Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp giai đoạn từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 71)

- Tốp 200 trường có kết quả cao

3.2.1.Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp giai đoạn từ nay đến năm

8 Bồi dưỡng GV về phát triển chương trình

3.2.1.Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp giai đoạn từ nay đến năm

các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp giai đoạn từ nay đến năm 2020

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV cốt cán trong các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp đến năm 2020 và những năm tiếp theo đáp ứng được mục tiêu và chiến lược phát triển hệ thống trường chuyên của Bộ Giáo dục và của tỉnh Đồng Tháp.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

– Dự báo tình hình kinh tế – xã hội và sự đáp ứng của GD chuyên cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Đồng Tháp và của toàn quốc.

– Dự báo nhu cầu phát triển quy mô đào tạo, các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo để dự báo đội ngũ GV trong những năm kế tiếp.

– Dự báo về số lượng, nhu cầu GV và HS THPT có nguyện vọng được tham gia giảng dạy và học tập tại các trường chuyên và xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV dạy chuyên đến năm 2020 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng GD Đồng Tháp. Cụ thể:

+ Về chất lượng: xây dựng đội ngũ GV cốt cán có đủ phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn và xuất sắc trong nghiệp vụ dạy học, giáo dục; đồng thời còn có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp trong việc phát triển nghề nghiệp.

+ Về số lượng: Đảm bảo đủ số lượng tối thiểu có khả năng thực hiện chức năng giảng dạy, phát hiện và hướng dẫn những học sinh có năng lực chuyên biệt có thể phát triển niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đảm bảo có lực lượng kế thừa khi có biến cố về số lượng GV cốt cán cần thay đổi bổ

sung. Chú trọng xây dựng mạng lưới GV cốt cán trong hệ thống THPT nói chung và đặc biệt là các trường chuyên của Đồng Tháp đảm bảo tinh thần chia sẻ, hợp tác, giải quyết được tình trạng thừa thiếu cục bộ.

– Dự báo phát triển về trình độ đội ngũ GV để tạo điều kiện cho GV cốt cán trong quy hoạch được đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện thực tế, tích luỹ kinh nghiệm.

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng dự báo, quy hoạch đội ngũ GV THPT tỉnh Đồng Tháp.

– Nghiên cứu các đề án phát triển của các trường chuyên đã được UBND tỉnh phê duyệt.

– Điều tra hiện trạng đội ngũ GV cốt cán trong các trường THPT chuyên ở Đồng Tháp.

– Thông qua khảo sát, đánh giá đội ngũ GV cốt cán trong các trường chuyên, tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng GV hiện có. Nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV cốt cán theo chu kỳ, từng học kỳ, từng năm và trong những năm kế tiếp, cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng cần chú ý đến việc bố trí thời gian thích hợp trong năm, phù hợp với kế hoạch của cá nhân và của nhà trường. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các GV nằm trong quy hoạch có cơ hội tham dự các hội thảo, tập huấn chuyên môn đặc thù của GV chuyên được tổ chức hàng năm của Bộ Giáo dục, có cơ hội tiếp cận các chuyên gia hàng đầu theo từng lĩnh vực, có cơ hội giao lưu chia sẻ với những GV cốt cán khác trong toàn quốc.

+ Cần chú ý đến việc tạo nguồn tài chính thích hợp; tạo điều kiện có đủ CSVC, thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ GV.

+ Huy động mọi nguồn tài chính cho công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo cơ chế thích hợp như: kinh phí của chương trình bồi dưỡng GV, kinh phí bồi dưỡng đội ngũ của các trường THPT chuyên theo đề án phát triển trường

chuyên của tỉnh, kinh phí tự túc cá nhân, kinh phí hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức xã hội.

+ Quy hoạch GV cốt cán phải gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng. Nếu chỉ có quy hoạch mà không chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng, để GV tự thân vận động sẽ dẫn đến tình trạng GV khó định hướng phấn đấu, chậm trưởng thành.

+ Công tác quy hoạch đội ngũ GV cốt cán phải được tiến hành dân chủ và công khai. Cân nhắc cụ thể và kỹ lưỡng mọi điều kiện quy hoạch GV. Tách bạch giữa công tác nhân sự và công tác quy hoạch. Xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ dự bị.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

– Quy hoạch cần được trao đổi và thống nhất ý kiến trong lãnh đạo trường, phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD&ĐT, đảm bảo đúng các chủ trương của tỉnh nhất là những dự định quan trọng như: đề bạt, đi học, thuyên chuyển...

– Quy hoạch phải được thông qua trong chi bộ và hội nghị cán bộ công chức trong nhà trường.

– Trước khi lập quy hoạch phải điều tra cơ bản toàn diện về GV, phải xác định mặt mạnh, mặt yếu của từng GV.

– Cân nhắc cụ thể và kỹ lưỡng mọi điều kiện quy hoạch GV cốt cán. Phải coi trọng việc tạo nguồn GV cốt cán; chọn GV cốt cán tạo nguồn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung, phải đúng người, đúng việc và đúng vị trí và tài năng.

– Công tác quy hoạch là công tác thường xuyên trong nhà trường, quy hoạch phải đảm bảo tính “ mở”, tức là cơ hội dành do mọi đối tượng trong nhà trường có đủ năng lực, phẩm chất đảm bảo đáp ứng chức năng của từng vị trí; và quy hoạch cũng phải đảm bảo tính “động” để những cá nhân nằm trong quy hoạch phải không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực bản thân.

– Trong công tác quy hoạch cần tránh chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, bè phái hoặc có quan điểm không rõ ràng, dễ dãi, bỏ qua tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên tỉnh đồng tháp (Trang 71)