Giọng triết lí, suy tư

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 111)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Giọng triết lí, suy tư

Nguyễn Văn Thọ đã có "thâm niên" sống ở ngoại quốc tính đến nay đã gần 30 năm. Những năm tháng đó đã "dạy" cho ông biết bao kinh nghiệm xương máu. Chính cuộc đời từng trải đã giúp nhà văn có cái nhìn đầy triết lí về cuộc sống. Đó cũng là quan điểm, lập trường của nhà văn và chính cái nhìn đó đã tạo nên một thứ giọng văn đặc trưng: giọng triết lí, suy tư.

Giọng triết lí, suy tư được thể hiện qua tư tưởng chủ đề của từng câu chuyện. Chẳng hạn như trong tiểu thuyết Quyên, đó là bài học được mất của mỗi con người khi ra sinh sống ở nước ngoài. Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết Quyên đều phải trả một cái giá rất đắt. Bất kì kẻ đó là ai, dù là công nhân xuất khẩu, dù là du học, hay những kẻ vượt biên trái phép… kết cục đều phải dẫn đến tan nát tình cảm vợ chồng, tan nát ước mơ giàu có. Phi mất vợ phải đi tù, Hùng thành thảo khấu, rồi tàn tật, và cuối cùng chết vì ung thư. Y thành tình nhân, thành chồng hờ, bị chém sả vai cuối cùng phải vào tù, Dũng không tìm ra công việc, mất vợ, chết vô tăm tích, Tâm bị cưa chân về nước,

Huệ bị chồng lừa, bỏ chồng, trở thành kẻ móc túi và mặc bệnh Sida… Tất cả các nhân vật đều bị tổn thương, mất mát. Kể cả Quyên, nhưng Quyên lại được một kết thúc có hậu. Mẹ con Quyên được Kuma yêu thương hết lòng, bà mẹ Kuma đã vượt qua lời nguyền chấp nhận cho họ lấy nhau. Nhưng tại sao nhà văn đặt các nhân vật khác vào những cái kết xót xa đến tàn nhẫn như vậy? Đó là một quy luật của cuộc sống không thể nào khác được. Bởi ở những con người kể trên, họ không được chuẩn bị một cách kĩ càng, chu đáo những gì cần thiết trước khi ra nước ngoài. Đồng thời với lối sống mang tính bầy đàn, khi va đập với một nền văn hoá khác biệt họ dễ dàng bị tổn thương và dễ dàng đầu hàng số phận hay gục ngã ngay trên hành trình kiếm tìm giấc mộng đổi đời. Thậm chí nhiều người đã biến chất, chỉ sống bằng bản năng. Nhân vật Quyên cũng bị va đập, cũng bầm dập do cuộc sống đưa lại nhưng cô không gục ngã. Đó cũng là một cách khẳng định tư tưởng của Nguyễn Văn Thọ. Quyên là đại diện đầy đủ cho một căn bản văn hoá của người Việt: sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai; cái tình cảm bao dung, nhân hậu; cái sức sống tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam không gì có thể làm cho mỏi mòn, hư tổn. Chính vì cái nhìn đầy chiều sâu đó mà có nhiều đoạn văn trong tiểu thuyết Quyên

mang giọng điệu triết lí, suy tư rõ nét. Chẳng hạn cách nghĩ của Hùng về nguyên nhân ngoại tình của vợ: "Những người đàn bà ra đi xứ người kiếm ăn gửi tiền về cho chồng con, đa số đều phải gá vào ai đó mà sống, mà kiếm hàng, mà mua bán đổi chác lấy hàng hóa bán được giá ở Việt Nam gửi về nhà. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Dù yêu chồng con thế nào đi nữa, thì tình yêu, một thực thể tinh thần như một cơ thể sống, ở một vùng đất khác, thêm chất vi lượng khác, đã mọc chồi mới thay thế những ngày hôm qua và, ra hoa kết trái khác." [82; 36-37]. Hoặc là ý nghĩ của Phi khi giải thích vì sao vợ anh theo trai: "Cái làng nghèo đói thật, lắm lệ tục cũ kĩ thật, nhưng vẫn còn đất cho gia đình gã bám rễ vào, khỏi tan rã, vì Thị dù có lăng loàn tới bao

nhiêu, vẫn không thể có cơ hội một mình trơ tráo tới mức sỉ nhục, bỉ thử gã giữa họ hàng, làng xóm và ngay trong đại gia đình của gã và Thị. Nhưng gã không thể lí giải nổi vì sao, Thị có thể chóng quên tới vậy, trơ tráo tới mức như hôm nay, để không chỉ phản bội ngay gã mà lại trợn trạo làm gã trở nên lố bịch giữa những người đồng hương máu đỏ da vàng của gã. Gã không sao lí giải nổi, nguyên do gì gây nên cái điều làm gã căm thù, đau khổ bấy nay. Điều gì gây nên sự bất hạnh của không chỉ riêng gia đình gã, mà còn là sự chắp gá, tan rạn, vỡ nát không thương tiếc của hàng vạn gia đình người Việt sang đây. Bao câu chuyện buồn tương tự như gã, trong những người mà gã biết, khi họ lang bạt, dứt khỏi mảnh đất, những cái làng đói nghèo đã sinh ra họ." [82;150-151]. Còn đây là những suy nghĩ của Quyên về các nguyên nhân tan nát hạnh phúc gia đình của nhiều người Việt sang Đức làm ăn, nguyên nhân dẫn đến con người sống bản năng, tàn nhẫn: "ở Việt Nam, nếu còn trong cái làng ấy, họ có thể còn là một gia đình. Dù không êm ấm nhưng dư luận làng xã, “mối gắn kết hàng ngàn năm, đầy quy phạm ở những điều không văn tự, hay được ghi trong văn tự tương tự như hương ước” tuy chỉ là một thứ luật sơ khai của một cộng đồng mà tính liên kết bầy đàn, chòm xóm, địa phương nhiều hơn tính luật pháp chặt chẽ của một xã hội văn minh phát triển, cũng đủ sức câu thúc để có thể giảm phanh ở phần bản năng sung mãn của con người. Nhưng cô cũng manh nha nhận thấy, mọi tập tục sinh ra và phát triển trong lũy tre làng ấy, dường như chẳng có tính bền vững, nếu cư dân của nó bứt ra khỏi lũy tre, hàng cây bao vây cái làng. Nó mất đi tính bền vững, tàn úa ngay khi họ rời làng lên thành thị, ngay trong lãnh thổ của tổ quốc. Nó, thứ nghiêm luật làng xã ấy còn lại bao nhiêu ở nước người, khi mà ở đây, người ta nhắm mắt hay không quan tâm tới những gì người Việt như cô quan tâm? Cảnh trí khác biệt, con người khác biệt, trật tự suy nghĩ, khao khát, ước mơ, sự quan tâm thường nhật giữa người bản địa và những người Việt cũng nhiều thứ dị

biệt và, người Việt như cô, nhằm tồn tại với miếng cơm manh áo, đã phó mặc bản năng hành động?" [82;161].

Giọng triết lí được thể hiện qua sự chiêm nghiệm, qua những nhận định có tính chất tổng kết về các lĩnh vực đời sống như tình yêu, hôn nhân, hoặc về quan điểm viết lách, nhân cách một người nhà văn.

Thông qua nhân vật Quyên trong tiểu thuyết cùng tên, nhà văn đã đưa ra những quan điểm của về tình yêu và hôn nhân. Theo ông nền tảng của hôn nhân phải được xuất phát từ tình yêu: "cần có sự tìm tới nhau hết sức tự nhiên của hai cá thể khác giống". Còn ngược lại sẽ đỗ vỡ, khiến con người rơi vào bi kịch. "Mọi sự chắp vá, gá mượn, do hoàn cảnh tạo nên, mà xuất phát điểm không có cái gốc là tình yêu, kể cả ham muốn có một gia đình tưởng là chính đáng… khi bị thời gian bào mòn, trước sự xâm thực của một văn hoá khác lớn hơn, mà người ta chưa hiểu sâu sắc nó, thì mọi sự gá mượn, chắp vá, tưởng bền vững ấy, sẽ vỡ vụn, tan biến, thậm chí có thể dẫn tới kết thúc đầy bi kịch." [78;162]. Cuốn tiểu thuyết Quyên cũng nhiều lần được nhà văn đề cập đến chuyện tình dục. Đó là một vấn đề nhạy cảm những cũng rất nghiêm túc. Nhân vật Quyên đã có lần nêu rõ quan điểm về vấn đề này. Theo Quyên, "tình dục không chỉ là khoái cảm, thậm chí là hành vi nhằm sinh con đẻ cái, nối tiếp dòng sinh diệt, cái dòng chảy miên man của tạo hoá. Theo cô, con người khác con vật là ở chỗ đó. Hai con người giao lạc mà không có tình yêu, khi chỉ rặt lạc tính, khác gì đám trâu bò, chó, ngựa, thể hiện năng lực nhục dục mà thôi." [82;227].

Trong tác văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ những nhận xét mang tính triết lí về cuộc sống theo hình thức trên khá nhiều. Đó là quan niệm về vấn đề hạnh phúc của một con người "hạnh phúc thực sự của mỗi kẻ tha hương như anh, chỉ có thể là trạng thái lâu dài, bền vững, khi biết nhận ra, tìm thấy ở trong chính niềm vui, sự may mắn của người khác, của đồng loại." [82;192].

Đó là cách nhìn nhận đánh giá về người phụ nữ xa xứ: "thế gian sinh ra đàn ông và đàn bà cho họ gặp nhau, tan và hợp, nhưng đàn bà bao giờ cũng là người khổ nhất. Ở đâu cũng khổ! Trong hoàn cảnh nào cũng khổ, nhất là khi chiến tranh hay đói nghèo mà li loạn, thì thân phận họ, đúng là một cái lá nhỏ dạt trôi, tôi mãi, có khi vô định trên mặt suối, trên những con sông, rồi có ngày mủn ra, chìm xuống, rã tan vào bùn cát." [82;208]. Đó là những quan niệm về tư cách của nhà văn: "Trước khi viết điều nhân ái, phải biết tập sống nhân ái. Khó lắm nhưng phải thế!" [83;148] hay "Người văn là người dùng chữ mà lay động, dung dưỡng tâm hồn kẻ khác. Đấy là hay. Muốn thế phải biết đau nỗi đau của đời, vui với hạnh phúc của người, giãi bày ngay thẳng tấm lòng tôi mà hợp với ta, san sẻ được với ta." [87].

Có thể khẳng định rằng, việc tạo ra giọng văn triết lí, suy tư là đặc trưng chung ở những nhà văn có khuynh hướng chiêm nghiệm cuộc sống, trong đó Nguyễn Văn Thọ là người tiêu biểu. Từ giọng điệu đó, tác giả đã gửi gắm những trăn trở, suy tư, quan điểm của mình về tình yêu, hạnh phúc gia đình, số phận con người, nhất là cảnh sống xa xứ. Với giọng văn đó, nhà văn không có ý định làm cho vấn đề mình muốn nói trở nên "đao to, búa lớn" mà ông hi vọng người đọc có cái nhìn thấu đáo, đa chiều về cuộc sống của người Việt xa xứ để từ đó thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.

Nguyễn Văn Thọ là một trong những nhà văn hiện nay viết thành công nhất về đề tài số phận người Việt xa xứ. Ông đã nói lên tiếng nói của đồng bào mình hiện đang sinh sống trên đất Đức. Tác phẩm của ông phản ánh một cách rõ nét đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Bằng một số biện pháp nghệ thuật sở trường: xây dựng tình huống truyện bạo liệt, gay cấn; lối nói đa giọng điệu; sử dụng yếu tố tự truyện trong cách kể truyện… nhà văn đã tái hiện một cách đầy đủ cuộc sống người Việt đầy biến động nơi phương

Tây. Qua đó đã khẳng định được tiếng nói của một nhà văn có tài, có tâm, và hơn cả là có bản sắc riêng.

KẾT LUẬN

1. Văn học Việt Nam hải ngoại là một bộ phận của văn học Việt Nam, được những người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ, và viết về những vấn đề của người Việt mình. Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, bản thân bộ phận văn học này đã tạo dựng nên một diện mạo khá sáng sủa và ngày càng sáp nhập với nền văn học trong nước. Có thêm một dòng chảy mới này, nền văn học Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trong đó, đề tài thân phận người Việt xa xứ nổi lên như vấn đề trung tâm, quan trọng. Thông qua việc khám phá văn học hải ngoại nói chung, tác phẩm văn xuôi Nguyễn Văn Thọ nói riêng, độc giả trong nước càng hiểu và cảm thông hơn cho cuộc sống của những đứa con Việt hiện đang lưu lạc khắp nơi trên thế giới.

2. Nguyễn Văn Thọ có một vị trí khá quan trọng trong bộ phận văn học Việt Nam hải ngoại và là người có những đóng góp nhất định cho nền văn học Việt Nam đương đại. Đó là thành quả của quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, của niềm đam mê văn chương cháy bỏng, của ý thức sáng tạo nghệ thuật đúng đắn và một phần của tài năng văn học bẩm sinh. (Ông chưa một lần được đào tạo qua trường lớp). Cuộc sống từng trải khiến ông thể hiện những điều mắt thấy tai nghe vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên, thuần thục. Thông qua mảng đề tài Thân phận người Việt xa xứ ông đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khách quan, chân thực về số phận của những người Việt xa xứ. Qua đó nhà văn đặt ra những vấn đề xã hội có tính thời sự, tính nhân văn: bi kịch sống của người Việt xa quê hương. Bi kịch ấy không chỉ dừng lại ở đời sống vật chất của áp lực mưu sinh, của cảnh sống nhục nhằn ở các trại tị nạn, của sự vất vả trong lao động làm thuê mà còn ở trong sâu thẳm tâm hồn những số phận người. Đó là tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê da diết. Là những đổ vỡ trong hạnh phúc hôn nhân. Là sự biến chất, là nguy cơ đứt gãy

văn hóa dân tộc khi người Việt đối diện với một nền văn hóa xa lạ. Đó là tình cảnh của những người phụ nữ phải cắn răng đánh đổi hạnh phúc gia đình cho cuộc mưu sinh… Nếu không có một nền tảng văn hóa vững chắc con người dễ bị cám giỗ và sẻ gục ngã trên con người đi tìm khát vọng, hạnh phúc.

3. Văn xuôi Nguyễn Văn Thọ cũng có những thành công nhất định trong nghệ thuật thể hiện thân phận con người. Hình tượng nhân vật được nhà văn xây dựng khá thành công thông qua việc sử dụng yếu tố tự truyện. Mặc dù đó là một hình thức sáng tạo văn chương xuất hiện khá sớm ở Tây Phương, nhưng tự truyện lại là phương thức chủ đạo trong nghệ thuật thể thân phận người Việt xa xứ của Nguyễn Văn Thọ. Từ những năm tháng từng trải trong quân đội, trên đất Đức, và những lần đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình, nhà văn đã sử dụng chúng như những chất liệu có sẵn để sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, nhân vật trong sáng tác của ông thường xưng tôi, đâu đó trong các loại nhân vật này người đọc vẫn nhận ra bóng dáng của nhà văn.

Một điểm mạnh khác nữa, tạo nên "thương hiệu" Nguyễn Văn Thọ, đó là việc nhà văn biết tạo ra những tình huống thử thách gay cấn, những chi tiết bạo liệt trong tác phẩm của mình. Văn xuôi của ông thiên về tình huống hành động hơn tình huống tâm lí. Bởi, nó có vai trò rất quan trọng trong việc tái hiện cuộc sống đầy bất trắc, mạo hiểm, khó lường mà những người con xa xứ đang hứng chịu.

Lối viết đa giọng điệu đã tạo nên sự linh hoạt trong các nhìn về cuộc sống của nhà văn. Nhưng khi đi tìm phong cách Nguyễn Văn Thọ qua giọng điệu thì chúng ta có thể nhận thấy, ông thiên về giọng văn bạo liệt.

4. Tuy nhiên, từ đề tài đến cách thức thể hiện, Nguyễn Văn Thọ vẫn có những hạn chế đáng tiếc. Đó là cách dựng truyện vẫn theo phong cách cổ điển. Câu chuyện phát triển theo tuyến tính thời gian một chiều. Tốc độ diễn biến câu chuyện xẩy ra quá nhanh nên việc miêu tả tâm lí nhân vật còn non. Dương như trong tác phẩm, Nguyễn Văn Thọ không cho nhân vật của mình trực tiếp suy nghĩ vì ông quá lạm dụng việc thuyết minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hoá thông tin.

[2]. Hà Anh (2005), “Nguyễn Văn Thọ: Viết để giải tỏa nỗi cô đơn”, http://giaitri.vnexpress.net.

[3]. Lê Tú Anh (2010), " Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu) và Giấc mộng lớn (Tản Đà) - Những bước đi đầu tiên của tự truyện Việt Nam", Tạp chí khoa học, trường ĐH Hồng Đức, số 6.

[4]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[5]. Bách khoa toàn thư (Wikipedia, 2006), "Học tập cải tạo", vi.wikipedia.org.

[6]. Bách khoa toàn thư (Wikipedia, 2007), "Người Mỹ gốc Việt", vi.wikipedia.org.

[7]. Bách khoa toàn thư (Wikipedia, 2007), "Thuyền nhân", vi.wikipedia.org.

[8]. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn học, số 9.

[9]. Nguyễn Ngọc Bích (2006), "Tình hình văn học hải ngoại: khủng hoảng và lối ra", www.ivce.org.

[10]. Ngự Bình (2003), " Nỗi lòng người tha hương", hieuminh.org.

[11]. An-Tiêm Mai Lí Cang (2009), "Thực thể cộng đồng Người Việt- Nam Ở Nước Ngoài", http://chimvie3.free.fr.

[12]. Nguyễn Châu (2010), "35 năm cộng đồng người Việt ở hải ngoại", congdongnguoiviet.blogspot.com.

[14]. Nguyễn Việt Chiến (2009), “ Khúc bi ca về người Việt xa xứ”, Báo

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w