1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN NIỆM về cái CHẾT và ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ văn hóa CHO NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY TRONG vấn đề ỨNG xử với cái CHẾT

18 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 359,29 KB

Nội dung

Khảo cứu quan niệm về cái chết của người Việt và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa của người Việt cũng là một cách để chúng ta có cái nhìn thông suốt và ứng xử phù hợp mỗi khi đối

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===================

VŨ THỊ HỒNG DUNG

QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHO NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

TRONG VẤN ĐỀ ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===================

VŨ THỊ HỒNG DUNG

QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHO NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY TRONG VẤN ĐỀ ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT

Chuyên ngành : Triết học

Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS PHẠM QUỲNH

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1.1 Lí do chọn đề tài 3

1.2 Tình hình nghiên cứu 4

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8

1.6 Đóng góp mới của luận văn 9

1.7 Ý nghĩa của luận văn 9

1.8 Kết cấu của luận văn 9

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG NHÂN LOẠI 10

1.1 Quan niệm về cái chết trong lịch sử triết học 10

1.1.1 Quan niệm về cái chết trong triết học phương Tây 10

1.1.2 Quan niệm về cái chết trong triết học phương Đông Error! Bookmark not defined

1.2 Quan niệm về cái chết trong một số tôn giáo lớnError! Bookmark not defined

1.2.1 Quan niệm về cái chết trong đạo KitôError! Bookmark not defined

1.2.2 Quan niệm về cái chết trong đạo PhậtError! Bookmark not defined

1.2.3 Quan niệm về cái chết trong Hồi GiáoError! Bookmark not defined

Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined

Trang 4

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT THẾ ỨNG XỬ CHO NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ CÁI CHẾT THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA Error! Bookmark not defined 2.1 Thái độ và nghi lễ tang ma của người Việt hiện nay trong cách ứng xử với cái chết Error! Bookmark not defined 2.1.1 Thái độ của người Việt trong ứng xử với cái chết Error! Bookmark not defined

2.1.2 Nghi lễ tang ma của người Việt Error! Bookmark not defined 2.2 Một số định hướng cho thế ứng xử của người Việt hiện nay với vấn đề cái chết Error! Bookmark not defined

2.2.1 Cần nhìn nhận cái chết như một hiên tượng tự nhiên, một giai đoạn tất yếu trong chu trình phát triển của đời người, do đó không nên né

tránh hay sợ hãi khi bàn luận về cái chết hay đối mặt với nó Error! Bookmark not defined

2.2.2 Cần hoàn thành trách nhiệm với cuộc sống hàng ngày, đó chính là

thái độ tốt nhất để đối mặt với cái chết Error! Bookmark not defined

2.2.3 Cần phát huy những giá trị truyền thống thông qua nghi lễ tang ma

và khắc phục mê tín hủ tục Error! Bookmark not defined 2.3 Những vấn đề còn đặt ra khi nghiên cứu về cái chết hiện nay

Error! Bookmark not defined

2.3.1 Quan niệm của khoa học hiện đại về cái chếtError! Bookmark not defined

2.3.2 Bàn về quyền được chết và vấn đề an tử ở Việt Nam Error! Bookmark not defined

Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 6

MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người Có một câu

nói rất hay: Đời người như một cuốn sách, điều quan trọng không phải là cuốn sách dài hay ngắn mà ở chỗ cuốn sách đó hay hay dở Vì thế, hãy sống

tích cực, sống trọn vẹn với thời gian, với những gì đang có, sống thật vui vẻ,

có ý nghĩa và hữu ích Hãy nỗ lực làm những gì có ích cho mình và mọi người, phục vụ và cống hiến, để đời sống dù có mong manh, ngắn ngủi cũng trở nên có ý nghĩa và giá trị

Quan niệm về sống và chết, quan niệm về mối liên hệ giữa những người sống và người chết từ lâu đã trở thành đề tài không chỉ được đề cập trong các tôn giáo, tín ngưỡng mà còn xuất hiện trong triết học và một số bộ môn khoa học Bởi suy cho cùng, điều mà tôn giáo, tín ngưỡng và các ngành khoa học hướng đến cũng chỉ để giải quyết vấn đề sống và chết của con người Đã là con người, chắc chắn ai cũng quan tâm đến sự sống và chết của mình Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhắc nhiều đến sự sống, sự tồn tại của mỗi đời người, mỗi xã hội và thường né tránh không bàn đến cái chết, những điều liên quan đến cái chết

Vấn đề sự sống – cái chết đã được vô số học giả khắp thế giới, cả phương Đông, phương Tây, từ xưa đến nay nghiên cứu và đưa ra nhiều kiến giải phong phú Trong văn học phương Tây, nhà soạn kịch thiên tài Shakespeare đã đưa ra một mệnh đề bất hủ “sống hay chết đó mới là vấn đề” Trong triết học phương Tây cổ đại, Platon có tác phẩm nổi tiếng bàn về sự bất tử của linh hồn Ở phương Đông, các nhà tư tưởng thuộc các các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo cũng đưa ra những quan niệm luận bàn về vấn đề sống – chết Một số tôn giáo lớn như đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi cũng góp tiếng nói của mình đưa ra những kiến giải lý thú về sự kiện trọng đại này của con người

Trang 7

Cái chết của một thành viên trong cộng đồng thường gây nên một sự sợ hãi, một nỗi kinh hoàng đối với những thành viên còn lại Chết là một thực tại

bí hiểm bởi không ai còn sống mà có kinh nghiệm về nó được; những gì người ta nói về cuộc sống sau cái chết đều chỉ là niềm tin Khảo cứu quan niệm về cái chết của người Việt và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa của người Việt cũng là một cách để chúng ta có cái nhìn thông suốt và ứng xử phù hợp mỗi khi đối diện với cái chết của ai đó trong cộng đồng

Nhận thức về cái chết và quy phạm hóa cái chết qua các nghi thức lễ tang là một việc cần thiết Bởi, thái độ của người Việt về cái chết và nghi thức tang ma có ảnh hưởng trực tiếp tới từng gia đình và cộng đồng trên nhiều phương diện từ đời sống tình cảm đến kinh tế vật chất Đồng thời, nó tác động đến trật tự xã hội và văn hóa của cộng đồng Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế, xã hội khiến con người được thỏa mãn nhiều nhu cầu của cuộc sống hơn nhưng cũng gặp rất nhiều rủi ro, áp lực khiến cho không ít cá nhân rơi vào bế tắc tự kết thúc cuộc sống Vì vậy, việc nghiên cứu các quan niệm khác nhau về cuộc sống và cái chết có ý nghĩa hiện thực nhân sinh đối với từng cá thể và cộng đồng

Qua những suy tư về cái chết, con người sẽ nhận ra giới hạn của kiếp người, tính bất định của sự sống, qua đó có thể sống tốt hơn, làm lợi cho tha nhân nhiều hơn, và bình thản đón nhận cái chết Với những lí do trên đây,

chúng tôi quyết định lựa chọn: “Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn của mình

1.2 Tình hình nghiên cứu

Triết học về cái chết là mảng đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, đề tài này gần như một mảnh đất bị bỏ trống, nhiều nhà nghiên cứu dường như còn lảng tránh vấn đề này

Trang 8

Nghiên cứu về cái chết, chủ yếu là các công trình của các học giả nước

ngoài Trước hết phải kể đến công trình của Phùng Lô Tường (2010), Triết lý sinh tử Đông Tây, Thích Hoàng Trí dịch, Nxb Phương Đông Tác giả đã tập

hợp những kiến giải Đông Tây kim cổ về sự sống và cái chết của loài người

Công trình củaThích Điền Tâm (2011), Phật giáo sinh tử kỳ thư, Nxb Thời

đại, Hà Nội, góp phần lý giải chân tướng của sự sống và cái chết, giúp độc giả đối diện với cái chết với hơn 200 đồ hình miêu tả về quá trình trước và sau lúc

lâm chung Công trình của Sogyal Rinpoche (2013), Tạng Thư Sống Chết,

Thích Nữ Trí Hải dịch, Nxb Hồng Đức– Sách Bàn Về Sự Sống Và Cái Chết, trong tác phẩm này, Sogyal Rinpoche tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết Tác giả có khuynh hướng nghĩ đến

sự chết không phải là một cái gì đó hoàn toàn chấm dứt Tuy vậy, cái chết không thể biết trước vì ta không biết được khi nào cái chết đến, và mình sẽ chết như thế nào Bởi thế, tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi

cái chết thực sự xảy ra

Ngoài ra còn có một số công trình cũng đề cập đến vấn đề cái chết của

các tác giả: Francoise Dastur (2013), Sao lại là cái chết, Đăng Ngọc dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội; K Sri Dhammananda (2007), Chết có thật đáng sợ không, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh; Emmanuelle Huisman – Perrin (2013), Cái chết giải thích cho con, Đỗ Thị Minh Nguyệt dịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng) (2004), Sống hạnh phúc chết bình an, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Tống Đạo Nguyên (2011), Đạo giáo sinh tử

kỳ thư, Cổ Đồ Thư dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội; Arthur Schopenhauer (2006), Siêu hình tình yêu – siêu hình sự chết, Hoàng Thiên Nguyễn dịch, Nxb Văn học, Hà Nội; Tulku Thondup (2010), Chết an bình tái sinh hỷ lạc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

Trang 9

Như vậy, có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu về cái chết của các học giả nước ngoài khá đồ sộ Những công trình này đã bàn luận, lý giải

đề tài cái chết dưới rất nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Một số tác phẩm đi vào khái quát, khảo cứu quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng Một số công trình lại triển khai theo hướng mô tả cái chết trong tương quan với sự sống Một số tác phẩm khác lại đưa ra những suy tư, kiến giải về ý nghĩa của cái chết Nhưng nhìn chung, hầu hết các tác phẩm chưa có sự gắn kết giữa quan niệm về cái chết với định hướng giá trị văn hóa

Như trên đã khẳng định, trái ngược với tình hình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam hầu như chưa xuất hiện tác phẩm chuyên khảo nào về đề tài cái chết Cái chết mới chỉ được nhắc đến với tư cách là một trong những yếu

tố củavăn hóa xuất hiện trong những công trình nghiên cứu về văn hóa của Trần Ngọc Thêm, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính

Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam củaTrần Ngọc

Thêm do nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997 ta thấy với các tri thức, các dữ kiện tổng hợp từ rất nhiều công trình đông tây kim cổ thuô ̣c nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau , bằng phương pháp cấu trúc - loại hình, tác giả đã xâu chuỗi các sự kiện thành một bức tranh tổng quan về văn hóa Việt Nam Đi vào các yếu tố văn hóa, tác giả tập trung khảo cứu lĩnh vực văn hóa nhâ ̣n thức dựa trên cơ sở triết lý âm dương , mô hình tam tài , ngũ hành của phương Nam (trong đó có Viê ̣t Nam ) tác giả đã chỉ ra nh ững nét đặc trưng trong văn hóa tổ chức cộng đồng của người Việt mà cụ thể là phong tục tang ma thấm nhuần rất sâu sắc tinh thần triết lý âm dương Ngũ hành phương Nam

Đào Duy Anh vớiViệt Nam văn hóa sử cương (2000), Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội đã trình bày khá toàn diện những nội dung của lịch sử văn hoá Việt Nam, giúp người đọc hình dung được diện mạo của văn hoá dân tộc

Trang 10

Trong đó, ông đã đề cập đến tang chế, tang phục và đưa ra những luận giải trong tập tục về việc tang của người Việt

Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (2011), Nxb Văn học, Hà Nội là

một công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tinh thần phản biện về thuần phong

mỹ tục của Việt Nam Trong tác phẩm này, tác giả cũng đề cập đến vấn đề tang ma, cải táng và việc hiếu của người Việt, coi đó như một trong những phong tục tập quán thể hiện được bản sắc văn hóa Việt Nam

Bên cạnh những công trình văn hóa đề cập đến cái chết với tư cách là một yếu tố văn hóa, khai thác đề tài cái chết ở khía cạnh phong tục tập quán ở nước ta còn có các văn bản về những quy chế của nhà nước về nghi lễ tang

ma Đó là các văn bản như Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày

21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp

sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị định 105/2012/NĐ-CPVề tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị 27 –CT/TW của Bộ

chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ Như vậy, có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu về đề tài cái chết ở Việt Nam còn ít ỏi Những công trình nghiên cứu về đề tài này mới chỉ khai thác khía cạnh bề mặt chẳng hạn như về nghi thức, tang lễ Các công trình nghiên cứu về đề tài cái chết đặt dưới góc độ triết học và định hướng giá trị văn hóa hầu như chưa xuất hiện (Và cũng do hạn chế về mặt nhận thức mà bản thân tác giả chưa được tiếp cận với bất kỳ công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến đề tài mà tác giả đã chọn) Do đó, khảo cứu quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt Nam hiện nay trong vấn

đề ứng xử với cái chết thiết nghĩ là một việc làm cần thiết Qua việc tìm hiểu quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, ở Việt Nam

Trang 11

nói riêng để có thể khẳng định cái chết là một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên của đời sống con người và cũng là một thành tố không thể thiếu của văn hóa Do vậy, luận văn nghiên cứu về cái chết, từ những quan niệm của con người về cái chết mong muốn đưa ra một vài những ý kiến mang tính định hướng cho người Việt trong vấn đề ứng xử với cái chết

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Làm rõ quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung

và ở Việt Nam nói riêng, từ đó góp phần khẳng định giá trị của những quan niệm này đối với ứng xử của con người Việt Nam hiện nay với cái chết và cuộc sống

Nhiệm vụ

- Nghiên cứu quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại

- Nghiên cứu quan niệm và cách ứng xử của người Việt với vấn đề cái chết và đề xuất thế ứng xử cho con người Việt Nam hiện nay về vấn đề cái chết theo định hướng giá trị văn hoá

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm về cái chết trong lịch sử

tư tưởng nhân loại nói chung, ở Việt Nam nói riêng và cách người Việt Nam ứng xử với cái chết

Phạm vi nghiên cứu củaluận văn tập trung khảo cứu trong lịch sử triết

học phương Đông và phương Tây, trong một số tôn giáo lớn và phong tục tang ma ở Việt Nam

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu lịch sử triết học đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu

Trang 12

như: phương pháp nghiên cứu văn bản, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử

và logic…

1.6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn trình bày một cách có hệ thống và chi tiết quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại và đưa ra một số đề xuất về thế ứng xử cho con người Việt Nam hiện nay đối với vấn đề cái chết

1.7 Ý nghĩa của luận văn

Thông qua việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quan niệm về cái chết trong lịch sử triết học, tôn giáo và ở Việt Nam luận văn giúp chúng ta

có một cái nhìn đầy đủ, đa chiều hơn về vấn đề luôn đi liền với cuộc sống của con người, đó là cái chết, đồng thời luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề trên

1.8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

có kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết

Ngày đăng: 09/09/2016, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w