1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp

107 570 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 874,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN MINH LUÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN – NĂM 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _______________________ TRẦN MINH LUÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG NGHỆ AN – NĂM 2014 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hường đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý giáo dục, phòng Quản lý Khoa học - Thư viện trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo các trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu và THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu tỉnh Đồng Tháp đã sẵn sàng cộng tác, giúp đỡ để tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy, các cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 8 năm 2014 Trần Minh Luân 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CB – Cán bộ CBQL – Cán bộ quản lý CMNV – Chuyên môn nghiệp vụ CNH – Công nghiệp hóa CNH-HĐH – Công nghiệp hoá hiện đại hoá. GD – Giáo dục GDTX – Giáo dục thường xuyên GV – Giáo viên GVG – Giáo viên giỏi HS – Học sinh HSG – Học sinh giỏi HSNK – Học sinh năng khiếu HT – Hiệu trưởng NCKH – Nghiên cứu khoa học NĐC – Nguyễn Đình Chiểu NQD – Nguyễn Quang Diêu NXB – Nhà xuất bản PGS.TS – Phó giáo sư tiến sỹ PHT – Phó hiệu trưởng QL – Quản lý SL – Số lượng SV – Sinh viên TC – Tổng cộng TH S – Thạc Sỹ THCS – Trung học cơ sở THPT – Trung học phổ thông TL – Tỉ lệ TS – Tiến Sỹ UBND – Ủy ban nhân dân 4 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Đóng góp của luận văn 4 9. Cấu trúc của luận văn 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 8 1.3. Người giáo viên THPT chuyên trong bối cảnh hiện nay 12 1.4. Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên 15 Kết luận chương I 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THẤP 25 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục tỉnh Đồng Tháp 25 2.2. Thực trạng đội ngũ GV ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp 37 5 2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp 40 2.4. Đánh giá chung về thực trạng 52 Kết luận chương 2 60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP 61 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 61 3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ nay đến năm 2020 62 3.3.Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 83 Kết luận chương 3 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 Kết luận 89 Kiến nghị 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU 6 DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1 Thống kê trình độ GV toàn ngành Giáo dục Đồng Tháp (tính đến thời điểm 3/7/2014) 2. Bảng 2.2 Thống kê CBQLGD các cấp học ở Đồng Tháp trong giai đạn hiện nay (tính đến thời điểm 3/7/2014) 3. Bảng 2.3 Thống kê về hiện trạng phòng học trong toàn tỉnh 4. Bảng 2.4 Thống kê chỉ số phát triển giáo dục ở Đồng Tháp 3 năm gần đây (có đối chiếu so sánh với chỉ tiêu kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục 2011-2015 và định hướng 2020) 5. Bảng 2.5 Thống kê số học sinh trong các trường chuyên ở Đồng Tháp 3 năm gần đây 6. Bảng 2.6 Hiện trạng về CSVC các trường chuyên ở Đồng Tháp 7. Bảng 2.7 Thống kê chất lượng giáo dục các trường chuyên ở Đồng Tháp 3 năm gần đây 8. Bảng 2.8 Thống kê hiện trạng về số GV theo từng môn trong các trường chuyên ở Đồng Tháp 9. Bảng 2.9 Thống kê tình hình chất lượng và cơ cấu độ tuổi GV các trường chuyên ở Đồng Tháp 10. Bảng 2.10 Thống kê chi tiết số lượng GV đạt chuẩn và trên chuẩn trong các trường chuyên ở Đồng Tháp 11. Bảng 2.11 Thống kê tuyển dụng GV trường chuyên ở Đồng Tháp giai đoạn mới thành lập đến nay 12. Bảng 2.12 Hiện trạng về công tác bố trí sử dụng GV cốt cán trong các trường chuyên ở Đồng Tháp 13. Bảng 2.13 Thống kê số lượng/lượt GV, CBQL trường chuyên tham 7 gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực 14. Bảng 2.14 Phụ lục phát triển đội ngũ GV, CBQL kèm theo đề án phát triển trường chuyên do UBND tỉnh phê duyệt 15. Bảng 2.15 Thống kê hiện trạng số lượng GV, CBQL nằm trong qui hoạch phát triển đội ngũ theo đề án phát triển trường chuyên của tỉnh 16. Bảng 3.1 Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất (n= 130) 17. Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất (n= 130) 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 15 Luật Giáo dục đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [4; tr5]. Đội ngũ giáo viên THPT quyết định chất lượng giáo dục THPT nói chung và đặc biệt khẳng định trên thể hiện càng rõ nét hơn trong các trường THPT chuyên. Phát triển giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn vững vàng đủ sức phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực học tập tốt để tạo nguồn tiếp tục phát triển thành nhân tài phục vụ cho địa phương và cho đất nước là sứ mạng mà mọi trường chuyên phải thực hiện. Chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của các cơ sở giáo dục đào tạo trong đó có các trường THPT chuyên. Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường nói riêng và toàn hệ thống giáo dục nói chung. Với mục tiêu “Các trường trung học phổ thông chuyên sẽ là hình mẫu tương lai của các trường phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục”, Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã xác định: “Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về hoạt động chuyên môn trong hệ thống trường THPT chuyên, tạo điều kiện giúp họ trở thành những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo và xây dựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ này trên toàn quốc” [24]. Hiện nay, đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp đang còn bất cập về số lượng, cơ cấu, năng lực tổ chức hoạt động 9 chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhà trường trong tình hình mới. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chuyên ở tỉnh Đồng Tháp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Đồng tháp sẽ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp. 5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy môn chuyên ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp, gồm các trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu và THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu. 10 [...]... thi: giải pháp không bị các yếu tố chi phối, nó ràng buộc ở góc độ cao 1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên 20 Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là đưa ra các cách thức tổ chức, điều khiển có hiệu quả hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên. .. Đồng Tháp, thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên ở Đồng Tháp; đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi để phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên ở Đồng Tháp 9 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ GV ở các trường THPT chuyên Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ. .. ngũ GV ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp Chương 3: Một số giải pháp phát triển giáo viên ở các trường THPT chuyên của tỉnh Đồng Tháp 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài: Ngày nay vấn đề nhân lực đã trở thành yếu tố cơ bản, quyết định đối với sự phát triển, thịnh vượng và trường. .. các kết quả nghiên cứu 8 Đóng góp của luận văn 12 8.1 Về mặt lý luận Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ nói chung, phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói riêng, trong đó có đề cập đến phát triển đội ngũ GV cốt cán ở các trường chuyên; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên 8.2 Về mặt thực tiễn Làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên THPT chuyên ở Đồng. .. thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 cũng rất chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường trung học phổ thông chuyên gồm: – Bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; về công tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường trung học phổ thông chuyên; ban hành quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý trường. .. cứu về phát triển đội ngũ GV trong các trường THPT chuyên ở tỉnh Đồng Tháp 1.2.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Giáo viên THPT và đội ngũ giáo viên THPT 1.2.1.1 Giáo viên THPT Theo Từ điển GD học: “GV là chức danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường mầm non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc sư phạm mẫu giáo GV... phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên 1.4.2.1.Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên – GV chuyên vừa là nòng cốt của đội ngũ GV các trường trung học về nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, vừa là lực lượng tạo ra đột phá trong việc nghiên cứu, phát triển chương trình dạy chuyên sâu để việc dạy và học đáp ứng được chức năng nhiệm vụ của các trường chuyên. .. coi là phát triển 1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra một đội ngũ (một tổ chức) giáo viên cho một trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ, được đào tạo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, trên cơ sở đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của chương trình giáo dục của các. .. có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV như: – Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An” (2009) [14] của tác giả Nguyễn Văn Cường – Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015”(2012) [18] của tác giả Trương Thị Thu Hà 16 – Đặc biệt năm 2004 tại trường. .. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên chúng ta thấy quy luật tất yếu là muốn nâng cao chất lượng trong các trường chuyên thì phải phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán Trong kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường chuyên cần lưu ý: – Đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn – Mỗi một giai đoạn phát triển của thế giới nói chung và của đất . 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP 61 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 61 3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường. tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ giáo viên ở các. công tác phát triển đội ngũ GV ở các trường THPT chuyên tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Một số giải pháp phát triển giáo viên ở các trường THPT chuyên của tỉnh Đồng Tháp. 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Bộ GD - ĐT (2000), Điều lệ trường trung học, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học
Tác giả: Bộ GD - ĐT
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2000
[4] Bộ GD- ĐT (2009), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Bộ GD- ĐT
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
[6] Bộ GD&ĐT (2009), Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2009
[7] Bộ GD - ĐT (2012), Quy chế trường THPT chuyên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế trường THPT chuyên
Tác giả: Bộ GD - ĐT
Năm: 2012
[8] Bộ GD-ĐT(2000) Hội thảo quốc gia bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH, HĐH. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc gia bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH, HĐH
[10] Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 18/2001/CT-TTg Về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: số 18/2001/CT-TTg Về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân
[11] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý. Trường cán bộ quản lý GD&ĐT TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
[12] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
[13] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
[15] Trần Kim Dung (2003), Quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
[17] Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt. NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1999
[19] Trần Kiểm (2003), Khoa học Quản lý nhà trường phổ thông.NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Quản lý nhà trường phổ thông
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2003
[20] Nguyễn Văn Lê (1997), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
[21] Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa VIII). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 2
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
[22] Nguyễn Cảnh Toàn - Bàn về giáo dục Việt Nam. NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về giáo dục Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao động
[25] Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Từ điển Giáo dục học
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2001
[2] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiên (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[9] Bộ GD&ĐT(2011, 2012,2013),Tài liệu Tập huấn-hội thảo bồi dưỡng CBQL các trường THPT chuyên các năm Khác
[14] Nguyễn Văn Cường (2009), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ khoa học GD, ĐH Vinh Khác
[16] Đảng cộng sản Việt Nam (2000) - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w