Giọng bạo liệt

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giọng bạo liệt

Cảm hứng chủ đạo tạo nên giọng văn bạo liệt trong văn xuôi Nguyễn Văn Thọ là do cách nhìn của nhà văn về cuộc mưu sinh của người Việt xa xứ đầy khó khăn và bất trắc. Cuộc sống nghiệt ngã đã ảnh hưởng rất lớn đến tính

cách và nhân phẩm con người. Giọng điệu được cụ thể hoá qua ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của người kể chuyện.

Trước hết là cách xưng hô của nhân vật. Xưng hô vốn là thước đo văn hoá của mỗi con người. Tuỳ hoàn cảnh, đối tượng mà ta có cách xưng khác nhau. Các từ xưng hô không đơn thuần chỉ dùng để gọi hoặc xưng mà còn có thể biểu hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói đối với nhân vật giao tiếp hoặc người được nói tới. Ở đây, Nguyễn Văn Thọ đã rất ý thức điều này. Khi xây dựng các nhân vật "đời", từng trãi, ít khi nhà văn sử dụng các từ xưng hô nhẹ nhàng tình cảm mà ngược lại thường dùng những từ bỗ bả, nửa nạc nửa mỡ, thậm chí nhiều lúc còn mang sắc thái miệt thị. Nhân vật không được gọi theo tên mà chủ yếu dùng các đại từ lâm thời: mày, tao, hắn, gã, và sau các đại từ lâm thời này thường đi kèm thêm tính từ, danh từ để tăng thêm sự mỉa mai, hoặc hạ thấp đối phương: thằng chó, thằng chó già, bọn chó hoang¸ thằng ngủ đoản, lão già, thằng vô gia cư, thằng nhỏ, thằng oắt con, gã cun cút, thằng cha điên, gã tơ lụa, thằng phiên dịch, gã đực non …. Truyện ngắn Vết sẹo, Trong bão tuyết, Một người Đức, Lá bùa, Hương mỹ nhân, Lằn ranh kẻ cắp và tiểu thuyết Quyên là những ví dụ tiêu biểu.

Không chỉ trong xưng hô, mà cách nói năng của các nhân vật (nhân vật lưu manh, giang hồ…) cũng rất bụi bặm. Đó là thứ ngôn ngữ hè phố, cộc cằn, thô lỗ, nhiều lúc rất tục tỉu. Đây là lời của bọn cướp trong truyện Lá bùa: "

Đéo có gì hết!", " Thằng chó! Tiền để đâu?", " Tiền đâu? Thằng chó già!", "

Đ. mẹ, để tao!", "Tao xem thử máu mày chảy có mạnh như tiết chó không?", " Mẹ tôi tiêu rồi! […], tôi sống với người cha nuôi. Ông ấy vừa tỏi!" [83;184]. Và đây là cách nói chuyện, cách xưng hô nửa nạc nửa mỡ của nhân vật Hùng với Quyên ở phần đầu cuốn tiểu thuyết Quyên: "Tuyết dày lắm, không đi nhanh hơn được. Bọn chó bên kia thanh toán còn thiếu tiền. Mua dăm thứ vớ vẫn ấy, tao phải đi ba bốn nơi […]. Em có sốt ruột không? [82;14].

Sau này họ biết nhau hơn, Hùng vẫn giữ giọng điệu này để nói chuyện với Quyên:

" - Anh còn gặp lại chị ấy không? - Không!

- Anh phủ phàng quá. - Phủ phàng?

[…]

Xem ra, cái thứ truyền thống ở đây bèo bọt thật, nhẹ bấc thật, chẳng còn giá trị mẹ gì.

- Anh nói tiếp đi! […].

- Tôi phủ phàng chó gì. Sự thật của tôi, của bao gia đình, hằng ngày chềnh ềnh trước mắt tôi. Cô từng thấy không đủ tin sao?" [82;37-39].

Không chỉ có Hùng, các nhân vật khác trong tiểu thuyết này cũng có cách ăn nói bổ bả, thô tục không kém. Đó là cộng đồng người Việt trong trại tị nạn Godberg rỗi hơi bàn tán về Quyên và Dũng. Họ không tiếc lời tục tằn, sỉ vả cô và chồng cô. Với Dũng họ nói toạc ra giữa mặt: "Mày, một thằng, ông chả ra ông, thằng chả ra thằng. Tiến sĩ là cục c.! Đừng có nhâng nhâng học vị ở cái xứ này. Đây nhé, tao bảo cho mà biết, tất tần tật sang đây, già trẻ đều gọi là anh. Trí thức, nông dân, học giả, nhà thơ…tuốt tuồn tuột đi rửa bát, đi dọn chuồng bò, đi thu hái hoa quả, rau dưa, chớp tiền vụ thu hoạch; đi xẻ thịt trong các nhà lạnh, đi buôn lậu thuốc, hay buôn buôn, bán bán ngày ngày trên vỉa hè…Hê hê, tất cả như nhau, thì khác quái gì ông." [82;89]. Còn với Quyên, họ "tử tế" hơn bằng cách nói sau lưng: "Nom thế mà đĩ", "giống này, lắc l ra, chắc chắn rơi ra một rổ c…", "Con này, chuyên làm sa- lon đi động cho các đại gia bên Nga, quen rồi. Giống má tốt cái, xa chồng thế, chịu thế đếch nào được, phải tẩn! Quen mùi mà. Lạ gì!" hoặc "L. nó, gió trời." [82;91].

Đến bố con trong gia đình nói chuyện với nhau, nhà văn vẫn cứ sử dụng giọng của dân giang hồ. Đây là lời của Hắn trong truyện ngắn Trong bão tuyết nói với đứa con vợ, khi bị mất một khoản tiền lớn: "Mày nghĩ kỹ đi. Tao không khẳng định mày lấy. Nhưng tao hỏi mày, mày có vô tình thấy nó mà giấu đi không? Mày biết tính tao đấy. Tao căm thù nhất trên đời tính ăn cắp. Nhặt được của cải, không phải của mình làm ra cũng là sự ăn cắp. Là phản bội, nhất là bây giờ mày biết số tiền ấy là của tao, của mẹ mày, của chính cả mày và em mày. Nhưng tao thề có tổ tiên tao, nếu mày thú nhận, tao sẽ tha thứ. Đừng nói dối và giấu tao điều gì. Đừng trách tao nghi mày. Nghĩ kỹ đi. Mày thiếu trung thực với tao, dẫu là khi mới bước chân sang đây tao đã nói cả trăm lần về điều ấy. Mày luôn trốn học đi chơi. Mày bỏ đi cả tuần kỳ tết năm trước sang nhà chú Tâm khi tao và mẹ mày về Việt Nam. Vậy sao tao có thể tin mày? Mày hứa với tao học chăm chỉ. Tất cả chỉ là hứa suông. Mày thích chơi điện tử, vào nét hơn là rèn luyện để trở thành người đàn ông đủ tài mà chống chọi với cuộc sống." [83;16-17].

Đành rằng, ở phương Tây khi nói chuyện với nhau, sử dụng đại từ nhân xưng tao - mày như một lẽ thường tình. Song với truyền thống trọng tôn ti của người Việt thì cách xưng hô đó nghe không mấy thiện cảm. Vì nó biểu hiện khá rõ nét thái độ miệt thị, khinh thường, mạt sát và hạ thấp đối phương của chính người gọi. Phải chăng, Nguyễn Văn Thọ đang đánh động với độc giả về vấn đề đứt gãy văn hoá dân tộc ngay trong ngôn ngữ xưng hô của người Việt? Sự lai tạp trong ngôn ngữ dẫn đến cách nói năng, đối xử với nhau một cách lạnh lùng đến tàn nhẫn.

Đọc văn xuôi Nguyễn Văn Thọ, chúng ta có cảm thấy nghẹt thở vì nó quá phủ phàng. Nhiều đoạn, nhà văn sử dụng ngôn từ, giọng điệu quá gân guốc, bạo liệt nên có cảm giác như chính người đọc cũng đang bị xúc phạm. Đó như là thứ ngôn ngữ vừa lấy ra trên các vỉa hè đưa vào văn học. Trong tư

cách là người kể chuyện, đang đối diện với độc giả mà nhiều khi nhà văn vẫn giữ giọng điệu không được mấy "ngọt ngào" cho lắm. Đây là ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Lá bùa: "Mẹ kiếp! Rõ ràng chúng đã dễ dàng vượt qua hàng rào gỗ thưa bên cạnh cửa lớn, rồi ngang nhiên tiến thẳng tới nhà vườn tôi ở và đạp cửa. Có điên mà kêu cứu! Khu nhà vườn, ngang dọc ba bốn cây số. Sát Noel, chỉ có kẻ tâm thần hoặc, muốn tiết kiệm tới từng xu như tôi, mới đến sống trong những gian nhà gỗ thấp, thiếu tiện nghi sưởi ấm". [83;174]. Còn đây là ngôn ngữ trực tiếp của chính nhà văn: "Vụ hè năm ấy, mỗi tuần hắn giao cỡ cả ngàn chiếc áo sơ mi mà đa phần số đo rộng thùng thình giành cho các bà béo ngoại cỡ. Mỗi cái áo bán được chỉ lãi ba đồng Mark. Vị chi người ngu cũng tính được rằng, cả vụ năm ấy hắn ẵm trọn hơn ba trăm ngàn Dm từ cái duyên nói trên." [92].

Giọng văn bạo liệt được thể hiện trong việc miêu tả các tình huống bạo lực hay cảnh khổ nhục. Các tình huống đó lại được xoáy xâu và đẩy đến tận cùng làm cho tính chất câu chuyện trở nên dữ dội, gay gắt, căng thẳng cao độ. Đó là cảnh một gia đình chắp vá người Việt đang hoảng loạn trong cơn nghi ngờ vì mất của. Người chồng có thể giết đưa con trai vợ bất cứ lúc nào và sẵn sàng ra tay với vợ khi biết thị phản bội lại mình (Trong bão tuyết). Đó là cảnh bọn cướp ngang nhiên vào nhà tấn công gia chủ, lục tung đồ đạc để kiếp tiền (Lá bùa). Đó là cảnh Quyên bị Hùng hiếp, cảnh Phi rút dao chém Y và vô tình đâm chết vợ (tiểu thuyết Quyên)… Tất cả những cảnh đó, Nguyễn Văn Thọ đã dùng một giọng văn gai góc, rờn rợn để miêu tả.

Rõ ràng với giọng văn bạo liệt, nhà văn đã rất thành công trong việc khắc hoạ nhân vật người đàn ông từng trải, giang hồ. Từ cách xưng hô, nói năng của nhân vật chúng ta có cảm giác giữa họ thiếu hẳn đi sự sẻ chia. Họ đối xử với nhau một cách thẳng thừng đến lạnh lùng, tàn nhẫn. Đồng thời bằng giọng văn đó, tác giả lột tả được các hoàn cảnh táo bạo, với những tích cách tàn bạo, dã man, vô nhân đạo của một số người Việt mình trên đất

người. Cách tạo ra giọng văn đó đã góp phần tạo ra phong cách riêng, là cái "chất" Nguyễn Văn Thọ đậm đặc không dễ trộn lẫn giữa nhịp điệu đều đều, uể oải có phần nhàm tẻ của không ít cây bút văn xuôi hôm nay.

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w