Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 74 - 75)

- Tốp 200 trường có kết quả cao

3.2.2.Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

8 Bồi dưỡng GV về phát triển chương trình

3.2.2.Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

cốt cán trong các trường THPT chuyên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng

3.2.2.1. Ý nghĩa

– Hiện nay, chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống các trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020. Để nâng cao chất lượng của mỗi trường, HS là nhân tố hàng đầu và GV là nhân tố hàng đầu. Việc chăm lo xây dựng đội ngũ GV trong các trường chuyên là một trong những giải pháp đúng đắn, là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng. Trong đó khâu tuyển dụng bố trí sắp xếp giáo viên một cách hợp lý sẽ là khâu then chốt đầu tiên cần được quan tâm trong công tác xây dựng đội ngũ.

3.2.2.2. Nội dung đổi mới công tác tuyển dụng bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên

– Mặc dù trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp đã có chủ trương tổ chức thi tuyển bổ sung GV vào các trường chuyên, bước đầu cũng tạo được sự đồng thuận trong xã hội nói chung và ngành Giáo dục tỉnh nhà nói riêng. Đây là một chủ trương đúng đắn trong việc từng bước giao quyền tự chủ cho các cơ sở và đặc biệt phù hợp đối với các trường chuyên. Tuy nhiên, để công tác tuyển dụng, bố trí sắp xếp trong các trường chuyên phát huy nhiều tác dụng hơn nữa trong công tác phát triển đội ngũ đòi hỏi ngành Giáo dục Đồng Tháp cần tiếp tục có những hướng đi mạnh mẽ và quyết liệt hơn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau:

a)Về công tác tuyển dụng:

Thứ nhất là mở rộng đối tượng tham gia tuyển chọn không bắt buộc đối tượng là GV có biên chế hoặc hộ khẩu trong tỉnh.

Thứ hai là cần bổ sung tiêu chí ưu tiên cho các sinh viên được đào tạo từ các trung tâm sư phạm uy tín trong nước như Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội I chỉ cần tốt nghiệp loại khá trở lên trong khi các trường Đại học khác phải tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc là thủ khoa, á khoa.

Thứ ba là khuyến khích các trường chuyên xây dựng mối liên hệ thường xuyên với trường sư phạm để nắm bắt nguồn sinh viên có chất lượng tốt ra trường hàng năm để mời gọi về tham gia thi tuyển bổ sung vào trường.

Thứ tư là xây dựng mô hình hợp đồng thử việc thời gian 6 tháng hoặc một năm trước khi tham gia kì thi dự tuyển chính thức.Việc làm này một mặt giúp nhà trường có nhiều thời gian tìm hiểu và đánh giá kĩ hơn năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của đối tượng dự tuyển có phù hợp nhu cầu tuyển dụng; mặt khác cũng giúp bản thân những GV có nhu cầu tham gia dự tuyển có cơ hội giao lưu, tiếp cận môi trường làm việc mới đồng thời cũng đánh giá được phần nào khả năng hoà nhập của mình nếu được tuyển vào trường chuyên. Cách làm này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong tuyển dụng.

Thứ năm là tham mưu Sở Giáo dục Đồng Tháp xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép các trường THPT chuyên tuỳ theo nhu cầu có thể được phép thỉnh giảng một số chuyên gia, các nhà khoa học trực tiếp tham gia công tác giảng dạy, giáo dục và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

Thứ sáu là tham mưu Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp đề xuất với UBND tỉnh một số chính sách thu hút nhân tài về công tác tại Đồng Tháp. Đồng thời tỉnh cần có chủ trương xây dựng liên kết đào tạo một số chỉ tiêu theo hướng tạo nguồn chất lượng cao tại các trường đại học trọng điểm. Nguồn được chọn lựa từ các học sinh có phẩm chất tốt, từng tham gia các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 74 - 75)