giáo viên trong các trường THPT chuyên.
1.4.3.1. Các yếu tố thuận lợi
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trong Văn kiện Đại hội XI đã xác định:
– Về quan điểm phát triển: Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
– Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội…
–Về mục tiêu chiến lược: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân…
– Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Thực hiện các chương trình, đề
án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
– Đại hội cũng đã xác định mạnh mẽ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hóa giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo.
b) Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.
– Nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, gương mẫu về trách nhiệm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; đây là giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục.
– Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
– Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng phân tán; hình thành các trường sư phạm khu vực. Các trường sư phạm chỉ làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu khoa học. Không giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đối với một số cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay nếu xét thấy không còn
phù hợp. Tập trung xây dựng một số trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật trọng điểm. Xây dựng và thực hiện cơ chế điều hòa, phối hợp trong quá trình phát triển và hoạt động của các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên phạm vi cả nước. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm;
– Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo.
– Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo từng cấp học. Tiến tới tất cả giáo viên tiểu học, trung học cơ sở phải có trình độ đại học; giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trình độ đại học trở lên và có năng lực sư phạm và năng lực nghề nghiệp tương ứng với trình độ và ngành nghề đào tạo; giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhà giáo của các cơ sở đào tạo phải đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý;
– Có chế độ đặc thù cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá thực tế năng lực và hiệu quả công tác.
–Tiếp tục thực hiện chủ trương về lương cho giáo viên như Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã khẳng định, có thêm chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác tùy theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, theo vùng, đi đôi với cơ chế đánh giá, sàng lọc; bổ sung chế độ cho cán bộ quản lý giáo dục được hưởng thâm niên nghề.
+ Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trẻ có nhà ở, tham gia nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, năng lực. Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lý tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo có trình độ cao, đồng thời có cơ chế miễn nhiệm hoặc bố trí công việc khác đối với những người không còn phù hợp. Bảo đảm bình đẳng về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giữa nhà giáo trường công lập và trường ngoài công lập. Xây dựng, áp dụng chính sách và cơ chế động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện để các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài, tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở trong nước.
c) Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 cũng rất chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường trung học phổ thông chuyên gồm:
– Bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; về công tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường trung học phổ thông chuyên; ban hành quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông chuyên trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng trường trung học và các quy định khác về giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông;
–Tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên để có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc;
– Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về hoạt động chuyên môn trong hệ thống trường trung học phổ thông chuyên, tạo điều kiện giúp họ trở thành những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo
đức, tự học, sáng tạo và xây dựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ này trên toàn quốc;
– Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.
– Định hướng nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông chuyên phù hợp với từng giai đoạn. Tăng cường việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng quản lý; bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu môn chuyên, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục;
– Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên; đưa đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong các trường trung học phổ thông chuyên;
– Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong, ngoài nước về giảng dạy bằng tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học, để từng bước thực hiện dạy học các môn học này bằng tiếng Anh trong các trường trung học phổ thông chuyên;
– Xây dựng các diễn đàn trên internet để giáo viên và học sinh trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục trong, ngoài nước có đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.[24]
1.4.3.2. Các yếu tố không thuận lợi
a) Lãnh đạo các ban ngành, địa phương mặc dù rất quan tâm, tạo điều kiện nhưng cũng mong muốn các trường chuyên nhanh chóng phát huy hiệu quả xứng đáng với vị thế trường chuyên, điều này gây nên những áp lực không nhỏ cho đội ngũ lãnh đạo và GV. Dễ đẩy các trường chuyên vào cuộc chạy đua thành tích về thi học sinh giỏi mà quên mất sứ mạng hàng đầu của
trường chuyên là tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu theo hướng khuyến khích phát triển tài năng.
b) Một bộ phận không nhỏ các GV cốt cán trong các trường chuyên mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng ngoại ngữ và tin học hạn chế, làm chậm tiến độ tiếp cận với những nguồn tài liệu, thông tin mang tính tiếp cận những định hướng mới trên thế giới.
c) Hiện nay ngành sư phạm không còn đủ sức hấp dẫn để thu hút học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Một số địa phương lại chưa có những cơ chế quyết liệt nhằm thu hút những học sinh giỏi, năng khiếu theo ngành sư phạm sau này bổ sung vào lực lượng GV cốt cán kế thừa.
d) Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ GV chuyên như: biên chế, tiền lương, phụ cấp,…Tuy nhiên, so với cường độ lao động, việc đòi hỏi khả năng sáng tạo, khả năng đáp ứng với trình độ học sinh trong thời đại bùng nổ thông tin thì những quan tâm ưu ái như hiện có vẫn còn khiêm tốn. Do vậy, còn một số GV trường chuyên chưa thực sự an tâm, tập trung cao cho công việc của mình.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên chúng ta thấy quy luật tất yếu là muốn nâng cao chất lượng trong các trường chuyên thì phải phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán. Trong kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường chuyên cần lưu ý:
– Đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn.
– Mỗi một giai đoạn phát triển của thế giới nói chung và của đất nước nói riêng thì xã hội có những đòi hỏi riêng nhất định đối với giáo dục đặc biệt đối với các trường chuyên, cho nên cần có những dự báo để phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng ở từng giai đoạn cho phù hợp.
– Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi đồng thời có những giải pháp khắc phục những yếu tố không thuận lợi để quá trình phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường chuyên được nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG