Đánh giá hiện trạng tồn lưu nhóm Clo hữu cơ và nhóm Photpho hữu cơ trong môi trường đất một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Diễn Châu .... Trong đó, ô nhiễm môi tr
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và các vấn đề môi trường 4
1.1.1 Vị trí và vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp 4
1.1.2 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 5
1.1.3 Quản lý nhà nước đối với hoá chất bảo vệ thực vật 9
1.1.4 Tác động của hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người 12
1.1.5 Độc tính của một số hoá chất hoá chất bảo vệ thực vật điển hình 15
1.2 Tình hình chung về ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nghệ An 19
1.2.1 Tình hình về ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam 19
1.2.2 Tình hình chung về chất hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Phạm vi nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu 29
2.3.2 Phương pháp phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân 29
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu đất 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 39 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 41
3.1.3 Các vấn đề môi trường 45
3.2 Đặc điểm hiện trạng một số khu vực kho chứa hóa chất BVTV tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 47
Trang 23.2.1 Đặc điểm hiện trạng kho thuốc BVTV tại xóm 6 - xã Diễn Thành, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An 48
3.2.2 Đặc điểm hiện trạng kho thuốc bảo vệ thực vật tại xóm 1 HTX Tây Thọ – xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu 49
3.2.3 Đặc điểm hiện trạng kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu 50
3.3 Đánh giá hiện trạng tồn lưu nhóm Clo hữu cơ và nhóm Photpho hữu cơ trong môi trường đất một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Diễn Châu 51
3.3.1 Đánh giá hiện trạng tồn lưu nhóm clo hữu cơ và nhóm photpho hữu cơ trong môi trường đất tại kho thuốc bảo vệ thực vật tại xóm 6 - xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu 51
3.3.2 Đánh giá hiện trạng tồn lưu nhóm Clo hữu cơ và nhóm photpho hữu cơ trong môi trường đất tại kho thuốc BVTV xóm 1, HTX Tây Thọ, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu 58
3.3.3 Đánh giá hiện trạng tồn lưu nhóm Clo hữu cơ và nhóm photpho hữu cơ trong môi trường đất tại kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu 60
3.4 Đề xuất giải pháp xử lý đối với kho thuốc bảo vệ thực vật tại xóm 6, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (khu vực có nồng độ ô nhiễm cao nhất cần phải xử lý) 62
3.4.1 Địa điểm thực hiện 62
3.4.2 Xác định khối lượng hoá chất tồn lưu 62
3.4.3 Lựa chọn phương pháp xử lý 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 83
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BNN&PTNN (BNN): Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BKHCN&MT: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
LD50 Liều gây chết 50% vật thí nghiệm (Lethal Dose)
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO 7
Bảng 1.2 Phân chia nhóm độc của Việt Nam 8
Bảng 1.3 Nguyên nhân nhiễm độc hóa chất BVTV 14
Bảng 1.4: Danh sách các tỉnh có kho ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu trên toàn quốc 21
Bảng 2.1: Đặc điểm địa hình và cách lấy mẫu đối với các khu vực nghiên cứu 33
Bảng 2.2 Vị trí mẫu và ký hiệu mẫu 35
Bảng 3.1 Kết quả phân tích mẫu đất tại vị trí chôn hóa chất BVTV tồn lưu 51
Bảng 3.2: Kết quả phân tích mẫu đất tại vị trí kho hóa chất BVTV tồn lưu 55
Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu đất tại vị trí kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu 58
Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu đất tại vị trí kho hóa chất BVTV tồn lưu 60
Bảng 3.5 Bảng so sánh các phương pháp xử lý hóa chất BVTV tồn lưu 69
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại xóm 6, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu 33
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại xóm 1, HTX Tây Thọ, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu 34
Hình 2.3: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu 34
Hình 3.1: Sơ đồ hiện trạng khu vực xóm 6, xã Diễn Thành 49
Hình 3.2: Sơ đồ hiện trạng khu vực xóm 1 HTX Tây Thọ, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu 50
Hình 3.3 Sơ đồ hiện trạng khu vực xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu 51
Hình 3.4: Biển đồ biểu diễn biến thiên nồng độ DDT 53
Hình 3.5: Biển đồ biểu diễn biến thiên nồng độ Aldrin 54
Hình 3.6: Biển đồ biểu diễn biến thiên nồng độ Endrin 54
Hình 3.7: Biển đồ biểu diễn biến thiên nồng độ Metyl parathion 55
Hình 3.8 Biển đồ biểu diễn biến thiên nồng độ Phosphamidon 55
Hình 3.9: Sơ đồ khu vực chôn thuốc BVTV 63
Hình 3.10: Sơ đồ các bước thực hiện xử lý hóa chất BVTV tồn lưu 73
Hình 3.11 Phân vùng tẩy độc khu vực xử lý ô nhiễm 75
Trang 6MỞ ĐẦU
Việt Nam đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Tuy nhiên cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học Trong đó, ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu (hóa chất BVTV tồn lưu hoặc thuốc BVTV tồn lưu) gây ra đang trở nên nghiêm trọng
Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của UBND, thành phố trực thuộc Trung ương về các khu vực bị ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 trên địa bàn toàn quốc có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm 289 kho lưu giữ và
864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Việc quản lý, sử dụng hóa chất BVTV không hợp lý đang gây những tác động không nhỏ và ảnh hưởng kéo dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, một lượng lớn hóa chất BVTV có độc tính cao, có tính bền vững trong môi trường, rất khó phân hủy, có khả năng phát tán rộng và tích lũy sinh học cao trong các mô của sinh vật như DDT, Lindan, Hexaclobenzen (thuốc 666), Aldrin, Heptaclo, Endrin, Wofatox, đã được sử dụng tại Việt Nam Đây là những chất nằm trong nhóm 9 hóa chất BVTV trên tổng số 12 chất hữu cơ khó phân hủy (POP) đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam theo yêu cầu của Công ước Stockholm, 2002
Nhận thức được những hiểm họa do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra đến môi trường và sức khỏe con người, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác động của hóa chất BVTV tồn lưu nói riêng và các chất hữu cơ khó phân hủy (POP) nói chung Cụ thể, ngày 22 tháng 7
Trang 7năm 2002, Chủ tịch nước đã ký phê chuẩn tham gia Công ước Stockholm về loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, trong đó chủ yếu là các loại hóa chất BVTV Trong đó, Việt Nam là thành viên thứ 14/182 nước tham gia Công ước; ngày 10 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockhom về các chất hữu cơ khó phân hủy Đặc biệt riêng đối với hóa chất BVTV tồn lưu, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước
Nghệ An là một trong những tỉnh có số lượng các kho hóa chất BVTV tồn lưu lớn nhất trên cả nước với 913 điểm từ thời kỳ chiến tranh và thời kỳ bao cấp để lại Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã tiến hành lấy mẫu phân tích 277/913 điểm kho thuốc tồn lưu, kết quả phân tích đã xác định được 265/277 điểm có dư lượng hóa chất BVTV trong đất lớn hơn quy chuẩn cho phép (chiếm 96%) Huyện Diễn Châu là một trong những huyện chịu nhiều ảnh hưởng do chất BVTV tồn lưu cần phải được quan tâm để có biện pháp quản lý thích hợp
Qua kiểm tra, khảo sát sơ bộ các điểm hóa chất BVTV tồn dư trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An do Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An thực hiện năm 2008 cho thấy trên địa bàn huyện Diễn Châu có hàm lượng DDT, Lindane cao hơn QCVN cho phép trong đất nhiều lần Ngoài ra các điểm khác chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng các khu vực đó đã và đang là mối đe dọa đối với môi trường và sức khoẻ của người dân Như vậy, vấn đề ô nhiễm hóa chất BVTV đang ở mức độ rất cao và có khả năng để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và môi trường Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một hoạt động nghiên cứu đầy đủ để tiến hành rà soát một cách tổng thể và đánh giá mức độ tồn dư hóa chất BVTV nói chung và nhóm clo hữu cơ, photpho hữu cơ trong môi trường đất trên phạm vi huyện Diễn Châu
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng tồn dư các hợp chất clo hữu cơ và photpho hữu cơ trong môi trường đất ở 1 số kho chứa hóa
Trang 8chất bảo vệ thực vật tại địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An và đề xuất biện pháp xử lý” là một nội dung hết sức cần thiết, nhằm nghiên cứu, góp phần vào việc
điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm do tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Nghệ An
nói chung
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng tồn dư các hợp chất clo hữu cơ và photpho hữu cơ trong môi trường đất ở một số kho chứa hóa chất bảo
vệ thực vật tại địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và đề xuất biện pháp xử lý Các nội dung nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm xác định các điểm
ô nhiễm do hóa chất BVTV tại 03 kho thuốc BVTV trên địa bàn huyện Diễn Châu
- Lấy mẫu đất, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV nhóm Clo hữu cơ và photpho hữu cơ tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá phạm vi, mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV
- Đề xuất phương án xử lý các điểm ô nhiễm hoá chất BVTV tồn lưu
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và các vấn đề môi trường
1.1.1 Vị trí và vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
Sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Theo đánh giá của FAO (1989) mỗi năm nền nông nghiệp của thế giới thiệt hại khoảng 75 tỷ đôla Mỹ do sâu bệnh và cỏ dại Ở Liên Bang Nga mức độ thiệt hại mùa màng do sâu bệnh và cỏ dại ước tính khoảng 71,3 triệu tấn ngũ cốc, trong đó thiệt hại do bệnh khoảng 45,1%; cỏ dại – 31,4% và sâu hại – 23,5% Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ thực vật có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, vì việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và diệt trừ cỏ dại sẽ tạo điều kiện để hình thành năng suất cao cho các cây trồng
Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu ven biển và là nước có nền nông nghiệp rất đa dạng về cơ cấu cây trồng, giống, nhiều chế độ luân canh, xen canh, gối vụ, nhiều mùa vụ, với những phương thức canh tác khác nhau Nhiều biến động xảy ra do khí hậu, thời tiết dẫn đến biến động trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các quần thể sinh vật hại, nấm gây bệnh cho cây trồng Vì vậy, người nông dân luôn phải ứng phó với những khó khăn không những về biến đổi thời tiết, khí hậu mà còn phải bảo vệ cây trồng, mùa màng khỏi bị dịch bệnh, sâu hại, cỏ dại và chuột phá hoại Vai trò của công tác BVTV, trong đó hóa chất BVTV là công cụ, phương tiện quan trọng đắc lực của nông dân
Trang 10nhằm đảm bảo được năng suất cao, mùa màng bội thu, tránh được sâu hại phá hoại mùa màng [4]
1.1.2 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV hay hóa chất BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng chống, diệt trừ, xua đuổi hoặc giảm nhẹ
do dịch hại gây ra cho cây trồng
Có nhiều cách để phân loại hóa chất BVTV, một số cách phổ biến như sau:
a Theo đối tượng phòng trừ
- Thuốc trừ sâu: là những thuốc phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng, nông sản, gia súc, con người
- Thuốc trừ bệnh: là những thuốc phòng trừ các loài vi sinh vật gây bệnh cho cây (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng)
- Thuốc trừ cỏ: là những thuốc phòng trừ các loài thực vật, rong, tảo, mọc lẫn với cây trồng, làm cản trở đến sinh trưởng cây trồng
- Thuốc trừ chuột: là những thuốc dùng phòng trừ chuột và các loại gậm nhấm khác
- Thuốc trừ nhện: là những thuốc chuyên dùng phòng trừ các loài nhện hại cây trồng
Ngoài ra còn có các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng (còn gọi là thuốc kích thích sinh trưởng),…
b Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm Clo hữu cơ: trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl) Nhóm này
có độ độc cấp tính thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế và cấm sử dụng Các chất điển hình là DDT, Aldin, Lindan, Endrin, Chlordane, Thiordan, Heptaclor,
Trang 11- Nhóm Photpho hữu cơ: là những hợp chất hữu cơ có chứa liên kết phospho Nhóm này có thời gian bán phân hủy trong môi trường tự nhiên nhanh hơn nhóm clo hữu cơ Các chất điển hình là Parathion, Phosphamidon, Vôfatốc, dichloro diphenyl vinyl phosphat
cacbon Nhóm Carbamate: là dẫn xuất của axit Carbamat, hóa chất thuộc nhóm này thường ít bền vững trong môi trường tự nhiên nhưng lại có độc tính rất cao với người và độc vật Thuộc nhóm này gồm có Padan, Furadan, Bassa,
- Nhóm Pyrethroide (Cúc tổng hợp): là nhóm thuốc tổng hợp dựa vào cấu tạo chất Pyrethrin có trong hoa của cây Cúc sát trùng Hoạt chất này có tác dụng nhanh, phân hủy dễ dàng, ít gây độc cho người và gia súc Các chất điển hình như: Sherpa, Permethrin, Cypermethrin
- Nhóm thuốc chứa các kim loại nặng (KLN): Các hợp chất hữu cơ được gắn thêm các KLN vào Nhóm này tác động trực tiếp vào hệ thành kinh hoặc ngấm vào màng tế bào làm tế bào ngừng hoạt động Khi phân giải, các KLN lại được giải phóng và lại một lần nữa gây độc, tiêu diệt tiếp cô trùng vừa được phục hồi
- Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: thường tập trung ở ba nhóm vi khuẩn, vi nấm, virus, điển hình là Bacillus Thuringensic (BT) [1]
c Theo độ bền của thuốc đối với khả năng phân hủy
- Rất bền (thời gian phân hủy thành các hợp phần không độc >2 năm);
- Bền (6 tháng đến 24 tháng);
- Tương đối bền (<6 tháng);
- Ít bền (thời gian phân hủy dưới 1 tháng)
- Bền nhất là nhóm clo hữu cơ
d Phân loại HCBVTV theo nhóm độc
Trang 12Bảng 1.1 Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO[1]
Thể lỏng
Trang 13Bảng 1.2 Phân chia nhóm độc của Việt Nam [1]
Độc tính LD50 qua miệng (mg/kg) Thể rắn Thể lỏng
vạch màu xanh nước biển)
Vạch đen không liên tục trên
Ở nước ta, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính
là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm
cả Ia và Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc) Theo quy định hiện nay chỉ có 3 nhóm độc (bảng 1.2)
- Thuốc thành phẩm (thuốc thương phẩm): là thuốc được gia công từ thuốc
kỹ thuật, có tiêu chuẩn chất lượng, tên và nhãn hiệu hàng hóa được phép lưu thông
và sử dụng Thuốc có hàm lượng chất độc thấp, có thêm chất phụ gia để dễ sử dụng [7] Dạng thành phẩm gồm có:
+ Dạng dung dịch, thường có các ký hiệu: DD, L, SL, AS, SC
+ Dạng nhũ dầu, ký hiệu là: ND, E hoặc EC
+ Dạng huyền phù, ký hiệu là: HP, AS, F hoặc FL, FC, SC
+ Dạng bột thấm nước, thường có các ký hiệu là: BTN, BHN, WP
Trang 14+ Dạng bột hòa tan, thường có ký hiệu: SP
+ Dạng thuốc hạt, có ký hiệu: H, G hoặc GR
Ngoài các dạng thuốc phổ biến trên, còn có một số dạng và ký hiệu như:
FS: Huyền phù đậm đặc WG: Hạt thấm nước
FW: Huyền phù nước WS: Bột phân tán trong nước
1.1.3 Quản lý nhà nước đối với hoá chất bảo vệ thực vật
a Các văn bản pháp luật đối với thuốc BVTV
Giai đoạn từ 1957-1985, thời kỳ kinh tế bao cấp thuốc BVTV được Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm giao cho Công ty vật tư nông nghiệp độc quyền trong việc nhập khẩu và phân phối Từ năm 1985-1990 Nhà nước giao cho Cục BVTV lên kế hoạch nhập thuốc BVTV và trực tiếp phân phối cho các địa phương qua mạng lưới vật tư nông nghiệp, sau đó phân phối cho các hợp tác xã nông nghiệp
Năm 1991, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định về việc đăng ký sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Năm 1993 nhà nước ban hành pháp lệnh “Bảo vệ và kiểm dịch động thực
vật”, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/CP “Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo
vệ kiểm dịch thực vật” kèm theo Điều lệ về quản lý thuốc BVTV
Đến nay tình hình phát triển KT - XH của đất nước đã bước vào giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập Quốc tế Thì việc quy định nghiêm ngặt về sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp càng phải được chú ý Thực tế nông sản hay thuỷ sản của
ta xuất khẩu ra nước ngoài đã có nhiều trường hợp bị trả lại do có dư lượng hoá chất độc hại cao Chính vì vậy, trong nỗ lực hội nhập quốc tế, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp quy nhằm quản lý và sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả
Những năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuốc BVTV
đã được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của FAO, UNEP, WHO; hài
Trang 15hòa các nguyên tắc quản lý thuốc BVTV của các nước Asean; các Công ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý thuốc BVTV hiện nay ở Việt Nam bao gồm:
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001;
Điều lệ Quản lý thuốc BVTV (Ban hành kèm theo nghị định số
58/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002) của Chính phủ;
Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV quy định: từ đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, ghi nhãn, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV;
Thông tư số 77/2009/TT-BNTPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu; Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng và cấm dử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các năm;
Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002 - Ban hành quy định về thủ tục đăng ký sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, bán buôn, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV;
Quyết định 50/2003/QĐ-BNN ngày 25/3/2003 - Ban hành quy định kiểm dịch chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới, nhằm đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/4/2006 QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ - Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc;
Trang 16Thông tư số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015;
Ngoài ra còn có các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng thuốc BVTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng và các văn bản hướng dẫn của Cục BVTV Như vậy đến nay Chính phủ và các Bộ đã có đủ các cơ sở pháp lý để quản lý thuốc BVTV từ khâu sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, kinh doanh đến khâu sử dụng Những văn bản đó có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng có liên quan, nhất là bà con nông dân, những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV
b Quản lý nhập khẩu thuốc BVTV
Các loại thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường, sử dụng ở nước ta phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy khâu quản lý nhập khẩu thuốc là vấn đề cực kỳ quan trọng Trong những năm qua, việc quản lý nhập khẩu thuốc được thực hiện theo hai nhóm: thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng và thuốc BVTV trong danh mục hạn chế sử dụng Theo Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002 của Bộ NN&PTNT việc nhập khẩu thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng, thì mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều có thể nhập khẩu thuốc không cần phải có giấy phép Các loại thuốc BVTV trong danh mục hạn chế sử dụng phải được Bộ NN&PTNT cấp giấy phép nhập khẩu
Trước năm 1991 mỗi năm nước ta nhập khoảng 7.500-8.000 tấn thành phẩm thuốc BVTV hạn chế sử dụng Từ 1994, nhà nước chỉ cho phép nhập 3.000 tấn thành phẩm mỗi năm Đến năm 1997, giảm xuống còn 2.500 tấn, và đến năm 1999 giảm xuống còn 1.000 tấn thành phẩm Như vậy chủ trương giảm dần các loại thuốc BVTV có độc tính cao, dễ gây hại cho con người và môi trường đã được nhà nước thực hiện Từ năm 1994-1997, nhà nước chỉ cho phép 22 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu thuốc BVTV hạn chế sử dụng, năm 2004, số đầu mối được nhập chỉ còn
18 doanh nghiệp Một điều đáng chú ý nữa là tỷ lệ thuốc trừ sâu nhập khẩu đã giảm
Trang 17dần từ 88,3% năm 1991 xuống còn 48,3% năm 1999; ngược lại cũng trong thời gian này số lượng thuốc trừ bệnh và trừ cỏ đã tăng từ 20% lên khoảng 50% Tình hình biến đổi tương quan tỷ lệ đó đã phù hợp với xu thế quy luật chung của lĩnh vực BVTV [9]
Tình hình thực tế hiện nay còn cho thấy thuốc BVTV nhập lậu, không có giấy phép đối với loại thuốc trong danh mục cấm sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất
xứ vẫn chưa kiểm soát được, nông dân vẫn mua và sử dụng bừa bãi trên các loại cây trồng khác nhau
1.1.4 Tác động của hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người
a Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường
Các động của hoá chất BVTV lên môi trường là do những tính chất chủ yếu sau: dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nước và dung môi, bền với quá trình biến đổi sinh học
Hoá chất BVTV cũng được những cây cối và động vật hấp thụ và theo chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người Đặc biệt, trong chuỗi thức ăn này cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng, hoá chất BVTV lại được tích luỹ với số lượng theo cấp số nhân và được gọi là khuếch đại sinh học
Tác động đến môi trường đất
Sự tồn tại và vận chuyển hoá chất BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất
Hoá chất BVTV có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt các loại rễ của rau như củ cà rốt và cỏ Hoá chất BVTV được hấp thu từ đất vào cỏ, súc vật ăn cỏ như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng hoá chất BVTV trong cỏ vào thịt và sữa
Nhiều hóa chất BVTV có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ các chất clo hữu
cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất liên kết trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm nhập vào cây trồng và
Trang 18tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen
Khi hóa chất BVTV (chủ yếu là nhóm photpho hữu cơ) xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống như tác hại của phân bón hoá học dư thừa trong đất Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm Ở trong đất hoá chất BVTV tác động vào khu hệ VSV đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng
Tác động đến môi trường nước
Hoá chất BVTV có thể trực tiếp đi vào nước do phun hoặc xử lý nước bề mặt với hoá chất BVTV để tiêu diệt một số sinh vật truyền bệnh cho người; thải
bỏ hoá chất BVTV thừa sau khi phun; nước dùng để cọ rửa thiết bị phun được đổ vào sông, hồ, ao, ngòi; cây trồng được phun ngay ở bờ nước; rò rỉ hoặc đất được
xử lý bị xói mòn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% tổng lượng DDT đã sử dụng được chuyển vào đại dương
Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do hoá chất BVTV chủ yếu do phun thuốc Ngay trong quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể bay rất xa theo gió Thông thường hoá chất BVTV loại tương đối ít bay hơi như DDT cũng bay hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô nhiễm không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải hoá chất BVTV trong không khí Tuy vậy, hoá chất BVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn uống
b Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất BVTV phụ thuộc vào độ độc hại của thuốc, tính mẫn cảm của từng người, thời gian tiếp xúc và con đường xâm nhập vào cơ thể Có 3 con đường xâm nhập vào cơ thể người:
Trang 19- Đường hô hấp: khi hít thở thuốc dưới dạng khí, hơi hay bụi
- Hấp thụ qua da: khi thuốc dính vào da
- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn nhiễm thuốc hoặc sử dụng những dụng cụ ăn nhiễm thuốc
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ngộ độc và tử vong vì thuốc BVTV cao hơn
do những nguyên nhân sau:
- Các tiêu chuẩn an toàn lao động không đủ nghiêm ngặt
- Hóa chất BVTV không được dán nhãn mác đầy đủ trong khi số dân mù chữ còn nhiều và nói chung người dân thiếu hiểu biết về nguy hiểm hóa chất BVTV
- Thiếu thốn các điều kiện vệ sinh và phòng hộ cá nhân [11]
Các hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh ung thư, tổn thương bộ máy di truyền, gây sự vô sinh ở nam và nữ, giảm khả năng đề kháng của cơ thể, mắc các bệnh về thần kinh như giảm trí nhớ, bệnh tâm thần,
Bảng 1.3 Nguyên nhân nhiễm độc hóa chất BVTV
Trang 20thể thấp nên mức dư lượng hóa chất BVTV trên một đơn vị thể trọng ở trẻ em cũng cao hơn so với người lớn Trẻ em nhạy cảm thuốc trừ sâu cao hơn người lớn gấp 10 lần Đặc biệt thuốc trừ sâu làm cho trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết
Ngoài các vấn đề sức khỏe con người, hàng năm hóa chất BVTV còn gây ra hàng chục ngàn vụ ngộ độc ở gia súc, thú nuôi Các sản phẩm thịt, trứng, sữa, cũng có thể nhiễm thuốc BVTV và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn
Như vậy, do người dân vì hiểu biết còn hạn chế nên chưa chấp hành những quy định về an toàn đối với môi trường và sức khỏe của chính mình cộng với kỹ thuật và phương tiện bảo hộ còn thiếu nên đã xảy ra những trường hợp nhiễm độc do nhiều nguyên nhân mà yếu là nhiễm độc do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình phun thuốc đang ngày càng đe dọa sức khỏe cộng đồng ở mỗi quốc gia
và trên thế giới
1.1.5 Độc tính của một số hoá chất hoá chất bảo vệ thực vật điển hình
a DDT
Đặc điểm
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hoá chất Dichlo - Dibenzen
- Trichlothan, được phát minh năm 1872 DDT có tính năng trừ sâu rất tốt, dùng để diệt các loài sâu phá hoại lương thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây bệnh DDT còn được biết đến với các tên thương mại Anfex, Arkotin, Dicofol, Genitox, Ixodex, Neoxid, Pentachlorin, Peprothion, 7~erdane DDT ở dạng bột trắng hay xám nhạt, không tan trong nước, rất tan trong cychlorhexanon, tan ít hơn trong xylen và aceton, ít tan trong dầu hoả
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT không dễ hoà tan trong nước (sau khi phun thuốc không bị nước mưa rửa sạch) cho nên về kinh
tế, nó đã thể hiện tính ưu việt so với các loài thuốc trừ sâu khác Bắt đầu từ năm 1943 thuốc trừ sâu DDT đã được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn trên toàn thế giới
Độc tính với con người
Trang 21Liều gây độc đối với người là 30 gam DDT có tác dụng tích luỹ Tuy nhiên khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt được côn trùng và liều gây độc cho người khá lớn
Độc tính cấp
Theo phân loại của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), DDT có độc tính trung bình Đường xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hoá và qua da, hiếm gặp nhiễm độc gây tử vong ở người Liều nhỏ DDT gây rối loạn tiêu hoá (nôn, tiêu chảy) kèm theo nhức đầu, suy nhược, lo lắng, mất trí nhớ Các biểu hiện thần kinh chủ yếu ở các chi: giảm cảm giác sờ mó, vô cảm ngoài da, chuột rút, dị cảm, giật cơ Ở liều cao hơn, có thể gây co giật liên tục và tử vong
Độc tính mãn
DDT có thể gây ung thư Trong các thực nghiệm trên động vật, DDT và chất chuyển hoá của nó đã được chứng minh gây khối u ở phổi và gan động vật thí nghiệm DDT làm giảm số lượng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở người và động vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân
Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thương gan, thoái hoá hệ thần kinh trung ương, viêm da, suy nhược Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm trọng với những người tiếp xúc thường xuyên (ví dụ như công nhân sản xuất trực tiếp)
Lan truyền và ảnh hưởng đến môi trường
Với đặc tính khó phân giải trong môi trường DDT có thể tồn lưu trong đất hàng chục năm Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông ngòi do lan truyền qua nước mưa
DDT tồn tại trong môi trường, qua sinh vật tích luỹ và thông qua các chuỗi thức ăn, có thể được phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn đối với con người và các loài sinh vật khác DDT phá hoại sự hấp thụ và đào thải bình thường đối với chất Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ và làm cho trứng không nở thành chim non
DDT phá hoại môi trường và sinh thái ở mức độ rất lớn Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20, rất nhiều nước đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT
Trang 22b HCH và Lindan
Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)
- HCH (Hexachlorcychlorhexane)
- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH
Tên thương mại:
- HCH: Benzex, Denzex, Dolmox
Hexafur, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v
- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit,
Isotox Lindanrgam, Lindanlo, Bovigam.v.v
HCH - 666 là bột trắng mùi sốc, không tan trong nước, dễ tan trong cồn, benzen aceton, xylen, dầu hoả Sản phẩm thương nghiệp là hỗn hợp 5 đồng phân, trong đó đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan, không vị, không mùi
Độc tính cấp
Theo cấp phân loại của WHO HCH và Lindan có độc tính vừa (II)
Đường hấp thu chủ yếu của lindan và các đồng phân khác của HCH là đường hô hấp, tiêu hoá và qua da Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan là kích thích hệ thần kinh gây co giật Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc lindan và HCH từ nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn, suy yếu,
dễ kích thích, lo âu và dễ cáu giận ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể gây giật cơ, có giật, khó thở Tiếp xúc với da có thể thấy phát ban
Độc tính mãn
- Gây ung thư
- Gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản
- Tác hại khác gồm hại đến thận, tụy, phá huỷ niêm mạc mũi, suy nhược, cao huyết áp, co giật, thiếu máu Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tuỷ xương, gan nhiễm mỡ, thoái hoá cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não
Ảnh hưởng môi trường
Trang 23Có tính tồn lưu và phát tán mạnh, dư lượng HCH và lindan có thể ghi nhận
ở khắp thế giới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng như ở Nam Cực và Bắc cực Lin dan và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước bề mặt
- Chemical Abstracts Service number)
Ký hiệu CAS: 309-00-2 Các ký hiệu khác: NIOSH RTECS: IO2100000 EPA chất thải rắn: P004 OHM/TADS: 7215090 DOT/UN/NA/IMCO: IMO6.1NA2762 HSDB (1992): 199 NCI: C00044 1.5
Tên hãng/tên thương mại: Aldrex; Altox; Drinox; Octalene; Toxadrin 1.6 Nhà sản xuất, nhập khẩu 1948-1974: J Hyman & Co., Denver, CO, USA 1954-1990: Shell Chemical Corporation, Pernis, The Netherlands
Aldrin tinh khiết có dạng tinh thể rắn màu trắng Thang màu kỹ thuật của aldrin là màu nâu
Aldrin có mùi nhẹ, rất dễ tan trong các dung môi hữu cơ (aromatics, esters, ketones, paraffins, halogenated dung môi)
Độc tính cấp tính
Đường tiêu hóa
Các báo cáo mô tả các triệu chứng khởi phát trong vòng 15 phút sau khi đưa vào qua đường miệng Đáp ứng quá mức của hệ thần kinh trung ương là triệu chứng thường gặp gây ra do aldrin Các triệu chứng có thể có như đau đầu, hoa mắt, kích thích, buồn nôn và nôn, lo lắng, giật cơ, và chuyển nhanh sang co giật Co giật có thể kéo dài và dấu hiệu của kích thích có thể kéo dài vài ngày Sau nhiễm độc aldrin
Trang 24cấp thường có rối loạn chức năng thận Nó làm tăng nồng độ ure trong máu, có hồng cầu và albumin niệu
Đường hô hấp
Đường này thường xảy ra khi công nhân đang sản xuất hay đang phun thuốc trừ sâu Dù sao, không có trương hợp nhiễm độc cấp nào xảy ra với đường tiếp xúc này Đa số các ca bệnh đều là bán cấp và không có triệu chứng nhiễm độc, triệu chứng lâm sàng đầu tiên thường là cơn động kinh co giật (xem nhiễm độc mãn ở bên dưới)
Đường qua da
Đường tiếp xúc này rất khó phân biệt với đường hô hấp, và có lẽ cả hai cùng tác động Giống như phơi nhiễm qua đường hô hấp, hấp thụ qua da thường xảy ra đầu tiên với các công nhân Nếu phơi nhiễm cấp nặng, triệu chứng tiến triển giống như với nhiễm qua đường miệng Dù sao, rất nhiều trường hợp nhiễm độc bán cấp không có triệu chứng và triệu chứng đầu tiên là cơn co giật động kinh
Nhiễm độc mãn tính
Đường tiêu hóa
Không có ảnh hưởng về thần kinh học, huyết học và gan trên người nồng độ dưới 0.003 mg/kg/day
Đường hô hấp
Co giật có thể xuất hiện đột ngột không có triệu chứng báo trước có thể do sự tích lũy aldrin (và chất chuyển hóa của nó là dieldrin) sau nhiều ngày (Jager, 1970) Thiếu máu và chậm phục hồi vết thương có thể xảy ra sau thời gian dài tiếp xúc
1.2 Tình hình chung về ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.2.1 Tình hình về ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam
Kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các khu vực bị ô nhiễm môi
Trang 25trường do hóa chất BVTV tồn lưu từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 trên địa bàn toàn quốc có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Cao Bằng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, An Giang, Kiên Giang, Long
An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Tiền Giang, Yên Bái, Bến Tre, Bình Thuận, Đăclăk Cụ thể hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra như sau:
Trên địa bàn toàn quốc có trên 289 kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố Trong 289 kho hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn hóa chất BVTV dạng bột; 37.000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn vỏ bao bì (trong đó có nhiều loại bao bì, vỏ chai, thùng phuy chứa đựng hóa chất BVTV không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ) chủ yếu gồm các loại hóa chất: DDT, Basal, Lindan, thuốc diệt chuột, gián muối của Trung Quốc, Vinizeb-Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, tập trung chủ yếu ở các kho thuốc của ngành y tế trong chiến tranh; kho bảo quản vũ khí của Quân đội; kho cũ của các xã, HTX, các cơ sở kinh doanh; tại kho của Chi cục BVTV, các trạm BVTV phục vụ nông nghiệp, Nông trường Các kho hóa chất chủ yếu là các kho tạm, không đảm bảo vệ sinh môi trường và hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm
Đối với 864 khu vực hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang chôn lấp khoảng 23,27 tấn hóa chất BVTV chủ yếu gồm các loại: DDT, Basal, Lindan, hóa chất diệt chuột, hóa chất diệt gián, muỗi của Trung Quốc, 666, Volphatoc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C, Ridostar và nhiều loại vỏ bao bì hóa chất
Trang 26không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ Các hóa chất BVTV được chôn lấp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng bột, dạng ống, thậm chí nhiều thùng phuy chứa hóa chất BVTV dạng dung dịch cũng được đem đi chôn lấp Các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu hiện đều nằm sát nhà dân Việc xác định chính xác khối lượng thuốc BVTV đã được chôn lấp trước đây, diện tích đất bị ô nhiễm do hóa chất BVTV là rất khó vì các khu vực này trước đây
là nền kho thuốc BVTV cũ, đã sử dụng lâu năm trong thời kỳ chiến tranh và bao cấp, sau đó kho được phá bỏ và thuốc BVTV đã được đem đi chôn lấp không an toàn Điều đáng lo ngại hơn, nhiều khu vực tồn lưu hóa chất BVTV trước đây nay
đã được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, cụ thể: 251/864 khu vực hiện đã được cải tạo để xây dựng nhà ở; 14/864 khu vực đã được xây dựng và cải tạo thành trường mầm non, trường học trên nền khu vực có tồn lưu hóa chất BVTV; 26/864 khu vực đã xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa, đường đi, đào ao thả
cá, nghĩa trang, nhà để xe, sân chơi thể thao Tuy nhiên, môi trường tại các khu vực này vẫn bị ô nhiễm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi người dân sống xung quanh khu vực vẫn ngửi thấy mùi hóa chất BVTV bốc lên
Danh mục chi tiết các tỉnh và số lượng các kho/khu vực ô nhiễm được chỉ ra
ở bảng dưới đây
Bảng 1.4: Danh sách các tỉnh có kho ô nhiễm hóa chất BVTV
tồn lưu trên toàn quốc
Kho hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm nghiêm trọng
Kho hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm
Kho hóa chất BVTV tồn lưu chưa xác định mức độ ô nhiễm
Trang 28- Tổng số kho thuốc BVTV được khảo sát là 260, trong đó có 32 kho thuốc bảo vệ thực vật được xếp loại là ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Tiền Giang và Long An Hầu hết các kho chứa đều có diện tích lưu trữ và khối lượng lưu trữ tương đối nhỏ và phương thức lưu giữ phổ biến là kho nổi
- Các kho chứa thuốc BVTV chủ yếu chủ hoạt động khoảng >10 năm, và đã ngừng hoạt động do đó không xác định được lượng lưu trữ thuốc và loại thuốc/hóa chất cụ thể Tuy nhiên, các thuốc BVTV đã được sử dụng phổ biến nhất là các loại DDT, Basal, Lindan, hóa chất diệt chuột, hóa chất diệt gián, muỗi của Trung Quốc, DDT, Lindan, 666, Volphatoc,
- Các kho lưu giữ thuốc BVTV, đặc biệt là các kho nhỏ cấp thôn, xã đa phần đều đã được chuyển đổi mục đích sử dụng như bãi đất trống, làm chỗ giữ xe, xây dựng trường học, trụ sở làm việc của chính quyền… nên không hồi cứu được thông tin lịch sử Đối với các kho lớn đang hoạt động, công tác lưu giữ an toàn và bảo vệ môi trường được thực hiện khá nghiêm túc
- Một số kho thuốc BVTV tuy đã dừng hoạt động trên 10 năm vẫn có dấu hiệu ô nhiễm các thuốc bảo vệ thực vật như DDT, 666, Wofatox trong các mẫu đất, nước ngầm (độ sâu <10m) tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh Hơn nữa, các điểm ô nhiễm hóa chất phát quang (dioxin) được sử dụng trong chiến tranh tại các
Trang 29kho hóa chất sân bay Biên Hòa và sự phát hiện PCBs tại kho vật tư điện lực Tiền Giang cần được quan tâm đúng mức
Tuy các nghiên cứu, đánh giá về hóa chất BVTV là tương đối nhiều nhưng các kết quả này vẫn chưa đưa vào bản đồ ô nhiễm, chưa đánh giá khả năng phát tán chất ô nhiễm tồn lưu trong nước và trong đất, chưa đánh giá rủi ro của ô nhiễm tồn lưu đến sức khỏe cộng đồng
Sự hiểu biết và thói quen thực hành chưa đúng khi tiếp xúc với hoá chất BVTV, việc hủy bỏ sử dụng bao bì chứa hóa chất BVTV đều không tuân theo một quy định cụ thể nào gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng rất lớn đặc biệt là đối với các hệ sinh thái trong khu vực
Công tác quản lý ô nhiễm tồn lưu hầu hết được thực hiện một cách bị động, theo các báo cáo, các kiến nghị của cộng đồng về vấn đề môi trường hoặc sức khoẻ cộng đồng, hơn là thực hiện một cách chủ động theo danh mục loại hình Mặt khác, đặc thù của các điểm ô nhiễm tồn lưu là ở giai đoạn ban đầu, gần như không có các biểu hiện tác động đến con người và môi trường nên rất khó nhận ra Ngoài ra, còn
có sự chồng chéo nhau trong việc phân công quản lý và trách nhiệm với các điểm ô nhiễm, ví dụ như các kho hoá chất BVTV thì do các trạm, Chi cục BVTV thuộc Sở
NN và PTNT quản lý, tuy nhiên, khi xảy ra các vấn đề về mặt môi trường thì chi cục BVMT lại phải chịu trách nhiệm quản lý và xử lý
Khu vực và điểm ô nhiễm chủ yếu là các nền kho cũ được xây dựng từ thập niên 60 đến 80 bị phá hủy hoặc khu vực chôn lấp hóa chất trừ sâu trước kia Nhiều
vị trí chôn lấp đơn giản không có chống thấm, vì vậy nguy cơ phát tán xâm nhập vào môi trường là rất lớn Điều đáng lo ngại hơn, các khu vực này lại phần lớn đã được cấp đất cho mục đích sử dụng khác như nhà trẻ, nhà văn hóa hay cấp đất dãn dân… chính vì vậy việc đánh giá mức độ ô nhiễm còn gặp nhiều khó khăn, trong 38 tỉnh đã khảo sát và điều tra có tới 818 kho và khu vực chưa có đánh giá mức độ ô nhiễm chiếm 70,1% Danh sách các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV sẽ tăng thêm trong thời gian tới vì có những nền kho cũ, khu vực chôn lấp chưa phát hiện được
Trang 301.2.2 Tình hình chung về chất hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và đất do tồn dư hóa chất BVTV đang là một vấn đề bức xúc hiện nay ở Nghệ An.Việc sử dụng, quản lý và bảo quản hóa chất BVTV trước đây chưa đúng quy định, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân Theo thống kê chưa đầy đủ hiện trên địa bàn tỉnh có 913 điểm tồn lưu hóa chất BVTV, chủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Yên Thành, Tân Kỳ, Đô Lương, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi Lộc, Tp Vinh Điều đáng quan tâm là trên 80% các điểm tồn dư thuốc BVTV nằm ở vị trí đông dân cư, khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dần là không thể tránh khỏi
Trước thực trạng tồn lưu của hóa chất BVTV đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, UBND tỉnh Nghệ An
đã chỉ đạo cho các ngành chức năng trong tỉnh phối hợp cùng các nhà khoa học thực hiện những biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra Từ năm 1999 đến nay, Trung ương và tỉnh đã xử lý được 08 điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể các điểm sau: Kho Hoà Sơn, huyện Đô Lương; Kho Diễn Tân, huyện Diễn Châu; Kho Nông trường Vực Rồng, huyện Tân Kỳ; Kho Kim Liên 1 huyện Nam Đàn; kho Công Thành, huyện Yên Thành; kho Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc; Kho Dùng, huyện Thanh Chương; kho Hội người mù thành phố Vinh Ngoài ra tỉnh đã đem đi xử lý bằng phương pháp đốt hơn 17 tấn hoá chất BVTV tồn đọng và quá hạn sử dụng Các công nghệ xử lý thuốc BVTV đã được áp dụng chủ yếu dùng phương pháp hóa học chủ yếu sử dụng phương pháp Fenton để
xử lý kết hợp với việc bao vây, ngăn chặn, trồng cây xanh và có hệ thống xử lý nước bề mặt Hiện nay, theo các chuyên gia về xử lý hoá chất thì việc xử lý đất nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu chủ yếu biện pháp hóa học, cô lập vùng ô nhiễm và
xử lý bằng phương pháp hoá sinh và vi sinh
Triển khai thực hiện Thông báo số 160-TB/TU ngày 10/10/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên địa
Trang 31bàn tỉnh Nghệ An, ngày 30 tháng 10 năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4360/QĐ.UBND.NN về việc phê duyệt đề án: Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý, do Chi Cục Bảo vệ thực vật Nghệ An thực hiện Mục tiêu của đề án từ nay cho đến năm 2010 sẽ cố gắng xử lý hết các điểm tồn dư thuốc BVTV
Để thực hiện nhiệm vụ trên năm 2007 – 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Nghệ An đã thực hiện đề án “Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm
các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương
án xử lý” Kết quả cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 913 địa điểm chứa thuốc BVTV nằm trên 19 huyện, thành và thị xã Trong đó:
+ Huyện ít nhất là 01 địa điểm (Kỳ Sơn), huyện nhiều nhất là 126 địa điểm (Quỳnh Lưu)
+ Có 53 kho trước đây chứa thuốc BVTV hiện nay đã tu sửa làm nhà ở, lớp mầm non, trụ sở HTX và UBND xã Bao gồm: Thành Phồ Vinh: 01 điểm; Anh Sơn:
02 điểm; Con Cuông: 10 điểm; Nghi Lộc: 04 điểm; Nam Đàn: 01 điểm; Yên Thành:
08 điểm; Đô Lương: 01 điểm; Hưng Nguyên: 01 điểm; Diễn Châu: 06 điểm; Tân Kỳ: 02 điểm; Thanh Chương: 05 điểm; Nghĩa Đàn: 02 điểm; Quỳnh Lưu: 09 điểm
và 01 điểm ở Quỳ Châu
+ Số địa điểm nằm gần khu dân cư có 808 điểm thuộc tất cả 18 huyện, thành,
và thị xã trong tỉnh Bao gồm: Thành Phố Vinh: 21 điểm; Anh Sơn: 28 điểm; Con Cuông: 21 điểm; Nghi Lộc: 56 điểm; Nam Đàn: 45 điểm; Yên Thành: 92 điểm; Đô Lương: 21 điểm; Hưng Nguyên: 47 điểm; Diễn Châu: 53 điểm; Tân Kỳ: 85 điểm; Thanh Chương: 79 điểm; Nghĩa Đàn: 62 điểm; Quỳnh Lưu: 104 điểm; Quỳ Hợp: 23 điểm; Quỳ Châu: 04 điểm; Quế Phong: 06 điểm; Tương Dương: 04 điểm; Cửa lò:
03 điểm và 01 điểm ở Kỳ Sơn
+ Số địa điểm xa khu dân cư là 105 điểm Bao gồm: Thành Phố Vinh: 01 điểm; Anh Sơn: 03 điểm; Con Cuông: 02 điểm; Nghi Lộc: 01 điểm; Nam Đàn: 02
Trang 32điểm; Yên Thành: 06 điểm; Đô Lương: 03 điểm; Hưng Nguyên: 22 điểm; Diễn Châu:18 điểm; Tân Kỳ: 03 điểm; Thanh Chương: 16 điểm; Nghĩa Đàn: 06 điểm và Quỳnh Lưu: 22 điểm
Con số này cho thấy mức độ ảnh hưởng không nhỏ của các điểm hoá chất BVTV tồn dư đến môi trường và cộng đồng Trong số các điểm hoá chất BVTV tồn
dư vượt ngưỡng cho phép có nhiều điểm vẫn nằm ngay trong khu dân cư đã, đang
và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và nước ngầm cũng như sức khoẻ và sinh hoạt của người dân
Căn cứ vào kết quả báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An tại Công văn số 3800/UBND.ĐC ngày 19 tháng 6 năm 2009 và kết quả thống kê, khảo sát điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy trên địa bàn huyện Diễn Châu có 12 khu vực và kho hoá chất và thuốc BVTV được xếp loại ô nhiễm môi trường, 42 khu vực và 7 kho thuốc BVTV chưa được xếp loại do chưa
có đầy đủ thông tin
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng các kho và môi trường đất tại 03 khu vực (thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) có kho chứa hóa chất BVTV cụ thể:
- Kho thuốc BVTV tại xóm 6 - xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Kho thuốc BVTV tại xóm 1 HTX Tây Thọ - xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Kho thuốc BVTV tại xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất của một số kho thuốc BVTV thuộc địa huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Trang 342.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu
- Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau
- Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -
xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tài liệu về các đánh giá sơ bộ tình hình quản lý hóa chất BVTV trên địa bàn tỉn và đăc biệt quan tâm đến hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân
Phương pháp này được bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch dựa trên lý thuyết và thông tin đã có, tiếp đó là sửa chữa kế hoạch dựa trên tiếp thu góp ý của các chuyên gia Sau đó xuống địa phương khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, phân tích kết quả và bổ sung các thông tin cần thiết Cuối cùng thảo luận với người dân, kiểm tra và tổng hợp thông tin
Nội dung phỏng vấn liên quan đến:
- Thông tin về khu vực nghi ngờ ô nhiễm đang khảo sát: Sơ bộ về vị trí khu vực, vấn đề sử dụng hoá chất BVTV trước đây, hiện trạng sử dụng đất khu vực tồn lưu hoá chất BVTV;
- Thông tin về hoạt động dân sinh và hoạt động nông nghiệp, kinh tế đối với người dân sinh sống tại khu vực và lân cận;
- Nhận thức của người dân về mức độ nghiêm trọng tồn lưu hoá chất BVTV, tình hình sức khoẻ của người dân khu vực nghiên cứu, biện phát phòng tránh của người dân khi phát hiện tồn lưu hoá chất BVTV
- Thông tin về lịch sử và hiện trạng sử dụng đất tại khu vực ô nhiễm
Trang 35Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn chính thức Các đối tượng được phỏng vấn là một cách ngẫu nhiên (đối với người dân trong khu vực nghiên cứu) và có chuẩn bị trước (đối với người quản lý trực tiếp khu vực, những người đã/đang làm việc tại khu vực - lựa chọn những người làm việc lâu năm tại khu vực, cán bộ thôn,
xã, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) Quá trình phỏng vấn diễn ra bằng cách đặt câu hỏi thông qua các buổi trò chuyện với người dân, các câu hỏi không đưa trước cho các đối tượng phỏng vấn Tuỳ thuộc vào mức độ cởi mở để đặt ra nhiều câu hỏi hơn
- Số lượng phiếu điều tra: đã thực hiện phát 60 phiếu điều tra cho người dân, cán bộ quản lý cấp xã, huyện
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu đất
* Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa để giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng và những ảnh hưởng môi trường khác nhau Quá trình khảo sát thực đia để thu thập các thông tin, cụ thể như:
- Thông tin về khu vực nghiên cứu:
+ Vị trí, kích thước của kho;
+ Các khu vực tiếp giáp, khoảng cách, số hộ dân sinh sống xung quanh; + Đặc điểm hóa chất thuốc BVTV: chủng loại, khối lượng, tình trạng vật lý, loại vật chứa hóa chất (bao bọc hay thùng phuy sắt,…);
- Kiểm tra về đặc điểm, tính chất của địa hình khu vực khảo sát (tính chất đất, độ sâu của mực nước ngầm,…)
- Thông tin về vùng ô nhiễm gồm:
Trang 36Những nguồn ô nhiễm tiềm năng:
+ Khu vực lưu kho, đặc biệt là nơi lưu các thùng phuy/ thiết bị lưu giữ hóa chất (nếu có);
+ Xác định khu vực chôn lấp: vị trí chôn lấp, kích thước chiều sâu, rộng, dài, đặc điểm vật lý; chủng loại và số lượng hóa chất
Những nguồn ô nhiễm: khu vực kho
Những nguồn có khả năng ô nhiễm: khu vực lân cận khu vực kho
* Phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích
- Phương pháp thực hiện lấy mẫu đất theo TCVN 7538-1:2005- Chất lượng đất: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu và TCVN 7538 – 1:2006 - Chất lượng đất, lấy mẫu phần hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu
- Thiết bị lấy mẫu đất là thiết bị lấy mẫu đất theo độ sâu
- Các thông số phân tích lựa chọn chủ yếu thuộc 2 nhóm thuốc chính là Clo hữu cơ và photpho hữu cơ, bao gồm các thông số sau:
+ Nhóm Clo hữu cơ: DDT, Lindane, Aldrin, Endrin, Chlordane
+ Nhóm phospho hữu cơ: Metyl parathion, Phosphamidon
- Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng đất thực hiện theo hướng dẫn của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế
- Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng đất được quy định tại QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hóa chất bảo vệ thực vật trong đất; QCVN 54: 2013/BVMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất
- Tiến hành lấy mẫu đất để phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường bằng các phương pháp, máy móc hiện đại có độ tin cậy cao Mẫu sau khi
Trang 37được lấy sẽ gửi đến Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường để xử lý và phân tích mẫu theo đúng quy định
- Vị trí thực hiện lấy mẫu đất: do đặc điểm địa hình đồng nhất nên tập trung theo hình tròn mở rộng theo bán kính 5m và 10m tại khu vực nền kho và khu vực xung quanh Mỗi vị trí, lấy mẫu theo 02 tầng ở các độ sâu: 0,5 m và 1 m
- Thời gian lấy mẫu: từ 08/9 ÷ 18/9/2014;
- Đặc điểm, cách lấy mẫu đối với các khu vực nghiên cứu:
Trang 38Bảng 2.1: Đặc điểm địa hình và cách lấy mẫu đối với các khu vực nghiên cứu
Nước ngầm: Tây Bắc – Đông Nam, Nước mưa: Chưa xác định
Hình tròn theo tâm là
vị trí kho thuốc, tập trung theo hướng Tây
- Đông và mở rộng ra theo các bán kính 5m
từ 10 – 15 m, chưa xác định hướng chảy
Lấy mẫu đất tập trung hình tròn, mở rộng ra theo các bán kính 5m,
từ 5 – 15 m, chưa xác định hướng chảy
Nước mưa: CXĐ
Hình tròn, mở rộng ra theo các bán kính 5m,
10 m
14
- Sơ đồ các vị trí lấy mẫu:
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại xóm 6, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu
Trang 39Hình 2.2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại xóm 1, HTX Tây Thọ,
xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu
Hình 2.3: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu
Trang 40Bảng 2.2 Vị trí mẫu và ký hiệu mẫu
I Vị trí 1: Kho thuốc BVTV tại xóm 6, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu
1 MĐ – 1 (50) Lỗ khoan 01, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Cách nền kho 1m về phía Đông
2 MĐ – 1 (100) Lỗ khoan 01, tầng 100 cm
3 MĐ – 2 (50) Lỗ khoan 02, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Cách nền kho 1m về phía Nam
4 MĐ – 2 (100) Lỗ khoan 02, tầng 100 cm
5 MĐ – 3 (50) Lỗ khoan 03, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Cách nền kho 1,5 m về phía Tây
6 MĐ – 3 (100) Lỗ khoan 03, tầng 100 cm
7 MĐ – 4 (50) Lỗ khoan 04, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Cách nền kho 1 m về phía Tây
8 MĐ – 4 (100) Lỗ khoan 04, tầng 100 cm
9 MĐ – 5 (50) Lỗ khoan 05, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Cách nền kho 1 m về phía Bắc
10 MĐ – 5 (100) Lỗ khoan 05, tầng 100 cm
11 MĐ – 6 (50) Lỗ khoan 06, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Cách nền kho 1 m về phía Đông
12 MĐ – 6 (100) Lỗ khoan 06, tầng 100 cm
13 MĐ – 7 (50) Lỗ khoan 07, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu
- Thuộc nền kho
14 MĐ – 7 (100) Lỗ khoan 07, tầng 100 cm
15 MĐ – 8 (50) Lỗ khoan 08, tầng 50 cm - Đất thuộc khu vực UBND xã Diễn
Thành, huyện Diễn Châu