Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thọ

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thọ

Nguyễn Văn Thọ sinh năm Mậu Tí (1948), quê ở Thái Bình, xuất thân trong một gia đình có truyền thống lao động nghệ thuật. Chính vì vậy, Ông được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa khá chỉn chu và bài bản. (cha ông là họa sỹ thuộc lứa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cũng là một nghệ nhân thông tỏ nhiều nhạc cụ dân tộc cổ truyền).

Năm 1965, Nguyễn Văn Thọ vào lính. Đến năm 1976 xuất ngủ trở về quê hương và làm đủ nghề để kiếm sống (bảo vệ, nhân viên chạy giấy, tạp vụ, chụp ảnh, thợ hồ…). Sau đó, ông tốt nghiệp kỹ sư Kinh tế, công tác tại Bộ Nội thương. Năm 1988 đi hợp tác lao động tại Đông Đức.

Cuộc đời của nhà văn Nguyễn Văn Thọ trải qua nhiều biến động, lăn lộn và đau khổ. Đó cũng chính là lợi thế cho một nhà văn thiên về cách nhìn cuộc sống theo chiều hướng hiện thực như ông. Nguyễn Văn Thọ chỉ viết hay về những điều mà bản thân ông đã từng mắt thấy tai nghe.

Hiện nay, nhà văn đang định cự tại Đức. Nhưng ông thường xuyên có mặt tại Việt Nam.

Nguyễn Văn Thọ đến với văn chương khá muộn. Năm 1984 viết truyện ngắn đầu tay: Rồi chúng con sẽ trở lại quê hương. Và sau đó đăng báo một số truyện ngắn như: Sương đêm, Muối mặn, Ám ảnh … Đến 1988, vì mưu sinh, ông đã tạm ngừng việc sáng tác để đi xuất khẩu lao động tại Đông Đức.

Nhưng do những dằn vặt từ cuộc sống, lại một lần nữa, nhà văn phải cầm bút. Ông tâm sự: "Tôi viết từ chính những gì đang diễn ra xung quanh tôi và cộng đồng những người Việt xa xứ. Viết ra để tâm sự, để giải toả chính mình." [2]. Cuộc sống trên đất người với bao nhọc nhằn, tủi cực đã tạo cho nhà văn có được cái nhìn đầy cảm thông với nhiều kiếp người sống tha phương nơi xứ tuyết.

Nguyễn Văn Thọ từng được nhận nhiều giải thưởng về văn học: giải tư cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998 - 2000 (truyện ngắn

Vườn Maria); giải nhì cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội 2000 - 2001 (truyện ngắn Cõi ảo); giải tư cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội 2003 - 2004 (truyện ngắn Phố cũ); giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2004 (tập truyện ngắn Vàng xưa); giải nhì cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 2006 - 2009 (tiểu thuyết Quyên).

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Văn Thọ: thơ Mảnh vỡ (1988),

Cửa sổ (1999), Bên kia Trái đất (2002); truyện ngắn: Gió lạnh (1999), Vàng xưa (2003), Thất huyền cầm (2006), Sẩm Violet (2013), Vô danh trận mạc

(2013); tiểu thuyết: Quyên (2009); tạp văn, tùy bút: Đào ở xứ người (tùy bút, 2005), Mưa thành phố (2010 ), Vợ cũ ( tạp văn, 2013).

Năm 2003, ông được kết nạp hội viên hội nhà văn Việt Nam.

Mặc dù đến với văn chương khá muộn, song Nguyễn Văn Thọ tỏ ra là một cây bút viết khỏe, dẻo dai và chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ. Sáng tác của ông tập trung chủ yếu vào ba mảng đề tài chính: chiến tranh, Hà Nội và người Việt xa xứ. Về mảng đề tài thứ 3, Nguyễn Văn Thọ được đánh giá “là một trong số ít những cây bút đương đại xuất sắc nhất về đề tài người Việt ở hải ngoại." [2].

Sáng tác của Nguyễn Văn Thọ mang đậm chất hiện thực. Mỗi câu chuyện được viết ra dù ít hay nhiều cũng mang bóng dáng về cuộc đời thực của nhà văn.

Xét về nghệ thuật, Nguyễn Văn Thọ không được xếp vào hạng nhà văn có công tìm tòi đổi mới hình thức văn học. Sáng tác của ông vẫn thuộc vào mạch văn truyền thống trước đây.

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w