Những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 64)

- Tốp 200 trường có kết quả cao

8 Bồi dưỡng GV về phát triển chương trình

2.4.2. Những hạn chế

– Trong những năm qua, mặc dù công tác tuyển dụng bổ sung GV cho các trường chuyên trong tỉnh được đơn vị chủ quản là Sở Giáo dục chủ trì, có nhiều giải pháp hay, tạo chủ động cho các trường chuyên trong khâu tuyển chọn. Song, có thể nói hiệu quả lại chưa thể hiện rõ nét. Thể hiện qua nghịch

lý thừa, con số GV THPT mới ra trường có hộ khẩu tại Đồng Tháp không phân công được nhiệm sở những năm gần đây lên đến con số 2000 người nhưng bộ phận tuyển dụng ở các trường chuyên vẫn đỏ mắt tìm kiếm những cá nhân có năng lực đảm bảo nhu cầu tuyển dụng.

– Trong một môi trường đòi hỏi có nhiều GV có năng lực chuyên môn cao như trường chuyên thì tinh thần tự giác phấn đấu rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân mang tính quan trọng sống còn. Nhưng theo đánh giá của những người có kinh nghiệm quản lý trong ngành, trong các trường THPT chuyên trong tỉnh thì ngày càng ít GV thấy được ý nghĩa quan trọng của công việc đó, thậm chí có một bộ phận không nhỏ mang tâm trạng an phận, suy nghĩ thực dụng, lười biếng trong nỗ lực tự học và rèn luyện.

– Tác động thực tế của công tác đánh giá kiểm tra nội bộ bên trong nhà trường có được duy trì nhưng chưa thật sự mang tính thúc đẩy nỗ lực phát triển. Kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng năng lực thật sự của GV, đặc biệt là đội ngũ GV cốt cán chưa phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác đặc thù của trường chuyên, thể hiện rõ ở hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

– Mặc dù được tuyển chọn kĩ, trên tinh thần công khai minh bạch, tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực giảng dạy và nghiên cứu của GV trong các trường chuyên vẫn chưa được đều tay. Vẫn có một bộ phận GV bị phản ánh dạy còn khó hiểu, chưa tích cực trong công tác tự nâng cao năng lực bản thân. Khi có những luồng thông tin trên, các trường cũng rà soát xác nhận lại thông tin, giao cho các bộ phận tiến hành dự giờ thăm lớp, tổ chuyên môn thẩm định và xây dựng kế hoạch khắc phục. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận GV chưa có những chuyển biến rõ nét, chưa tạo được niềm tin nơi học sinh và xã hội. Công tác sàng lọc đội ngũ chưa được đẩy mạnh, trong những năm qua chưa có GV nào trong các trường chuyên trong địa bàn tỉnh bị đưa ra ngoài do chưa đảm bảo năng lực theo Điều lệ.

– Do yêu cầu công việc cao nên GV dạy chuyên cần rất nhiều thời gian và công sức mới mong có cơ hội tiếp cận với những mạch kiến thức, những phương pháp giảng dạy và giáo dục tiên tiến. Mặc dù chế độ chính sách có được quan tâm nhưng vẫn còn những trói buộc về mặt hành chánh, điều này làm giảm đi rất nhiều tính tự chủ tài chánh của các trường chuyên trong việc thực hiện chế độ ưu tiên mang tính đặc thù cần thiết cho GV cốt cán. Đơn cử như khi một số trường chuyên trong khu vực liên kết mời những chuyên gia đầu ngành vào bồi dưỡng chuyên môn cho GV cốt cán và học sinh giỏi thì kinh phí tham gia đóng góp các trường phải tự vận động xã hội hoá (rất khó khăn và không chủ động) trong khi kinh phí hoạt động của các nhà trường hoàn toàn có thể đảm đương được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w