Tổng diện tích 3.726 m2 3.726 m2 2.460 m2 36.000 m2 6168 m2 39.726 2 – Các chỉ số thể hiện trên bảng thống kê đã phản ánh tình hình cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 45)

– Các chỉ số thể hiện trên bảng thống kê đã phản ánh tình hình cơ sở vật chất của các trường chuyên ở Đồng Tháp còn thiếu so với chuẩn.

–Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu được thành lập từ tháng 8 năm 2008, đến nay đã được 6 năm, tuy nhiên nhà trường vẫn còn sử dụng cơ sở cũ(tiếp nhận từ một trường tư thục giải thể). Ngày 16 tháng 3 năm 2011 UBND tỉnh đồng Tháp đã phê duyệt đề án xây dựng cơ sở mới tại TP Sađéc có tổng diện tích 52.800m2 bao gồm đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,…đảm bảo theo đúng qui định chuẩn trường chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với tổng mức đầu tư hơn 162 tỉ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại tiến độ xây dựng còn chậm, chỉ mới thực hiện xong phần xây lắp mặt bằng và hàng rào bao quanh; theo dự kiến công trình sẽ hoàn tất giai đoạn 1 gồm các phòng học chức năng và khu hành chánh vào đầu năm 2016.

–Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu khi mới thành lập cũng được bố trí cơ sở vật chất là 2 dãy phòng học nằm ngay trong khuôn viên trường THPT TP Cao Lãnh ( tiền thân của trường Nguyễn Quang Diêu); đến tháng 01 năm 2013, dự án xây dựng trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu đã hoàn thành giai đoạn 1 tại Phường Mỹ Phú TP Cao Lãnh bao gồm khu hành chánh, phòng học, thí nghiệm thực hành và các phòng học bộ môn với tổng đầu tư 61 tỉ đồng. Giai đoạn 2 gồm nhà thi đấu đa năng, khu kí túc xá dành cho học sinh, nhà ăn, sân bóng đá mini,....theo kế hoạch sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng giai đoạn 2 vào năm 2015 với tổng đầu tư 44 tỉ đồng.

– Nhìn chung, tuy 2 trường THPT chuyên ở Đồng Tháp ra đời cách nhau 3 năm, nhưng điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị ban đầu của 2 nơi có nhiều điểm tương đồng. Đó là đều sử dụng cơ sở tạm trong thời gian đầu thành lập với các chỉ số về diện tích và đầu tư trang thiết bị đều thấp so với

chuẩn trường chuyên. Mặc dù cả hai đề án xây dựng cơ sở mới của 2 trường chuyên đều đang được triển khai nhưng chưa hoàn thành, điều này tác động không nhỏ đến công tác triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2.1.3.3. Về công tác tổ chức các hoạt động giáo dục

– Các trường có thành lập Ban Hoạt động Giáo dục, giúp việc có các tiểu ban:

+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện theo phân phối chương trình.

+ Hoạt động Hướng nghiệp: tổ chức 03 tháng một buổi, mỗi buổi 03 tiết; hàng năm, các trường đều có tổ chức học sinh nghe tư vấn chọn nghề; đưa học sinh toàn trường hoặc từng nhóm tham quan thực tế tại một số trường đại học.

+ Giáo dục An toàn giao thông: Tổ chức tuyền truyền, ngoại khóa và hội thi tìm hiểu về Luật ATGT đường bộ.

+ Thể dục thể thao: Các trường có tổ chức tập thể dục giữa buổi học, tổ chức Hội khoẻ phù đổng cấp trường, các hoạt động thể thao kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

+ Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Bên cạnh thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên theo kế hoạch phân bổ kinh phí hoạt động của Sở GDĐT, các trường còn tổ chức từ 1 đến 2 buổi mời bác sỹ nói chuyện dưới cờ và 2 buổi tổ chức ngoại khóa về chủ đề này.

+ Văn nghệ: Xây dựng đội văn nghệ trường, sinh hoạt văn nghệ trong tiết sinh hoạt dưới cờ, tổ chức hội diễn văn nghệ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tham dự hội thi Văn nghệ học đường cấp tỉnh.

+ Tư vấn tâm lý học đường: Tổ chức trực và tư vấn cho học sinh khi có các vấn đề về tâm lý.

Bên cạnh đó ban hoạt động giáo dục còn phối hợp với các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường thực hiện.

– Cải tiến nội dung nâng cao chất lượng sinh hoạt dưới cờ: Lớp trực chào cờ thực hiện chương trình văn nghệ 15 phút, phần còn lại sinh hoạt của: Hiệu trưởng/ tuần thứ 1, PHT tuần thứ 2 và 3, Đoàn, Hội tuần thứ 4.

– Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần: Nhà trường hội ý thống nhất nội dung chung (phần cứng), tùy theo lớp GVCN hướng dẫn học sinh hoạt động (phần mềm).

– Hoạt động giáo dục nghề phổ thông cho lớp 11: Tổ chức dạy nghề Tin học cho học sinh lớp 11 .

– Hoạt động ngoại khóa: Mỗi tổ chuyên môn tổ chức ít nhất một chuyên đề trong mỗi năm học; Các nội dung cũng rất đa dạng và phong phú như các hội thi làm kính viễn vọng; chế tạo máy bay; tổ chức đêm sử ca học đường,...

– Trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh (công trình thanh niên của đoàn trường).

Tóm lại, mặc dù trong điều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất so với chuẩn của trường chuyên nhưng các trường chuyên ở Đồng Tháp cũng đã nỗ lực phấn đấu đa dạng hoá các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm hướng tới giáo dục toàn diện cho học sinh chuyên.Tuy nhiên, bên cạnh một số việc làm được, công tác giáo dục học sinh cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa có cán bộ tư vấn chuyên trách qua đào tạo đúng chuyên môn; quĩ thời gian bố trí dành cho hoạt động giáo dục của cả GV và HS là còn ít; các câu lạc bộ còn ít về số lượng và còn đơn điệu trong hoạt động; việc thiếu thốn cơ sở vật chất gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động lớn qui tụ số lượng học sinh cả khối lớp hoặc toàn trường tham gia; công tác hướng nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng mối liên hệ với các khu công nghiệp có thể đưa học sinh đi tham quan thực tế.

2.1.3.4. Về chất lượng:

Bảng 2.7: Thống kê chất lượng giáo dục các trường chuyên ở Đồng Tháp 3 năm gần đây.

Các nội dung THPT chuyên NĐC THPT chuyên NQD

Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học

2011-2012 2012-2013 2013-2014 2011-2012 2012-2013 2013-2014

1.1 Xếp loại học lực

- Loại Giỏi 41,87% 45,63% 48,44% 53,83% 67,81% 63,95% - Loại Khá 49,08% 47,47% 46,6% 42.83% 31,62% 35,26% - Loại Khá 49,08% 47,47% 46,6% 42.83% 31,62% 35,26% - Loại Trung bình 8,04% 6,16% 4,67% 3,2% 0,57% 0,79% - Xếp loại Yếu 1,01% 0,74% 0,29%

1.2 Xếp loại hạnh kiểm kiểm

- Loại Tốt 99,5% 99,7% 99,71% 99,5% 100% 98,68%

- Loại Khá 0,34% 0,18% 0,29% 0,5% 0% 1,31%

- Loại Trung Bình 0,16% 0,09%

2. Đỗ TN THPT 100% 100% 100% 100% 100% 100%

- Xếp loại Giỏi 48,68% 51,42% 42,79%

- Xếp loại Khá 36,84% 32,15% 38,29%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w