Đánh giá hiện trạng rác thải của thành phố

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 65)

- Kết luận: Qua biểu đồ hình 4.4, ta thấy thành phấn chất thải rắn sinh hoạt gồm 3 phần chính: hữu cơ, vô cơ và loại khác Trong đó, lượng rác hữu cơ chiếm tỷ

4.4.Đánh giá hiện trạng rác thải của thành phố

Qua việc phân tích hiện trạng rác thải, ta thấy lượng rác thải đang ngày một gia tăng theo đà phát triển Kinh Tế-Xã Hội và có xu hướng là năm sau cao hơn năm trước. Với lượng chất thải ngày càng tăng và liên tục mà nếu chỉ có một một mình công ty Môi Trường TP Đà Nẵng đảm nhiệm thì rõ ràng sẽ không thể thực hiện tốt. Bởi vì hiện nay chỉ có 691 công nhân trực tiếp tham gia vào công tác thu gom và vận chuyển rác mà phải phục vụ gần 800.000 người dân, như thế trung bình cứ mỗi công nhân phải phục vụ gần 1200 người, mà theo ứơc tính mỗi người dân trung bình thải ra 0.6-0.8kg rác thải. Qua tính toán sơ lược cho thấy kết quả là một con số rất lớn, vì vậy công tác thu gom rác thải luôn phải đòi hỏi một nguồn lực lớn hơn nữa mới có thể đáp ứng kịp thời, kéo theo đó là vấn đề xử lý và quản lý rác thải cũng trở nên khó khăn hơn. Nhà Nước và các cấp chính quyền mặc dù đã có sự quan tâm đang kể trong việc khắc phục cũng như hạn chế lưọng rác thải, song kết quả đạt được vẫn còn thấp và chưa giải quyết được vấn đề tồn đọng. Cụ thể là:

Hiện nay phần lớn chất thải rắn đô thị của thành phố Đà Nẵng chưa được phân loại tại nguồn phát sinh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp cùng UBND phường Nam Dương và Đại học Bách khoa Đà Nẵng thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Nam Dương từ

ngày 03 tháng 12 năm 2006 đến 18 tháng 01 năm 2007. Chương trình đã đạt được những kết quả ban đầu song kết quả thấp, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và khó khăn gây trở ngại lớn. Các nguyên nhân chủ yếu là:

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho chương trình còn hạn hẹp đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác triển khai thực hiện chương trình. Cụ thể: thiếu xe vận chyuển (nên rác sau khi phân loại lại bị thu gom chung), thiếu kinh phí đầu tư thùng rác (chỉ có một màu xanh nên khi bỏ rác ngưòi dân không thể phân biệt- không dán đề can)

Việc lựa chọn địa bàn phường Nam Dương thực hiện chương trình nhằm tạo đà mở rộng cho công tác phân loại rác tại nguồn là chưa phù hợp (nhiều kiệt, hẽm lại quá sâu gây trở ngại cho công tác thu gom; bên cạnh đó phường Nam Dương tiếp giáp với nhiều phường khác làm cho công tác quản lý rác thải của chương trình gặp nhiều trở ngại).

Nhận thức của người dân - những người đóng góp chủ yếu vào thành công của chương trình còn thấp, phần lớn các hộ chưa tham gia tích cực vào chương trình.

Công tác tuyên truyền chưa được mạnh mẽ, sâu rộng và chưa đánh vào ý thức, tâm lý và thói quen của người dân. Hiện nay, công tác này đang có tần suất ngày càng giảm. Thiết kế hình ảnh tờ rơi chưa thật sự nổi bật.

Chưa có khung pháp lý trong việc xử phạt và khen thưởng.

Toàn TP chỉ có một công ty Môi Trường Đô Thị thực hiện công tác quản lý rác thải (gần như là độc quyền). Hình thức tư nhân chưa được tham gia.

Chương trình Phân Loại Rác Tại Nguồn còn thực hiện nữa vời. Bởi rác thải sau khi được phân loại lại bị gom chung lại để vận chuyển.Chưa có nhà máy sản xuất phân compost và các nhà máy tái chế nào trên địa bàn thành phố. Khiến một số nguời dân tự đặt câu hỏi: “vậy phân loại rác để làm gì?”, gây nên một thái độ phản cảm đối với chương trình đề ra.

Bên cạnh đó các hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu qủa kinh tế chưa cao. Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày.

Và hầu hết công tác xử lý rác thải hiện nay tại thành phố chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (Chôn lấp rác: tốn đất, chi phí máy móc và lao động, chi phí đường giao thông vì phải xa khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước... ). Với một lượng rác thải khổng lồ được chôn hằng ngày sẽ khiến cho bãi

chôn lấp của TP quá tải. Hiện nay, việc bãi chôn lấp cũ đã quá tải và thành phố đã đầu tư xây dựng một bãi chôn lấp mới hợp vệ sinh với tổng diện tích khoảng 50ha, thời gian sử dụng khoảng 15 - 20 năm. Nhưng nếu chỉ sử dụng biện pháp chôn lấp không thôi thì trong tương lai bãi chôn lấp sẽ không đủ sức chứa lượng chất thải ngày một phát sinh và việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp mới không kịp thời sẽ gây ra một sức ép không nhỏ đối với môi trường thành phố và sức khỏe cộng đồng. Và theo ước tính của công ty môi truờng Đô Thị TPĐN thì khi phát sinh thêm 1% lượng chất thải rắn thì đồng nghĩa với việc bỏ ra gần 365 triệu đồng để thu gom toàn bộ lượng rác thải phát sinh và đây là một con số không nhỏ. Vì vậy, vấn đề làm giảm và hạn chế lượng rác thải trong tương lai luôn được quan tâm hơn hết.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 65)