Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 34)

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn

tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc Campuchia, phía nam giáp An Giang và Cần Thơ.

Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là

Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2

mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc

sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Diện tích toàn tỉnh là 3.238 km2 với dân số tính đến ngày 01/7/2012 là 1,676 triệu người. Đơn vị hành chính của tỉnh được chia thành 12 huyện thị và thành phố gồm: 9 huyện, 01 thị xã và 2 Thành phố.Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại Thành phố Cao Lãnh.Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh,

khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưamùa khô. Những đặc điểm về khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Cơ cấu kinh tế cơ bản là một tỉnh thuần nông với hơn 80% dân số sống nghề nông. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập GDP bình quân đầu người đạt trên 2.900 USD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 34)