- Các lợi ích từ việc tái chế chất thả
c) Công nghệ tái tạo nguồn tài nguyên từ rác thả
Xem ra đây là phương án có lợi, nhưng đòi hỏi phải tổ chức được mạng lưới phân loại rác ngay từ nguồn là vấn đề thuộc vào lĩnh vực xã hội. Cụ thể:
Công nghệ xử lý rác bằng vi sinh kỵ khí để lấy khí mêtan làm năng lượng: công nghệ này có lợi, nhất là khi sử dụng khí để làm nhiên liệu chạy máy phát điện. Công nghệ này hiện nay đã được quan tâm nhiều nhờ hiệu quả bảo vệ môi trường. Khí methane là sản phẩm khí có thể đem đốt làm năng lượng chạy máy phát điện. Sản phẩm rắn là phân hữu cơ. Nguyên liệu cho công nghệ này là rác hữu cơ. Tuy nhiên nó không hữu hiệu đối với các loại rác hữu cơ mang nhiều độc tố, vì sau khi xử lý vẫn còn những rác ô nhiễm cho môi trường như nước thải và phân độc.
Công nghệ xử lý rác bằng vi sinh hiếu khí để lấy phân compost: lợi ích của việc thu hồi phân compost sẽ có tính thuyết phục nhất là đối với một nước nông nghiệp như VN. Trong suốt quá trình phân hủy rác phải luôn luôn bơm khí ôxy vào rác để các vi sinh hiếu khí hoạt động hữu hiệu. Công nghệ này được biết dưới tên “công nghệ làm phân hữu cơ, phân compost” vì sản
khác nhau, nhưng nội dung chính vẫn là đưa ôxy vào rác để thúc đẩy các sinh hoạt của vi sinh.
Nhìn chung rác thải chủ yếu được xử lý theo sơ đồ tóm tắt hình 3.2
Hình 3.2: Sơ Đồ Tóm Tắt Các Phương Pháp Xử Lý Rác Thải
Nguồn tin: thu thập và tổng hợp
3.1.3. Các công cụ trong quản lý chất thải rắn (rác thải)3.1.3.1. Công cụ quản lý gián tiếp – công cụ kinh tế` 3.1.3.1. Công cụ quản lý gián tiếp – công cụ kinh tế`
a) Khái niệm
Công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách được sử dụng để đạt tới mục tiêu quản lý thành công. Là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa
Rác thải
Giấy vụn, kim loại, nhựa dẻo, ....
Vải vụn, cao su, da thuộc, .... Xà bần, sành sứ, chất trơ, .... Chất hữu cơ dễ phân huỷ, .... Tái chế Thiêu đốt Chôn lấp Chôn, đốt hoặc chế biến phân
chọn những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường hay sử dụng các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường (sản phẩm thân thiện với môi trường).
Công cụ kinh tế không phải là chính sách riêng biệt mà chúng được sử dụng thường xuyên cùng với phương tiện chính sách khác như những qui định pháp lý về điều hành và kiểm soát.
- Ưu điểm: Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân. Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhâp để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Loại bỏ được yêu cầu của chính phủ về một lượng lớn thông tin cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm (OECD 1989).