Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ

Truyện ngắn Nguyễn văn Thọ thường mạnh ở các chi tiết và tình huống truyện. Nhân vật của ông thường bị đẩy vào các hoàn cảnh khắc nghiệt, trớ

trêu để từ đó bộc lộ tính cách và nhân phẩm của mình. Tình huống truyện trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ chủ yếu là tình huống hành động.

Vết sẹo, hai nhân vật "tôi" và Jonh vì cuộc sống mà phải lang bạt, buôn bán hàng "rong" ở các chợ trời. Vào một buổi sáng họ dựng lán gần nhau. Nhân vật "tôi" đã lấn sân sang phần đất của Jonh bằng cách đặt thêm hai cái giá treo áo quần. Ban đầu Jonh lầm lì và tỏ ra không bằng lòng về việc trên. Nhưng khi phát hiện ra "tôi" là người Việt Nam thì Jonh thay đổi thái độ. Anh tỏ ra cởi mở, thân thiện hơn và tất nhiên chấp nhận cho vợ chồng "hàng xóm" đặt hai cái giá cạnh càng xe bên phần đất của mình. Tình tiết Jonh reo lên một cách mừng rỡ trong cái ngọng nghịu những tiếng “Hue... Danang ...Hue ...Hue!’’ cho thấy một bước ngoặc đầy thú vị và bất ngờ mà Nguyễn Văn Thọ tạo ra. Trước đây, Jonh và "tôi" vốn là kẻ thù không đội trời chung, đã từng (gián tiếp) gây tổn thương nhau. Nỗi đau đó thậm chí bây giờ còn hiện hữu trên thân xác họ bởi những vết sẹo to đùng, sâu hoắm. Gặp nhau, chẳng những họ không đối nghịch mà còn tỏ ra rất thân thiết. Có những giờ rảnh rang trong việc bán hàng, họ khoác vai nhau như hai người bạn đi uống rượu vang. Họ rất nghiêm túc nhận ra và khuyên nhau hãy gác bỏ hận thù trong quá khứ “Đừng nghĩ về cuộc chiến nữa! Tôi và anh đều là những người không muốn chiến tranh. Chỉ có chúng ta là tốt thôi! Hoàn cảnh bấy giờ nó thế!’’ [83;234]. Tình huống hấp dẫn, bất ngờ đã làm nên sâu sắc giá trị của tác phẩm.

Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Văn Thọ thường tạo ra một không khí căng thẳng đến nghẹt thở khiến người đọc phải thót tim, hồi hộp lo lắng cho số phận của nhân vật để rồi thở phào nhẹ nhỏm khi ông đột ngột "xã nén", "hạ nhiệt", lái câu chuyện sang hướng khác. Chẳng hạn trường hợp của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Lá bùa. Bất ngờ bị cướp vào nhà tấn công, anh nhất định không hé một lời nào để lộ ra số tiền mình dành dụm sau bao năm tháng cực nhọc trên đất khách quê người. Bọn chúng đã lục tung mọi ngóc ngách mà vẫn không kiếm được gì. Chúng đánh đập, tra tấn anh rất tàn

bạo, dã man. Khi sắp bị "chọc tiết" thì bỗng nhiên anh được tha, được cởi trói. Nguyên nhân là một sự tình cờ đến ngẫu nhiên. Mã hiệu đơn vị trên bức ảnh, D22, E593, đã cứu anh. Thì ra, tên trùm trong nhóm cướp là em trai của một người bạn cùng đơn vị trước đây.

Cũng trong truyện ngắn này, Nguyễn Văn Thọ đã tạo ra sự bất ngờ thứ hai, đó là trường hợp của nhân vật Dũng. Dũng từng suýt lấy mạng "tôi" khi hắn dẫn đồng bọn vào nhà cướp bóc, trấn lột, thế mà sau đó hắn trở thành người chịu ơn. Một lần bị cảnh sát bắn và bị đồng bọn săn đuổi, Dũng tìm đến nhà "tôi" để xin cứu mạng. Anh được chủ nhà và Tám chăm sóc tử tế. Cảm kích trước tấm lòng của hai anh em chủ nhà, Dũng đã yêu Tám và quyết tâm làm lại cuộc đời. Từ một tên cướp tàn bạo, mất niềm tin hoàn toàn vào con người và cuộc sống (chỉ tin một thứ duy nhất trên đời - lá bùa - bức thư của người anh đã hi sinh), sẵn sàng di kẻ thù mình dưới chân như di một con dòi, vậy mà Dũng đã hoàn lương. Điều này quả thật là một bất ngờ lớn đối với độc giả.

Còn truyện ngắn Trong bão tuyết nhà văn đã xây dựng được một tình huống rất "An ninh thế giới". Ở bên ngoài, trời đang mưa bão. Vợ chồng "hắn" phải nghỉ mất mấy buổi chợ hái ra tiền. Hắn kiểm tra lại số tiền đã giấu, để về Việt Nam xây cất lại mộ song thân. Nhưng bất ngờ 25 ngàn Eu hắn đã niêm phong và giấu rất cẩn thận trên nóc tủ ngoài hành lang, không cánh mà bay. Có thể nói đây là một tình huống có vấn đề. Số tiền 25 ngàn Eu đâu phải là nhỏ. Đó là tiền mô hôi xương máu, làm tướt mật trong vòng 15 năm trời mới có. Dường như mọi thứ trong nhà đều bị lật tung lên để tìm kiếm nhưng vẫn không ra. Hắn như người điên loạn. Đã mấy đêm liền hắn không ngủ được. Hắn tiếc tiền, hắn đau đớn vì bị phản bội, hắn lại nghi ngờ. Nhưng nghi cho ai? Cách đây ba bốn tháng nạn cướp bóc xẩy ra thường xuyên, để chắc ăn hắn đã giấu số tiền đó. Ai đã lấy mất số tiền này? Bọn ăn trộm chắc là không

phải, vì nếu có vào nhà chúng sẽ khuôn theo bao thứ quý giá khác. Nhà hắn lâu lắm không có ai ghé thăm. Vậy chỉ có vợ và đứa con riêng của vợ hắn. Mà vợ hắn tất nhiên là không phản bội lại hắn rồi. Chỉ có thằng con trai, vì ở Việt Nam nó cũng có tiền sử côn đồ. Trong đêm Noel nó lại không giám về nhà. Tất cả đã rõ như ban ngày. Người đọc sẽ chờ xem một con "sói già" sẽ xử lí chú "dê tơ vừa nhú mầm" ra sao. Và liệu rồi đây cái "tổ ấm" gá tạm kia có còn nguyên vẹn không, khi ngoài trời bão tuyết ngày càng to và trong nhà cơn cuồng điên của hắn càng ngày càng mạnh? Tất cả mọi nhân vật trong truyện đều được đưa ra thử thách bởi tình huống này. Vợ con hắn khiếp đảm, chỉ biết ôm nhau khóc. Hắn thì điên loạn và có thể gây ra bất cứ điều gì khủng khiếp nhất cho kẻ đã ăn cắp, nếu hắn biết. Vì trong giấc mơ, hắn đã làm như thế. Hắn đã dùng dao liên tục đâm vào gáy kẻ thù cho đến khi mềm nhũn ra rồi cắt luôn gân bàn tay của kẻ đó. Nhưng thật bất ngờ, không có kẻ cắp, số tiền 25 ngàn Eu không hề bị mất mà do hắn đã giấu vào ngăn kéo tủ đồ chơi của đứa con gái. Mọi chuyện coi như đã rõ ràng. Nhưng Nguyễn Văn Thọ không dừng câu chuyện ở đây. Một bất ngờ khác lại mở ra, song song với việc tìm thấy tiền hắn đã phát hiện ra vợ hắn phản bội mình. Thị đã cất giấu một bọc tiền khác làm của riêng. Trong dự tính hắn sẽ giết vợ và tự tử. Lại thêm một bất ngờ khác nữa, đứa con riêng của vợ hắn vì sợ quá nên không giám về nhà, suýt chết cóng trong rừng tuyết. Hắn lao như điên trong đêm, cuối cùng cứu được con và tất cả đều bình yên, bình yên như không gian bên ngoài sau cơn bão tuyết. Có thể nói từ đầu đến cuối câu chuyện là một chuỗi sự việc đầy hấp dẫn, bất ngờ, và rất gay cấn. Người đọc nhiều khi phải nghẹt thở bởi các hành động của nhân nhật, rồi chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì tình huống khác nghẹt thở hơn lại ập tới. Nhưng quan trọng hơn cả, kết thúc câu chuyện tác giả đã giải quyết ổn thoa mọi việc. Sợi dây mong manh níu kết các mảnh

ghép số phận không bị đứt tung ra. Họ đã bám trụ được khi cơn bão tuyết và bão lòng qua đi.

Trong tiểu thuyết Quyên nhà văn cũng tạo ra được nhiều tình huống gay cấn và bất ngờ. Chủ yếu là các ngã rẽ cuộc đời của các nhân vật. Một Hùng, từ kẻ đưa đường tàn ác thành người lương thiện; một Phi nhu nhược, hèn yếu luôn bị vợ ăn hiếp lại vùng lên mạnh mẽ chém trọng thương Y và giết chết Thị…

Bên cạnh việc tạo ra các tình huống truyện thiên về yếu tố hành động thì có những truyện ngắn nhà văn lại khai thác tình huống tâm lí. Song chúng ta vẫn thấy nhân vật của ông phải đối diện với những hoàn cảnh trớ trêu, dở khóc dở cười. Hương mỹ nhân là một ví dụ tiêu biểu. Mối quan hệ giữa nhân vật "tôi" với anh em nhà Lee ngày càng thắm thiết. Trước đây "tôi" có ơn cứu thoát Lee trên tàu điện bởi một bọn côn đồ, Nazit. Anh ta mời "tôi" về nhà ăn cơm. Thức ăn ngon, rượu Dương Xuân quyến rũ và nhất là có người đẹp hầu đàn, hầu rượu khiến "tôi" mê đắm không còn phân biệt được bởi hương rượu thơm hay hương Mỹ nhân. Một lần về Việt Nam thăm quê, "tôi" tình cờ phát hiện ra một thứ rượu hấp dẫn không kém Dương Xuân, đó là rượu Mai Hạ. Hồ hởi trong niềm vui muốn đối sánh, "tôi" trở lại Đức. Đó cũng là ngày quán ăn nổi tiếng do hai anh em nhà Lee phục vụ bị đóng cửa vì bán thịt gà có trộn lẫn thịt mèo. Anh em họ biến mất. "Tôi" như chàng Kim trở lại vườn Thúy tìm dấu vết xưa. Một lần, hai lần không thấy bóng dáng người xưa nhưng bất ngờ phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: rượu Dương Xuân nấu từ hạt cây Kim Hoàng mọc trên các triền núi đầu nguồn sông Dương Tử ở Trung Quốc, được chưng cất khá công phu như lời anh em nhà Lee giới thiệu lại chính là rượu Mai Hạ ở Việt Nam. Thất vọng. Mọi hình ảnh đẹp về anh em nhà Lee bị sụp đổ, nhân vật "tôi" vừa nghẹn ngào, đau đớn vừa xấu hổ. Nỗi buồn đó không thể sẻ chia cùng ai. Anh đau đớn vì những ân tình của mình dành cho

anh em nhà Lee là có thật. Anh nghẹn ngào bởi nhận ra mình bị người ta lừa một cách ngọt ngào. Anh xấu hổ vì trước đây khi thưởng rượu và người đẹp bằng cả trái tim và độ tinh tế của một người nghệ sĩ. Sự thật thì phũ phàng mà hình ảnh của Yến Chi và hương thơm phảng phất của Dương Xuân vẫn như còn lẫn khuất đâu đây. Quả thật tâm trạng của nhân vật tôi giờ đây khó có thể diễn đạt bằng lời như anh đã thú nhận trong lời kể cuối cùng của câu chuyện: "Tự nhiên tôi buồn ghê gớm. Một nỗi buồn khó thể nói ra để sẻ chia." [88;124].

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w