bộ phận văn học này Người thì gọi là văn học lưu vong, văn chương lưu đày, văn học miền Nam nối dài, có người lại gọi là văn học di dân, hoặc văn học Việt Nam hải ngoại… Sở dĩ bộ phận văn học Việt Nam hải ngoại có những tên gọi như trên là có nguyên do của nó Ban đầu, nó thực sự là văn học lưu vong Còn có những tên gọi khác như "văn chương lưu đày", hoặc "văn học miền Nam kéo dài" Bởi đó là bộ phận văn. .. văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 1.1.1 Khái niệm văn học Việt Nam hải ngoại Hiện nay, tồn tại song song với nền văn học "quốc nội", có một bộ phận văn học được viết bằng tiếng mẹ đẻ do người Việt đang sinh sống và làm việc ở ngoài nước, bộ phận văn học đó có danh xưng là văn học Việt Nam hải ngoại Vậy nguyên nhân vì sao lại có một bộ phận văn học nằm ngoài đất nước, và nó được hình thành từ bao giờ? Trong. .. Cộng sản 1.3 Nguyễn Văn Thọ, một cây bút có nhiều đóng góp cho việc thể hiện thân phận người Việt xa xứ 1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thọ Nguyễn Văn Thọ sinh năm Mậu Tí (1948), quê ở Thái Bình, xuất thân trong một gia đình có truyền thống lao động nghệ thuật Chính vì vậy, Ông được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa khá chỉn chu và bài bản (cha ông là họa sỹ thuộc lứa đầu tiên của Trường . trong văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ - Chương 3: Nghệ thuật thể hiện thân phận con người xa xứ trong văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ 12 Chương 1 VĂN XUÔI NGUYỄN VĂN THỌ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM. niệm văn học của Nguyễn Văn Thọ 34 1.3.3. Thái độ của Nguyễn Văn Thọ trong cách nhìn về thân phận người Việt ở hải ngoại 37 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT XA XỨ TRONG VĂN XUÔI. người Việt xa xứ trong văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 26 1.2.1. Người Việt xa xứ như một đối tượng quan trọng của văn xuôi Việt Nam hải ngoại 26 1.2.2. Những cách nhìn về người Việt xa xứ trong văn

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2005
[2]. Hà Anh (2005), “Nguyễn Văn Thọ: Viết để giải tỏa nỗi cô đơn”, http://giaitri.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Thọ: Viết để giải tỏa nỗi cô đơn
Tác giả: Hà Anh
Năm: 2005
[4]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
[5]. Bách khoa toàn thư (Wikipedia, 2006), "Học tập cải tạo", vi.wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập cải tạo
[6]. Bách khoa toàn thư (Wikipedia, 2007), "Người Mỹ gốc Việt", vi.wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mỹ gốc Việt
[7]. Bách khoa toàn thư (Wikipedia, 2007), "Thuyền nhân", vi.wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuyền nhân
[8]. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
[9]. Nguyễn Ngọc Bích (2006), "Tình hình văn học hải ngoại: khủng hoảng và lối ra", www.ivce.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình văn học hải ngoại: khủng hoảng và lối ra
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Năm: 2006
[10]. Ngự Bình (2003), " Nỗi lòng người tha hương", hieuminh.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi lòng người tha hương
Tác giả: Ngự Bình
Năm: 2003
[11]. An-Tiêm Mai Lí Cang (2009), "Thực thể cộng đồng Người Việt- Nam Ở Nước Ngoài", http://chimvie3.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực thể cộng đồng Người Việt-Nam Ở Nước Ngoài
Tác giả: An-Tiêm Mai Lí Cang
Năm: 2009
[12]. Nguyễn Châu (2010), "35 năm cộng đồng người Việt ở hải ngoại", congdongnguoiviet.blogspot.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: 35 năm cộng đồng người Việt ở hải ngoại
Tác giả: Nguyễn Châu
Năm: 2010
[13]. Quỳnh Chi (2013), "Những tấm lòng hướng về đất mẹ", vov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tấm lòng hướng về đất mẹ
Tác giả: Quỳnh Chi
Năm: 2013
[14]. Nguyễn Việt Chiến (2009), “ Khúc bi ca về người Việt xa xứ”, Báo Thanh niên, số 93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khúc bi ca về người Việt xa xứ”, Báo "Thanh niên
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Năm: 2009
[15]. Tô Đức Chiêu (2011), “Thân phận người phụ nữ tha hương” http://vanvn.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thân phận người phụ nữ tha hương
Tác giả: Tô Đức Chiêu
Năm: 2011
[16]. Trương Thái Du (2004), "Lưu vong, một nỗi niềm từ quá khứ đến tương lai"http://vnthuquan.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu vong, một nỗi niềm từ quá khứ đến tương lai
Tác giả: Trương Thái Du
Năm: 2004
[18]. Đào Trung Đạo (2006), "Nhà/quê nhà trong văn chương vô xứ Việt Nam", http://www.gio-o.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà/quê nhà trong văn chương vô xứ Việt Nam
Tác giả: Đào Trung Đạo
Năm: 2006
[19]. Hà Minh Đức (chủ biên, 1992), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[20]. Hà Minh Đức (1997), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1997
[21]. Nguyễn Mộng Giác (1986), "Đất khách, khúc ngâm trên đất tạm dung", Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất khách, khúc ngâm trên đất tạm dung
Tác giả: Nguyễn Mộng Giác
Năm: 1986
[86]. Nguyễn Văn Thọ (2012), Gửi ông đại tá chờ thơ",http://vannghequandoi.com.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w