Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vat Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.. Nhân vật Vũ Nương tron
Trang 1Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vat Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ
I Dàn ý: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật
Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
1 Mớ bài:
- Từ xa xưa, người phụ nữ đã trở thành một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương, trong ca dao, trong những truyện dân gian
- Đến văn học trung đại: hình ảnh người phụ nữ đã được thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hôn và số phận day đau khô của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến
2 Thân bài:
a Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy đau khổ, bất hạnh:
- Là một người phụ nữ đẹp: vẻ đẹp hình thức (tư dung tốt đẹp); vẻ đẹp nhân cách (yêu thương và thủy chung với chồng, hiểu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng chăm lo hạnh phúc gia đình)
- Phải chịu những đau khổ, bất công, ngang trái: bị chồng nghỉ oan mà không nghe nàng
thanh minh, giãi bày: bị măng nhiếc thậm tệ rồi đuôi đi, đau khô tột cùng nàng phải tìm
đến cái chết
- Không tự bảo vệ được hạnh phúc của mình
b Suy nghĩ vềthân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
- Séng cam chiu, nhan nhục (sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ)
- Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình (Vũ Nương, người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiểu trong “Truyện Kiểu” của Nguyễn Du )
- Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ (chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh
Trang 2nữ, chiến tranh đã gây ra những bất hạnh, oan trái cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Diém )
- Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến
3 Kết bài
- Qua cuộc đời, số phận đây đau khổ của Vũ Nương, người đọc càng hiểu hơn những bất hạnh, oan trái mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến
- Liên hệ với hiện tại: người phụ nữ ngày càng được bình đăng, được tôn trọng từ đó, thêm trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hiện tại
- Mơ ước về tương lai: Người phụ nữ không còn phải chịu những bất công, đau khổ
Bài văn mẫu 1
Nhà thơ Huy Cận từng viết:
"Chị em tôi toả năng vàng lịch sử Nang cho đời nên cũng nắng cho thơ"
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được dé cao, tôn vinh Hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng
sắc trong văn thơ hiện đại Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đây bị kịch và đáng thương: Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương
"Chuyện người con gái Nam Xương”
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp Từ
vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt
Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son Vũ Nương là người phụ
nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời - Đó là thú vui nghỉ
Trang 3gia nghỉ thất Nàng mang day đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ my nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp” Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét Trong những ngày đoàn viên ít ỏi, dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghỉ, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà Khi tiễn chồng đi lính, mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi” Những ngày chồng
đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền, dâu thảo, chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu, ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời Nguyễn Dữ đã đặt những lời
ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên
vô cùng ý nghĩa “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn, xanh kia quyết chăng phụ con cũng như con đã chăng phụ mẹ” Người thiếu phụ tận tuy, hiểu nghĩa ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng Trong suốt ba năm chồng đi chỉnh chiến, người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng nuôi con: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót” Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình, phẩm hạnh của nàng Trong cái nhin nang niu trần trọng của ông, Vũ Nương là con người của gia đình, đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc
để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc
Tục ngữ có câu “Hoa thơm ai chang nang niu — Ngudi ngoan ai chang thương yêu mọi bề” hay "Gái có công thì chồng chăng phụ" thé nhưng công lao của Vũ Nương chăng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ vẻ vật chất
để nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết Những tưởng khi giặc tan, chồng vẻ, gia đình được sum vây thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng Trương Sinh chăng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phang rồi ruồng rây đuôi nàng đi, không cho nàng thanh minh BỊ dôn vào bước đường cùng, Vũ
Trang 4Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người Có lẽ bi kịch của Vũ Nương
không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ,
là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát Từ những kiếp đời bac mệnh ấy Nguyễn dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khô của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ay cũng đã được thể hiện trong lời ca dao
“Thân em như hạt mưa xa Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng Trong tác phẩm này có được sự sang tao tai tình chỉ tiết về chiếc bóng oan nghiệt để phê phán xã hội phong kiến và nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội đó thật mong manh Cái bóng là I chỉ tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa Chỉ tiết này xuất hiện tác dụng thắt nút câu chuyện (đây các mâu thuẫn đến đỉnh điểm) Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của vũ nương khi nói với con Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về
bố, Thương con: thương đứa con ra đời chưa biết mặt cha, muốn tạo cho con ý niệm đầu tiên về người cha để nó không cảm thấy thiếu vắng, luôn cảm thay hình ảnh cha gần gũi bên mình Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của namg, chéng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng Vũ Nương Chỉ vì muốn con
vui, muốn bớt buôn, và giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con Chắc hăn người thiếu
phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha Nhưng nàng đâu thể ngờ
từ trò chơi này làm tan nát đời nàng, không ngờ 1 loi noi dua trong thương nhớ lại trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng Chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục Chính vì cái bóng mà nàng đã mất chồng, Dan da mat
mẹ
Nếu truyện được kế thật đúng theo trình tự thời gian thì chỉ tiết chiếc bóng phải được kể
trước khi Trương Sinh chở về Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy Đã
ém ngẹm lại cái chỉ tiết giật gân ấy Rồi bùng nén ra ở I vị trí thích hợp đã gây ra bão
giông, khuấy lên sóng gió Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh nỗ bùng "Thú vui nghi gia nghỉ thật, hạnh phúc duy nhất, niềm mong
Trang 5uoc duy nhat cua 1 doi Vi Nuong trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ Cái bóng không là một nhân vật nhưng nó lại tham gia đắc lực vào câu chuyện, nó trở thành 1 chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến câu chuyện hấp dẫn người đọc Chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện băng chỉ tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội nam quyên đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc: Bình đã rơi, trâm
đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đến cái chết để giãi bày tắm lòng trong trắng của mình
Người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ Càng xinh đẹp ngoan hiền thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép bất công Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận" Đớn đau thay
số phận của nàng Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn Và người đời sẽ
lưu truyền thêm 1 tam bi kịch về số phận người phụ nữ Tấm bi kịch về cái đẹp bị chả nát
phũ phàng Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đỗ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho
sự độc ác hủ bại Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dăng về một người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp, hiểu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh!
Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương, khi thì cách xử thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ, hình anh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiễu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng Đó là một tâm hồn đẹp đẹp một cách có văn hoá Đó là lời nhăn nhủ Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tốn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra
Trang 6được từ: Chuyện người con gái Nam Xương
Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đây rẫy những sự bất công oan trái Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam Trong một
xã hội phong kiến suy tản và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay
Bài văn mẫu 2
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung
và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiến khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trần trọng trong gia đình và xã hội
Câu chuyện kế về cuộc đời và số phận của Vũ Nương — một người con gái nết na, thùy mi Chồng nàng là Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghỉ, đỗi với vợ thường phòng ngừa quá mức Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ
vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đăng trong cuộc hôn nhân đó
Mam mống bỉ kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chăng dám mong đeo được ấn phong hau, mặc áo gam trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường GIặc cuồng còn lân lút, quân triêu còn gian lao, rồi thê chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiên cho
Trang 7tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lăng” Thật xúc động với tình cảm của người vợ hiển
trước lúc chồng đi xa Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ
Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chong, hét long phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng Khi mẹ chồng mat, nang vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo
Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghỉ ngờ vợ hư hỏng nên chửi măng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tắm lòng trong sạch Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyên, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đây oan trái cho Vũ Nương
Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương nhắc đến chồng con của mình Thế nhưng, Vu Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi — người
đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chăng còn gì để về Đàn giải oan chỉ là việc
an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được Sự đứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ
Trang 8định trần gian với cái xã hội bất công đương thời Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công
lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyên, phong kiến Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải căn rứt ân hận
vì lỗi lầm của mình Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiểu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiéu, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa Phải chăng người phụ
nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà dap du ho co tai nang va pham chat cao dep Boi thé Nguyễn Dữ đã viết:
Đau đớn thay phận đàn bà Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung
"Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kế xiết Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình
Bang but phap ké chuyén, tinh tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường ki ao, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa Họ thật đẹp thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời Bài văn mẫu 3
Người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc được hề hiện trong văn học thời trung đại Viết về
họ Hồ Xuân Hương đã rất thành ông với bài thơ “Bánh trôi nước” đại thi hào Nguyễn
Du với kiệt tác “Truyện Kiều” và Nguyễn Dữ - học trò của Nguyễn Binh Khiêm với
“Chuyện người con gái Nam Xương” - thiên thứ 16 của “Truyền kì mạn lục” Qua nhân vật Vũ Nương, câu chuyện đem đến bao suy tư, trăn trở cho người đọc về thân phận của
Trang 9người phụ nữ trong xã hội phong kiến đây bất công
“Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương — người con gái nhan sắc, đức hạnh Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hao phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính Chàng đi đây tuần, Vũ Nương sinh con trai, hết lòng nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nang di Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn Qua câu chuyện kể, ta thấy người phụ nữ là nạn nhân của xã hội phong kiến bất công Cuộc đời của họ là một chuỗi
dài những khổ đau, bất hạnh
Cũng giống như số phận của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu sự ràng buộc bởi những lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo Biết nàng “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” cho nên Trương Sinh mến vi dung hạnh nói với mẹ xin trăm lạng vàng cưới về Đây là một cuộc hôn nhân không bình đăng, bởi lẽ nó không phải
là sự rung động của hai trái tim cùng một nhịp mà là do sự sắp đặt mang tính chất mua bán Sự sắp đặt của con nhà giàu, lăm tiền nhiều của, muốn øì được nay, sap dat cho con nhà khó “cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó” Cuộc hôn nhân có sự cách bức giàu nghèo
đã khiến Vũ Nương luôn luôn mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”
Dù Vũ Nương có luôn giữ gìn khuôn phép thì cuộc sống vợ chồng ấy vẫn tiềm ấn nguy cơ tan vỡ và sau này cũng là cái thế để Trương Sinh độc đoán, gia trưởng, đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo
Trương Sinh vốn ít học, lại có tính đa nghỉ và hay ghen, do vậy sự nghi kị, ngờ vực làm mâm mống của sự bất hòa đã ủ sẵn trong gia đình Đề rồi, sau ba năm xa cách, khi trở về tưởng Trương Sinh sẽ mang lại hạnh phúc cho gia đình thì cũng lại là lúc tại họa ập xuống cuộc đời Vũ Nương Chỉ vì lời nói ngây thơ của bé Đản: “Ô hay! Ông cũng là cha tôi ư?
Ma ông lại biết nói chứ không giống như cha tôi trước kia ”, làm cho Trương Sinh ngờ
vực, hiểu lầm vợ hư hỏng Dù Vũ Nương có tha thiết giãi bày, có hết lời phân trần để
chồng hiểu rõ tấm lòng mình, dù họ hàng làng xóm có hết lòng khuyên can và biện hộ cho
Trang 10nàng thì Trương Sinh cũng không hề đếm xỉa tới, mà chỉ một mực nghỉ oan cho vợ Rồi từ
chỗ “la um lên cho hả giận”, Trương Sinh đã măng nhiếc, đuôi vợ đi Phải chăng, xã hội
phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, với thói “trọng nam khinh nữ” bám chặt vào huyết quản đã dung túng cho phép người đàn ông được quyên coi thường, rẻ rúng và đối
xử thô bạo với người phụ nữ? Thương nhớ chồng là thế, lại bị chồng ruồng rẫy, gạt bỏ
Giữ gìn khuôn phép, rất mực thủy chung lại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ
Nàng không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc và đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho Hạnh phúc gia đình, thú vui nghỉ gia nghỉ thất, niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau khô chờ chồng đến hóa đá trước đây, cũng không còn có thể có lại được nữa Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã không có cách nào hàn gan noi, Va Nuong danh mượn sông Hoàng Giang rửa sạch nỗi oan nhục, giãi bỏ tâm lòng trong trắng của mình Lời than của nàng như lời nguyên xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và đức hạnh của nàng: “Kẻ bạc mệnh nay duyên phận ham hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gin lòng, vào nước xin làm ngọc My nương xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ Nhược bang lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mỗi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diễu quạ và xin chịu khắp mọi người phi nhố"
Qua tác phẩm, ta thấy Vũ Nương đã nhiều lần gắng gượng để vượt lên số phận nhưng cuộc đời nàng không thoát khỏi là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp và
ức hiếp con người
Cái chết của Vũ Nương thực chất là do bị chồng bức tử - một cái chết day oan uc Vay ma, Trương Sinh thấy nàng tự tận chỉ một chút động lòng mà không hề ân hận, day dứt Ngay
cả khi, đứa con trỏ tay vào bóng chàng trên vách nói là cha, chàng hiểu rõ nỗi oan của vợ thì cũng coi là việc đã qua roi Nhu thé, chuyện danh dự, chuyện sinh mệnh cua người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người chồng, người đàn ông mà không có hành lang đạo
lí, không được dư luận xã hội bảo vệ chở che Nỗi oan của Vũ Nương đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khuât của cái xã hội vùi dập thân phận con