1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2013 2020

122 635 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: + Góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục và thay đổi suy nghĩ, cáchnhìn nhận, đánh giá của mọi người từ cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynhhọc sinh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

là một đề tài mà tôi rất tâm huyết Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã đượctiếp thu và kinh nghiệm đã được tích lũy qua những năm công tác, được sựgiảng dạy, hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự cộng tác giúp đỡ của các đồngnghiệp luận văn tốt nghiệp của tôi đã được hoàn thành

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, côgiáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Cảm ơn Phógiáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường đã giúp tôi nghiên cứu và thực hiện luậnvăn này Xin cảm ơn Phòng GD&ĐT Diễn Châu, cán bộ giáo viên các trườngmầm non trong huyện, các cơ quan ban ngành liên quan, bạn bè đồng nghiệp

đã giúp đỡ, động viên tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận văn

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn này vẫn còn

có những thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo,

cô giáo, các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 4 năm 2014

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 2

8 Đóng góp của luận văn 3

9 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 5

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên MN 7

1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên MN 9

1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN 10

1.3 NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .11

1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên MN 11

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên MN 14

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên mầm non .15

1.4 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 19

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 19

1.4.2 Yêu cầu, nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN .21

Trang 5

1.5 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI

NGŨ GIÁO VIÊN 26KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

30

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 30

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 30

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An .35

2.2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON CỦA HUYỆN DIỄNCHÂU, TỈNH NGHỆ AN 43

2.2.1 Về số lượng và cơ cấu 43

2.2.2 Thực trạng về chất lượng giáo viên các trường MN huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 44

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MN CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 49

2.3.1 Nhận thức của các cấp về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên MN 49

2.3.2 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên MN của Huyện Diễn Châu hiện nay 51

2.3.3 Xu hướng phát triển đội ngũ giáo viên MN trên địa bàn huyện Diễn Châu trong những năm tiếp theo 57

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 58

2.4.1 Ưu điểm 58

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO

Trang 7

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 63 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế 63

Trang 8

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 63

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 63

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 64

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 64

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON Ở HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 66

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng về việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 67

3.2.2 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020 71

3.2.3 Đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác tuyển dụng giáo viên .73

3.2.4 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 76

3.2.5 Phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên 79

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên 81

3.2.7 Tạo động lực và tạo điều kiện làm việc cho giáo viên mầm non 84

3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 86

3.4 KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 87

3.4.1 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về mức độ cần thiết của các giải pháp 88

3.4.2 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về mức độ khả thi của các giải pháp 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 104

Trang 10

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

GDTX : Giáo dục thường xuyên

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Số trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện

Diễn Châu năm 2012-2013 35 Bảng 2.2 Tỉ lệ huy động học sinh tới trường qua các năm 37 Bảng 2.3 Thống kê cơ sở vật chất các trường trong huyện năm học 2012 - 2013

40 Bảng 2.4 Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia qua các năm của huyện Diễn

Châu, tỉnh Nghệ An 41 Bảng 2.5 Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non 43 Bảng 2.6 Trình độ chuyên môn của CBGV các trường mầm non huyện

Diễn Châu 45 Bảng 2.7 Bảng đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu

47 Bảng 2.8 Số lượng giáo viên được tuyển dụng qua các năm từ năm 2008-2013

52 Bảng 2.9 Tỉ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng theo từng nội dung ở huyện

Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 53 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý mầm non về

mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 88 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên mầm non về mức

độ cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở huyện

Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 90 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý mầm non về

mức độ khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 92

Trang 12

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên mầm non về mức

độ khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở huyện

Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 94

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Vai trò của người giáo viên mầm non 13

Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 24

Hình 2.1 Bản đồ huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 30

Hình 2.2 Cơ cấu dân số huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 32

Hình 2.3 Qui mô trường học ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 36

Hình 2.4 Tỉ lệ huy động trẻ em tới trường qua các năm ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 38

Hình 2.5 Biểu đồ các trường đạt chuẩn quốc gia huyện Diễn Châu 42

Hình 2.6 Đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên mầm non 47

Hình 2.7 Nhận thức của các cấp về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 50

Hình 2.8 Tỉ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ 53

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020 66

Hình 3.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa các giải pháp phát riển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020 87

Hình 3.3 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về tính cần thiết của các giải pháp 89

Hình 3.4 Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính cần thiết của các giải pháp 91

Hình 3.5 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ khả thi của các giải pháp 93

Hình 3.6 Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính khả thi của các giải pháp 95

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Lý do về mặt lý luận: Đội ngũ giáo viên mầm non quyết định chất

lượng giáo dục mầm non Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng là nhân tố quyết định đối vớiviệc đổi mới giáo dục

Nguồn lực của con người có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo

ra chất lượng đối với hoạt động xã hội của mình

Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn xem giáo viên

là cán bộ quản lý giáo dục, là nhân vật trung tâm, lực lượng nòng cốt góp phầnquyết định chất lượng giáo dục Vì vậy trước những yêu cầu mới của thời đại đặt

ra, không có con đường nào khác là phải đầu tư cho lực lượng giáo viên

Bậc học mầm non có nhiệm vụ tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản

và vững vàng cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên Khoa học đã chứng minh

sự phát triển các tố chất cần thiết, hình thành những cơ sở ban đầu của nhâncách chính là ở bậc học mầm non

- Lý do về mặt thực tiễn: Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện

Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn còn có nhiều bất cập nhất định trước yêu cầuđổi mới giáo dục

Hiện tại các điều kiện về nguồn lực phục vụ cho yêu cầu giáo dục cònkhá nhiều bất cập Cần phải tiến hành quản lý phát triển nâng cao chất lượngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh toàn diện về chuyênmôn cũng như về nghiệp vụ sư phạm, bởi vì chất lượng đội ngũ giáo viên lànhân tố quyết định chất lượng giáo dục

Trang 16

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầmnon

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầmnon ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

4 Giả thuyết khoa học

Có thể phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnhNghệ An đảm bảo về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nếu đề xuấtđược các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ởhuyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ GVMN huyện DiễnChâu của Phòng Giáo dục và Đào tạo

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu:

+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 17

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm nghiên cứu thực tiễn có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Phương pháp điều tra;

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận:

+ Góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục và thay đổi suy nghĩ, cáchnhìn nhận, đánh giá của mọi người từ cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynhhọc sinh đến cộng đồng xã hội về người giáo viên mầm non và sự cần thiếtphải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong quá trình nâng cao chấtlượng giáo dục và chất lượng học sinh mầm non

+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viênmầm non

+ Đồng thời đóng góp được những giải pháp phát triển đội ngũ giáoviên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho những người quản lý ởđịa phương

- Về mặt thực tiễn:

+ Luận văn cũng đánh giá được thực trạng về giáo viên mầm non vàcông tác phát triển giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ Antrong những năm qua

+ Và từ đó, đề xuất được những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viênmầm non phù hợp, cần thiết và khả thi trong điều kiện, hoàn cảnh của địa

Trang 18

phương và các cơ sở giáo dục mầm non trong huyện Giúp cho công tác pháttriển đội ngũ giáo viên mầm non của huyện thuận lợi, hệ thống và đạt hiệuquả hơn.

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên

mầm non

Chương 2 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Chương 3 Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN MẦM NON

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước ta hếtsức quan tâm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ nếu không có thầygiáo thì không có giáo dục ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng quan tâm đến chất lượng giáo dục

và đặc biệt là đội ngũ giáo viên Người đã chỉ rõ: “Vấn đề then chốt, quyết

định chất lượng giáo dục là phải phát triển được đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” [14] Người luôn

đánh giá cao vai trò của cô giáo, thầy giáo trong xã hội mới, coi họ là lớp người

vẻ vang của đất nước Vì nếu không có cô giáo, thầy giáo hết lòng dạy dỗ con

em nhân dân lao động ngày hôm nay thì không thể xây dựng được một xã hộitốt đẹp trong tương lai như mọi người mong muốn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao mặt tích cực của giáo dục và vai tròcủa thầy, cô giáo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: “Không có giáodục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế” và Bác đã chỉ thị “Giáodục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng

và nhân dân, do đó các ngành, các cấp Đảng, chính quyền và địa phương phải

Trang 20

thực sự quan tâm đến vấn đề này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩymạnh sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới” [11].

Đội ngũ giáo viên là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục

Việc phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt và cấp thiết vì “Khâu then

chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” Người xưa

thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”, một ngày thiếu giáo dục thì đấtnước không thể tồn tại

Trong Chỉ thị số 40CT/TW của Ban bí thư đã nêu rõ: “Phát triển giáo

dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là điều kiện

để phát huy nguồn lực con người….” [1].

Xuất phát từ những lý do đó, trong những năm gần đây, có nhiềunghiên cứu viết về phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó có đội ngũ giáo viênmầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Qua tìm hiểu các công trìnhnghiên cứu của một số tác giả, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều bình diệnkhác nhau và đặc biệt quan tâm trên bình diện quản lý giáo dục

- Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên được tập trung vào haimảng chính: Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên theo cấp bậc, ngành học;nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên cho từng cơ sở giáo dục thuộc bậchọc, cấp học và ngành học

Trang 21

Trong giáo dục, giáo viên luôn luôn đóng một vai trò chủ đạo, thenchốt, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáodục Để có đội ngũ giáo viên đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáodục hiện nay, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng vàcần thiết Có thể thấy, có nhiều tác giả đã đề cập đến công tác phát triển độingũ giáo viên Song các đề tài khoa học của các tác giả nói trên đều mangtính đặc thù ở từng địa phương, từng bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển của giáo dục địa phương đó Riêng ở huyện Diễn châu cho đến nay theonhững tài liệu mà tác giả bao quát được thì vẫn chưa có tác giả nào đề cậpđến công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non một cách đầy đủ và hệthống Vì vậy nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết nhằm góp phần nângcao chất lượng giáo dục của các trường mầm non trên địa bàn huyện tronggiai đoạn hiện nay.

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên MN

1.2.1.1 Giáo viên

Theo Từ điển Tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1994, địnhnghĩa: Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tươngđương [24]

Điều 70, Luật giáo dục 2005, qui định đối với nhà giáo: “Nhà giáo làngười làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dụckhác Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”[19]

Trang 22

Giáo viên là người giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.Giáo viên trongcác cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1.2.1.2 Đội ngũ giáo viên mầm non

- Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng (1997): Đội ngũ là tập hợpgồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành mộtlực lượng” [23]

Có nhiều khái niệm khác nhau về đội ngũ, nhưng nhìn chung đều cóchung quan điểm: là một nhóm người được tổ chức, và tập hợp thành một lựclượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùngnghề nghiệp, nhưng đều có mục đích chung

Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùng lý tưởng, cùng mụcđích hoạt động, làm theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau

về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần

- Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ

nắm vững tri thức và hiểu biết về dạy học và giáo dục như thế nào và có khảnăng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ cho giáo dục

Hay đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người baogồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm củangành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên là nhữngngười lao động có nghiệp vụ sư phạm được xã hội phân công làm nhiệm vụđào tạo thế hệ trẻ

Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người dạy học - giáo dục, được tổ chứcthành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục

đã đề ra cho tổ chức đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua vềlợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật

Trang 23

Ở nhà trường, đội ngũ giáo viên ở trong tập thể sư phạm Tập thể sưphạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứng đầu làhiệu trưởng Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thànhmột cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thứchoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Đội ngũ giáo viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy vànghiên cứu khoa học ở các trường mầm non, phổ thông, dạy nghề… họ gắnkết với nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục; cùng trực tiếp giảng dạy, giáodục học sinh cùng chịu sự ràng buộc của những qui tắc có tính chất hànhchính của nhà nước và giáo dục

Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục,được tổ chức thành lực lượng, cùng chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ,cùng thực hiện các nhiệm vụ theo một kế hoạch thống nhất, gắn bó với nhauthông qua lợi ích vật chất, tinh thần và được hưởng các quyền lợi như nhautheo Luật Lao động, Luật Giáo dục và các luật khác được Nhà nước quy định

Từ những quan niệm về đội ngũ giáo viên, chúng ta có thể hiểu đội ngũ

giáo viên mầm non là những người làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em trong trường mầm non có cùng một nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện và giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu của bậc học đã đề ra.

1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên MN

1.2.2.1 Phát triển

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Phát triển là biến đổi hoặc làmcho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phứctạp” [25]

Xét ở khía cạnh xã hội, Theo David C.Korten thì phát triển là một tiếntrình qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân

và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực, tạo ra những

Trang 24

thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp vớinguyện vọng của họ.

Phát triển là vận động tiến triển theo chiều hướng đi lên của mọi sự vật

và hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng

“Phát triển là tăng cả về chất lượng và số lượng làm cho hệ giá trị đượccải tiến, được hoàn thiện” “Phát triển là lớn lên về mặt kích thước, độ rộng(số lượng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lượng)” [10]

Qua đây, ta có thể thấy mọi sự vật, hiện tượng, xã hội, con người hoặc

là biến đổi để tăng tiến số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài và bên trong làm cho biến đổi tăng lên đều gọi là phát triển

1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên MN

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là phát triển một tổ chức có nhữngngười gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chấttrong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên địnhtrong sự nghiệp xây dựng đất nước Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóadân tộc, đồng thời có khả năng tiếp thu các nền văn hóa tiến bộ của nhân loại,phục vụ tốt các yêu cầu của ngành giáo dục và nhà trường mầm non

Phát triển đội ngũ giáo viên là sự tăng trưởng về mặt số lượng, chấtlượng đội ngũ, là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tíchcực của các thành viên hoàn thành nhiệm vụ đặt ra

Phát triển đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ biến đổi, trở thành nhữngcon người có năng lực và phẩm chất mới cao hơn Đội ngũ đó đảm bảo về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu Sự phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu thể hiện ởcác mặt: Phát triển về phẩm chất chính trị tư tưởng, trình độ chuyên mônnghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của giáo viên; đảm bảo đầy đủ về sốlượng giáo viên và có cơ cấu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phải đảm nhiệm

Đội ngũ giáo viên mầm non là một tập thể giáo viên cùng thực hiệnnhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy, giáo dục các cháu từ 03 tháng đến 6 tuổi để đạt

Trang 25

mục tiêu hình thành cho thế hệ trẻ những cớ ở đầu tiên của nhân cách conngười mới XHCN Việt Nam.

Phát triển đội ngũ là quá trình vận động đi lên để đảm bảo cho đội ngũ

đó có đủ về mặt số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo,

có được phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường trongthời kỳ CNH, HĐH đất nước; xây dựng một tập thể đoàn kết, trong đó mỗi cánhân đều có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nhà trường, tham gia tích cực,sáng tạo trong hoạt động giảng dạy

1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo, biện pháp là những thao tác tư duy sau:

- Làm sáng tỏ quan điểm

- Phân tích được mục tiêu

- Khái quát được xu thế

- Đề ra các chương trình hành động

Muốn xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An một cách toàn diện và khả thi thì cũng cần một hệ thốngcác giải pháp thực hiện

1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN

Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là việc thực hiện cácchức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm xây dựng

Trang 26

đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu,

có tính kế thừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ là duy trì đội ngũ giáoviên, mà còn là những giải pháp tình thế phải được thực hiện trong một kếhoạch tổng thể có tính chiến lược, lâu dài và ổn định, đồng thời phát triển dựatrên những cái đã có làm cho đội ngũ mạnh về số lượng, nâng cao chất lượng

và cơ câu hợp lý

1.3 NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên MN

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đàotạo nhân cách con người mới cho xã hội tương lai Có thể nói nhân cách conngười trong xã hội tương lai như thế nào, phụ thuộc khá lớn vào nền móngban đầu này

Trong trường mầm non, giáo viên mầm non giữ vị trí, vai trò chủ đạotrong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ em Người giáo viên mầm nonphải phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân cáchcủa trẻ, uốn nắn vun đắp tâm hồn trẻ phát triển lành mạnh Không có một bậchọc nào mà giữa người dạy và người học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bómật thiết như bậc học mầm non Quan hệ giữa giáo viên và trẻ vừa là quan hệthầy trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ “mẹ con trong gia đình”.Trong mối quan hệ ấy, tâm lý - nhân cách trẻ được hình thành và phát triển,hình ảnh của giáo viên mầm non là những dấu ấn tuổi thơ, sẽ in đậm mãi mãitrong tâm trí của mỗi con người

Để thực hiện tốt hoạt động sư phạm mầm non, vai trò của giáo viên mầmnon thật không đơn giản, thực hiện được nó đòi hỏi giáo viên mầm non phải dựatrên cơ sở những tri thức, những kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ, nắm vững nhữngthành tựu khoa học tâm lý giáo dục hiện đại về trẻ mầm non, đồng thời phải amhiểu đặc điểm và trình độ phát triển về mọi mặt của trẻ em ở lứa tuổi này

Trang 27

Theo K.Đ.Usinxki: “Muốn giáo dục con người về mọi phương diện thìtrước hết phải hiểu con người về mọi phương diện” Như vậy, muốn đạt đượchiệu quả dạy dỗ và giáo dục như mong muốn thì giáo viên phải nghiên cứu vàhiểu rất rõ các đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn đúng những tác động sưphạm mềm dẻo, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ và vai trò chủ đạo của mình.

Và vai trò của một người giáo viên mầm non được thể hiện rõ qua:

- Vai trò người thiết kế: Người giáo viên nói chung, giáo viên mầm non

nói riêng là những người thiết kế chương trình, hình thành và phát triển nhâncách cho học sinh Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục; đặc điểm tâmsinh lý của học sinh; khả năng và điều kiện cho phép người giáo viên thiết kếbài giảng để hình thành nhân cách cho học sinh Người giáo viên mầm nonthiết kế những bài học sinh động, kết hợp với các trò chơi, các dụng cụ trựcquan để giúp các học sinh mầm non tiếp thu và học tập

- Vai trò của người tổ chức: Giáo viên là người chỉ đạo lớp học, tổ

chức các hoạt động và giao lưu trong quá trình giáo dục - dạy học làm chomỗi học sinh phát huy đầy đủ trách nhiệm và năng lực, phát huy tính sáng tạotrong họat động của mình Đồng thời giáo viên là phải là người hướng dẫnquá trình tự giáo dục ở học sinh

- Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, cổ vũ: người giáo viên thường xuyên,

lãnh đạo, điều khiển, chỉ huy, cổ vũ, khích lệ quá trình học tập và rèn luyệncủa học sinh Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh, độngviên, nhắc nhở học sinh hoàn thiện nhân cách

- Vai trò người đánh giá: Những thông tin thu nhận được về quá trình

học tập và rèn luyện của học sinh, giáo viên tiến hành đánh giá học sinh trên cơ

sở các thông tin đó Giáo viên là người trọng tài cho quá trình học tập và rènluyện của học sinh Người giáo viên phải có đầy đủ năng lực và phẩm chất,trình độ để chỉ ra cái hay, cái độc đáo, đánh giá đúng năng lực của học sinh

Trang 28

Hình 1.1 Vai trò của người giáo viên mầm non 1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên MN

1.3.2.1 Nhiệm vụ của người giáo viên MN

- Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em

ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, CSGD trẻ em theo chương trình giáodục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáodục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá

và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường,nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻem; Bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡđồng nghiệp

Trang 29

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹtrẻ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

- Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ em

- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và củangành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

1.3.2.2 Quyền hạn của giáo viên mầm non

Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGDtrẻ em

Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luậtkhi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc,bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo

Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự

Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên mầm non

Để hoàn thành sứ mệnh là người xây dựng nền móng ban đầu của nhâncách, giáo viên mầm non cần phải đạt những yêu cầu sau:

1.3.3.1 Yêu cầu về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

+ Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trươngchính sách của Nhà nước;

+ Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thànhnhiệm vụ;

+ Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi,thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;

Trang 30

+ Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước gópphần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa cộng đồng

- Chấp hành pháp luật chính sách của nhà nước:

+ Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước;

+ Thực hiện các quy định của địa phương;

+ Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;+ Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủtrương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương

- Chấp hành các quy định của ngành, quy định của nhà trường kỷ luật lao động:

+ Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;

+ Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhàtrường;

+ Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chăm sóc, giáo dụctrẻ của nhóm lớp được phân công

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp:

+ Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệpngười dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;

+ Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khỏe;

+ Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc giáodục trẻ;

+ Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm

Trang 31

- Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ:

+ Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc giáo dục trẻ và trong quátrình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

+ Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác vớiđồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

+ Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹtrẻ em;

+ Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và tráchnhiệm của một nhà giáo

1.3.3.2 Các yêu cầu thuộc về lĩnh vực kiến thức

- Kiến thức cơ bản thuộc về giáo dục mầm non:

+ Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;+ Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục trẻ tàn tật,khuyết tật;

+ Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;

+ Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ

- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non:

+ Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thườnggặp ở trẻ;

+ Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ;

+ Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡngcho trẻ;

+ Có kiến thức về một số bệnh thường gặp cho trẻ, cách phòng bệnh và

xử lý ban đầu

- Kiến thức cơ sở chuyên ngành:

Trang 32

+ Kiến thức về phát triển thể chất;

+ Kiến thức về hoạt động vui chơi;

+ Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;

+ Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triểnngôn ngữ

- Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non:

+ Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;

+ Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mỹcho trẻ;

+ Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;

+ Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thực và ngôn ngữ của trẻ

- Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non:

+ Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục của địaphương nơi giáo viên công tác;

+ Có kiến thức về bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông,phòng chống một số tệ nạn xã hội;

+ Có kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơigiáo viên công tác;

+ Có kiến thức về một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục

1.3.3.3 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

- Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ:

+ Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu

và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;

+ Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo tháng, tuần;

+ Lập kế hoạch một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cựccủa trẻ;

Trang 33

+ Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêuchăm sóc, giáo dục trẻ;

- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ + Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;+ Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;

+ Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;

+ Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn, thường gặpđối với trẻ;

- Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ

+ Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng thích hợp, pháthuy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;

+ Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm,lớp;

+ Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tựlàm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;

+ Biết quan sát, đánh giá và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻphù hợp

- Kỹ năng quản lý lớp học

+ Đảm bảo an toàn cho trẻ;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạchhoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;

+ Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ cá nhân, nhóm, lớp;

+ Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp vớimục đích chăm sóc, giáo dục

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng bao gồm các tiêu chí sau:

+ Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;

Trang 34

+ Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình,cởi mở, thẳng thắn;

+ Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;+ Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác [5]

1.4 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chămsóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng Nhà tâm lýhọc người Nga Macarenco đã nói: “Những cái không có được ở trẻ em trước

6 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ và saunày rất khó cải tạo”

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non và thực hiện lời dạy

của Bác Hồ đã để lại: “Dạy mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thì

trước hết phải yêu thương trẻ, các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu mới trở thành người tốt Ngành học này lấy phương thức giáo dục là người mẹ, tình cảm của mẹ để giáo dục các cháu” [16].

Thật đúng như vậy, giáo viên mầm non không chỉ là giáo viên đơnthuần mà còn là ca sĩ, nghệ sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ Giáo viênmầm non cần hướng các cháu đi đúng mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra:

“Chăm sóc trẻ dưới 6 tuổi một cách chất lượng để phát triển toàn diện về thểchất tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoahọc, một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, một hệthống trường lớp phù hợp với các loại hình đa dạng và một cơ sở giáo dụcmầm non chuẩn mực, một mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạytrẻ đến từng gia đình, kể cả vùng nôn thôn, vùng sâu vùng xa, có chính sách

Trang 35

đầu tư và đãi ngộ hợp lý những giáo viên mầm non ở khu vực vùng sâu vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ”

Muốn được như vậy thì đội ngũ giáo viên mầm non phải thường xuyêntrau dồi, bồi dưỡng cho mình những kiến thức và năng khiếu phù hợp để thuhút trẻ và tạo hứng thú cũng như lôi cuốn trẻ vào giờ học, khéo léo lồng ghépcác trò chơi vào học tập Đặc biệt là giáo viên phải nhẹ nhàng, tình cảm, biếtyêu thương, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như con em của mình

Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì, chịu khó linh hoạt trongmọi tình huống giáo dục Không chỉ thế, giáo viên mầm non còn phải là tuyêntruyền giỏi, phổ biến những kiến thức nuôi dạy con một cách khoa học chocác bậc phụ huynh Đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục ngành mầm non,giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng tầm quan trọng của ngành học, vậnđộng cộng đồng ủng hộ tinh thần và vật chất góp phần xây dựng trường học

để giúp nhà trường ngày càng phát triển theo xu hướng chung

Để thực hiện được các yêu cầu trên, để người giáo viên mầm non thực

sự là nòng cốt quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ thì đòi hỏi ở giáo viênphải có đủ năng lực, phẩm chất và tình yêu thương con trẻ Vì vậy, chúng tacần phải tập trung làm tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đểđạt tới mục tiêu đã đặt ra

1.4.2 Yêu cầu, nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN

1.4.2.1 Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên MN

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải toàn diện và đồng bộ trong toàn hệ thống

- Không làm ảnh hưởng tới hoạt động của giáo viên, hay công việcchung của nhà trường khi làm công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.Cần có kế hoạch phát triển rõ ràng, khoa học và hợp lý

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải lâu dài, ổn định và hướng tới mụctiêu chất lượng Quá trình phát triển phải liên tục, cải tiến và hoàn thiện

Trang 36

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải phù hợp, cân đối với tình hình củanhà trường, của địa phương Quan tâm tới xu hướng vận động, phát triển củamôi trường bên ngoài và bên trong của hệ thống

1.4.2.2 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên MN

Xây dựng được đội ngũ giáo viên đã khó, việc duy trì và phát triểnđược đội ngũ giáo viên đó còn khó hơn Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

là có một vị trí quan trọng, và phát triển được đội ngũ giáo viên thì cần dựatrên những nội dung cơ bản sau:

- Số lượng đội ngũ giáo viên

Số lượng đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non được xác định trên

cơ sở quy mô phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mỗi đơn vị Sốlượng giáo viên cần được phát triển phù hợp với từng giai đoạn cũng như phùhợp với mục tiêu của giáo dục mầm non địa phương, cân đối về cơ cấu giáoviên mầm non trong số lượng đó: độ tuổi, dân tộc, trình độ đào tạo

Số lượng trong một cơ sở GDMN sẽ cho thấy khả năng đáp ứng đượcnhu cầu giáo dục trong một khoảng thời nhất định Phát triển số lượng đội ngũgiáo viên mầm non cần theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của các cơ sởgiáo dục Cần có sự khảo sát, điều tra đội ngũ giáo viên hiện tại, cùng với nhucầu của địa phương trong thời gian tới, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể đểtuyển dụng đủ số lượng giáo viên cần thiết

- Chất lượng đội ngũ giáo viên

Bên cạnh phát triển về số lượng đội ngũ giáo viên thì cũng cần pháttriển tới chất lượng của giáo viên Chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọngcủa một người giáo viên, giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, cũng như đáp ứng được nhu cầu giáo dục Chất lượng đội ngũ giáo viên

là một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố như trình độ đào tạo, năng lực sưphạm dạy nghề, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Trang 37

Phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đi liền với việcthường xuyên đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo những nội dung mới, cậpnhật và bổ sung cho giáo viên những vấn đề, lĩnh vực cần thiết còn thiếu hụt Nếu nói số lượng giáo viên là cái bình nước, thì chất lượng giáo viên chính làlượng nước trong cái bình đó Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên cũng giốngnhư việc làm sao cho lượng nước trong bình càng nhiều càng tốt.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên: Phát triển phải đồng đều về cơ cấu:

+ Cơ cấu theo chuyên môn: Chuyên môn của đội ngũ giáo viên cầnphải được cân đối trong từng trường để giúp cho các trường thuận lợi tronghoạt động của mình, cũng như CSGD trẻ

+ Cơ cấu theo trình độ đào tạo: cần phát triển đội ngũ giáo viên đồngđều về trình độ đào tạo và ngày càng đáp ứng yêu cầu cao của đội ngũ giáoviên Cân đối với giáo viên có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học trongtừng cơ sở giáo dục mầm non để phục vụ cho nhiệm vụ CSGD trẻ

+ Cơ cấu theo độ tuổi: độ tuổi có yếu tố cần thiết trong CSGD trẻ, phầnlớn giáo viên mầm non hiện nay đang trẻ hóa, mỗi độ tuổi của giáo viên cónhững ưu điểm khác nhau Đội ngũ giáo viên trẻ có đầy nhiệt huyết, ước mơ

và sức trẻ; đội ngũ giáo viên lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm, trách nhiệm

và tình thương trong giáo dục trẻ Chính vì thế, mà công tác phát triển giáoviên mầm non cần cân đối giữa các độ tuổi để cho công tác CSGD trẻ đượchài hòa và có sự hòa quyện, phát triển theo hướng mới nhưng không quên cácgiá trị truyền thống

+ Cơ cấu theo giới tính: Hiện nay, vì đặc thù của GDMN mà đội ngũgiáo viên mầm non ở nước ta phần lớn là giáo viên nữ, giáo viên nam hầu như

là không có, chính vì thế mà có những khó khăn và trở ngại trong giáo dụcmầm non Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần có giáo viên nam trongmỗi cụm trường (mỗi xã nên có một hay nhiều hơn một giáo viên nam chocác trường mầm non trong xã)

Trang 38

1.4.2.3 Phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN

Phương pháp là con đường, cách thức để thực hiện công việc Phươngpháp phải phù hợp với mục tiêu của hệ thống, phải phù hợp với qui luật

Phương pháp phát triển cần thống nhất với nội dung, đảm bảo yêu cầunghiêm túc, thiết thực hiệu quả Để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đápứng với nhu cầu và phát triển giáo dục đào tạo, các mục tiêu đã đặt ra, thì cầntriển khai thực hiện theo các phương pháp:

- Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng: Để phát triển đội ngũ

giáo viên đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu thì cần sửdụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp giáo dục tưtưởng, những suy nghĩ, hành động và tư tưởng của Đảng và Nhà nước, giáodục cho đội ngũ giáo viên thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và triết học Mác

- Lênin Giáo dục để giáo viên phát triển và trưởng thành trong nhận thức.Mặt khác cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, trình độ, cũngnhư các kỹ năng để giáo viên có nhiều kinh nghiệm và đạt chuẩn theo quiđịnh để nâng cao chất lượng gió dục

- Phương pháp khuyến khích, tạo động lực: Phương pháp khuyến

khích, tạo đông lực là giúp cho giáo viên có thêm động cơ, hứng thú để traudồi, rèn luyện bản thân cho công việc Khuyến khích giáo viên học hỏi, rènluyện và tự rèn luyện bản thân, tham gia nhiều hoạt động được tổ chức để bổsung thêm nhiều kiến thức quan trọng Tạo động lực trong công việc bằngnhiều hình thức khác nhau để giáo viên có thêm yêu nghề, tận tâm với sựnghiệp trồng người

- Phương pháp tổ chức các hoạt động: Phát triển đội ngũ giáo viên

thông qua các hoạt động thực tế, các cuộc thi, hội thi mang tính chuyênnghành cao, để giáo viên không chỉ trau dồi kiến thức mà còn được bồi dưỡng

Trang 39

cao về mặt tinh thần Các hoạt động cần phải có kế hoạch cụ thể, thực tế vàbám sát với các cơ sở giáo dục.

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

đội ngũ giáo viên mầm non

Các yếu tố ảnh hưởng

Quy mô đào tạo, cơ cấu

Mở rộng chức năng

Chế độ

chính sách

Cơ sở

vật chất

Trang 40

Qui mô đào tạo và cơ cấu phát triển ngành nghề

Quy mô đào tạo và cơ cấu của ngành nghề có sự tác động, ảnh hưởngrất lớn tới sự phát triển của đội ngũ giáo viên Tùy thuộc vào quy mô đào tạolớn hay nhỏ mà từ đó có sự tuyển dụng, đào tạo số lượng giáo viên phù hợp.Cũng như vậy, đối với cơ cấu ngành nghề được mở rộng hay thu hẹp thì nóđều ảnh hưởng tới đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non Nhu cầu giáodục mầm non cao, dẫn tới qui mô đào tạo của nhà trường mầm non lớn thì sẽcần tới một nguồn giáo viên dồi dào và đầy đủ các năng lực cần thiết để phục

vụ cho sự thay đổi Qui mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề và sự phát triển củađội ngũ giáo viên có mối quan hệ mật thiết với nhau Để đáp ứng qui mô, phùhợp với cơ cấu thì đội ngũ giáo viên cũng cần phát triển phù hợp

Chế độ chính sách đối với giáo viên

Sự phát triển của đội ngũ giáo viên còn chịu ảnh hưởng lớn của hệthống văn bản, chính sách đối với nhà giáo Hệ thống chính sách cho giáoviên nhiều, phong phú và quan tâm, chú trọng tới giáo viên thì sẽ đảm bảocho đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tận tâm tận tụy với công việc, khôngngừng học tập, trau dồi phẩm chất và năng lực bản thân Chính sách đối vớigiáo viên chính là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân tớigiáo dục nói chung, tới giáo viên nói riêng Sự quan tâm lớn sẽ là cơ sở vàbước đà cho sự phát triển và tự phát triển trong mỗi giáo viên

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

Sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhu cầu cao của xã hội, quátrình hội nhập của đất nước, dẫn tới sự thay đổi và hiện đại hóa cơ sở vật chất

và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục Sự thay đổi và hiện đại này sẽ đặt

ra yêu cầu là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức, bồidưỡng khả năng công nghệ để đáp ứng được với nhu cầu giáo dục, nhu cầu sửdụng công nghệ, cơ sở vật chất hiện đại trong nhà trường

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4]. Bộ GD&ĐT, Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
[6]. Chính phủ (2005), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTG ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
[9]. Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam”, Nghị quyết số 29-NQ/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam”
[10]. Đặng Quốc Bảo (2003), “Tổng quan về Tổ chức và quản lý”, Tài liệu bài giảng cho lớp nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về Tổ chức và quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2003
[11]. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
[12]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, tập 1
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1987
[13]. Hà Sĩ Hồ (1985), “Những bài giảng về quản lý trường học”, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Tác giả: Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
[14]. Hồ Chí Minh (1990), Vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
[16]. Nguyễn Bá Kỳ, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lí luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lí luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Bá Kỳ, Bùi Trọng Tuân
Năm: 1984
[17]. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương (2010), giáo trình “Khoa học quản lý”, “Khoa học quản lý giáo dục 1”, “Khoa học quản lý giáo dục 2”, Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học quản lý”, “Khoa học quản lý giáo dục 1”, “Khoa học quản lý giáo dục 2”
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương
Năm: 2010
[18]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
[19]. Quốc hội nước CHXHCNVN, “Luật Giáo dục 2005”, sửa đổi bổ sung năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật Giáo dục 2005”
[20]. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg “Về một số biện pháp phát triển giáo dục mầm non” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số biện pháp phát triển giáo dục mầm non
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2002
[21]. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2006
[24]. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
[25]. Từ điển Tiếng Việt thông dụng (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt thông dụng
Tác giả: Từ điển Tiếng Việt thông dụng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[1]. Ban bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
[2]. Bộ GD&ĐT (2006), Kỷ yếu Hội thảo Phát triển giáo dục MN trong thời kỳ đổi mới Khác
[3]. Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch Số: 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007, Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập Khác
[5]. Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w