Vỡ mộng về đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Vỡ mộng về đời sống tinh thần

Người Việt xa xứ không những phải mang vác bao cơ cực về đời sống vật chất mà còn gánh chịu nhiều nỗi đau về mặt tình tinh thần. Trong đó, có nỗi nhớ quê nhà da diết, nó như một nét tâm trạng có tính phổ quát. Quê nhà là hai tiếng thân yêu luôn thường trực trong tâm khảm những người con xa xứ. Lựa chọn con đường ra đi cũng chỉ vì kinh tế, chứ có sung sướng gì về cảnh tha phương cầu thực. Có người may mắn, ăn nên làm ra thì còn có điều kiện về thăm quê đôi ba lần; còn phần lớn những kẻ vẫn đang phải vục mặt vào tuyết làm thuê, nhất là đối với những người đến hơn mươi, mười lăm năm chưa hề được về quê cha đất tổ, thì mới thực sự thấm thía cảnh li quê. Nỗi nhớ đó nhiều khi đã lặn vào trong, thẳm sâu và đau nhói. Khi con người lâm vào cảnh bế tắc cùng đường, chính là lúc hình bóng quê nhà như một điểm tựa vững chắc để họ vượt qua, gắng gượng sống. Và lúc đó, hơn bao giờ hết nỗi nhớ quê thực sự da diết. Ban đầu là nhớ người thân, rồi xứ sở, cảnh sắc. Nhân vật Quyên trong tiểu thuyết cùng tên vốn là một cô gái trẻ đẹp nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, đắng cay. Cùng chồng vượt biên sang Đức nhưng không thành, cô bị gã đưa đường, Hùng, giam giữ, cưỡng hiếp đến có thai. Sau này Hùng yêu cô thực sự, mới liều chết đưa cô sang gặp chồng. Nhưng Dũng đã chối bỏ cô. Quyên tuyệt vọng, những lúc đó chỉ có mẹ và quê nhà mới làm vơi đi nỗi đau của đứa con lạc loài xa xứ. Cô nhớ mẹ, nhớ nhà vô cùng. Hình ảnh khu vườn lúc lỉu quả của bà ngoại, những chậu hoa, chậu cây cảnh của bố trồng cứ hiện về trong giấc mơ cô. Sau khi được Kumar cứu thoát chết, cô ôm con chạy trốn khỏi bệnh viện. Gặp Phi, chủ quán ăn nhanh, cưu mang. Trong bữa cơm đầu tiên, Quyên xúc động không kìm được dòng nước mắt của mình. Bởi vì "đã lâu lắm cô mới được ăn cơm thơm thế này. Cô

chợt nhận ra thân phận mình. Cô nhớ mẹ, nhớ những bát cơm dẻo khi cô còn ở Việt Nam." [82;143]. Có ra nước ngoài sinh sống mới thấm thía nỗi li quê. Trước đây, khi còn ở Việt Nam, nghe một bà chị từ Nga vê tâm sự: “em không ra nước ngoài, em không biết, đôi khi chỉ một cọng rau húng cũng làm người ta cồn cào nhớ quê hương, gia đình.” [82;143], cô đã không thể nào tin. Vậy mà giờ đây... dòng nước mắt đó, Quyên đã thành người xa xứ.

Người đi xa quê, chỉ cần gặp lại một cảnh huống, dù nhỏ bé đến tầm thường mà trước đây khi ở nhà không hề mảy may xúc động, thì nay cứ trào dâng một nỗi nhớ quê nhà đến da diết, cồn cào. Đó là "một tiêng rao trên sân ga trong đêm trùng trùng tuyết trắng, một cọng rau thơm, khúc dồi với sắc màu quen thuộc, cũng đủ gợi, để chợt nhớ quê nhà xa thẳm dưng dưng." [90;121].

Nhớ nhà, nhớ luôn cả đồ ăn thức uống quen thuộc. Chính vì thế mà Phi, sau khi sang Đức, trước bữa cơm thịnh soạn, dư đủ ở xứ người, vẫn không thể nào nguôi nhớ đến món rau muống luộc của quê nhà. Kể cũng lạ, chỉ rời xứ sở có mấy ngày sang Đức nói chuyện thơ mà Trần Đăng Khoa đã đảo điên vì nhớ nước mắm cá cơm Cát Hải (Theo dấu chân Khoa ở Đức - Nguyễn Văn Thọ kể). Điều này cũng lí giải vì sao bà Frau Graumann, lao công trại tị nạn Goldberg, trong tiểu thuyết Quyên lại thắc mắc: nhiều khi ở nhà bếp món súp đậu Hà Lan còn thừa phân nửa mà nhóm người Việt lại đi hái những thứ rau dại (rau muối, rau rền) về đun nấu xì xụp với nhau? Chỉ một lí do đơn giản: họ nhớ quê, nên nhớ cả những món ăn thường nhật khi ở Việt Nam.

Người Việt xa xứ trên bước đường mưu sinh nhiều khi do cuộc sống cơm áo gạo tiền chi phối, nên cũng tạm quên đi những nhu cầu tình thần tối thiếu. Vì vậy nỗi nhớ quê thành ra cũng vơi đi ít nhiều. Tuy nhiên, hễ cứ mỗi dịp tết đến xuân về, thì nó cứ bùng lên cháy bỏng, da diết, cồn cào. Nhớ quê, họ đã gửi gắm tất cả tình yêu của mình qua các món ăn truyền thống. Mâm cỗ

ngày tết ê hề: nào mứt, bánh chưng xanh, giò lụa, nào chả quế, măng ninh, miến mọc… thậm chí có cả con gà trống còn nguyên lễ bộ (ở Đức những năm trước đây kiếm ra con gà trống đầy đủ đầu, chân là một việc vô cùng khó khăn). Hương vàng, áo giấy cũng đủ tất, nhà nào khá còn có luôn cả cành đào Nhật Tân từ quê nhà mang sang. Vật chất ngày tết ở đây không thiếu thứ gì, thậm chí còn đầy đủ hơn ở Việt Nam, thế nhưng cái tinh thần tết vẫn không thể nào giống được. Tết là phải mang "cả không khí, hồn khói, hương vị, âm thanh và linh cảm của cả dân tộc, xã hội, chẳng có tiền nào mua được, làm được, hoặc tạo nên nó." [82;370 ]. Thế nên đã có nhiều giọt nước mắt nóng bỏng, rấm rứt chảy trong đêm giao thừa. Trong tạp bút Tết tha nhân - vui buồn đã lặn vào trong, Nguyễn Văn Thọ kể về cảnh đội công nhân Việt Nam ăn tết lần đầu tiên ở Đức, sau buổi liên hoan, khi mọi người ai đã về phòng nấy, ông còn nghe tiếng khóc của một cô gái trẻ trên tầng 4. Hỏi ra mới biết “cháu không ngủ được vì cứ nằm xuống nhắm mắt lại là thấy mẹ và gia đình...”, rồi nhà văn còn phát hiện thêm "tất cả các phòng đều không ngủ ở cái đêm giao thừa năm ấy. Hầu hết họ đều mở cửa sổ, làm một bàn thờ và thắp hương rồi quay về Phương Đông, nơi có Việt Nam." [90;167]. Những người đi xa không thể nào quên cảnh "tiếng trẻ nô đùa khi mặc áo mới; […], tiếng sôi lục bục và hương thơm nồng từ nồi bánh mà có tiếng rít thuốc lào ròn tan; […], tiếng xôn xao của đám trẻ đang bữa yêu nhau quây quầy bên nồi bánh; […], lễ hội làng; quanh các con đường chộn rộn trong 36 phố phường ngày giáp Tết." [90;168-169]. Cho nên trong họ lúc nào cũng khắc khoải về hình bóng quê nhà, ấy là hương vị gia đình. Tết đoàn viên ngậm ngùi nỗi lòng xa xứ.

Một nỗi đau khác về mặt tinh thần của người Việt sống tại Đức, đó là hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Con đường đi tìm giấc mộng đổi đời đã mang lại nhiều quyền lợi tính bằng tiền cho biết bao gia đình người Việt ở quê nhà. Nhưng cũng từ những chuyến ra đi như thế, đã làm nảy sinh biết bao mối bi

kịch tinh thần trong gia đình họ. Có biết bao gia đình phải tan nát hạnh phúc trong những chuyến di dân kiểu này? Văn xuôi của Nguyễn Văn Thọ đã nhiều lần đề cập đến vấn đề nhức nhối, nhạy cảm này. Ở đó, mỗi nhân vật, mỗi số phận đều có những lí do khác nhau cho sự đổ vỡ về hạnh phúc gia đình của mình. Tuy nhiên, theo nhà văn, có những nguyên nhân cơ bản như sau:

Có những người, khi ra nước ngoài, do chỉ có một thân một mình, cảm thấy cô đơn, lạc loài trước một nền văn hóa xa lạ, nên cần phải tạm gá vào một ai đó để sinh sống, nhất là tình cảnh của các bà các chị. Rồi “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Và "dù yêu chồng con thế nào đi nữa, thì tình yêu, một thực thể tinh thần như một cơ thể sống, ở một vùng đất khác, thêm chất vi lượng khác, đã mọc chồi mới thay thế những ngày hôm qua và, ra hoa kết trái khác." [82;37]. Đó cũng là nguyên nhân khiến gia đình Hùng đổ vỡ. Vợ anh là diễn viên múa thuộc đoàn văn công X, còn anh là cán bộ kĩ sư lâm nghiệp chuyên nghiên cứu phát triển rừng đầu nguồn. Cuộc sống của họ tuy không sung túc nhưng lại rất hạnh phúc dẫu rằng chị không còn khả năng sinh con. Đùng một cái, người vợ được đi xuất khẩu lao động sang Nga. Hùng vẫn biết rằng "cho vợ cho ra nước ngoài kiếm ăn, như có xe đạp Pờ-giô mang ra Bờ Hồ không khoá." [82;31]. Nhưng anh vẫn để vợ ra đi. Rồi cuối cùng khi sự việc vỡ lở, anh hối không kịp. Vợ anh đã ngoại tình. Ban đầu anh không thể nào chấp nhận và lí giải được vì sao sự tạm gá của một người đàn bà vào một ai đó lại "không xảy ra ở quê nhà, một cách đa phần đàn bà đều phản bội lại chồng con như khi họ ra xứ người?" [82;38]. Sau khi đánh vợ và tình nhân của thị, Hùng ra đi như kẻ chạy trốn, không cần nghe bất kì một lời giải thích nào. Điều đó khiến anh mất cân bằng trong cuộc sống. Hùng phẩn chí và căm thù đời, căm thù đàn bà. Hùng đổ lỗi cho sự tan nát gia đình mình là ở đồng tiền. Vì thế anh quyết tâm kiếm tiền bằng mọi giá, mọi nghề, dù là nghề đưa đường bẩn thỉu. Từ nạn nhân, nay Hùng là kẻ gieo tai họa. Có biết bao nhiêu

gia đình tan nát trong những chuyến vượt biên trái phép chỉ vì vợ bị hiếp, chồng bị chém ra từng khúc, mà ai bảo đảm là Hùng không can dự vào? Ai đã làm chia lìa vợ chồng Dũng và Quyên, khiến cho người chồng chết một cách vô tăm tích, người vợ phải sống dở chết dở nơi xứ người, ngoài Hùng? (các nhân vật trên ở trong tiểu thuyết Quyên).

Có người do dâm loạn, khi ở quê nhà dưới sự cương tỏa của dư luận, tập tục của xóm làng khiến bản năng đó không có cơ hội phát tác; khi ra nước ngoài, hiểu văn hóa tình dục Phương Tây theo lối "quạ vào chuồng lợn", lầm tưởng rằng người ta "tự do làm tình tới chẳng có biên giới kỉ cương gì" cho nên "hễ có cơ hội, là tìm cách thỏa mãn dục tính, lắm kẻ bất chấp những điều mà khi còn trong nước, khuôn khổ của đạo đức truyền thống không cho phép." [82;137]. Trường hợp giữa vợ chồng Thị - Phi, trong Quyên cũng vậy. Thị thuộc hạng đàn bà không đẹp lộng lẫy nhưng lại là tuýp người có ma lực với đàn ông. Từ ánh mắt, làn da, mái tóc và dáng đi của Thị đều toát lên một vẻ dâm ô, loạn đảng. Một khi, kẻ nào dính vào thì "đố mà gỡ cho ra". Ở Việt Nam Thị không dám, "có thách kẹo, bố Thị cũng không dám!" Thế mà khi sang Đức chưa đầy một tháng Thị đã cặp bồ. Sang tháng thứ hai Thị lại thay bồ mới. Sáu tháng đầu năm tổng cộng lên đến 3 người. Thị cặp bồ vì hai mục đích: tiền và tình dục. Hai gã trước đều lắm tiền, một tay tơ lụa, một tay là phiên dịch. Cả hai đều cung ứng đủ vật chất cho Thị. Nhưng đến khi thất cơ lỡ vận, ngay tức khắc Thị quay ngoắt, làm mặt lạnh. Tên Y, gã tình nhân thứ ba, tuy không nhiều tiền nhưng lại được cái sung mãn của con đực. Y đã làm Thị thỏa mãn. Nơi đất khách quê người, bản năng tình dục của Thị đã được phát huy cực điểm. Thị bất chấp lời thị phi của thiên hạ. Ngay cả lúc Phi sang, Thị vẫn ngang nhiên đi lại, quan hệ với "cậu em" - Y. Phi dẫu biết, nhưng "thân cô thế cô", hơn nữa anh vốn là người nhu nhược nên bất lực, không làm gì được. Phải nói rằng dục tính và sự thèm khát đồng tiền là mãnh lực ghê

gớm tàn phá nghiêm trọng đạo đức truyền thống, trong đó hạnh phúc gia đình cũng bị cuốn phăng, bị đạp đổ một cách không thương tiếc. Theo lời kể của nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong tiểu thuyết Quyên, một đội công nhân có đến 100 là nữ, chỉ sau ba tháng xa nhà là đã có người yêu gần hết, có thể ăn ngủ với nhau như vợ chồng. Ban đầu là lứa tuổi thanh niên rồi sau đó đến các chị sồn sồn, nạ dòng đã có chồng con cũng “tiến lên” theo các cháu. Và chỉ cần "một năm trôi qua, hầu hết đám đàn bà con gái đều có tình nhân". Số ít ỏi còn lại sống độc thân, vì còn rất nặng nợ với người yêu, chồng con ở Việt Nam, hoặc do có một thần kinh thép. Nếu như câu chuyện nhà văn nghe kể sau đây là đúng sự thật, thì giấc mộng đổi đời là nỗi ám ảnh cho bao kẻ có vợ, con, người yêu đi Tây. "Thời Berlin chưa sập tường, có truyền thuyết kể, từng đoàn tàu chật ních nam giới từ nhiều ngả chạy hướng về một vùng Nam Đông Đức, nơi tập trung ba bốn đội, rặt phái đẹp. Có tới hơn ba ngàn nữ lao động xuất khẩu ở dồn trong khoảnh bốn năm cây số vuông, ven con sông xanh ngắt. Có kẻ nói vống lên rằng, sông Danube xanh, sau hai ngày nghỉ cuối tuần thường chuyển màu trắng xoá, ngầu lên đầy bọt vì tràn ngập tinh trùng, giống má con cháu Lạc Hồng." [82;139].

Cũng có những người do say mê giấc mộng đổi đời ở bên xứ người nên nhắm mắt đưa chân, kiểu như Huệ - tác phẩm Quyên. Huệ cưới chồng chỉ vì tham tiền Việt Kiều. Huệ đâu có ngờ, người mà sau hai tháng làm quen cưới được cô, chỉ được cái mẽ bề ngoài. Hắn là một kẻ làm thuê mạt hạng chứ đâu có phải ông chủ này chủ nọ. Khi phát hiện ra có hối cũng chẳng kịp, cô như "trâu đã buộc cọc", đành chung vai đấu cật với hắn. Khổ nỗi, chồng cô là một thằng khốn nạn: rượu chè, cờ bạc, gái gú, lại còn vũ phu. Cuộc sống thực sự rơi vào bế tắc. Bỏ chồng, gửi con về ngoại, Huệ quyết tâm tìm cách kiếm tiền để đổi đời. Trong bước đường mưu sinh đó, cô đã cặp với một gã chuyên đánh hàng chuyến, nên có tiền gửi về nhà. Tuy nhiên, cô phải trả giá đắt. Gã

tình nhân bị thua lỗ nặng, lại mắc bệnh sida rồi tự tử chết. Huệ cũng không thoát khỏi căn bệnh nan y chết người. Cô chán đời, uống rượu, hút thuốc, ăn cắp ở siêu thị… Cuộc đời Huệ không chỉ rơi vào bi kịch vỡ mộng làm giàu, tan nát gia đình, mà đến tính mạng cũng không giữ nổi. Quả đây là bài học quá đắt cho những kẻ lầm đường lạc lối.

Bi kịch tinh thần của người Việt xa xứ còn được thể hiện ở nguy cơ đứt gãy văn hoá dân tộc. Người Việt dù đi bất cứ nơi đâu cũng đều mang theo bên mình những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha. Nó đã ăn sâu vào máu, vào tiềm thức của người con da vàng tóc đen. Tuy nhiên, đối với nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ, trên bước đường kiếm tìm giấc mộng đổi đời, nhiều khi do hoàn cảnh sống, do sự pha tạp văn hóa ngoại lai, họ đã đánh mất đi chính mình. Hơn ai hết, Nguyễn Văn Thọ là người ý thức rất rõ điều đó. Trong mỗi trang viết của mình nhà văn cứ đau đáu, trăn trở về nguy cơ đứt gãy văn hóa dân tộc. Trước hết, đó là vấn đề đoàn kết trong cộng đồng. Sang xứ người, không biết tại sao người Việt mình cứ tứ tán, xiêu bạt mãi? Nhân vật Phi, trong tiểu thuyết Quyên, đã nhận xét rất có lí: "người Việt ở mọi nơi không đoàn kết, manh mún và chia rẽ". Nếu có, đó cũng chỉ là "những nhóm bạn, cánh hẩu, đồng hương chỉ vài ba, dăm người co cụm lại" hoặc "hàng ngàn người Việt quần tụ trong vài cái Block, cũng chỉ là con số cộng vô nghĩa". Về thực chất "để trở thành cả một trại thống nhất, biết đoàn kết tương trợ nhau thì hoàn toàn không có. Một trại còn khó vậy, nói chi tới người Việt toàn thành phố, toàn nước Đức này." [82;271]. Cho nên họ rơi vào cảnh "mạnh ai nấy sống", "đèn nhà ai, nhà nấy rạng". Một người bạn tù của Phi cũng nhận xét: "cách sống bản năng ấy như các hạt cát rời, không tạo nên sức

Một phần của tài liệu Thân phận người việt xa xứ trong văn xuôi nguyễn văn thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w