1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước

139 502 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ______________________ TRẦN QUANG BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 1 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN QUANG BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Sỹ Tùng Nghệ An, 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ qúy báu của qúy Thầy, Cô giáo, Qúy lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè thân thiết. Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn: - PGS.TS. NGÔ SỸ TÙNG - Người đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tác giả luận văn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, và đặc biệt là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức của Nhà giáo, về tự học và nghiên cứu, về phương pháp lãnh đạo của Nhà quản lý. - Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, các Phòng, Khoa Trường Đại học Vinh, qúy Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục – K20 đã trang bị những kiến thức cơ bản, phương pháp luận khoa học để tác giả luận văn làm quen và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. - Ban giám đốc, các Phòng, Ban của sở GD &ĐT Bình Phước đã tạo điều kiện cho tác giả luận văn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Ban Giám hiệu của 3 trường THPT công lập ở thị xã Đồng Xoài, Phòng GD thị xã Đồng Xoài, quý Thầy, Cô và quý đồng nghiệp đã giúp đỡ, hợp tác, động viên tinh thần để tác giả hoàn thành luận văn này. - Gia đình; bạn bè lớp Cao học Quản lý giáo dục – K20 đã chân tình động viên, hỗ trợ tác giả mọi phương diện trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng lực còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong qúy Thầy, Cô trong hội đồng khoa học, và các bạn bè đồng nghiệp vui lòng góp ý thêm để luận văn được hoàn thiện và giúp tác giả cải thiện những giải pháp trong công tác quản lý thực tế. Một lần nữa tác giả luận văn trân trọng cảm ơn quí Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp. Nghệ An, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Quang Bình 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do ch ọ n đ ề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khánh thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu 6 8. Cấu trúc luận văn 6 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1 Trong nước 7 1.1.2.Trên thế giới 10 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 12 1.2.1. Giáo viên và đội ngũ giáo viên 12 1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên 13 1.2.3. Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên 13 1.3. Người giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay 15 1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên THPT 15 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên THPT 17 1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người GV THPT 18 1.4. Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT 21 1.4.1. Quan điểm về phát triển đội ngũ giáo viên THPT 21 1.4.2. Tiếp cận hệ thống kết hợp tiếp cận cấu trúc việc phát triển đội ngũ giáo viên 24 4 1.4.3. Các mô hình và phương pháp dự báo trong việc phát triển đội ngũ giáo viên 27 1.4.4. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên 30 1.5. Những định hướng phát triển đội ngũ giáo viên 33 1.5.1. Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam đến 2020 33 1.5.2. Định hướng phát triển GD&ĐT của tỉnh Bình Phước 35 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI , TỈNH BÌNH PHƯỚC 41 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội của thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 41 2.2. Tình hình giáo dục và ĐNGV THPT ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 43 2.2.1. Tình hình giáo dục ở thị xã Đồng Xoài 43 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT 49 2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 67 2.3.1. Về kế hoạch phát triển và công tác tuyển dụng đội ngũ GV 67 2.3.2. Về công tác đánh giá giáo viên hàng năm 68 2.3.3. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng 70 2.3.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên 74 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên 75 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC 81 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 81 3.1.1. Tính mục tiêu 82 3.1.2. Tính thực tiễn 82 5 3.1.3. Tính hiệu quả 82 3.1.4. Tính khả thi 82 3.2. Các g iải pháp phát triển đội ngũ giáo viên 83 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên 83 3.2.2. Đẩy mạnh côn g tác quy hoạch phát triển đ ội ngũ GV THPT 85 3.2.3. Sử dụng hợp lý đội ngũ nhằm phát huy tối đa tiềm năng đội ngũ trong hoạt động giáo dục 91 3.2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV 93 3.2.5.Tạo môi trường làm việc thuận lợi và tạo động lực cho ĐNGV phát triển 101 3.2.6. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại, sàng lọc đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115 DANH MỤC THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu chữ viết tắt Diễn giải 1 BCHTW Ban chấp hành Trung ương 2 CĐ Cao đẳng 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 CSVC Cơ sở vật chất 7 ĐH Đại học 8 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 9 GD Giáo dục 10 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 11 GDCD Giáo dục công dân 12 GDQP-AN Giáo dục quốc phòng- An ninh 13 GV Giáo viên 14 HS Học sinh 15 HT Hiệu trưởng 16 KT – XH Kinh tế - xã hội 17 NXB Nhà xuất bản 18 NNL Nguồn nhân lực 19 PCGD Phổ cập giáo dục 20 THCS Trung học cơ sở 21 THPT Trung học phổ thông 22 XH Xã hội 23 XMC Xóa mù chữ 24 UBND Ủy ban nhân dân 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX cho đến nay, khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặt biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự bùng nỗ công nghệ cao. Sự phát triển nhanh chóng đó đã làm biến đổi sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống con người. Đây không chỉ là cách mạng trong lĩnh vực kỷ thuật, trong lĩnh vực kinh tế mà còn là cách mạng trong các khái niệm tư duy, trong cuộc sống, cách làm việc, trong các quan hệ XH. Cùng với quá trình phát triển đó là quá trình toàn cầu hóa – đó là xu thế tất yếu khách quan, xu thế ấy đã lôi cuốn tất cả các quốc gia, tất cả các lĩnh vực trong đời sống XH con người. Hòa nhập vào dòng thác phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới – thời kỳ phát triển kinh tế tri thức, mà ở đó sự phát triển của nó phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng tri thức của con người. Chính vì vậy, giáo dục cùng với khoa học – công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển XH. Thực tiễn khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế - văn hóa. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Hội Nghị TW 4 khóa VII đã khẳng định “Giáo dục và Đào tạo là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai”[25]. Sự nghiệp CNH – HĐH đất nước trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ GD&ĐT ở tất cả các bậc học, cấp học. Tiến trình xây dựng một XH phát triển đang ngày càng đòi hỏi gay gắt hơn đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao chất lượng GD&ĐT và yếu tố quyết định đến chất lượng GD&ĐT chính là đội ngũ giáo viên, cho nên việc 1 phát triển ĐNGV nói chung và đội ngũ giáo viên THPT nói riêng là một yêu cầu tất yếu. Vì thế, xây dựng và phát triển ĐNGV là một yêu cầu cần thiết trước sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội như hiện nay và ngay cả trong tương lai để bắt nhịp với sự thay đổi đó. Nghị quyết Đại hội lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa X nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” [29]. Nhận thức được vấn đề mang tính quyết định của giáo dục với tiến trình thực hiện CNH – HĐH đất nước, Nghị quyết Hội Nghị lần thứ tám BCHTW Đảng khóa XI với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhận định: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”[31]. Như vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu với nhu cầu thực tế, để từ đó tìm ra các giải pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển KT – XH, phù hợp với đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu bức thiết đối với khoa học giáo dục hiện nay. 2 Trong những năm qua, hoạt động giáo dục của thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã đạt những thành tựu nhất định. Song, nhìn chung chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ giáo viên các trường THPT của thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, có nhiều giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT được áp dụng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế. Số lượng giáo viên vừa thừa lại vừa thiếu so với nhu cầu, tỷ lệ giáo viên giữa các môn học còn bất cập, đội ngũ giáo viên không đồng bộ chuyên môn, năng lực giảng dạy, đặc biệt việc thực hiện đổi mới phương pháp còn hạn chế, lực lượng giáo viên giỏi và giáo viên cốt cán còn mỏng. Việc quy hoạch, kế hoạch chiến lược, dự báo về nhu cầu giáo viên trong các trường THPT trên địa bàn chưa được thực hiện một cách quyết liệt và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới còn hạn chế. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên THPT một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:“Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3 [...]... chương + Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT + Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước + Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - Phần kết luận và kiến nghị 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan về nghiên cứu vấn... THPT ở địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong bối cảnh đổi mới giáo dục 6 7.2 Về thực tiễn Đề xuất được các giải pháp phát triển ĐNGV THPT ở địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển Giáo dục THPT, phát triển KT – XH ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 8 Cấu trúc luận văn gồm có các phần - Phần mở đầu - Phần nội dung gồm có 3 chương + Chương 1: Cơ sở lý... tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT 3.2 Đối tượng: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 4 Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi cao, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương thì sẽ góp phần quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV trong các trường THPT trên địa bàn thị xã Đồng Xoài,. .. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên bậc THPT - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của 3 trường THPT ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước: THPT Hùng Vương, THPT Đồng Xoài, THPT Nguyễn Du - Đề xuất một số giải pháp phù hợp và có tính khả thi nhằm phát triển ĐNGV... của vấn đề Ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước việc khai thác nghiên cứu quản lý về NNL còn rất ít, đặc biệt là giải pháp phát triển ĐNGV THPT hiện chưa có, đó là nội dung chính mà đề tài luận văn này nghiên cứu để làm sáng tỏ 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương tương” [57] Giáo viên trường trung học là người... Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp Giải pháp được đánh giá theo các tiêu chí sau: - Tính hiện thực: giải pháp phải giải quyết được vấn đề đặt ra - Tính hiệu quả: giải pháp phải giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp hơn - Tính khả thi: giải pháp không bị các yếu tố chi phối, ràng buộc 1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Giải pháp phát triển đội. .. phát triển đội ngũ, GV được nhìn nhận với tư cách là một nguồn vốn, là phương tiện quan trọng nhất cho sự phát triển giáo dục 1.4.2 Tiếp cận hệ thống kết hợp tiếp cận cấu trúc việc phát triển đội ngũ giáo viên 1.4.2.1 Tiếp cận hệ thống với việc phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển NNL cũng như phát triển ĐNGV phải liên quan đến phát triển NNL; phát triển GD&ĐT; chất lượng ĐNGV và kinh tế – xã hội Các... phẩm chất đội ngũ giáo viên) ; Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên) v.v…Các công trình này nghiên cứu phát triển đội ngũ theo 3 hướng: a) Nghiên cứu phát triển đội ngũ GV dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực; b) Nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và c) Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát triển ĐNGV... phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: 6.2.1 Phương pháp điều tra Thông qua phiếu điều tra để khảo sát HT, GV, HS các trường THPT ở địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước về thực trạng chất lượng giáo viên và công tác phát triển ĐNGV 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh 3 trường trung học phổ thông để làm rõ hơn và lý giải nguyên nhân thực trạng 6.2.3 Phương pháp. .. qui mô phát triển giáo dục Xác định nhu cầu giáo viên thường sử dụng các định mức lao động như sau: + Định mức học sinh /Giáo viên Số lượng giáo viên được tính theo công thức: K = Y D , trong đó: K: số lượng giáo viên cần dự báo Y: số lượng học sinh đến trường trong từng thời kỳ D: định mức học sinh /giáo viên + Định mức tải trọng Số lượng giáo viên được tính theo công thức: K: số lượng giáo viên cần . KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 1 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN QUANG BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ______________________ TRẦN QUANG BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN. được các giải pháp phát triển ĐNGV THPT ở địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển Giáo dục THPT, phát triển KT – XH ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13]. Bộ GD&ĐT (2012), Chiến lược phát triển GD&ĐT 2011 – 2020, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển GD&ĐT 2011 – 2020
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
[15]. Bộ nội vụ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 của Bộ nội vụ ban hành quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV", ngày 21/3/2006 của Bộ nội vụ ban hành
Tác giả: Bộ nội vụ
Năm: 2006
[16]. Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 18/2001/CT-TTg Về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 18/2001/CT-TTg Về một" số "biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục" quốc "dân
[18]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý. Trường cán bộ quản lý GD&ĐT TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
[19]. Nguyễn Đình Chỉnh (2002), Phạm Ngọc Uẩn (1998), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh (2002), Phạm Ngọc Uẩn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
[20]. Trần Kim Dung (2003), Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bảng Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bảng Thống kê
Năm: 2003
[21]. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 1999
[22]. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt. NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1999
[25]. Đảng Cộng sản Việt nam (1993), Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 4, BCH TW Đảng khoá VII, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 4, BCH TW Đảng khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt nam
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1993
[26]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) – Văn kiện Đại Hội Đảng khoá VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội Đảng khoá VIII
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
[27]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001)– Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 2, BCH TW Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 2, BCH TW Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[29]. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
[30]. Đảng Cộng Sản việt Nam (2011) – Văn kiện ĐH Đảng khóa XI NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện ĐH Đảng khóa XI NXB chính trị quốc gia
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia"
[31]. Đảng Cộng Sản việt Nam (2013) – Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ 8 của BCH TW Đảng khóa XI NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ 8 của BCH TW Đảng khóa XI NXB chính trị quốc gia
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia"
[32]. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[33]. Nguyễn Minh Đường (1996), Quản lý quá trình đào tạo. Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý quá trình đào tạo
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 1996
[34]. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
[35]. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỉ XXI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỉ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
[37]. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lí luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
[38]. Phan Văn Kha (2006), “Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế”, Hội thảo về đào tạo nhân lực của đề tài KX- 05-10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế”
Tác giả: Phan Văn Kha
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w