THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 49 - 56)

- Tốp 200 trường có kết quả cao

4. Các kỳ thi, hội thi 126 giải 167 giai 188 giải 121 giải 145 giai 262 giải Cấp tỉnh97 giải142 giải141 giải107 giải112 giải119 giả

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP

Ở CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP

2.3.1 Công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên

Bảng 2.11: Thống kê tuyển dụng GV trường chuyên ở Đồng Tháp giai đoạn mới thành lập đến nay

Đối tượng Trường THPT chuyên NĐC Trường THPT chuyên NQD

Thời điểm thành lập BS đến năm 2013 TC Thời điểm thành lập BS đến năm 2013 TC

SL Nguồn Cựu HS SL Nguồn Cựu HS SL Nguồn Cựu HS SL Nguồn Cự u TH PT Sa đéc Khá c TH PT Sa đéc Khá c THP T TPC L Khác THP T TPC L Khá c CBQL 2 2 1 1 1 0 1 3 3 2 1 2 3 - GV Toán 6 4 2 1 5 1 4 1 11 8 6 2 4 2 1 1 1 10 - GV Vật lí 3 2 1 4 4 7 5 2 3 1 1 6 - GV Hóa học 3 3 6 6 1 9 4 1 3 2 1 1 1 6 - GV Sinh học 2 2 2 2 4 3 1 2 1 1 4 - GV Tin học 2 2 1 3 1 2 5 5 3 2 0 5 - GV Ngữ văn 4 2 2 5 1 4 9 6 5 1 3 1 2 1 9 - GV Lịch sử 1 1 1 1 2 3 2 1 0 3 - GV Địa lí 1 1 3 3 4 2 2 1 1 3 - GV T. Anh 3 2 1 7 1 6 10 6 2 4 4 4 10 - GV GDCD 1 1 2 2 3 2 1 1 0 2 - GV C. Nghệ 1 1 1 1 2 2 2 0 2 - GV TD-QS 3 2 1 3 3 6 4 3 1 0 4 Tổng 32 25 7 3 43 5 38 3 75 53 32 21 6 14 3 11 3 67

– Giáo viên cơ hữu của các trường được Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Tháp điều động về từ 2 nguồn chủ yếu:

+ Thứ nhất là: Các GV có nhiều kinh nghiệm dạy chuyên từ 2 trường THPT tiền thân là trường THPT Thị xã Sađéc và trường THPT TP Cao Lãnh.

+ Thứ hai là các giáo viên cốt cán đang tham gia trong Hội đồng bộ môn, có năng lực chuyên môn tốt, có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các địa phương trong tỉnh.

– Tuỳ từng thời điểm, khi lực lượng giáo viên cơ hữu không đảm bảo đủ số lượng so với định biên, các trường cũng được phép thỉnh giảng thêm giáo viên có năng lực chuyên môn từ các trường THPT lân cận.

– Cách thức tuyển dụng bổ sung GV do Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp thực hiện theo nhu cầu của đơn vị báo cáo hàng năm. Tuy nhiên về hình thức có đổi mới trong vài năm gần đây.

+ Thời điểm từ năm học 2011-2012 trở về trước, căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị, kết hợp căn cứ số lượng sinh viên mới ra trường thi đậu ngạch công chức và số lượng hồ sơ xin thuyên chuyển, Sở Giáo dục xét chọn phân bổ chỉ tiêu theo nhu cầu đơn vị. Mặc dù công tác này được thực hiện công khai và có chú trọng thứ tự ưu tiên theo năng lực, tuy nhiên hệ thống tiêu chí đánh giá còn thiếu chi tiết và khoa học, mặt khác chưa thu hút được số GV có năng lực ở các trường phổ thông khác có nhu cầu chuyển về công tác tại trường chuyên. Với cách tuyển này trong một thời gian đã thể hiện nhiều bất cập, cao điểm có lúc Sở đã phân bổ cùng lúc đến 14 GV mới ra trường có nguồn đào tạo từ Trường Đại học Đồng Tháp về công tác tại trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận trong việc bố trí sắp xếp sử dụng hiệu quả.

+ Từ năm học 2012-2013, công tác tuyển dụng bổ sung GV vào các trường chuyên được cải tiến, theo đó kì thi tuyển sinh bổ sung GV được tổ chức hàng năm theo nhu cầu của các trường với hệ thống tiêu chí và cách thức tuyển sinh chặt chẽ và khoa học hơn. Theo đó những GV đã tốt nghiệp đại học loại Khá, Giỏi; có quá trình công tác bồi dưỡng HS giỏi từ các trường THPT trong tỉnh, những GV trẻ nguyên là HS chuyên, có thành tích học tập ở phổ thông, đại học tốt đều có cơ hội tham gia dự tuyển. Với cách tổ chức thi tuyển mới này, trong 2 năm học vừa qua, trường chuyên Nguyễn Đình Chiểu tuyển dụng được 9 GV; trường chuyên Nguyễn Quang Diêu tuyển được 14

GV. Đây là cách làm đúng đắn và kịp thời giúp các trường tuyển chọn được những biên chế bổ sung vào nguồn GV của nhà trường.

– Bảng thống kê về công tác tuyển dụng còn cho thấy có rất ít GV được tuyển dụng có xuất thân từng là cựu học sinh chuyên đây là một bất lợi không nhỏ. Vì một GV chưa từng tiếp cận nội dung chuyên sâu đặc thù, chưa từng tiếp cận môi trường làm việc của trường chuyên thì cần nhiều thời gian mới có thể tiếp cận được với môi trường làm việc mới….

Bảng 2.12: Hiện trạng về công tác bố trí sử dụng GV cốt cán trong các trường chuyên ở Đồng Tháp

Đối tượng THPT chuyên NĐC THPT chuyên NQD TC

SL tuổiTB TB năm dạy chuyê n Lực lượng kế thừa SL tuổiTB TB năm dạy chuyê n Lực lượng kế thừa SL tuổiTB TB năm dạy chuyê n Lực lượng kế thừa - GV Toán 2 51 20 1 3 52 21 2 5 50.5 20.5 3 - GV Vật lí 1 50 20 1 1 31 3 1 2 40.5 11.5 2 - GV Hóa học 1 54 28 1 2 43 12 1 3 48.65 20 2 - GV Sinh học 1 48 15 1 1 40 3 1 2 44.05 9 2 - GV Tin học 1 38 16 2 38 8 3 38 12 0 - GV Ngữ văn 2 42 12 1 3 52 21 2 5 47 16.25 3 - GV Lịch sử 1 44 13 3 49 12 4 46.5 12.5 0 - GV Địa lí 1 46 10 1 32 8 1 2 39 9 1 - GV Tiếng Anh 2 52 22 1 2 34 2.5 1 4 43 12.25 2 GV Tiếng Pháp 1 50 20 0 Tổng 13 48 18 6 18 41.27 10 9 30 44.13 13.67 15

– Nhìn vào biểu bảng thống kê, ta thấy được lực lượng GV cốt cán trong các trường chuyên ở Đồng Tháp vừa thiếu về số lượng, tuổi trung bình cao song số năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi lại ít. Có thể giải thích tình trạng trên như sau:

+ Thứ nhất là, Giáo dục Đồng Tháp đang diễn ra quá trình chuyển giao thế hệ khi một số lượng lớn GV cốt cán có nhiều kinh nghiệm dạy học sinh giỏi hàng đầu của tỉnh lần lượt về hưu.

+ Thứ hai là, công tác qui hoạch phát triển đội ngũ này từ các khối chuyên của các trường THPT Sađéc và trường THPT TP Cao Lãnh trước đây chưa được quan tâm. Công tác bố trí sử dụng GV cốt cán trước đây thường chỉ tập trung vào một số mũi nhọn. Cách làm này từng phát huy hiệu quả, thể hiện có năm tỉ lệ thi đậu học sinh giỏi quốc gia ở một số bộ môn là gần 100%. Tuy nhiên khi công tác đào tạo kế cận không được quan tâm, khi GV cốt cán đến tuổi nghỉ hưu thì kết quả đã không được duy trì.

+ Thứ ba là tư tưởng nhiệm kì, làm cho một số cán bộ quản lý có thói quen sử dụng phương án bố trí GV sao cho an toàn, giảm thiểu rủi ro, thay vì mạo hiểm với thử nghiệm mới.

+ Thứ tư là số GV được tuyển về mặc dù với đa số có trình độ trên chuẩn nhưng mức độ bắt nhịp với yêu cầu công việc mới mang tính đặc thù của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, hay hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học là những thử thách thật sự. Đòi hỏi những GV này cần phải có nhiều phấn đấu mới có đủ khả năng thực hiện được vai trò của một GV cốt cán trong trường chuyên.

2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên Bảng 2.13: Thống kê số lượng/lượt GV, CBQL trường chuyên tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực

* Tham dự các lớp tập huấn nâng cao

trình độ CBQLTHPT chuyên NĐCGV CBQLTHPT chuyên NQDGV

SL % SL % SL % SL %

Tập huấn nâng cao năng lực cho CBQL

trường chuyên 2 2

Tập huấn nâng cao năng lực GV cốt cán 14 19.44 20 31.25

Tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo

chuẩn năng lực 24 33.33 30 46.88

Tham dự lớp tập huấn dạycác môn KH

bằng tiếng Anh 6 8.333 6 9.375

Tập huấn chuyên môn ở nước ngoài 3 4.167 4 6.25

Tham quan học tập 32 44.44 60 93.75

Tham dự OLP 30-4 các tỉnh miển Trung, Tây

Mời chuyên gia về tập huấn, kết hợp

tham dự cùng trường bạn 30 41.67 41 64.06

– Trong giai đoạn 2010-2013, Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn cho CBQL, giáo viên trường chuyên. Các hội thảo tập trung vào việc định hướng phát triển nhà trường đáp ứng uêu cầu đổi mới giáo dục. Ngoài các khoá tập huấn chung cho GV trung học về : Công tác của GV chủ nhiệm; hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống; tư vấn tâm lý cho học sinh,… cán bộ quản lý, với giáo viên trường chuyên còn được tập huấn, bồi dưỡng riêng về: Cách thức phát triển chương trình, tài liệu, giảng dạy nội dung chuyên sâu các môn chuyên; dạy học thực hành, thí nghiệm các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học: dạy học các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học bằng tiếng Anh; xây dựng bộ công cụ trắc nghiệm đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh. Từ năm 2010 đến nay, liên tục hàng năm cán bộ quản lý trường chuyên đều được tham gia tập huấn về công tác quản lý và giáo viên dạy môn chuyên được tập huấn về dạy học môn chuyên.

– Sau các khoá tập huấn cốt cán do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường chuyên ở Đồng Tháp đã tổ chức tập huấn lại cho cán bộ quản lý, GV tại các nhà trường. Qua các hội thảo tập huấn đã tạo mối liên kết, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công tác giữa cán bộ quản lý, giáo viên trường chuyên; đồng thời năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên được nâng cao, dần hình thành kĩ năng phát triển dạy học cho GV. Trong quá trình bồi dưỡng GV cốt cán các trường chuyên trong tỉnh cũng có dịp được tiếp xúc với các chuyên gia đầu nghành đến từ các trường đại học, học viện, qua đó GV có điều kiện trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm và cùng hỗ trợ nhau phát triển.

– Ngày 26 tháng 01 năm 2011, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ra quyết định số 78/QĐ-UBND-HC về việc ban hành đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2015;

–Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Tỉnh uỷ khoá IX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp đã khẳng định: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Mọi cải cách có đến được học sinh hay không, có tạo sự chuyển biến hay không quyết định ở thầy, cô giáo; vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên vô cùng quan trọng. Thời gian qua ngành giáo dục đã làm, đang làm và tiếp tục làm; đã đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới, đầu tiên ngành giáo dục và đào tạo cần nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, muốn thực hiện được vấn đề này cần có sự thay đổi về chất lượng đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục làm việc có hiệu quả và có tâm với nghề sư phạm. Thực hiện các chủ trương trên, các trường chuyên ở Đồng Tháp đã tranh thủ tạo điều kiện cho GV cốt cán có cơ hội tham gia nâng cao năng lực như:

Mời các chuyên gia vào giảng dạy: Toán, Hoá, Sinh, Văn; đưa học sinh và giáo viên đi bồi dưỡng: môn Toán (ĐH KHTN), môn Lý (liên kết với Nguyễn Tất Thành- Bình Thuận), môn Hoá (liên kết với Lý Tự Trọng- Cần Thơ), môn Sinh (liên kết Lê Hồng Phong-TPHCM).

Bồi dưỡng phát triển chuyên môn:

+ Tăng cường lực lượng Thạc sỹ: Với số GV trẻ mới về, trường giao nhiệm vụ “phấn đấu để đi học Cao học, tạo điều kiện để GV đi ôn và đi học Cao học”. Đã có 3 GV hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ, 3 GV đang học Cao học, 2 CBQL đang học Cao học.

+ Tăng cường bồi dưỡng GV: Các trường chuyên đã tranh thủ mọi thời cơ, tạo mọi điều kiện để cử GV tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu do Bộ tổ chức, các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Đại học khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh tổ chức, các buổi tập huấn, hội thảo do Sở tổ chức; cử GV tham gia mạng lưới Hội đồng bộ môn, báo cáo viên cấp tỉnh để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho GV toàn tỉnh.

+ Tăng cường bồi dưỡng năng lực dạy chuyên: bằng phương pháp “Ghép đôi” theo phương châm “Trẻ tôi – Già luyện”; với phương pháp nầy giúp GV trẻ phát triển nhanh năng lực dạy chuyên.

+ Thực hiện đổi mới phương pháp theo phương châm Thầy sáng tạo - Trò tích cực; Dạy ít- Học nhiều.

+ Tổ chức GV được giao lưu, học tập kinh nghiệm với trường bạn: trường THPT chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương, THPT chuyên Quang Trung tỉnh Bình Phước, chuyên Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh, chuyên Huỳnh Mẫn Đạt tỉnh Kiên Giang, chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương, chuyên Thái Bình tỉnh Thái Bình, tham dự Olympic 30-4 tại trường chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chuyên Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh. Chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn, tạp chí chuyên ngành Toán học.

+ Bồi dưỡng GV thông qua nhiệm vụ hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học, đây là cơ hội để GV tìm tòi nội dung, hình thức, phương pháp mới để tổ chức cho HS tập dượt nghiên cứu khoa học, và cũng là cơ hội để GV hiểu HS nhiều hơn, học tập chính từ HS của mình.

+ Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho CBQL, GV:

Khuyến khích, động viên GV ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài, giảng dạy trên lớp, hướng dẫn và sửa bài qua thư điện tử, tài liệu chuyên sâu được chia sẻ qua mục tư liệu trên website trường. Trường chuyên Nguyễn Quang Diêu đã tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh (ESC), hướng dẫn GV tự học tiếng Anh để chuẩn bị thi đầu vào lớp Cao học hoặc tham gia bồi

dưỡng năng lực tiếng Anh cho GV Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin dạy chuyên môn bằng tiếng Anh. Cử 12 GV tham dự chương trình nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh do Bộ GDĐT tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, 7 GV tham dự bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại Malaysia.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w