7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Những cách nhìn về người Việt xa xứ trong văn xuôi ViệtNa mở hả
ở hải ngoại
Văn học hải ngoại là tiếng nói của những người con xa xứ, phải sống trên đất tạm dung với mặc cảm của những kẻ lưu vong. Quan niệm của họ về thân phận người Việt xa xứ cũng khá phong phú và đa dạng, tùy vào mỗi giai đoạn có những biểu hiện riêng. Nỗi niềm hoài cổ và tâm trạng lạc loài là nội dung chủ yếu trong sáng tác ở giai đoạn đầu (1975 - 1981). Đây thực ra là nét tâm lý bình thường của những người bỗng chốc phải rời quê cha đất tổ để đến một nơi xa lạ với những lo âu về nổi bấp bênh của số phận. Họ cảm thấy hoang mang, lo sợ, đau đớn, xót xa, phẫn uất và rất cô đơn trước thực tại. Quê hương chính là nơi để họ bám víu, để nhớ nhung, hoài niệm. Nhưng quê hương trong quan niệm của họ đã mất về tay Cộng sản. Vì thế họ trở nên bi quan và không tìm được lối thoát cho thế hệ mình.
Những tác phẩm như: Một mùa xuân yên lành, Chiếc chìa khoá của Võ Phiến, Nếu bạn gặp một người di tản buồn của Lê Tất Điều và một số sáng tác của ông trong tập Ly hương in chung với Võ Phiến những năm 1980 đã phản ánh một cách khá chân thực nhưng đầy xót xa tâm trạng nhớ nhà, nhớ nước quặn thắt của người tị nạn. Võ Đình với tập Xứ sấm sét, Nguyễn Bá Trạc với Ngọn cỏ bồng cũng diễn tả được nỗi nhớ nhà dằng dặc khôn nguôi đượm triết lý sâu sắc. Nhớ về quê nhà, họ nhớ đến cả những đồ ăn thức uống. Mắm cá, rau muống luộc, cà pháo, cá kho là những món ăn hết sức giản dị nhưng lại có sức gợi nhớ sâu sắc trong sáng tác của Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Kiệt Tấn… Có thể nói, nhớ nhà, nhớ nước như một "căn bệnh" bất trị của những con người sau khi đã rời khỏi quê hương.
Những năm 1979 về sau, khi lớp nhà văn vượt biên xuất hiện, văn học hải ngoại có thêm sinh khí mới, đề tài hoài niệm vẫn tiếp tục được khai thác, song đã có sự phân hóa và mang tính chất khác trước. Tâm tình của người
Việt ở hải ngoại không còn sầu thảm như trước thậm chí còn náo nhiệt vui vẻ hơn (chẳng hạn trường hợp tác phẩm của Hồ Trường An). Họ đã chấp nhận và yên tâm hơn trước cuộc sống mới trên đất khách quê người. Cũng chính vì thế, họ có cái nhìn bình tĩnh, thanh thản hơn về quê nhà. Họ quan tâm nhiều hơn và khai thác triệt để hơn về phong tục tập quán miền Nam. Đội ngũ nhà văn viết về đề tại này rất đông đảo, tiêu biêu như: XuânVũ, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Huyền Châu, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Đức Lập, Võ Kỳ Điền, Ngô Nguyên Dũng, Cao Bình Minh, Trần Thị Kim Lan, Trịnh Gia Mỹ, Nguyễn Tấn Hưng, Nguyễn Văn Ba, Huỳnh Hữu Cửu, Trần Vũ, Ngọc Khôi, Sỹ Liêm… Với lối viết và giọng văn mộc mạc, mang đậm phong cách miền Nam, các nhà văn đã gửi gắm trọn tâm tư về một vùng quê bình dị đã xa, đã làm "oà vỡ một cách sống động và rạo rực trong ta những tình cảm thiết tha với ruộng, với đất, với cảnh, với người quê hương." [66].
Sau khi các nhà văn dần dần ổn định trên đất tạm dung, khát vọng được viết, được kể lại những gì đã trải qua trong quá khứ thôi thúc họ hơn bao giờ hết. Điều ấy được bộc lộ rõ nét qua các loạt cuốn hồi kí. Những ghi chép đó đã phản ánh được "hiện thực" của chế độ mới (sau ngày Nam - Bắc thống nhất), những trải nghiệm bản thân trong các trại cải tạo và sự kinh hoàng trong lần vượt biển để tìm đến xứ sở "tự do". Tuy nhiên, những gì họ thể hiện còn mang tính một chiều bằng thái độ hằn học và bất hợp tác với chính quyền mới. Tháng Ba gãy súng của Cao Xuân Huy, Ngày N + của Hoàng Khởi Phong, Cùm đỏ của Phạm Quốc Bảo, Đại học máu của Hà Thúc Sinh, Đáy địa ngục của Tạ Ty là những ví dụ tiêu biểu.
Văn học Hải ngoại không chỉ là những tâm trạng sầu thảm, nhớ nhung, bất mãn của người Việt lưu vong mà còn có những cách nhìn tươi tắn, lạc quan về cuộc sống nơi xứ người. Đó là những khát vọng và kinh nghiệm hội
nhập trên vùng đất "tạm dung". Ở giai đoạn đầu, Hồ Trường An và Võ Phiến là hai nhà văn tiên phong. Hồ Trường An có Hợp lưu, Võ Phiến có Thư gửi bạn. Về sau, khuynh hướng sáng tác này dành cho phần lớn các nhà văn trẻ mà nhất là những cây bút nữ: Vi Khuê, Lê Thị Huệ, Trần Diệu Hằng, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Lê Thị Thấm Vân, Đỗ Quỳnh Dao, Mai Ninh, Thuận, … Ngoài ra còn phải kể đến những cây bút nam có kinh nghiệm viết về khuynh hướng hội nhập như: Nguyễn Bá Trạc (Ngọn cỏ bồng, Chuyện một người di cư nhức đầu vừa phải), Nguyễn Ngọc Ngạn (Nước đục, Sau lần cửa khép), Nguyễn Xuân Hoàng (Sa mạc), Mai Kim Ngọc (Một chút riêng tư, Bạn văn, Thuyền nhân, Nụ tầm xuân), Lê Minh Hà, Trần Vũ…. Đối với thế hệ thứ nhất, trừ Hồ Trường An, Trần Thị Kim Lan và Mai Kim Ngọc ra còn phần đông các nhà văn khác thường viết về những đổ vỡ trong con đường hội nhập. Đó là sự cô đơn của người già trước cảnh sống xa lạ nơi xứ người, đó là sự hư hỏng, mất gốc của thế hệ trẻ, đó là những bi kịch vợ chồng trong các gia đình tạm gá… Tất cả cũng do vấn đề ngôn ngữ và văn hóa cách biệt. Nhưng ở thế hệ sau, họ ít bị ràng buộc bởi quá khứ, họ lại nhanh nhạy về ngoại ngữ, được đào tạo khá bài bản trong nhà trường nước sở tại nên hội nhập với họ là một sự tất yếu.
Văn học hải ngoại hình thành trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, nhất là đối với các nhà văn miền Nam. Thân phận nhà văn là thân phận của những người thua cuộc, phải trốn chạy, tị nạn chính trị ở nước ngoài. Mặc cảm chính trị ở họ là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Trong tâm thức một số người, chính quyền nhà nước đang hiện hành ở quê nhà là một chế độ "bất dân chủ", "bịp bợm". Những gì họ trải nghiệm trong các đợt cải tạo, lần vượt biên trên biển càng hằn sâu thêm ranh giới hận thù. Vì thế, phản kháng chính quyền Cộng sản Hà Nội như một chủ đề lớn để họ tha hồ "lên án", "vạch tội", và không ngừng cổ xúy cho phong trào "cờ vàng" đòi tái lập lại chính quyền Việt Nam cộng hòa
trước đây. Đó là cái nhìn thiên kiến và đầy hận thù. Những nhà văn "tiêu biểu" cho xu hướng này có thể kể đến: Nguyễn Ngọc Ngạn, Thế Giang, Xuân Vũ, Phạm Quôc Bảo, Hà Thúc Sinh, Võ Văn Ái… Nhân vật trong sáng tác của họ chia thành hai tuyến: nạn nhân, những người liên quan đến Việt Nam cộng hòa và kẻ đáng lên án - chính quyền Cộng sản.