- Tốp 200 trường có kết quả cao
8 Bồi dưỡng GV về phát triển chương trình
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1.Nguyên nhân khách quan:
– Thời điểm những năm 1980 cùng với khó khăn của cả nước, ngành giáo dục Đồng Tháp cũng hết sức khó khăn vì chế độ tiền lương không đủ sống, có nhiều thầy giáo phải làm thêm để kiếm sống bằng nhiều nghề như vá xe, bán thuốc lá, bỏ nước đá, thậm chí có người đi buôn,…Chính những điều này đã làm mất đi hình ảnh người giáo viên trong xã hội; có người đã bỏ nghề chuyển sang tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn. Đến những năm 1990 khi kinh tế mở cửa với cơ chế thị trường đã mang theo nhiều cơ hội việc làm trong các ngành hấp dẫn có thu nhập cao. Chính những điều này đã dẫn đến trong suốt 20 năm qua có rất ít học sinh giỏi ở Đồng Tháp thi vào ngành sư phạm.
– Đồng Tháp là một tỉnh khuất nẻo, mặc dù thiên nhiên ưu đãi, quanh năm mưa thuận gió hoà nhưng lại nằm cách xa những trung tâm giáo dục lớn như TP HCM hoặc Cần Thơ, chính điều này đã gây nên tình trạng chảy máu chất xám trong ngành GD. Số sinh viên giỏi của tỉnh khi ra trường ít có thiên hướng quay về phục vụ quê hương vì muốn ở lại các thành phố lớn vừa có thu
nhập cao, vừa có thể tiếp tục học tập để nâng cao trình độ. Và tất nhiên Đồng Tháp cũng rất khó thu hút được nguồn GV trẻ có năng lực chuyên môn cao từ tỉnh ngoài về công tác.
– Phương án tuyển sinh GV thông qua kết quả thi thực hành 2 tiết như hiện tại vẫn bộc lộ khuyết điểm vì thời lượng 2 tiết là quá ngắn để đánh giá đúng năng lực thực sự của GV. Sự chênh lệch giữa bằng cấp và năng lực giảng dạy thực sự cũng là điều rất quan tâm. Thậm chí có năm tuyển sinh GV môn vật lý có đến 7 GV có trình độ thạc sĩ nhưng hội đồng tuyển sinh lại không chọn được GV nào có năng lực chuyên môn thể hiện sự vượt trội, có tiềm năng để bổ sung vào lực lượng GV cốt cán trong các trường chuyên.
– Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được triển khai trong các năm qua chưa thực sự mang lại những thay đổi mang tính căn bản trong việc dạy học ở các trường THPT chuyên như chưa tập trung vào đổi mới phương pháp học của HS, không gắn kết với việc đổi mới hình thức, tiêu chí kiểm tra đánh giá và các yếu tố khác của quá trình dạy học. Do vậy GV lúng túng trong quá trình triển khai. Mặt khác việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực còn rất nhiều hạn chế do thiếu các trang thiết bị, phương tiện dạy học, thiếu các điều kiện cần thiết về phòng học, sắp xếp chỗ ngồi,…Việc thiếu các nguồn tài liệu chính thức mang tính cập nhật hướng dẫn, bổ trợ nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề cũng là một trong những lý do khiến GV vẫn sử dụng cách dạy theo lối thụ động, ngại đổi mới và ít ý tưởng sáng tạo trong cách dạy.
– Có bộ phận không nhỏ GV tâm huyết với nghề, thực sự có nhu cầu được nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Tuy nhiên nhu cầu bức thiết của GV lại chưa được các nhà giáo dục, các cấp quản lý quan tâm một cách triệt để. Mặc dù Bộ GDĐT hàng năm đều có sáng kiến tổ chức các chương trình bồi dưỡng GV, tập huấn thay sách, tập huấn chuyển đổi chương trình, nhưng chất lượng và cách tổ chức
chưa thực sự hiệu quả, thiếu tính thực tiễn ( nội dung tập huấn thường nặng về lý luận hoặc chỉ chú trọng vào nội dung chương trình môn học mà chưa rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho GV, phương pháp và hình thức tổ chức tập huấn đơn điệu, nặng về thuyết trình giảng giải, việc lựa chọn đội ngũ GV cốt cán đi tập huấn và tập huấn lại cho GV cũng còn nhiều bất cập,…)
– Các trường chuyên ở Đồng Tháp có sức hấp dẫn rất lớn đối với các bậc phụ huynh và HS ở điểm sở hữu những GV có nhiều kinh nghiệm, được địa phương quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học vượt trội so với mặt bằng chung trong hệ thống các trường THPT bình thường. Tuy nhiên, một trong những bất cập mà Bộ GDĐT đã chỉ ra đối với hệ thống các trường THPT chuyên hiện nay là việc xác định mục tiêu đào tạo chưa sát thực, chưa phù hợp, dẫn đến việc tập trung nhiều cho mục tiêu HS giỏi, thi đại học; chưa thật sự chú trọng đến giáo dục năng khiếu theo lĩnh vực, giáo dục toàn diện và chăm sóc sức khoẻ cho HS. Việc tôn vinh những HS đạt giải HSG, Olympic là điều cần thiết và đúng đắn, nhưng việc đánh giá GV và nhà trường qua các giải thưởng là nguyên nhân dẫn đến việc GV dạy chuyên tập trung quá nhiều vào việc luyện “gà nòi”, nội dung giảng dạy phụ thuộc vào đề thi HS giỏi hàng năm chứ không phải nhằm cung cấp kiến thức tạo điều kiện cho HS năng khiếu phát triển và đi sâu học tập, nghiên cứu môn học mà mình yêu thích.
– Thành tích thấp của các đội tuyển học sinh giỏi cùng với tâm lý muốn đầu tư an toàn cho kì thi đại học đã khiến không ít cha mẹ học sinh không khuyến khích con em mình toàn tâm nỗ lực khi tham gia vào các kì thi học sinh giỏi tầm quốc gia vừa vất vả, hiệu quả thấp lại rủi ro cao. Bên cạnh đó, đa số HS có thói quen học thêm quá nhiều, gây tốn kém thời gian, sức khoẻ và đặc biệt là có rất ít thời gian tự học, mày mò nghiên cứu đúng với tinh thần của một học sinh trường chuyên.
– Trình độ năng lực nghề nghiệp của GV không đồng đều: có những GV chưa vững vàng về chuyên môn do chưa được đào tạo đúng yêu cầu. Những GV cốt cán trong hệ thống THPT ở địa phương tuy có kiến thức chuyên môn song ít có cơ hội được trang bị kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay và trong những năm tới.
– Những GV mới được tuyển dụng mặc dù có đầy đủ những tiêu chuẩn đầu vào nhưng việc thay đổi nơi công tác ở môi trường có yêu cầu cao hơn đòi hỏi các GV cần thời gian thích nghi, bắt nhịp tốt yêu cầu cao của GV trường chuyên. Còn một số GV quen với cách dạy truyền thống trước đây ở đơn vị cũ với đa số học sinh có năng lực học trung bình, nhu cầu phân đấu vừa phải, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa gây được hiệu quả học tập tốt cho học sinh nhà trường.
– Một số GV sớm hài lòng với tấm bằng trên chuẩn hoặc mức độ chuyên môn hiện có mà không chuyên tâm phấn đấu học hỏi rèn luyện nâng cao trình độ nên ngày càng tụt hậu so với mặt bằng chung trong mạng lưới GV dạy chuyên trong khu vực và trên toàn quốc. Một số lại có tư tưởng tận dụng vị thế GV trường chuyên để dể dàng kiếm nhiều thu nhập bên ngoài, không còn nhiều thời gian và sức lực dành cho nghiên cứu giảng dạy trong nhà trường.
– Yêu cầu hội nhập đòi hỏi năng lực chuyên môn đối với GV ngày càng cao, mặc dù ngày nay nguồn tư liệu nghiên cứu có thể dể dàng tìm kiếm, nhưng khả năng chọn lọc và thẩm thấu được trong điều kiện tràn ngập thông tin cũng là một thách thức không nhỏ. Đặc biệt khả năng tiếp cận nguồn tài liệu tiên tiến nước ngoài còn yếu do năng lực ngoại ngữ hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân.
– Nhà trường chưa xây dựng tốt hệ thống thông tin phản hồi chi tiết về hiệu quả giảng dạy tại từng thời điểm cụ thể để GV biết và có những điều chỉnh bổ sung cho kịp thời. Thường nếu không có đơn thưa, phản ánh của học
sinh hoặc cha mẹ học sinh thì phải chờ đến cuối học kì hoặc cuối năm, nhà trường và tổ chuyên môn mới có dịp đánh giá hiệu quả giảng dạy của từng GV trong từng lớp học. Điều này ít nhiều cũng gây thiệt thòi cho học sinh.
– Chương trình môn học quá nặng đã tạo áp lực cho GV về mặt thời gian thực hiện. Do vậy GV thường lựa chọn cách dạy truyền thụ kiến thức, áp đặt một chiều và ít đầu tư cho việc giảng dạy theo hướng giải quyết vấn đề. Hệ quả là HS sẽ hình thành thói quen học tập thụ động, ít sáng tạo và thiếu động lực học tập.
– Trong quá trình triển khai dạy học trên lớp, GV thường chỉ chú ý đến cách thức tổ chức hoạt động dạy, chưa chú ý đến tổ chức hoạt động học và hướng dẫn cho HS phương pháp học tập phù hợp với môn học. GV còn rất yếu về kỹ năng chuẩn bị bài dạy, xác định mục tiêu bài học, lập kế hoạch dạy học, xây dựng các tình huống dạy học và tình huống các câu hỏi, bài tập nhằm kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học,….Mục tiêu kiểm tra đánh giá việc học tập chỉ mới hướng đến kiểm tra việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức, chưa hướng đến việc đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức vào trong những tình huống mới hoặc vận dụng vào cuộc sống của học sinh.
– Liên tục trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng lớn mạnh về cả qui mô và chất lượng, cơ sở vật chất được đầu tư, các chế độ, chính sách khuyến khích GV nâng cao năng lực đã được quan tâm. Các chỉ số phát triển Giáo dục cho thấy Đồng Tháp đã từng bước vươn lên vị trí cao trong khu vực.
– Tuy nhiên, bên cạnh giáo dục đại trà thì hiệu quả của các trường chuyên ở Đồng Tháp đều còn ở mức rất thấp so với khu vực và cả nước. Một trong những yếu điểm lớn nhất là các trường chuyên chưa xây dựng được giải pháp hiệu quả và đồng bộ nhằm xây dựng được lực lượng GV cốt cán đảm bảo về số lượng, chất lượng và tâm huyết với công tác phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, thực hiện sứ mạng đặc thù của trường chuyên.
Chương 3