Yếu tố tự truyện trong sáng tác văn xuôi Nguyễn Văn Thọ

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Yếu tố tự truyện trong sáng tác văn xuôi Nguyễn Văn Thọ

Tự truyện trong sáng tác của mỗi nhà văn vừa là sản phẩm tinh thần, là kết quả tất yếu của những trải nghiệm trong cuộc đời, là "vốn liếng" nghề nghiệp, lại vừa là yếu tố quan trọng góp phần tạo ra phong vị của nhà văn đó. Đối với Nguyễn Văn Thọ, điều này là rất rõ, nhất là các sáng tác viết về người Việt xa xứ. Yếu tố tự truyện được xem như một phương thức cơ bản thể hiện

thân phận con người trong văn xuôi của ông. Chính sự từng trải trong bước đường kiếm sống tại Đức trên hai mươi lăm năm mà nhà văn đã có rất nhiều tư liệu khi tái hiện cuộc sống của người Việt nơi đây. Hầu hết các tác phẩm viết về người Việt sống ở nước ngoài, nhân vật chính được kể ở ngôi thứ nhất, số ít, xưng tôi (trừ truyện Lằn ranh kẻ cắp, Trong bão tuyết nhân vật chính đều là Hắn, Gửi ông đại tá chờ thư - nhân vật chính - Toản Li, Thật là giản đơn - Hoàng là nhân vật chính). Ở trong mỗi câu chuyện, mỗi số phận nhân vật, chúng ta đều nhận thấy sự hiện diện của cuộc đời Nguyễn Văn Thọ khá rõ nét.

Đó là bóng dáng Nguyễn Văn Thọ, một thời từng lăn lộn trong chiến trường, nay sang xứ người sinh sống nhưng vẫn giữ được chất lính với những phẩm chất sống cao đẹp: nhân ái, hòa đồng, biết sẻ chia trước đồng loại (Vết sẹo, Lá bùa, Một người Đức, Vườn Maria). Truyện ngắn Vết sẹo kể về hai nhân vật, một người Việt Nam xưng "tôi", một người Mĩ - John. Trước đây, khi còn chiến tranh, họ là kẻ thù. Và cho đến bây giờ những vết sẹo trong quá khứ còn hằn lên da thịt. Tuy nhiên, khi họ gặp nhau trên đất Đức, cả hai cố tình tìm quên. Họ trở thành bạn bè. Quả thật, nỗi đau chiến tranh thật lớn lao và khó có thể nguôi ngoai dù là ở bên nào. Phủ nhận hay chối bỏ qua quá khứ là tội ác, song nếu cứ khư khư ôm lấy hận thù, con người càng thêm đau khổ. Cả Jonh và "tôi" đều ý thức được điều đó. Nhân vật "tôi" trong truyện ngắn này thấp thoáng hình ảnh Nguyễn Văn Thọ. Anh ta cũng sinh năm Mậu Tí, 1948, cũng đã trải qua 11 năm trên chiến trường, rồi sang Đức xuất khẩu lao động. Khi nhà máy tan, phải ra ngoài bán hàng kiếm sống, cũng từng viết lách (những tác phẩm được kể trong truyện như Mảnh vở, Vết sẹo, Một người Đức

chính là những tác phẩm của Nguyễn Văn Thọ đã từng đăng). Cuộc sống vất vả cũng sinh ra những cái "khôn lỏi" (lấn sân những bạn hàng khác để có thể bán nhiều hàng hơn), song điều đáng quý ở Nguyễn Văn Thọ cũng như anh

bạn Jonh là họ có những suy nghĩ tích cực về chiến tranh. Ngày xưa, do hoàn cảnh phải đối đầu - một mất một còn, giờ hòa bình, phải thay đổi quan niệm. Hàn gắn nỗi đau chiến tranh là trách nhiệm của cả hai dân tộc, nhưng phải được thực hiện bởi những cá nhân riêng biệt. Trong câu chuyện, có những chi tiết bình thường (khi Jonh và tôi ôm chầm lấy nhau quyết từ này không nhắc đến chiến tranh, khi nghe tin Jonh qua đời tôi đã khóc) nhưng lại khiến người đọc xúc động mãnh liệt bởi đó là tình người, một tình người vượt ra khỏi biên giới dân tộc.

Ở truyện ngắn Một người Đức hay Vườn Maria chúng ta đều thấy bóng dáng nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong vai người lao động làm thuê, nhưng giàu lòng nhân ái, sống hòa đồng với tất cả mọi người. Dù là một người Đức cô đơn như Hans hay cặp vợ chồng Maria gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống, nhân vật "tôi" đều thân thiện, chân thành và luôn tìm cách giúp đỡ.

Truyện ngắn Lá bùa là hiện thân Nguyễn Văn Thọ, qua nhân vật "tôi", có một cuộc đời từng trải, phải bôn ba kiếm sống trên đất Đức nhưng anh vẫn giữ được những phẩm chất đáng quý của một người từng xông pha trân mạc: bình tỉnh, gan dạ; là một người biết cảm thông, biết chia sẻ và biết tha thứ: luôn nghĩ về đứa con, tìm cách đỡ đần người mợ ở quê nhà, xem Dũng, kẻ trước đây từng dí dao vào cổ anh để trấn lột, như người thân.

Nhân vật xưng tôi trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ còn hiện lên với tư cách là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu cảm xúc, nhiều tâm sự, biết trân trọng những khoảnh khắc cuộc sống trên đất người. Trước hết là những cảm nhận về thiên nhiên ở xứ người đầy bất ngờ. Thiên nhiên trong sáng tác Nguyễn Văn Thọ là một thế giới đầy hương hoa và sắc màu. Sắc vàng của hoa Đào, hiện lên trong tiềm thức mỗi lần nghĩ đến tết quê nhà. Màu tím nhạt của violet, màu tím ngăn ngắt của hoa khế trong vườn nhà, màu trắng của Ngâu đã chín với mùi hương thoang thoảng. Màu huyết dụ của hoa Đỗ

Quyên… Tuy nhiên, ấn tượng mạnh nhất đến với nhà văn khi ở phương tây không gì bằng ngoài một màu vàng chói của hoa Forytchia. Với người Đức đây chỉ là loài hoa dại, song đối với Nguyễn Văn Thọ, nó có một sức ám ảnh đến lạ kì. Hình ảnh hoa Forytchia vàng rực xuất hiện trở đi trở lại trong truyện ngắn, tùy kí cũng như tiểu thuyết của ông. Forytchia không chỉ là hình ảnh báo hiệu mùa xuân ấm áp sắp về, mà nó mang tới một "tinh thần bất diệt của tâm hồn, một khí phách, dám chịu trận và hy sinh". [90;163]

Thật ấn tượng khi đọc đoạn văn: "Trời vẫn còn lạnh. Những rừng cây vẫn xám đen một mầu. Không có một loài hoa nào dám dũng cảm khoe sắc. Cỏ còn táp úa rũ xuống từng vạt đen đủi ngoài cánh đồng. Chỉ có duy nhất loài hoa ấy, bất chấp thời khắc còn nghiệt ngã, gan góc nở tung, tràn trạt một mầu vàng. Đi rộng ra trong thị xã, như cùng hẹn, đâu đâu cũng chỉ thấy loài hoa ấy khoe sắc. Không như hoa hồng, có thứ mầu vàng nhàn nhạt; không giống màu vàng của những đóa tuy líp mỏng mảnh, mềm mại. Thứ hoa khởi đầu của mùa xuân này thản nhiên khoe một một mầu vàng dữ dội, như lửa vàng rực cháy, nổi bật lên giữa trời đất, trong mầu xám u ám tàn nhẫn của mùa đông còn cố níu lại. Hỏi ra, đó là loài hoa mang tên Forsytchia".[90;162-163].

Không có một tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật của Nguyễn Văn Thọ không thể cảm nhận được những dư vị cuộc sống theo kiểu như: "Tôi cảm nhận thứ hương ban nãy trào ra đậm đặc. Không phải nước hoa! Nó tương tự như khi mùa thu đã chín, ta đi giữa thiên nhiên bao la, giữa thảo nguyên và rừng, thấy chợt nương trong gió một mùi hương làm tâm hồn ngây ngất mà ta không sao nhận ra hương của loài hoa nào, loài thảo mộc nào. Thật choáng váng, ngây ngất!" [88;107].

Có những nhân vật không xưng tôi, những vẫn thấy dáng dấp của nhà văn trong đó. Bản thân Nguyễn văn Thọ cũng từng khẳng định khi nói về tiểu thuyết Quyên: "Có người hỏi tôi, Nguyễn Văn Thọ ở nhân vật nào? Hùng,

Phi, Dũng... hay ai? Nay nhân đây, có thể công khai là, ở mỗi nhân vật, kể cả Quyên và Huệ đều có tôi." [32]. Như vậy nhân vật là nơi gửi gắm ước mơ, khát vọng, hoài bão đồng thời cũng là nơi để nhà văn phát ngôn những quan điểm nghệ thuật của mình. Đó là nhân vật Hắn trong Lằn ranh kẻ cắp, nhân vật ông bố trong Gửi ông đại tá chờ thư, nhân vật Hắn Trong bão tuyết, nhân vật Hùng, Phi, Quyên v.v. trong tiểu thuyết Quyên.

Lằn ranh kẻ cắp, cuộc sống, suy nghĩ của nhân vật Hắn cũng là những trăn trở của chính nhà văn. Nguyễn Văn Thọ ẩn thân trong vai người thợ khách phải vất vả, cực nhọc lao động làm thuê trên xứ tuyết nhưng vẫn quyết tâm không đánh mất đi danh dự làm người tử tế. Bức tường Béc Lin đổ, đã khiến cho hơn bảy vạn công nhân lao động Việt Nam tại Đông Đức đứng trước nguy cơ thất nghiệp phải về nước. Để nhanh chóng kiếm thêm tiền trước khi về Việt Nam, nhiều người trong số họ, có cả anh "đội trưởng đội lao động", phải ra đường đi làm thuê hoặc buôn bán vặt. Hắn may mắn được BaLi thuê bán hoa quả. Công việc hết sức nặng nhọc. Phải thức khuya dậy sớm, mỗi ngày làm việc đến 14 tiếng đồng hồ để bốc vác và bán từ 1 đến 5 thậm chí 7, 8 hoặc 9 tấn hoa quả. Trong khi đó đồng lương được trả không đáng là bao, một ngày chỉ được 120 DM. Nhờ nhanh nhẹn và trung thực, Hắn được chủ tin tưởng cho đứng ra quản lí một quầy hàng. Cơ hội ăn cắp mỗi ngày 100 D.m dễ như bởn vì có thể đổ thừa cho hoa quả bị thối, dập nát phải đổ bỏ đi. Một ngày, hai ngày, rồi một tuần…ý định ăn cắp vẫn không thực hiện được. Không phải anh sợ bị lộ mà do lương tâm không cho phép. Lằn ranh giữa một kẻ ăn cắp và một người làm thuê khốn nạn rất mong manh. Một đằng sự so bì, tị nạnh và lòng tham lên tiếng xúi giục, một đằng bản chất trung thực níu giữ khiến anh rơi vào trạng thái mâu thuẫn. Nhiều đêm trằn trọc không ngủ, hoặc có những giấc mơ kì lạ. Cuối cùng, phần người lương thiện và sự thẳng thắn trong anh đã chiến thắng. Anh tâm sự thật với BaLi. Và

cũng thật bất ngờ, từ đó, ông chủ rất ưu ái cho anh: tăng lương lên mỗi ngày là 150 DM và thường xuyên thưởng sau mỗi kì bán hàng, hơn thế nữa, BaLi lại còn bày cho anh những mẹo luật trong việc kinh doanh về sau. Lằn ranh kẻ cắp có cốt truyện đơn giản nhưng đã phản ánh sâu sắc diễn biến tâm trạng của những người làm thuê trước sự cám dỗ của đồng tiền. Đồng thời là tiếng nói khẳng định của nhà văn Nguyễn Văn Thọ: con người dù phải sống khốn nạn vì làm thuê chứ nhất quyết không thể, không bao giờ là thằng hèn ăn cắp. Có thể nói ở truyện này, Nguyễn Văn Thọ đã gặp gỡ tư tưởng nhà văn Thạch Lam. Trong truyện ngắn Sơi tóc, Thạch Lam rất tài tình khi miêu tả diễn biến tâm trạng của Thành, xưng "tôi", trong một dự định xấu: ăn cắp tiền của bạn. Vì tham, Thành muốn lấy cắp tiền của Bân, nhưng do lòng tự trọng nên không thể thực hiện được. Cái ranh giới giữa kẻ cắp và người lương thiện mong manh như một sợ tóc. Tuy nhiên nhân vật của Nguyễn Văn Thọ bị đẩy tới hoàn cảnh bi thảm hơn nhiều so với nhân vật của Thạch Lam. Động cơ ăn cắp của Thành chỉ vì thấy kẻ khác có nhiều tiền, mà kẻ đó vừa keo kiệt vừa hơi ngốc. Về cơ bản, nó chỉ xuất phát từ lòng tham. Còn trong Lằn ranh kẻ cắp, nhân vật Hắn bị đẩy đến cùng quẫn: mất việc ở nhà máy, nguy cơ bị đuổi về nước trong nay mai, lại phải làm chết bỏ và đưa lại lợi nhuận rất cao cho chủ, thế mà chủ lại trả lương thấp, khả năng lấy cắp rất dễ và khó bị phát hiện… Đặt nhân vật vào hoàn cảnh thử thách như trên rồi để cho nhân vật bộc lộ hết những tính nết hay dở ra ngoài, đó cũng là bút pháp thường gặp trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ. Ông không chỉ khẳng định lòng trung thực của chính bản thân mà còn có một niềm tin tuyệt đối về những "giá trị người" ở đồng bào mình khi rơi vào hoàn cảnh thất thế.

Cuốn tiểu thuyết Quyên được Nguyễn Văn Thọ viết năm 2009, với chủ đích phản ánh một cách dài hơi hơn về những thân phận người Việt xa xứ mà những truyện ngắn của ông trước đây chưa làm được. Nhất là vấn đề đứt gãy

văn hóa dân tộc, số phận người phụ nữ, hạnh phúc gia đình và tình yêu… Khi bàn về nguyên nhân ngoại tình của người phụ nữ và vấn đề đổ vỡ hạnh phúc gia đình, các nhân vật như Hùng, Phi, Quyên đều có những suy nghĩ, những kiến giải giống với quan niệm của Nguyễn Văn Thọ. Nói cách khác, họ là những "phát ngôn viên" đại diện của nhà văn. Rất nhiều lần, trong tác phẩm của mình hoặc trên báo chí, Nguyễn Văn Thọ đã đề cập đến vấn đề này. Cuộc sống xa xứ rất cô đơn và khó khăn, người phụ nữ cần phải gá vào một ai đó mới có thể tồn tại được. Một khi rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhiều ràng buộc ở quê nhà, sự hiểu biết văn hóa xứ người chưa đến đầu đến đũa vì thế những thói hư tật xấu rất dễ bị bộc lộ ra bên ngoài.

Hùng đã lí giải nguyên nhân vì sao vợ mình ngoại tình: "Những người đàn bà ra đi xứ người kiếm ăn gửi tiền về cho chồng con, đa số đều phải gá vào ai đó mà sống, mà kiếm hàng, mà mua bán đổi chác lấy hàng hóa bán được giá ở Việt Nam gửi về nhà. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Dù yêu chồng con thế nào đi nữa, thì tình yêu, một thực thể tinh thần như một cơ thể sống, ở một vùng đất khác, thêm chất vi lượng khác, đã mọc chồi mới thay thế những ngày hôm qua và, ra hoa kết trái khác." [82; 36-37]. Thông qua suy nghĩ của Phi, nhà văn lí giải về sự đê tiện của Thị "Cái làng nghèo đói thật, lắm lệ tục cũ kĩ thật, nhưng vẫn còn đất cho gia đình gã bám rễ vào, khỏi tan rã, vì Thị dù có lăng loàn tới bao nhiêu, vẫn không thể có cơ hội một mình trơ tráo tới mức sỉ nhục, bỉ thử gã giữa họ hàng, làng xóm và ngay trong đại gia đình của gã và Thị. Nhưng gã không thể lí giải nổi vì sao, Thị có thể chóng quên tới vậy, trơ tráo tới mức như hôm nay, để không chỉ phản bội ngay gã mà lại trợn trạo làm gã trở nên lố bịch giữa những người đồng hương máu đỏ da vàng của gã. Gã không sao lí giải nổi, nguyên do gì gây nên cái điều làm gã căm thù, đau khổ bấy nay. Điều gì gây nên sự bất hạnh của không chỉ riêng gia đình gã, mà còn là sự chắp gá, tan rạn, vỡ nát không thương tiếc của hàng vạn gia đình người Việt sang đây. Bao câu chuyện buồn tương tự như gã,

trong những người mà gã biết, khi họ lang bạt, dứt khỏi mảnh đất, những cái làng đói nghèo đã sinh ra họ. "[82;150-151]. Nguyễn Văn Thọ đã rút ra được bài học xương máu từ chính cuộc đời mình và biết bao tình huống của những cặp vợ chồng sang Tây, ông đã đưa ra những kết luận: "khá nhiều người Việt Nam trong số Thợ khách - Công nhân Xuất khẩu lao động - lầm tưởng rằng, ở Phương Tây người ta tự do yêu đương, tự do làm tình tới chẳng có biên giới kỉ cương gì", nên "không thiếu kẻ, cả nam lẫn nữ cho rằng, ở chốn này thỏa mãn dục tính tự nhiên là văn minh", và "bất chấp những điều mà khi còn ở trong nước, khuôn khổ của đạo đức truyền thống không cho phép, nhằm hướng họ tới những giá trị, để gìn giữ xu hướng Người, chống lại bản năng sinh hoạt bầy đàn". Ông lí giải thêm cho tư tưởng của Hùng, của Phi: "hơn nữa ở Việt Nam, sự chật chội về nhà cửa, điều kiện vật chất, nơi hò hẹn hạn hẹp và con mắt của dư luận thời bao cấp có phần nghiệt ngã, nhưng chính điều đo lại phần nào kìm toả cái bản năng của người ta, nên từ nhận thức u muội về tự do luyến ái ấy, sự ham muốn thỏa mãn phần con trong mỗi kẻ tha hương, như con nước ứ bế lâu ngày, sang tới Đức được dịp tràn bờ; nhất là cánh đàn ông, đám đã có vợ con, đã biết khoái cảm cuộc sống. Đàn bà Việt vốn cam chịu, nay rơi lạc như hạt mưa trên đất khách, càng cam chịu và thả lỏng hơn khi bị đẩy vào những tình huống nhạy cảm." [82;136-141]. Rồi đến Quyên cũng nhận thấy: "ở Việt Nam, nếu còn trong cái làng ấy, họ có thể còn

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w