Thực hiện đánh giá xếp loại, sàng lọc đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên theo chuẩn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 86)

- Tốp 200 trường có kết quả cao

b) Chú trọng công tác bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ GV dạy chuyên:

3.2.4. Thực hiện đánh giá xếp loại, sàng lọc đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên theo chuẩn nghề nghiệp.

trong các trường THPT chuyên theo chuẩn nghề nghiệp.

3.2.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá, xếp loại, sàng lọc đội ngũ giáo viên cốt cán:

Trong các trường THPT chuyên, mức độ ảnh hưởng của hiệu suất làm việc của lực lượng GV cốt cán đến hiệu quả đào tạo của nhà trường là rất lớn. Những GV trong nhà trường được nhìn nhận là GV cốt cán không phải đơn thuần là một chức danh mà phải thể hiện cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của cá nhân GV được cả nhà trường công nhận, thông qua năng lực xuất sắc về chuyên môn và nghiệp vụ dạy học, giáo dục; đồng thời họ còn là nguồn trợ giúp tích cực đối với các đồng nghiệp của mình trong việc phát triển nghề nghiệp.Chính vì điều này, việc đánh giá, xếp loại, sàng lọc đội ngũ GV cốt

cán trong nhà trường là một hoạt động mang tính thúc đẩy nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp không ngừng trong đội ngũ GV dạy chuyên.

3.2.4.2. Nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên cốt cán:

Chuẩn nghể nghiệp GV trung học bao gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí. Đây là chuẩn định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi GV. Từ mỗi tiêu chuẩn chúng tôi phân tích và liên hệ tới năng lực nghề nghiệp của mỗi GV trong các trường THPT chuyên.

Trước hết mỗi GV dạy học ở trường THPT chuyên phải đạt được các tiêu chuẩn nghề nghiệp như mọi GV khác. Tuy nhiên GV trường THPT chuyên cần đạt được các tiêu chuẩn nghề nghiệp ở các mức cao hơn, luôn luôn tự phát triển về năng lực nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ( 05 tiêu chí ) GV chuyên phải:

– Là tấm gương về lao động sáng tạo. – Có nghị lực, ý thức vươn lên về mọi mặt.

– Có được lòng tin, sự tôn trọng của xã hội và học sinh. – Có lẽ sống của nhà giáo: cống hiến cho nghĩa lớn.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục( 02 tiêu chí )

Đây là tiêu chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi GV chuyên phải tìm hiểu và phát hiện các HS có năng khiếu, cụ thể là:

– Có kỹ năng và phương pháp phát hiện sớm các năng khiếu của HS. – Có kĩ năng và phương pháp nhận biết các biểu hiện về năng khiếu, tài năng dựa theo các tiêu chí (IQ,EQ,…) bao gồm các quan niệm mới, rộng hơn.

– Có kinh nghiệm nhận biết tâm lý, những mong muốn, điều mong đợi của HS ( hiểu biết đầy đủ về học sinh bao gồm cả các điều kiện sống, sinh hoạt, học tập tại trường, trong gia đình và ngoài cộng đồng).

– Có kinh nghiệm nhận biết năng lực, kỹ năng đặc biệt của HS được thể hiện.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học ( 8 tiêu chí )

GV chuyên cần có các kĩ năng sau:

– Phương pháp làm việc khoa học, có kế hoạch, có phương pháp, kinh nghiệm rèn luyện cho HS thông qua dạy học bộ môn.

– Kích thích HS say mê học tập, khám phá.

– Hình thành cho HS niềm vui trong các hoạt động học tập sáng tạo. – Hướng tới sự phát triển về các năng lực tư duy, kỹ năng học tập; tự học.

– Rèn tư duy độc lập, phê phán, sáng tạo, linh hoạt cho HS.

– Khuyến khích sự phát triển tối đa các năng lực đặc biệt của từng cá nhân HS.

– Hỗ trợ HS tự đánh giá ( tư duy phê phán )

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục ( 6 tiêu chí )

GV chuyên là tấm gương tự học, sáng tạo và cần có các kỹ năng sau:

– Có kinh nghiệm rèn cho HS lòng say mê, yêu thích sáng tạo và lòng tự hào chính đáng;

– Rèn cho HS ý thức tự giác, tính độc lập và sáng tạo. – Rèn cho học sinh thói quen chia sẻ, hợp tác cùng học tập.

– Rèn cho HS ý thức phấn đấu, rèn luyện phát triển toàn diện ( kỹ năng sống và hướng tới sự phát triển bền vững.

– Rèn HS góp phần phát triển cộng đồng ( quốc gia, quốc tế ) càng giỏi càng có ích cho cộng đồng ( không chỉ là người nổi tiếng cá nhân ).

– Hình thành dần ở HS ý chí, nghị lực vượt khó, dám chấp nhận thách thức.

GV chuyên cần có phương pháp và kĩ năng:

– Cộng tác chặt chẽ với gia đình để cùng phát triển tài năng của học sinh.

– Huy động các lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

– Huy động các tổ chức, cá nhân góp phần phát triển cộng đồng, đào tạo nhân tài cho đất nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

– Xây dựng hệ thống hỗ trợ thường xuyên các HS, GV trong các trường chuyên.

– Hướng tới chiến lược xây dựng nguồn nhân lực tài năng chuẩn bị cho sự phát triển lâu dài của đất nước và hoà nhập cộng đồng quốc tế.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (2 tiêu chí ):

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với GV để đáp ứng yêu cầu cao của xã hội và nguyện vọng của HS. GV cần có phương pháp và kĩ năng :

– Phát triển năng lực toàn diện trong bối cảnh mới ( hoà nhập quốc tế ). – Kĩ năng thường xuyên tự phát triển năng lực nghề nghiệp.

– Nhận thức được triết lý của GV về cuộc sống ( lao động sáng tạo là quan trọng nhất của nghề dạy học ).

Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp:

– Triển khai đầy đủ các văn bản của bộ GD&ĐT, các hướng dẫn của Sở GD&ĐT Đồng Tháp về công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên mức độ cho điểm và nguồn minh chứng yêu cầu mức độ cao hơn như trên mới phù hợp với đối tượng dạy chuyên. .

– Tổ chức tập huấn cho GV về công tác đánh giá.

– Việc đánh giá GV phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số

nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

– Việc xếp loại GV phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w