Các tác giả hải ngoại không chỉ có ưu thế khi tiếp cận hiện thực tha hương bởi cảm thức về thân phận, nỗi khao khát bộc lộ gốc rễ của mình chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với những người xa q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THU TRANG
THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VĂN HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THU TRANG
THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VĂN HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.01.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÝ HOÀI THU
Trang 3Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Em xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới PGS TS Lý Hoài Thu, người
đã hướng dẫn em thực hiện luận văn này bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành
và nghiêm túc
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy em, trang bị cho em những nền tảng kiến thức bổ ích, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài
Và xin cám ơn sự động viên, quan tâm giúp đỡ của những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua
Với trình độ và kiến văn còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm đến vấn đề được thực hiện trong luận văn Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, …… tháng …….năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.LÝDOCHỌNĐỀTÀI 1
2.LỊCHSỬVẤNĐỀ 3
3.ĐỐITƯỢNG,PHẠMVINGHIÊNCỨU 7
4.MỤCĐÍCH,ÝNGHĨALUẬNVĂN 8
5.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 8
6.CẤUTRÚCLUẬNVĂN 9
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ DÒNG VĂN HỌC HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI 10
1.1.VẤNĐỀTHÂNPHẬNCONNGƯỜIVÀNGƯỜIVIỆTDIDÂN 10
1.1.1 Vấn đề thân phận con người trong văn học 10
1.1.2 Vấn đề người Việt di dân 11
1.2.CHỦĐỀTHÂNPHẬNTHAHƯƠNG–MỘTSỐTÁCPHẨMCHỌN LỌC 17 1.2.1 Chủ đề thân phận tha hương trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại 17
1.2.2 Một số tác phẩm chọn lựa 19
CHƯƠNG 2: THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG THẾ GIỚI XA LẠ 23
2.1.THÂNPHẬNTHAHƯƠNGTRONGTHẾGIỚIXALẠ 23
2.1.1 Thế giới xa lạ đầy bất trắc 23
2.1.1.1 Xa lạ nơi đất khách 23
2.1.1.2 Xa lạ với quê hương và những người đồng hương 29
2.1.1.3 Xa lạ trong chính gia đình mình 31
2.1.2 Những thân phận tha hương 35
2.1.2.1 Con người cô đơn 35
2.1.2.2 Con người vô danh 38
2.1.2.3 Con người vô phương hướng 43
2.1.2.4 Con người vô vị, vô cảm 45
Trang 52.2.1 Giải thoát bằng tư tưởng 47
2.2.2 Giải thoát bằng hành động 52
2.3.BẢNTÍNHNGƯỜIVIỆTNƠIĐẤTKHÁCHTHAHƯƠNG 55
2.3.1 Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 55
2.3.2 Trong cuộc sống mưu sinh 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THUỘC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 60
3.1.NGHỆTHUẬTXÂYDỰNGNHÂNVẬT 62
3.1.1 Những cách tân từ truyền thống 62
3.1.2 Tiếp cận nhân vật với bút pháp hiện đại 64
3.1.2.1 Xây dựng nhân vật vắng mặt 64
3.1.2.2 Xây dựng nhân vật qua những mảnh vụn tâm lý rời rạc 66 3.2.ĐIỂMNHÌNVÀNGƯỜIKỂCHUYỆN 67
3.2.1 Đa dạng hóa điểm nhìn và sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt 68
3.2.2 Trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn phức hợp 75
3.3.NGÔNNGỮ 77
3.3.1 Ngôn ngữ dòng ý thức, độc thoại nội tâm 77
3.3.2 Ngôn ngữ tỉnh lược, giản lược đối thoại 79
3.4.KHÔNGGIAN–THỜIGIAN 81
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
A.TÁCPHẨM 91
B.SÁCHGIÁOTRÌNH 91
C.BÀIBÁO,TẠPCHÍ 91
D.KHÓALUẬN,LUẬNVĂN 94
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝDOCHỌNĐỀTÀI
Ưu tư về thân phận con người là đề tài muôn thuở của các nền văn hóa
và là đích đến của văn học mọi thời đại Những tác phẩm kinh điển thế giới
đều xoay quanh thân phận người đã minh chứng hùng hồn điều đó Chúng
như những viên ngọc trường tồn qua lớp bụi thời gian, càng ngày càng trở nên
sáng rõ Hơn thế nữa, một chặng dài văn học đã qua cho thấy mỗi thời kỳ,
mỗi đất nước, mỗi tác giả lại tiếp cận vấn đề nhân bản này trên các phương
diện khác nhau, phản ánh và chịu sự chi phối của không gian xã hội, văn
hóa mà ở đó trung tâm luôn là con người Nói như Mac – xim Goorki Văn
học là nhân học - chính giá trị nhân bản – viết về con người và vì con người
là nhân tố làm nên sức sống xuyên mọi thời đại, mọi nền văn hóa của bất cứ
một thành công nghệ thuật nào
Thân phận về con người – về người Việt di dân ra nước ngoài sau năm
1975 cũng chính là tư tưởng chủ đạo của dòng văn học hải ngoại đương đại
Dòng văn chương được khởi sự từ phía ngoài hai môi trường – hai nền văn
hóa hoàn toàn khác nhau, từ tâm tư những thế hệ sinh trưởng trong thập niên
60 của thế kỷ trước – thế hệ trẻ cuối cùng đã sinh ra trong chiến tranh, đã
mang trong mình một phần ký ức về đất nước Vậy nên, hơn ai hết những con
người tha hương ấy cảm nhận sâu sắc về nỗi đau tâm trạng của những con
người, vì nhiều hoàn cảnh đã đột ngột bị bứng ra khỏi đất nước như cây non
chưa đủ rễ đã bị nhổ bật khỏi đất mẹ
Các tác giả hải ngoại không chỉ có ưu thế khi tiếp cận hiện thực tha
hương bởi cảm thức về thân phận, nỗi khao khát bộc lộ gốc rễ của mình chỉ
có ý nghĩa sâu sắc đối với những người xa quê/ mất quê (nhà văn sống trong
xứ sở không thể có tâm trạng dằn vặt đến quay quắt như thế), mà những nhà
Trang 7văn lưỡng biên, lưỡng quốc tịch ấy còn có cái nhìn khách quan, bớt định kiến
hơn trước mọi vấn đề xảy ra tác động tới tính cách, tâm hồn người Việt Bên
cạnh những giá trị về nội dung, nói đến dòng văn học hải ngoại, ta không thể
không nhắc đến những sáng tạo, cách tân nghệ thuật, với vai trò là phương
thức, công cụ để các tác giả đi sâu khám phá vào thế giới bên trong của thân
phận con người Yếu tố khách quan làm nên thành công ấy là các tác giả có
thể điềm tĩnh hơn, có môi trường thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận những
cách tân nghệ thuật phương Tây Luận văn của chúng tôi sẽ đề cập tới những
cách tân nghệ thuật đó trên hai vai trò: là cơ sở lý luận (giữ vai trò như bầu
khí quyển) chi phối sâu sắc đến tác giả và nội dung phản ánh của tác phẩm; và
là cách tân nghệ thuật phù hợp với sự phát triển chung của dòng văn học Việt
Nam hiện đại trong nước, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi
của tâm lý xã hội và thị hiếu thưởng thức nghệ thuật giàu tính trí tuệ của độc
giả Nói cách khác, những cách tân nghệ thuật của văn học không xa rời mục
đích cốt lõi là nhằm đi sâu khám phá con người, song lại được thể hiện dưới
một hình thức khác, và với toàn chương 3, chúng tôi sẽ góp phần chứng minh
sự thay đổi nghệ thuật này đã và đang khẳng định sự thành công nhất định
trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng
Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, một trong những cây bút hàng đầu
của văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và
Mỹ, cho rằng “ …một tác phẩm viết bằng tiếng Việt, dù của bất cứ ai, viết bất
cứ ở đâu, vào bất cứ thời gian nào, miễn là nó hay, thì đều là tài sản chung
của dân tộc Việt Nam Những người Việt Nam ở nước ngoài trong mấy chục
năm qua đã hoàn thành một khối lượng văn học không thể phủ nhận được Đó
là một bộ phận của văn học Việt Nam hiện đại, và điều này chẳng có gì phải
bàn cãi Cùng với văn học trong nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo
Trang 8Tính phổ quát của cảm hứng thân phận và sự đón nhận luồng văn học
hải ngoại của độc giả Việt Nam những năm gần đây là lý do chính khiến
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thân phận người Việt qua một số tiểu
thuyết hải ngoại đương đại Sự đón nhận này không chỉ được thể hiện ở
những giải thưởng lớn, ở sự đón nhận của bạn đọc mà còn ở sự giao thoa, mở
rộng những cách tân nghệ thuật của văn học hải ngoại và nền văn học đương
đại trong nước
2 LỊCHSỬVẤNĐỀ
Lịch sử vấn đề được chúng tôi tiếp cận trên hai phương diện, xuất phát
từ vấn đề con người/ thân phận con người trong văn học và từ dòng văn học
hải ngoại Hai vấn đề - khi được đặt tách bạch nhau đã được nhắc đến, được
nghiên cứu trong khá nhiều bài viết khác nhau
Trước hết, con người/ thân phận con người là một hướng tiếp cận
không hề mới, và ở mỗi thời kỳ văn học, mỗi tác giả, thậm chí mỗi tác phẩm
có thể xoay quanh nhiều bài viết liên quan đến vấn đề con người Con người
là đối tượng chủ yếu của văn học Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc
đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người Mặt khác,
quan niệm nghệ thuật về con người quyết định đến việc miêu tả, thể hiện chủ
đề, nhân vật, ngôn ngữ… và nhất là biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể
Chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm con
người và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ văn học trước đây Từ thời trung
đại, có bài Con người cá nhân trong văn học Việt Nam Thế kỷ XVIII của Trần
Đình Sử, cùng rất nhiều bài viết về thân phận con người/ thân phận người phụ
nữ ở các tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du (bài của Nguyễn
Hiến Lê), Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…
Đến văn học trước 1975, bối cảnh xã hội thay đổi nhiều, con người bị
Trang 9mạng Lê Dục Tú có công trình Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người và
những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 (bộ phận văn học cách mạng) Đồng tác giả Nguyễn Hải Hà,
Nguyễn Thị Bình ra mắt cuốn Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám Tiếp đến, trong bài viết Mấy vấn đề
trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đình Sử
nhận định con người trong văn học mất dần tính nguyên phiến sử thi mà hiện
ra chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức Ở bài Con người
trong văn học Việt Nam sau 1945, tác giả đã nhận định năm 1986 các vấn đề
của văn học tiền Đổi mới, con người tập thể của văn học cách mạng trước đó
nhường chỗ cho sự manh nha, lớn dậy và lên ngôi của con người cá nhân của
thời kỳ Đổi mới
Sau 1975, sự cởi trói tư tưởng cho văn học thời kỳ Đổi mới đã tạo nên
những thay đổi căn bản trong tư duy nghệ thuật về con người ở hầu khắp các
tác giả Con người cá nhân hậu chiến tranh với những uẩn khúc, suy tư… đến
đây mới được giải tỏa sau bao năm vui, buồn… theo nỗi niềm chung của cả
dân tộc Hơn thế nữa, quá trình tiếp xúc giao lưu với các thành tựu văn học
hiện đại phương Tây trong bầu không khí cởi mở, dân chủ của văn học… là
yếu tố khách quan chi phối lớn đến cảm quan, cái nhìn của nhiều tác giả,
nhiều nhà nghiên cứu trong nước Một số bài viết tiêu biểu giai đoạn này có
thể kể đến như: Bài viết của Lê Ngọc Trà về Vấn đề con người trong văn học
khẳng định: Văn học là sự thật về con người Huỳnh Như Phương với Văn
xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học Bùi Việt Thắng trong
Tạp chí Văn học số 6/1991 qua bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm con
người lý giải tính chất áp sát tới cuộc sống và con người của văn học trong đó
Trang 10nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới ở Tạp chí Văn học số 9/2001
đã nêu ra vấn đề con người trong thế tương quan so sánh, qua đó khẳng định
cái mới trong việc thể hiện con người Ngoài ra có một số luận án, trong quá
trình nghiên cứu đã xem quan niệm con người là tư duy nghệ thuật có tác
động trực tiếp đến sự thay đổi của tư duy văn học, là chìa khóa vạn năng mở
cánh cửa khám phá các hình tượng văn học như Nguyễn Thị Bình với Văn
xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nguyễn Văn Kha – Đổi
mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000 Mai Hải
Oanh năm 2007 với đề tài Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam giai đoạn 1986 – 2006, Trần Thị Mai Nhân năm 2008 có Những đổi mới
trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2000, Hoàng Cẩm Giang với Cấu trúc
thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI; gần đây có Nguyễn Thị Việt
Nga năm 2012 với Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền
Nam 1954 – 1975 và Nguyễn Thị Kim Tiến có Con người trong tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ đổi mới…
Tựu chung lại, các công trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm
của văn học là con người – mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu
hiện mới của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ Vấn đề về con người trong
văn học được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều bình diện, qua đó phần nào
cho thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở những chuyển biến
trong quan niệm nghệ thuật về con người Văn học mỗi thời kỳ lại gắn với
từng bối cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế… khác nhau, đòi hỏi mỗi nhà văn cần
có sự linh hoạt trong cái nhìn mới có thể khai thác nhiều góc độ, chiều hướng
để đi sâu đến tận cùng cái con người đầy phức tạp của đời sống hiện đại
Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề Thân phận con người, chúng tôi
nhận thấy các công trình nghiên cứu thường dựa trên những quan điểm mỹ
học, triết học về thân phận làm cơ sở lý luận nghiên cứu của mình, ví như từ
Trang 11khái niệm vô ngã, hữu ngã của Phật giáo đến con người phi ngã, bản ngã
trong văn học Việt Nam trung đại… Tuy nhiên, chưa ai đặt nền tảng từ môi
trường văn hóa tách bạch của văn học hải ngoại đã chi phối đến cảm quan
thân phận con người như thế nào
Mặt khác, xuất phát từ hướng tiếp cận của dòng văn học hải ngoại,
chúng tôi nhận thấy đây là luồng gió mới không chỉ thu hút nhiều độc giả mà
còn là đề tài tìm hiểu của giới phê bình Đặc biệt, nhiều tác phẩm còn giành
được những giải thưởng uy tín của Hội Nhà văn Việt Nam đã cho thấy sự cởi
mở của nền văn học trong nước coi văn học hải ngoại như một bộ phận cấu
thành không thể thiếu Tuy nhiên, hầu hết các bài viết mới dừng lại ở những
tìm tòi trên một vài phương diện nhỏ, được đăng tự do trên mạng Internet, và
chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu Thông qua các bài điểm
sách, những phê bình ngắn gọn trên kênh phương tiện năng động này, ta có
thể thấy phần nào sự quan tâm theo dõi của độc giả trong nước đối với nhóm
các tác phẩm này Vô số các đề tài có thể được triển khai từ một tác phẩm
Chinatown của nhà văn Thuận như: Hoàng Nguyễn với Đôi nét về thi pháp và
kết cấu của Chinatown (http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van),
Đoàn Cầm Thi với I'm yellow: khoái cảm văn bản – Đọc Chinatown của
Thuận (http://www.tienve.org/home/literature) hay Ngô Thị Kim Cúc với Bí
ẩn cuối cùng là Chinatown (http://vietbao.vn/)
Các bài báo phóng sự đã có nhiều hướng tiếp cận nhất định, song theo
khảo sát của chúng tôi, những công trình nghiên cứu về dòng văn học này còn
khá ít ỏi Một số tiếp cận bước đầu về văn học hải ngoại được chúng tôi tham
khảo cũng mới đi sâu nghiên cứu dòng văn học này trên các phương diện
nghệ thuật biểu hiện, như các luận văn của Vũ Thị Hạnh về Nghệ thuật tự sự
trong Tiểu thuyết của nhà văn Thuận, Lê Thị Hoàng Anh về Tiểu thuyết của
Trang 12Vấn đề thân phận con người và nền văn học hải ngoại như một bộ phận
của dòng văn học Việt Nam đương đại đã và đang nhận được sự quan tâm
nghiên cứu ở nhiều mức độ Tiếp nối và kế thừa mối quan tâm trên hai vấn đề
này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Thân phận người Việt trong tiểu
thuyết hải ngoại đương đại Tái hiện một cách hệ thống những bi kịch, những
thân phận người Việt nơi xứ lạ, luận văn hy vọng sẽ vẽ nên một phần bức
tranh đời sống về đồng bào ta nơi xa xứ Đồng thời, chúng tôi cho rằng chính
đề tài chung về thân phận tha hương này đã tạo nên khả năng đồng cảm sâu
rộng của dòng văn học này trong bối cảnh chung của văn học Việt Nam
đương đại
3 ĐỐITƯỢNG,PHẠMVINGHIÊNCỨU
* Đối tượng:
Những vấn đề về thân phận con người
Cảm quan riêng làm nên thành công của các nhà văn hải ngoại khi viết
về thân phận người Việt tha hương
Những cách tân của tiểu thuyết truyền thống làm nên diện mạo của nền
văn học hải ngoại trong đời sống văn học Việt Nam đương đại
* Phạm vi nghiên cứu:
Trong giới hạn của luận văn, tôi chỉ xin lựa chọn phạm vi nghiên cứu
đề tài của mình trong 5 cuốn tiểu thuyết của các nhà văn hải ngoại được viết
bằng Tiếng Việt, đó là Chinatown và Paris 11 tháng 8 của Đoàn Ánh Thuận,
Quyên của Nguyễn Văn Thọ, Tìm trong nỗi nhớ của Lê Ngọc Mai, Và khi tro
bụi của Đoàn Minh Phượng
Đây đều là những tác phẩm đạt được những thành công đáng kể tại Việt
Nam và cùng mang tư tưởng chủ đạo về thân phận người Việt tha hương
Trang 134 MỤCĐÍCH,ÝNGHĨALUẬNVĂN
Góp phần khẳng định giá trị nhân bản của văn học – đích đến cuối cùng
của văn học mọi thời đại chính là thân phận con người
Tiếp cận mang tính bước đầu về dòng văn học hải ngoại, như một mạch
nguồn trong dòng chảy chung nền văn học Việt Nam đương đại
Định hướng cái nhìn về thân phận người Việt hải ngoại – một thế giới
đầy bi kịch, khác hẳn với vẻ bề ngoài xa hoa của xã hội Tây phương
5 PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Để thực hiện đề tài, luận văn của chúng tôi đã sử dụng những phương
pháp chính sau đây:
- Phương pháp cấu trúc: Phân tích tác phẩm như một hệ thống các yếu
tố, từ đó thấy được chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố ấy với nhau
Phương pháp này có vai trò quan trọng làm rõ được những đặc trưng về nghệ
thuật (điểm nhìn, người kể chuyện, ngôn ngữ, không gian – thời gian ) gắn
kết với việc biểu đạt nội dung như thế nào
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp thống kê
giúp chúng tôi khảo sát, tìm hiểu tần số xuất hiện, sự biểu hiện của những yếu
tố có ý nghĩa quyết định, từ đó chỉ ra được những đặc tính là bản chất vấn đề
Một số thống kê mà chúng tôi chỉ ra trong luận văn, nhất là ở chương 2: làm
rõ những biểu hiện của bi kịch thân phận tha hương đã cho thấy vai trò hữu
ích của cách thức này
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi
khảo sát, phân tích các phương diện nghệ thuật biểu đạt nội dung như điểm
nhìn, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu một cách hệ thống
Trang 14sáng rõ những yếu tố kế thừa cũng như cách tân về hình tượng biểu đạt nội
dung, và đặc biệt là về nghệ thuật tự sự
- Phương pháp liên ngành văn hóa- văn học: Nhìn nhận, đánh giá nền
văn học hải ngoại, trước hết chúng tôi cần có những hiểu biết căn bản từ bối
cảnh xã hội đến văn hóa, chính trị không chỉ của tác giả mà còn của các
nhân vật trong đó Đó chính là nền tảng giúp chúng tôi đi sâu khám phá bi
kịch thân phận của những kiếp người bị tách ra khỏi cội rễ văn hóa của mình
và hòa nhập một cách không đơn giản với văn hóa nơi xứ lạ
6 CẤUTRÚCLUẬNVĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm
3 chương:
Chương 1: Vấn đề thân phận con người và dòng văn học hải ngoại
đương đại
Chương 2: Thân phận người Việt trong thế giới xa lạ
Chương 3: Một số vấn đề thuộc phương thức biểu hiện
Trang 15CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ DÒNG VĂN
HỌC HẢI NGOẠI ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 VẤNĐỀTHÂNPHẬNCONNGƯỜIVÀNGƯỜIVIỆTDIDÂN
1.1.1 Vấn đề thân phận con người trong văn học
Thân phận được hiểu với nghĩa là số phận của nghịch cảnh, trớ trêu,
thiếu may mắn; một thứ định mệnh mà dẫu cố gắng vẫy vùng, con người cũng
không thể thoát ra được
Một nền văn học bắt đầu trưởng thành là khi nó quan tâm đến vấn đề
thân phận Nếu không nó chỉ đang hiện tồn ở dạng văn sử triết bất phân
Vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, là vấn đề cốt
lõi của các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… Trong văn học con
người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo
Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về
con người Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật người nhưng nó
luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh Có như vậy, văn học mới làm cho
con người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng,
phong phú, từng trải và hiểu biết hơn
Quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học
vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó Chừng nào chưa có sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống
khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu Điều này
chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng,
đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người
Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận
như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan
Trang 16hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới nó Vì vậy quan niệm nghệ
thuật về con người trong văn học cũng sẽ khác với quan niệm về con người
trong các hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, đạo đức học, tôn giáo…
Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn
học, chúng ta cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn
trong từng giai đoạn, từng thời kỳ Trong thực tế sáng tác và tiếp nhận văn
học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ riêng mình và người
tiếp nhận cũng dễ dàng nhận ra Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm nghệ
thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn về
việc miêu tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con
người, đã được người nghệ sĩ cụ thể hóa trong các kiểu nhân vật
Một nền văn học mang tầm vóc, chiều sâu và ý nghĩa chẳng những phụ
thuộc vào lý tưởng và mục đích phục vụ của nó, mà còn phụ thuộc vào cách
hiểu biết, tiếp cận, sáng tạo nên hình tượng con người trong nó Mỗi một thời
đại, một giai đoạn văn học có cách quan niệm, thể hiện con người khác nhau
Thực chất, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chính là quá trình
vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm lịch sử,
xã hội Nói cách khác, việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là
nguyên nhân chi phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn học
1.1.2 Vấn đề người Việt di dân
Di dân là hiện tượng một hay nhiều nhóm người tỏa đi các vùng đất
khác, kéo theo sự phổ biến, du nhập các tư tưởng văn hóa, tập quán kỹ
thuật… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những cuộc di dân, có thể do chủ
động hoặc bị động Trong phạm vi của đề tài, luận văn chủ yếu hướng tới
nhóm bộ phận di dân tới các nước Đông Âu, Liên Xô, Pháp , học tập, tìm cơ
Trang 17hội đổi đời, hay lao động hết hạn không trở về Tổ quốc
Lịch sử di tản của người Việt Nam đến các nước khác mà từ đó đã hình
thành cộng đồng của người Việt Nam ở nước ngoài, tính đến này đã gần một
thế kỷ Việc người Việt Nam lưu vong trên thế giới đã diễn ra qua một số đợt
và gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể Trước năm 1975, người Việt
Nam chỉ mới lẻ tẻ di trú ở một vài nước Những di dân đầu tiên dời khỏi nước
Việt Nam hồi còn là thuộc địa chủ yếu sinh cơ lập nghiệp ở Pháp với số lượng
không lớn Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ yếu vào những năm
1960-1970, các nhóm sinh viên từ miền Nam Việt Nam đến học ở Mỹ,
Canada, Nhật, Ý và các nước tư bản khác theo kế hoạch trao đổi hoặc theo
học bổng cũng như bằng tiền riêng của cá nhân Một số sinh viên đã vĩnh viễn
ở lại tại các nước đó Hiện nay một số lượng người Việt Nam đông nhất – gần
một triệu người – đang sinh sống ở Mỹ Xứ sở này được coi là một ví dụ về
sự phát triển xã hội đa chủng tộc theo kiểu di trú Trong số các nhóm tộc
người vốn là bộ phận cấu thành của Hợp chủng quốc Hoa kỳ hiện nay, người
Việt Nam là một trong số những nhóm tộc người trẻ nhất Sự hình thành của
nhóm này bắt đầu từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, và gắn liền với
một số đợt lưu vong chủ yếu từ các vùng ở miền Nam Việt Nam
Thời kỳ những năm 1975-1980 gắn liền với việc khởi đầu gây dựng
văn học của những người di tản Việt Nam ở nơi đất khách quê người Trong
những năm đầu tiên định cư trên đất Mỹ (1975-1979), hoài niệm đã trở thành
chủ đề chính trong nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam mà nét nổi bật là
nỗi đau ly tán với quê hương xứ sở, sự cô đơn và sự vô vọng đối với tương
lai Do những điều kiện khách quan của những năm đầu lưu vong, khi việc ra
báo định kỳ và hơn nữa, việc xuất bản sách mới chỉ có những bước đi đầu tiên
Trang 18phép thực hiện một cách kịp thời nhất một nhiệm vụ khó khăn là thông báo
cho những người đồng hương xa xứ về nỗi đau khôn nguôi của mình đối với
cố hương
Thời kỳ thứ ba (1982-1990) đánh dấu những cơ sở vững chắc cho sự
phát triển tương đối ổn định của văn học Việt Nam ở hải ngoại Đây là thời kỳ
thuận lợi nhất và có kết quả nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hải ngoại
Vào những năm đó số lượng tiểu thuyết được công bố còn ít Truyền thống
của tiểu thuyết (theo cách hiểu của Châu Âu về thể loại này) trong văn học
Việt Nam còn khá non trẻ Rõ ràng là để viết được những tác phẩm có quy mô
tiểu thuyết không chỉ cần có tài năng mà rất cần ở kinh nghiệm sống phong
phú, do đó, nhiều nhà văn hải ngoại có thể bộc lộ mình rõ nét nhất trong các
tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ Theo logic đó, thể loại truyện ngắn đã trở thành thể
loại dẫn đầu trong văn học Việt Nam ở hải ngoại
Thời kỳ thứ tư (1990-1995) nhịp độ phát triển văn học Việt Nam ở Mỹ
đã chậm lại và ngày càng ít những tác giả mới xuất hiện, ngày càng ít những
tác phẩm hay và có giá trị về mặt nghệ thuật được công bố Trong giới báo chí
hải ngoại, vấn đề về tình trạng đình đốn trong đời sống văn học nghệ
thuật của cộng đồng người Việt ở hải ngoại được bàn luận sôi nổi
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, văn học hải ngoại đã không ngừng vận
động với nhịp sống sôi động trở lại
Dừng lại cụ thể hơn ở giai đoạn sau năm 1975, khi những luồng di dân
người Việt xuất hiện ngày càng đông đảo, hình thành nên những cộng đồng
người Việt Số liệu lịch sử cho thấy sau tháng tư năm 1975, hơn 150 000
người di dân; sau năm 1979 có tới gần 2 triệu người di dân sang các nước
Liên Xô, Đông Âu, Pháp… Lý giải phong trào tha hương ra nước ngoài của
người Việt có nhiều ý kiến đồng quan điểm cho rằng, một phần lớn coi đây là
Trang 19cơ hội ngàn vàng để đổi đời, để thăng tiến – do chính sách tiếp nhận người tị
nạn Đông Dương của thế giới… Không bao lâu sau đó, đại đa số những người
tỵ nạn này đã trở thành những công dân tốt trong xã hội mới
Đôi nét khái quát trên đây giúp chúng tôi có thể hình dung tổng quan về
một không gian tha hương – nơi các nhân vật vật lộn với cuộc sống và trải
qua muôn vàn bi kịch trước khi đi sâu vào các tác phẩm cụ thể Hơn thế nữa,
hoàn cảnh thời đại đó đã phần nào lý giải vì sao trong những thân phận tha
hương ấy, người phụ nữ lại thường là đối tượng trung tâm mà các tác giả tập
trung thể hiện Không phải chỉ bởi phái nữ vốn mỏng manh, yếu đuối nên
trước những cơn bão táp nghiệt ngã nơi xứ người, họ là những người cảm
nhận thấm thía hơn bao giờ hết nỗi đau thân phận, mà còn bởi trong hoàn
cảnh đặc biệt đó, phụ nữ Việt còn gánh vác trên mình những trọng trách, hy
sinh lớn hơn bội phần, họ dễ thích nghi hơn song cũng lại chịu nhiều thiệt thòi
hơn nam giới
Tìm hiểu về bối cảnh sinh tồn của những nhóm người Việt di dân cho
phép ta mở dần cánh cửa khám phá vào những góc khuất tâm trạng, những
mối quan tâm, trăn trở được quy định phần nào bởi chỗ đứng, bởi thế hệ di tản
của họ Nếu phần lớn dân tị nạn thuộc đợt thứ nhất gồm những người có mối
quan hệ nhất định với nước sở tại thì những người ở đợt di tản thứ hai phải tự
tìm cách dời khỏi Việt Nam Sau khi đến một quốc gia nào đó ở Đông Nam
Á, họ phải chờ đợi khá lâu để nước thứ ba cho phép họ chuyển đến Quy chế
ấy của người tị nạn cũng như việc có được nó đã gây ra ở họ một cú sốc tinh
thần sâu sắc
Đa số những người di tản thuộc thế hệ đầu tiên (tự thân dời khỏi Việt
Nam khi đã trưởng thành) khó hoà nhập vào văn hoá của nước bản địa Trong
khi đó thì thế hệ thứ hai hoặc thế hệ thứ ba - những người dời khỏi Việt Nam từ
Trang 20hoà nhập vào xã hội và nền văn hoá mới Đã xuất hiện những tác giả trẻ chỉ
viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp Những cuốn sách của họ có thể tái hiện lại
các cốt truyện Việt Nam nhưng chủ ý lại dành cho độc giả nước ngoài Kinh
nghiệm hội nhập vào cuộc sống trở thành đề tài chủ yếu trong các tác phẩm
(phần lớn là truyện ngắn) của các nhà văn thuộc thế hệ thứ hai viết bằng tiếng
Việt và bây giờ đã từ 40 tuổi đến 50 tuổi trở lên Ví như ở Pháp có Thụy Khê,
Trần Vũ, Mai Ninh, Thuận; ở Đức có Lê Minh Hà… Trong tác phẩm của họ có
ít cốt truyện về cuộc sống trước đây ở Tổ quốc, bởi lẽ họ đã ra đi từ hồi còn
nhỏ và đối với họ, Việt Nam không phải là cái cảm nhận được và cái mong
muốn như đối với thế hệ cha anh của họ Bởi vậy họ viết về cuộc sống hiện tại
của mình, dù đó là Mỹ, Pháp hoặc Nhật, xuất phát từ tình hình thực tế của cái
thế giới hiện đại bao quanh họ Họ rất tự tin, thoải mái trong việc thể hiện tình
cảm và bộc lộ những nhận định Khác với các nhà văn thuộc thế hệ đầu tiên,
đối với nhiều người trong số họ, văn học chủ yếu là sự tiêu khiển, sự giải trí về
mặt tinh thần mà không phải là nhu cầu bức thiết của cuộc sống Hơn nữa, họ
đang ở trong một tình thế đặc biệt – họ cần phải đi tìm độc giả của mình vốn,
cũng như họ, thuộc về cái thế hệ mà họ có thể chia sẻ những suy nghĩ và tình
cảm của mình thông qua các tác phẩm viết bằng tiếng Việt
Nhóm di dân người Việt mang một số đặc điểm riêng, có thể coi đó là
những hạn chế đáng kể trong quá trình hòa nhập của người Việt ở đất nước
bản địa Những yếu tố trên cũng được các nhà văn hải ngoại khai thác đầy
chiều sâu và sinh động, cho độc giả nhìn nhận rõ hơn bối cảnh và thực trạng
của lớp người xa xứ Thứ nhất, nhiều cuộc di cư với số lượng khá đông, khiến
người Việt thường sống quây quần thành một cộng đồng Điều đó nhìn qua là
một thuận lợi của nhóm người ở nơi đất khách quê người, song lại là căn
nguyên của bi kịch: thay vì gác sang một bên quá khứ để trực diện, xắn tay áo
lên xông vào cuộc đời mới, hội nhập cùng văn hóa bản xứ; người Việt lại cô
Trang 21lập trong tập đoàn người Việt Nhiều người đứng ngoài sinh hoạt của người
bản xứ, mang mặc cảm tự ti, hạn chế giao thiệp với cộng đồng khác
Đặc điểm thứ hai là người Việt ở hải ngoại thường cắt đứt mọi đường
dây nối liền với chính thể đang cầm quyền ở quê nhà (so sánh với nhóm di
dân vào quốc gia khác, ví như nhóm di tản Trung Quốc tại Hoa Kỳ, độc lập
về kinh tế, song lại gắn bó khăng khít với chính thể cầm quyền ở quê nhà…)
Chính bởi điều đó mà người Việt không tạo được sức mạnh chung, tăng cảm
giác cô đơn, bất an – không thuộc về một chính thể nào
Đối với những người rời khỏi quê hương để đến một nước khác, thích
ứng và hội nhập là vấn đề sinh tử Với người tỵ nạn đến từ xứ Việt thì tiến
trình ấy càng gian nan bội phần Ngoài vấn đề rào cản ngôn ngữ, phong tục,
tập quán, họ còn gặp vấn đề kỳ thị bởi người địa phương và nhiều cảnh đổi
đời Khi còn ở trong nước, nhiều người cũng đã trải qua có một số kinh
nghiệm đổi đời, nhưng cảnh đổi đời mỗi nơi mỗi khác Vấn đề đầu tiên phải
đối diện chính là sự khác biệt về văn hóa Người càng lớn tuổi càng khó thích
ứng với môi trường mới Phần nhiều người lớn tuổi hay bất mãn vì đã quen
với cách sống Việt Nam vốn coi trọng vai trò gia trưởng của đàn ông cũng
như tôn ti trật tự trong gia đình, trong khi văn hoá Mỹ vốn coi trọng cá nhân
và sự bình đẳng nam nữ Với hai bàn tay trắng và không thân nhân, nhiều
người chỉ còn biết bấu víu vào người bảo trợ để được giúp đỡ tổ chức lại cuộc
sống nơi xứ lạ Những người có mức độ hội nhập cao thường là những người
trong nhóm di tản đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi Còn phần đông vẫn còn coi nước
Mỹ là chỗ tạm dung, mặc dù không biết phải tạm nương thân đến bao giờ
Cảm giác lạ lùng, không hiểu tại sao mình lại ở nơi đây, vừa lạ, vừa thân quen
là cảm giác thường trực của những người xa xứ khi hướng về một Tổ quốc
đích thực nơi phương xa
Trang 221.2 CHỦ ĐỀ THÂN PHẬN THA HƯƠNG – MỘT SỐ TÁC PHẨM
1.2.1 Chủ đề thân phận tha hương trong bối cảnh văn học Việt Nam
đương đại
Thân phận tha hương được nhìn nhận trước hết là một biểu hiện cụ thể
của thân phận con người Hay có thể nói là thân phận con người tha hương,
chỉ số phận đầy bi kịch của những kiếp người phải dứt bỏ quê hương mình tới
một vùng đất khác sinh sống Hòa cùng những chuyển biến sâu sắc của văn
học Việt Nam thời kỳ Đổi mới sau năm 1986 từ mô tả con người tập thể đến
đi sâu vào số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình , chủ đề thân phận con người
được cho là một hướng đi không những phù hợp với thời cuộc (khi chiến
tranh qua đi, mỗi cá nhân bước vào cuộc sống mới với bao bỡ ngỡ) mà còn
đánh dấu mốc cho một nền văn học chân chính, tôn trọng sự thật, nhằm
hướng đến phanh phui các mặt trái của xã hội, của lòng người
Đặt trong bối cảnh nền văn học Việt Nam đương đại, văn học hải ngoại
là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên tính đa dạng của dòng văn học
trong nước Bên cạnh ba xu hướng chính là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết
nông thôn và tiểu thuyết thử nghiệm; chủ đề thân phận tha hương được cho là
một tìm tòi mới trong sự đa đạng của bức tranh tiểu thuyết
Điểm qua đôi nét về ba xu hướng văn học chính, có thể nhận thấy tiểu
thuyết lịch sử là dòng chủ lưu và có nhiều đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật
cho thể loại này thập kỷ qua Thành công nhất của tiểu thuyết lịch sử thập kỷ
qua là tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh Xu hướng thứ hai là
dòng tiểu thuyết nông thôn nổi tiếng với Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Ba người
khác (Tô Hoài), Dòng sông Mía (Đào Thắng), Đồng sau bão (Hoàng Minh
Trang 23Tường)… Những tiểu thuyết này tiếp tục cung cấp cho người đọc những kiến
giải riêng của nhà văn về tâm lý người thôn quê trong những hoàn cảnh đau
thương của lịch sử Nếu tiểu thuyết lịch sử là chiến địa của đội cận vệ già, thì
xu hướng thứ ba, tiểu thuyết thử nghiệm dường như là đặc sản của các nhà
văn thế hệ 40 – 50 Đây là những tiểu thuyết mà đề tài rất đa dạng, bao gồm
những vấn đề của đời sống con người cá nhân ở các đô thị, đặc biệt là con
người văn nghệ sĩ, trí thức, thương nhân trong đời sống đương đại cho đến
đám đông cùng đinh ô hợp Xu hướng này có những tiểu thuyết tiêu
biểu: Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì
thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Người sông Mê (Châu Diên), Song
song (Vũ Đình Giang) Ngoài ba xu hướng cơ bản trên đây, tiểu thuyết 10
năm qua còn phát triển với nhiều tìm tòi khác Chủ đề tha hương có các tiểu
thuyết Paris 11 tháng 8, Chinatown (Thuận), Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp
sau (Đoàn Minh Phượng), Quyên (Nguyễn Văn Thọ) và Tìm trong nỗi nhớ
(Lê Ngọc Mai)
Những năm gần đây, văn học Việt Nam phong phú và đa dạng hơn bởi
sự góp mặt của một số tác giả văn học hải ngoại như: Nguyễn Mộng Giác,
Minh Thùy, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà, Thế Dũng, Thuận, Đoàn Minh
Phượng, Phạm Hải Anh, Nguyễn Văn Thọ… Đều là những người con sống xa
quê hương, cầm bút như một nhu cầu sẻ chia những nếm trải của đời và cũng
là tâm sự về chính đời mình của các tác giả này Họ gìn giữ những kỷ niệm
cuộc đời ngay trong tác phẩm và dù viết về vấn đề gì, từ đâu, cảm thức tha
hương luôn là vấn đề ám ảnh trong những trang văn của họ dù ít hay nhiều
Hòa trong dòng chảy những nhà văn xa xứ, tha hương đã trở thành cảm thức
tạo nên diện mạo văn xuôi của dòng văn học
Có thể nói, với những nỗ lực bền bỉ của các nhà văn hải ngoại cùng sự
Trang 24ngoại nói chung và dòng văn học về đề tài tha hương nói riêng đang ngày một
xác lập vị trí không thể thiếu trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam
1.2.2 Một số tác phẩm chọn lựa
Trong phạm vi giới hạn đề tài, dòng văn học hải ngoại ở đây chỉ sáng
tác của một số nhà văn sống ở nước ngoài có tác phẩm được viết bằng Tiếng
Việt Ở nơi xa xứ với môi trường, ngôn ngữ, văn hóa khác biệt nơi quê nhà,
các tác giả chọn tiếng mẹ đẻ làm phương thức truyền tải tâm tư của mình tới
độc giả không chỉ có thuận lợi mà còn gặp phải muôn vàn khó khăn Thế
chênh vênh của họ là tìm ra đối tượng độc giả cho mình, bởi người bản xứ thì
hầu như không đọc, còn đa phần người Việt ở châu Âu ra đi bởi sinh kế, họ bị
áp lực kiếm sống ngày ngày, nên hiếm người còn quan tâm tới văn học, hay
có quan tâm thì khả năng cảm thụ rất hạn chế Để không bị lâm vào tình thế
của sự lựa chọn cơ bản như vậy, nhiều nhà văn Việt Nam ở hải ngoại đem
tương lai tác phẩm văn học của mình gắn liền với công chúng độc giả ở Việt
Nam, song điều đó không đơn giản Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy rằng sách
báo của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì có thể dễ dàng tìm thấy trong các
thư viện và hiệu sách (chủ yếu của Việt kiều) ở Mỹ, còn tác phẩm của các tác
giả người Việt ở hải ngoại thì rất hãn hữu được xuất bản ở Việt Nam, và
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này trước hết là nguyên nhân ý thức hệ
đã từng có thời kỳ dài văn học hải ngoại (nhất là những tác phẩm viết bằng
tiếng việt) vấp phải sự đóng cửa của bản thân nền văn học quê nhà Tình hình
đó đến nay đã được giải tỏa khi những sáng tác hải ngoại đã và đang nhận
được sự đón nhận của độc giả trong nước một cách tự do và qua nhiều kênh
phương tiện thông tin Sự xuất hiện Internet vốn vượt qua những khoảng cách
khổng lồ và những biên giới quốc gia và với kiểu xuất bản này, nhiều tác
phẩm văn học ở hải ngoại đã tới được Việt Nam Hầu hết họ đều chung quan
Trang 25điểm khi chọn công bố các tác phẩm của mình ở quê nhà bởi những sáng tác
không chỉ liên quan tới thân phận đồng bào ở hải ngoại, mà còn không thể
tách rời với con người và xã hội Việt Nam, nên việc công bố chúng trong
nước là rất cần thiết
Nói đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Võ Phiến đã nhiều lần nói rằng ở
chốn xa xứ, văn học Việt Nam viết bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) không thể
tồn tại lâu dài được nếu không có mối liên hệ với cội rễ của nó, tức là với Việt
Nam Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc đã biểu thị tình trạng đó một
cách bi đát hơn: “Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị
hoặc một bi kịch kinh tế nhưng kết thúc bằng bi kịch văn hoá Càng ngày tôi
càng thấm thía một điều : Sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và
viết ở hải ngoại Khi nhà văn rời quê hương để ra định cư và sáng tác ở một
chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi một thế giới với mối liên hệ chằng chịt
phức tạp để rồi – một cách tự giác hay không – dần dần thay đổi cách nghĩ,
cách cảm từ đó cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn
cước (identity) của chính hắn với tư cách nhà văn nữa” [49]
Thứ nhất là Quyên của Nguyễn Văn Thọ với giải Nhì - cuộc thi tiểu
thuyết 2006-2009 của Hội Nhà văn Việt Nam Sự ra đời của tiểu thuyết
Quyên đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý của nhiều bạn đọc trong nước
cũng như ngoài nước (Đức), đồng thời cũng khẳng định thêm một lần nữa sự
đột phá của Nguyễn Văn Thọ trên con đường văn chương, đúng như ông kì
vọng với tiểu thuyết Quyên: “xin góp một giọt nước hòa vào mạch chảy văn
học sinh ra sau di dân, cụ thể hơn là của người Việt trên toàn cầu hôm nay
đang viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp, Đức hòa trong thế giới toàn cầu
làm thành con sông DÒNG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM”
[6,446]
Trang 26Nguyễn Văn Thọ hiện đang sống và làm việc tại Đức cũng có nhiều tác
phẩm in tại Việt Nam như Mảnh vỡ, Cửa sổ, Bên kia trái đất (thơ); Gió lạnh,
Vàng xưa (truyện ngắn) Anh cũng đã từng đoạt giải thưởng của Báo Văn
Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) và Báo Văn nghệ Quân đội
Nhiều người trên thế giới, không chỉ ở Đức, đã quan tâm tới "Quyên"
ngay từ những chương đầu tiên khi được nhà văn Nguyễn Trí Huân mạnh dạn
đưa lên báo Văn nghệ Từ đó, tới khi "Quyên" in toàn bộ 18 chương thành
sách, nhiều chương đã được đăng ở báo giấy và báo mạng tại châu Âu, Nga,
Australia … Đặc biệt tờ báo dành cho cộng đồng Việt tại Hungari đã in suốt
năm trời thành tiểu thuyết nhiều kỳ Quyên Trên mạng ttvnol.com, khi một
phần của Quyên được đăng tải, trong hai tháng trời đã có hơn vạn rưỡi lượt
người đọc
Thứ hai, Và khi tro bụi (NXB Trẻ, 2006) của Đoàn Minh Phượng trở
thành cuốn sách đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất của Hội Nhà văn Việt
Nam năm 2007
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính, một cô gái chồng vừa chết
Quá cô độc nơi quê người, cô quyết định tìm tới cái chết Cô khá giàu có, cô
có nhà đẹp, nhiều tài sản… nhưng cô quyết định chết vì cái chết của người
chồng đã mang đi tất cả những gì ý nghĩa nhất cuộc đời cô Nhưng trước khi
chết, cô quyết định làm một chuyến đi trên tàu, một hành trình vô định, không
có nơi để đến Nhưng chính trong hành trình kỳ quặc này, những điều xảy ra
đã khiến cô bắt đầu rẽ ngang sang một hành trình khác.(…)
Tiếp đến là hai trong số nhiều sáng tác nổi tiếng của Thuận viết đề chủ
đề tha hương đã được đón nhận và tái bản hơn 2 lần tại Việt Nam là
Chinatown và Paris 11 tháng 8
Trang 27Nữ văn sĩ Thuận hiện sống ở Paris Cuốn sách đầu tiên của chị Made in
Việt Nam được xuất bản ở Mỹ Trong ba năm gần đây, chị cho in một số tiểu
thuyết China town, Paris, 11 tháng 8, T mất tích Tác phẩm sau cùng này
được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng vào năm 2005 Hai năm sau,
một nữ văn sĩ Việt kiều khác là Đoàn Minh Phượng cũng nhận được giải
thưởng tương tự về cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi
Và cuối cùng là sáng tác Tìm trong nỗi nhớ (NXB Hội Nhà văn) của Lê
Ngọc Mai với giải nhì cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai của Hội Nhà Văn Chị
là một tác giả không mới với những trang viết về những năm tháng chị sống,
học tập và làm việc tại Liên Xô
Tìm trong nỗi nhớ là câu chuyện của một thiếu phụ ba mươi tám tuổi,
nhìn lại hai mươi năm đời mình, bắt đầu từ một ngày hè những năm tám mươi
thế kỷ trước, rời sân bay Nội Bài để sang Matxcơva du học, cho đến một
chiều đông đầu thế kỷ này, cũng tại sân bay ấy, sau mấy tuần về thăm quê
hương, cô cùng các con trở lại Pháp, nơi gia đình nhỏ của mình định cư
Trang 28CHƯƠNG 2: THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT TRONG THẾ GIỚI XA LẠ
2.1 THÂNPHẬNTHAHƯƠNGTRONGTHẾGIỚIXALẠ
2.1.1 Thế giới xa lạ đầy bất trắc
2.1.1.1 Xa lạ nơi đất khách
Những người Việt Nam đến Mỹ, ngoài gánh nặng tình cảm vốn gắn
liền với việc rời khỏi quê hương xứ sở, còn phải trải nghiệm một cú sốc mạnh
mẽ về văn hoá khi họ tiếp xúc với một hiện thực mới mẻ, xa lạ và khó hiểu
Vì nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh, dù là chủ động hay bị động, đột ngột hay có
chuẩn bị tinh thần trước, những người Việt di dân ra nước ngoài đều không
tránh khỏi cảm giác lạc lõng, lạ lẫm trên vùng đất mới Không những khác về
thổ nhưỡng, khí hậu, phong hóa mà rời đến nơi xứ lạ, họ còn phải dứt bỏ,
đoạn tuyệt với cả những kỷ niệm tuổi thơ, với những gì gắn bó nhất Chuyển
từ một đất nước Châu Á sang vùng đất mới châu Âu, những con người tha
hương ấy phải đối diện với rất nhiều những bỡ ngỡ, xa lạ, thậm chí là sock
văn hóa Đi sâu vào dòng văn học hải ngoại, nhất là ở một số tác phẩm được
chọn, ta nhận thấy các nhà văn đã gặp nhau ở một điểm chung khi đặc tả cảm
giác lạc lõng nơi xứ người thông qua sự đối lập giữa thực tại và quá khứ, giữa
cuộc sống hiển hiện trước mắt và những điều họ từng hy vọng, giữa những
cảnh đời nhếch nhác, bon chen núp sau một xã hội phương Tây hào nhoáng,
đầy ánh sáng
Dù tự nguyện hay bắt buộc phải rời khỏi quê hương, trong mỗi con
người tha hương ấy đều nuôi hy vọng về một phương trời xứ Tây vốn được
biết đến là văn minh, là hiện đại sẽ mở ra cho họ những cơ hội để thoát nghèo,
thoát khổ Nói cách khác, đi từ cuộc sống khó khăn, nghèo đói, đến với cuộc
sống văn minh tốt đẹp hơn, mong muốn được tiếp thu những điều tốt đẹp từ
bên ngoài, hy vọng cuộc sống của mình sẽ có sự thay đổi là quy luật chung
Trang 29của hầu hết con người Thế nhưng, cơ chế thị trường, sự hội nhập quốc tế
không chỉ mang đến cho cuộc sống con người sự tiện nghi, sự văn minh, mà
đằng sau sự tiện nghi, văn minh ấy vẫn tồn tại những con người đang sống
thoi thóp dưới đáy xã hội với một cuộc sống khốn cùng Thực tại xã hội nhếch
nhác, đen tối với những bon chen khắc nghiệt hoàn toàn đối lập với những gì
họ từng hy vọng, ước mơ Mâu thuẫn đó là khởi nguồn cho những nỗi niềm
tha hương của họ
Paris 11 tháng 8 của Thuận được gợi hứng từ trận nóng năm 2003 mà
điểm đỉnh là ngày 11 tháng 8, đã giết chết gần mười lăm ngàn người Pháp
Suốt hơn hai trăm trang, hai mươi hai chương miên man thật giả lẫn lộn với
nhiều sự kiện chồng chất lên nhau, Thuận đã đưa người đọc đến với cuộc
sống của những con người nơi đất khách quê người Hai mươi hai chương là
hai mươi hai góc nhìn xoay quanh trận nắng nóng 11-8, thủ phạm giết chết
15.000 người dân Pháp Trên cái nền ngột ngạt của thiên tai, chân dung con
người lần lượt được tô đậm, dần tạo thành tổng thể cấu trúc xã hội, với những
lỏng lẻo, những thối rữa, và ngồn ngộn những thân phận tha hương Hai đường
thẳng song song suốt chiều dài cuốn sách (một phân tích trận nắng nóng, một
xoay quanh số phận hai nhân vật: Liên và Mai Lan) càng kéo dài càng bộc lộ
rõ nét những nỗi hổ thẹn của một xã hội hậu-tư-bản viên mãn không chỉ thuộc
về nước Pháp, đồng thời xoáy vào tim độc giả ấn tượng đối lập sắc nét về
những góc sáng tối trong tâm hồn hai nữ nhân vật chính Mai Lan, cô hoa khôi
xinh đẹp của một khoa ngoại ngữ đã bỏ dở năm thứ tư đại học để theo nghề
diễn viên, người mẫu và đã sang Pháp sau một thời gian nổi đình nổi đám ở
quê nhà, còn Liên cô sang Pháp với một lý do thật đặc biệt Mọi người trong
gia đình Liên ai cũng hy vọng sau khi sang Pháp về Liên sẽ có một tấm chồng
vì cô xấu quá ở nhà không ma nào nó thèm Còn điều gì bất hạnh hơn điều này
Trang 30để mà hy vọng Hay như Pát - cô gái đến từ CuBa, cô sang được nước Pháp
đâu phải chuyện dễ dàng gì, bởi khi sang được đây cô đã gặp biết bao khó
khăn cản trở, phải bao nhiêu lần xuất trình giấy tờ, lý do… Trước khi làm đám
cưới với người yêu ở đại sứ quán tại CuBa cô đã bị bồ cũ của người yêu là một
anh chàng gay ghen khổ, ghen sở Mà đâu phải anh ta ghen vì Pát đã chiếm
mất tình yêu của anh ta mà anh ta ghen với cái quốc tịch Pháp mà Pát được
anh chồng mới cưới tạo cho Như vậy để đến được với kinh đô của ánh sáng
họ đã bất chấp tất cả Không phải ngẫu nhiên mà Thuận chọn những con người
như Mai Lan, như Liên (Việt Nam) như Pát (Cu Ba), như Nát (Li Băng), họ
là những người đến từ những nước còn nghèo đói, còn Paris là kinh đô của ánh
sáng, đại diện cho văn hóa phương Tây và họ từ các nước đến đây với hy
vọng, mong muốn được tiếp thu những gì là tốt đẹp nhất của nền văn hóa hưng
thịnh Tuy nhiên, một con người thành đạt ở quê nhà như Mai Lan vậy mà khi
sang đây phải sống bằng những đồng tiền trợ cấp của người chồng dành cho
đứa con gái Còn như Liên, cô dù đã tốt nghiệp trường Mỏ - Địa Chất nhưng
khi sang đây cô cũng phải sống bằng nghề tắm thuê cho những người già và
bằng những đồng trợ cấp ít ỏi của xã hội dành cho những người không có việc
làm
Với Quyên, Nguyễn Văn Thọ cũng đem đến cho người đọc những trang
văn ngồn ngộn biến cố về cuộc sống mưu sinh của người Việt di dân tới Đức
Tiểu thuyết Quyên tựa bức tranh tái hiện khốc liệt về cuộc đời, số phận của
những con người mưu sinh xa xứ Khi viết về những thân phận tha hương,
Nguyễn Văn Thọ dường như đã khiến người đọc ngập chìm trong nỗi nhục
cơm áo và sự lạc loài của những đồng bào mình
Như chính nhân vật Hùng tâm sự: “Lúc mới đi tây, người ta ham hố,
thích thú lắm Càng sống lâu, khi mọi vật chất trở nên nhàm, mới thấy con
Trang 31Việt Nam với mẹ và em trai tôi” [4, 24]
Tâm sự của Hùng chất chứa nỗi niềm của một kẻ đã nghiệm ra một
điều quý giá ở đời Một sự thực mà nếu không đi nhiều, không trải đời, không
sống những năm dài nơi đất khách khó có thể nghiệm được ra Nếu như trước
anh coi vật chất là đích đến cuối cùng và hy vọng phương trời Tây có thể đem
lại cho anh điều đó thì nay, cuộc sống của kẻ đi buôn tội lỗi, ngày ngày xuyên
qua những mảnh rừng, đối mặt với những cạm bẫy khắc nghiệt nhất của cuộc
sống đã nhiều lúc khiến anh thấy kiệt sức, thấy nhớ da diết về gia đình và
nghiệm thấy có nhiều điều khác còn lớn hơn vật chất Vật chất – tinh thần, hai
phạm trù cứ luẩn quẩn trong vòng xoáy cuộc sống mỗi người, nhất là đối với
những thân phận tha phương cầu thực thì cái vòng luẩn quẩn ấy càng khó tìm
được lối thoát chung
Thực tại trước mắt hiển hiện lên chỉ toàn một màu xám xịt của mùa
đông nước Đức, của tương lai mờ mịt Những người con xa xứ ấy hơn bao giờ
hết cảm nhận rõ hai từ thân phận với sức nặng đè lên đôi vai họ không sao
thoát ra được: Giấc mơ xưa càng nhiều hy vọng bao nhiêu thì cuộc đời thực
nay càng trả lại họ những cú giáng mạnh bấy nhiêu Nhất là đội ngũ những trí
thức như Dũng – một tiến sĩ trong nước: “Xưa, anh hy vọng biết bao nhiêu, về
một vị trí xứng đáng đợi chờ anh ở thế giới phương Tây đầy hấp dẫn, thì ngay
sau vài tuần nhập trại, anh thất vọng bấy nhiêu Con người ta phải có công
việc, một nhà khoa học tương lai như anh càng cần có công việc, thế mà bao
ngày rồi, anh trở thành kẻ vô công rồi nghề Bằng cấp, học vị tiến sĩ của anh,
giờ đây chỉ là mớ giấy lộn Kiến thức và những khát khao, tiền đồ của anh chỉ
là sự phù phiếm Một sự chờ đợi mệt mỏi, vô vọng! [4, 69] Vậy là, sau bao
năm chí thú học hành nghiêm chỉnh, giờ đây vô hình trung, anh đồng hạng
với những kẻ vô học, với đám người vô công rồi nghề… Anh cũng đồng
Trang 32đường ra đi, bao hy vọng tới đây…” [4, 89]
Tâm trạng mệt mỏi, chán chường đến vô vọng của Dũng là nỗi niềm
của hầu hết những trí thức Việt khi du nhập sang một đất nước khác Trong
nước học lên tới thạc sĩ, tiến sĩ, đang làm bác sĩ, kỹ sư mà giờ đây họ phải
vật lộn, bon chen ngay cả với những việc cu li, cửu vạn Cực nhọc đã đành,
nhưng chính sự thay đổi của bậc thang xã hội mới là điều khiến không ít
người bị sock, và không ít người như Dũng không thể vượt thoát khỏi cái
bóng của chính mình, dần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng
Tìm trong nỗi nhớ của Lê Ngọc Mai xoay quanh câu chuyện tình yêu
của hai du học sinh người Việt Nam ở Nga những năm tám mươi của thế kỷ
trước Và rộng hơn, cuốn truyện vẽ lên một bức tranh về cuộc sống, sự
nghiệp, công cuộc mưu sinh và tình yêu của một bộ phận người Việt - những
cựu sinh viên Việt Nam du học ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu
Cảm giác ngỡ ngàng của Lan Chi trước những biến cố không lường
trước xảy ra với cuộc đời cô được tác giả nhấn mạnh qua tần số sử dụng từ
"bất ngờ" Chương 1, thuật lại cảnh lên đường của các thanh niên "đầu đầy ắp
ước mơ", đã báo trước "Cuộc đời luôn luôn có những biến động bất
ngờ ( ) Nhưng vào thời điểm đó ( ) không ai trong chúng tôi có thể ngờ
trước điều này" Chương 2 nhắc lại ý đó "Chỉ vì cuộc đời cứ thích đi theo
những đường ngoắt ngoéo, thích rẽ ngoặt ở những khúc bất ngờ" Việc
Thanh Hoa lấy chồng khác hẳn với dự kiến và hy vọng của bạn bè, bởi "cuộc
đời đã quyết định theo kiểu khác, bằng cách đưa vào một nhân tố mới"
Chuyện hôn nhân của Trung và Lan Chi cũng vậy: tiếng bất ngờ xuất hiện
dày đặc, đến ba lần chỉ trong hai dòng "Trung bước vào đời tôi bất ngờ như
vậy Với anh, tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác" Và ngay trang tiếp
theo, " tôi hơi bất ngờ khi nghe anh hỏi tôi đã ăn tối chưa ( ) Bất ngờ với cả
Trang 33chính mình, tôi đồng ý ngay " Cả trong những sự kiện nhỏ, hoặc tưởng như
nhỏ, ngẫu nhiên cũng giữ vai trò quan trọng - công việc bán sách "đến với
Lan Chi một cách hoàn toàn tình cờ ", cô quen Rita "một cách hoàn toàn tình
cờ " Trả lời Thanh Hoa vì sao mối tình đầu đắm say của cô lại tan vỡ, Lan
Chi không trút mọi sự cho "cuộc đời trớ trêu" mà thành thực "Có lẽ vì tất cả
Vì Kiên, vì tao, vì hoàn cảnh." Sau này, người kể truyện để Kiên lý giải "hoàn
cảnh" ấy với Lan Chi "Nếu như hơn chục năm trước mà tình hình ở trong
nước đã được như bây giờ thì chắc anh chẳng phải đi Ba Lan đánh quả làm gì
Cả em nữa, có khi em cũng chẳng sang Pháp, đúng không? Cuộc đời chúng
mình lẽ ra đã có thể khác hẳn rồi." Và nhất là “Châu Âu biến động Nước Đức
thống nhất và bao điều xảy ra trong nước Nga bấy giờ Hàng loạt đội lao động
Việt Nam tan rã… Nước Nga mênh mông thực! Tan rã và phiêu bạt! Đấy là
số kiếp dành cho chúng tôi ”[1,40]
Trên xứ người họ vất vả, bon chen gắng kiếm chút vốn, quay trở về quê
lại khó khăn, chật vật để khẳng định chất xám của mình Tất cả đều là những
nhân tố khách quan kìm hãm giấc mơ đơn giản về một cuộc sống bình thường
của hai nhân vật chính Kiên tận dụng chút thời gian còn lại ở Liên Xô để
mong có chút vốn đưa Lan Chi về quê lập sự nghiệp, thế nhưng không ngờ
tương lai đón đợi anh lại là nợ nần chất chồng và những ước mơ lỡ dở Bởi vì
một chữ nhưng: “Nhưng đánh quả ở Matxcova trước đã không đơn giản, đến
thời kỳ này lại càng rắc rối Nước Nga đang ở những ngày cuối cùng trước
khi Liên Xô sụp đổ Các cửa hàng hầu như trống rỗng Tình hình xã hội bắt
đầu rối ren Thời thế thay đổi, những người Việt Nam tháo vát cũng tìm đến
những phương án làm ăn khác, chẳng mấy khi buồn bỏ thời gian đi lùng sục
cửa hàng để chầu chực mua vài thứ đồ lặt vặt như trước nữa Hoạt động
thương mại của người Việt ở Nga đã chuyển sang giai đoạn làm ăn lớn với
Trang 34mới in đậm trong tâm thức của Kiên và Lan Chi xót xa, tê tái đến vậy!
2.1.1.2 Xa lạ với quê hương và những người đồng hương
Đối với những người ly quê, thế giới xa lạ, lạc lõng nơi đất khách như
vây chiếm lấy họ, hơn bao giờ hết tiếng nói quê hương càng trở nên quan
trọng, như một lẽ tự nhiên, họ chới với tìm điểm tựa nơi những người đồng
hương cùng cảnh ngộ Thế nhưng, đáp trả lại hy vọng ấy cảm thức bơ vơ mỗi
lúc một dâng cao, không gì bù đắp được Xã hội Tây phương có sức mạnh gì
mà khiến ngay cả những người đồng hương cùng cô cũng ngày một xa rời
nhau Quyên thấy rõ “những kẻ đồng hương của cô thiêu thiếu một điều gì đó,
điều gì đó có tính rộng khắp, bao trùm lên toàn thể cộng đồng của cô Những
mối quan hệ giao du đầy bất trắc và nham nhở, khiến chính cô cũng canh cánh
đề phòng tất cả.” Tan rã quan hệ với người chồng mà cô hết mực yêu thương,
tôn thờ, lạc lõng với những người Việt và nếp sống của họ bấy lâu trong trại
tập trung, đã có lúc Quyên cảm tưởng như không còn thiết sống khi không
còn nơi nào để bấu víu, nương tựa nơi xứ lạ
Hay tâm trạng “nhớ nôn nao cái làng” của Phi, bởi “Cái làng nghèo đói
thật, lắm lệ tục cũ kỹ thật, nhưng vẫn còn đất cho gia đình gã bám rễ vào,
khỏi tan rã, vì Thị dù có lăng loàng tới bao nhiêu, vẫn không thể có cơ hội
một mình trơ tráo tới mức sỉ nhục, bỉ thử gã giữa họ hàng, làng xóm và ngay
trong đại gia đình của gã và Thị… Điều gì gây nên sự bất hạnh của không chỉ
riêng gia đình gã, mà còn là sự chắp gá, tan rạn, vỡ nát không thương tiếc của
hàng vạn gia đình người Việt sang đây”[4, 150]
Điều gì đã khiến những gia đình như Quyên – Dũng, Thị - Phi trở nên
tan rạn, vỡ nát; khiến những người như Thị trở nên trơ tráo tới mức sỉ nhục
như vậy Dường như, mất quê họ cũng mất đi mọi điểm tựa của truyền
thống, của đạo đức tư cách Cảm giác chống chếnh, bất lực, thiếu niềm tin,
Trang 35nghị lực khiến không ít người gục ngã, phó mặc để những gì gắn bó với quê
hương, gia đình dần bị băng hoại dưới sức mạnh của đồng tiền, của cạm bẫy
Không chỉ với người thân, người đồng hương mà ngay cả những gì gắn
với quê hương cũng ngày một bị mất tích trong lòng xã hội nhập cư ngột ngạt
này Người Việt bao đời này quen sống với những lệ làng, bị ảnh hưởng bởi
dư luận xã hội là thế, mà sang bên xứ người, mọi cái đã không còn đủ bền
vững Những người đồng hương tưởng là đến lúc cần tương trợ, giúp đỡ nhau
nhất lại tách rời nhau khi những sợi dây chung gắn với quê hương trở nên
lỏng lẻo “Dư luận làng xã, mối gắn kết hàng ngàn năm, đầy quy phạm ở
những điều không văn tự, hay được ghi trong văn tự tương tự như hương ước
tuy chỉ là một thứ luật sơ khai của một cộng đồng, mà tính liên kết chòm xóm,
địa phương nhiều hơn tính luật pháp chặt chẽ của một xã hội văn minh phát
triển cũng đủ sức câu thúc, đủ để có thể giảm phanh ở phần bản năng sung
mãn của con người Nhưng cô cũng manh nha nhận thấy, mọi tập tục sinh ra
và phát triển trong lũy tre làng ấy, dường như chẳng có tính bền vững, nếu cư
dân của nó bứt ra khỏi lũy tre, hàng cây bao vây cái làng Nó mất đi tính bền
vững, tàn úa ngay khi họ rời làng lên thành thị, ngay trong lãnh thổ của tổ
quốc Nó, thứ nghiêm luật làng xã ấy còn lại bao nhiêu ở nước ngoài, khi mà
ở đây, người ta nhắm mắt hay không quan tâm tới những gì người Việt như cô
quan tâm? Nhưng bản thân cô cũng không thể lý giải vì sao, nó lại như vậy?
Vì sao, khi mà chính bản thân cô cũng là nạn nhân, rơi vào sự tan rã quan hệ
với chồng, với cả những người Việt và nếp sống của họ hình thành trong trại
bấy nay, trên đất người ta Nếp sống có tính bầy đàn của những kẻ vượt qua
sông tìm vùng đất mới, trong tầm hạn hẹp của nhận thức, đã bộc lộ biết bao
điều bất cập khiến cô nghi ngờ chính bản thân cô”[5,161]
Nếu như ở trong nước, dân ta vẫn quen ứng xử với câu nói “Phép vua
Trang 36thống lại tan rã một cách nhanh chóng Quyên manh nha nhận ra rằng mọi tập
tục nơi quê hương cô dường như chẳng thể bền vững khi chúng không còn
diễn ra trên mảnh đất đó nữa Ai càng sống sâu sắc bao nhiêu thì càng cảm
nhận rõ sự đổ vỡ, càng đau xót bấy nhiêu trước những vết nứt tình cảm khó
lòng hàn gắn được
Xa lạ nơi đất khách, với cảnh với người, với cả những người đồng
hương và những tập tục truyền thống mang đến từ nơi quê nhà Xót xa hơn
thế, cảm thức lạc lõng, bơ vơ còn dội vào trái tim Lan Chi ngay cả khi cô
đứng trên đất mẹ, sau bao năm rời xa Hà Nội: “Ngồi trên xích lô đi tiếp loanh
quanh vài vòng cho lũ trẻ được dạo chơi Lan Chi vừa ngượng ngùng, vừa
buồn bực vì phải hỏi và nghe ông xích lô giải thích cặn kẽ cho cô như cho một
khách du lịch nước ngoài về những đường phố mà cô không thể nhận ra, về
những công trình mới xây sau khi cô rời Hà Nội Mọi thứ đã thay đổi quá
nhiều trong hơn chục năm qua, cuộc đời cô đã tách rời khỏi số phận của quê
hương, cô đã phần nào trở thành người lạ.”[1, 132]
Với những ai vốn đang gắn bó với từng góc phố, con đường nơi mình
đang sống, sẽ chẳng thể hiểu nổi cảm giác sẽ có một ngày vẫn trên mảnh đất
đó, bản thân lại là người xa lạ Hy vọng trở về quê hương, trở về với những gì
cô vẫn hằng ngóng trông như dõi về những gì là thân thương, ấm áp nhất thì
không ngờ, những đổi thay trong thực tại và trong chính lòng mình lại khiến
cô có cảm giác ngượng ngùng và buồn bực Ở nơi xứ người, cô như người
khách lạ là một lẽ, nhưng ngay trên chính quê hương mình, cô cũng không thể
có cảm giác ấm áp như trở về nhà Đối với những kiếp sống tha hương, đó
dường như là bi kịch chung khó lòng vượt thoát được
2.1.1.3 Xa lạ trong chính gia đình mình
Tuy nhiên, bi kịch của con người mới thật sự khủng khiếp khi họ bị
Trang 37chối bỏ, cảm thấy lạc lõng ngay với gia đình mình Gia đình, theo quan niệm
truyền thống luôn là tổ ấm được gắn kết bởi lòng yêu thương, là chốn bình
yên nhất cho mỗi cá nhân sinh ra, lớn lên và trở về sau những thành công và
cả những thất bại cay đắng nhất của chính mình Gia đình luôn là nơi nuôi
dưỡng, tiếp sức, ươm mầm những hạt giống và nhân cách con người Nhân
vật của Thuận không đơn thuần cảm nhận như vậy, thậm chí nó phát hiện ở
gia đình - nơi trú xứ bình yên nhất trong quan niệm thông thường - những
điều ngược lại Thuận đã tái dựng những mô hình gia đình độc nhất vô nhị mà
ở đó “tổ ấm” biến thành “tổ lạnh” Với Liên (Pari 11 tháng 8), hình ảnh gia
đình khá mờ nhạt, hầu như không được nhắc tới Người quan tâm đến Liên
nhiều nhất và cũng là duy nhất trong nhà chính là anh trai Khi đang là Bí thư
thứ 2 Thương vụ Việt Nam tại Xô-phi-a, anh luôn “viết thư hỏi tin tức học
hành của Liên, xong lại bắt Liên viết thư báo cáo” [6, 166] , về phép không
quên mua quà cho em gái "một đôi mùi xoa in hoa hồng và ba quả táo tây" [6,
165] Liên tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất, trong khi các bạn cùng trường dài
cổ chờ việc thì anh đã lo cho cô một chỗ làm trong Xí nghiệp giày vải Yên
Viên Anh cũng "không ngừng theo dõi đường đi của em, xuống tận nơi để
trao đổi với ban lãnh đạo" [6, 168] Về hưu, nghĩ đến Liên, anh khóc Hiếm có
một người anh nào chu đáo, trọn vẹn như thế Khi còn là sinh viên, Liên đã
cảm động trước sự quan tâm của anh Nhưng tại sao, trong những năm tháng
vật vờ sống dở chết dở ở Pari, Liên không quay quắt nhớ về gia đình, không
một lần viết thư thăm anh chị, cũng không có ý định trở về dù cuộc sống đen
sầm trước mắt Bởi Liên đã biết, đã hiểu sâu sắc cái giá của sự quan tâm ấy là
gì? Đó chính là cách trả nợ sòng phẳng của anh trai với Liên - thần nữ cứu
mạng đời anh "Liên không tin vào phép lạ Nhưng anh thì tin như con ngươi
của mắt mình” [6, 168] Phép lạ ấy khiến anh trai Liên "một thằng không
Trang 38một ngày ra chiến trường lại được kết nạp Đảng, ngồi chưa ấm chỗ trưởng
phòng đã lên ghế vụ phó Ngoại thương, vụ lùm xùm với em út không tước
mất chức vụ trưởng lại còn được đưa lên hàng thứ trưởng Phép lạ ấy lá quẻ
đền Trần chỉ rõ: "Quan lộ của anh có Liên là thần nữ cứu tinh 24/24" [6, 168]
Nhờ Liên mà anh thăng tiến, biến dữ thành lành, đổi họa thành phúc Làm sao
anh không quan tâm đến Liên cho được Sự quan tâm ấy chấm dứt khi Liên
đặt chân lên máy bay sang Pháp Món nợ cuối cùng xem như được trả hết, trả
xong cũng đồng nghĩa với việc sự quan tâm chấm hết Nhận thức được bản
chất của tình anh - em, cũng là lúc Liên thấy mình không còn chỗ để trở về
Hà Nội hay Pari, ở đâu cũng không có chỗ cho cô Liên chọn cuộc sống lay
lắt ở Pari, bởi dù sao, ở đây cô còn có tình bạn với Pát Liên không phải trả
giá và cũng không cần ai trả giá cho một tình bạn đơn giản, vô tư và chân
thành như thế
Cụm từ "bố tôi, mẹ tôi" không phải là "bố mẹ tôi" được day đi dứt lại
trong từng trang ký ức được lật giở của tôi "Bố tôi, mẹ tôi” luôn được đặt
trong thế bình đẳng song song, rõ ràng, mạch lạc Họ là một gia đình nhưng là
hai cá thể rã rời, không liên kết Những cái giống nhau không tạo nên sự đồng
cảm, chia sẻ mà biến họ trở thành hai thanh nam châm cùng dấu chứa lực đẩy
mãnh liệt khi gần nhau "Chưa lần nào tôi được nghe bố tôi phát vào mông mẹ
tôi để mẹ tôi quát là đồ động cỡn Chưa lần nào tôi được thấy mẹ tôi mặt mày
xưng xỉa vì bố tôi mải ngắm đôi đùi bà hàng xóm ( ) chưa lần nào nửa đêm
tôi bị những tiếng hổn hển đánh thức để chỉ cần hé mắt là có thể thấy mẹ tôi
rung lên bần bật dưới sức nặng bốn mươi năm cân của bố tôi ( ) Chưa lần
nào, chưa lần nào, từ khi tai tôi biết nghe, mắt tôi biết nhìn, tai mắt tôi được
dịp chứng kiến bố mẹ tôi chăm sóc cho mối quan hệ vợ chồng" [5, 87]
Giống như cụm từ "bố tôi, mẹ tôi", "chưa lần nào" cũng trở đi trở lại
Trang 39hình có tên là tổ ấm Có thể được gọi là gia đình chăng khi ở đó hoang lạnh
tình người và cũng không tồn tại những khao khát bản năng nguyên sơ nhất,
nơi con người không có sự hòa hợp về tâm hồn và thể xác để thấy mình được
thuộc về nhau
Gia đình "tôi" không phải là một ngoại lệ trong xã hội Bố mẹ "tôi"
chính là bản sao của ông bà nội tôi hai mươi lăm năm trước, cậu mợ tôi lại là
một bản sao khác của bố mẹ tôi Bị ám ảnh bởi mô hình gia đình cộng sinh
này, "tôi" đã thấy, đã đặt nhân vật của mình trong tiểu thuyết I'm yellow vào
một mô hình gia đình cũng không kém phần dị biệt
Nhân vật tôi - họa sĩ, từng ký hai bản hợp đồng lớn trong đời Năm năm
đại học là hợp đồng đầu tiên anh ta ký với bố mẹ ruột của mình Trong đó anh
ta chịu trách nhiệm về tinh thần còn bố mẹ anh ta chịu trách nhiệm về vật
chất Đó là một thỏa thuận khiến cả "đôi bên đều hài lòng" [2, 45] Hợp đồng
đó được thanh toán sòng phẳng sau năm năm bằng chính tấm bằng tốt nghiệp
đại học của anh ta để lại nhà bố mẹ Hợp đồng lớn thứ hai anh ta ký với Loan,
cô cấp dưỡng đường sắt Hợp đồng đó được ký kết ngay từ đêm tân hôn, trong
đó "Loan gánh vác bên tinh thần, còn tôi chịu trách nhiệm phần vật chất" [2,
44], đứa con gái ra đời sau đó đóng vai trò cảnh sát, luôn nhắc nhở bố mẹ
không được quên bổn phận của mình Với tư cách là một người chồng, một
người chủ động ký kết hợp đồng, nhân vật tôi liệu có thoát khỏi trạng thái lạc
loài? Năm năm chung sống chỉ mang lại cảm giác "ghê tởm", luôn "âm thầm
mong vợ tôi chết", khao khát "cô ấy biến khỏi cuộc đời tôi, biến vĩnh viễn”
[2, 50] Vì sao nhân vật "tôi" rơi vào cảnh ngộ này? Lẽ ra anh ta có thể bằng
lòng với một người vợ đảm đang, giỏi nắm bắt thị trường, giúp chồng hái ra
tiền nhờ hội họa, với một đời sống vật chất sung túc, một đứa con gái bụ
bẫm, Nhưng anh ta vẫn lạc lõng, vẫn bơ vơ, vẫn kiên quyết bằng mọi giá
Trang 40nhận ra: cuộc hôn nhân này tước bỏ của anh ta tự do (tự do trong lối sống và
tự do trong sáng tạo) Anh ta không thể tiếp tục sống theo yêu cầu của Loan,
sản xuất tranh theo những đơn đặt hàng hàng loạt Đánh mất tự do đồng nghĩa
với việc đánh mất mình
Dường như, hôn nhân đã từ lâu trở thành sự gá kết tạm bợ những kẻ xa
lạ dưới một mái nhà nên cá thể nào có ý thức về sự tồn tại của mình đều thấm
thía nỗi bất an và không tránh khỏi cảm giác lạc loài của một kẻ xa lạ
2.1.2 Những thân phận tha hương
2.1.2.1 Con người cô đơn
Cảm thức cô đơn có thể được hiểu là sự thức nhận về cảm giác bơ vơ,
lạc lõng của cá thể trong môi sinh của nó Nghĩa là cá thể xuất phát từ nhận
thức về sự khác biệt sâu sắc của bản thân với môi sinh (hoàn cảnh sống,
chủng tộc, văn hóa ) mà chủ động tách mình bởi cảm nhận về sự xa lạ hay
không thể hòa hợp với xung quanh Sự chủ động này khiến nó bơ vơ, lạc lõng
nhưng không rơi vào bi kịch Nó làm nảy sinh mối hoài nghi khắc khoải về ý
nghĩa của sự sống và con người Nói cách khác, con người cô đơn là sản
phẩm của xã hội hiện đại, gắn liền với sự phát triển của tư duy, của ý thức cá
thể, trong tình cảnh đổ vỡ về ý hướng hợp thức hóa cũng như sự lên ngôi của
văn hóa tiêu dùng
Octavio Paz, một nhà văn lớn của Mexico đã cho rằng cái cô đơn là đặc
trưng của thân phận con người, con người là sinh vật duy nhất cảm thấy mình
đơn côi và cũng là sinh vật duy nhất biết tìm đến người khác Bản chất của
con người là “sống với”, con người không tồn tại biệt lập mà có những mối
liên hệ chằng chịt bên trong lẫn bên ngoài
Tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng được mở đầu bằng