Chương IV KHIẾU NẠI, Tố CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 43. Hiệu lực thi hành
A: Số tiền ký quỹ cho một đối tượng được phép khai thác khoáng sản (đồng Việt Nam)
V. Tổ chức thực hiện
1. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng, nơi đối tượng khai thác khoáng sản thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường theo quy định tại Thông tư này được phép thu khoản phí dịch vụ về ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng và có trách nhiệm:
- Thực hiện các thủ tục ký quỹ như: nhận tiền gửi về ký quỹ, mở tài khoản
ký quỹ, lưu giữ chứng từ liên quan đến việc ký quỹ, thanh toán tiền ký quỹ ... theo quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, tài chính và tại Thông tư này.
- Thanh toán tiền ký quỹ cho các đơn vị được phép rút tiền ký quỹ theo quy định tại Thông tư này .
3. Các đối tượng phải ký quỹ theo quy định tại Thông tư này nếu không thực hiện việc ký quỹ sẽ không được phép tiến hành khai thác khoáng sản hoặc sẽ bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản.
4. Các đối tượng trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký theo quy định taị Thông tư này cho đến thời điểm trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép. Việc hoàn trả tiền ký quỹ không sử dụng hết cho việc phục hồi môi trường cho các đối tượng này sẽ được thực hiện sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc phục hồi môi trường hoặc sau khi có quyết toán chính thức về việc phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản của các đối tượng này gây ra.
5. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường phải phối hợp với Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính (nếu cơ quan thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương) để thẩm định , phê chuẩn dự toán chi phí phục
hồi môi trường của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa có dự toán chi phí phục hồi môi trường thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm yêu cầu đối tượng xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bổ sung thêm nội dung này. Cơ quan Tài chính và cơ quan phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phối hợp quản lý và thực hiện việc kiểm tra, quyết toán số tiền ký quỹ đã sử dụng.
6. Mọi chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm việc thực hiện những quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các đối tượng được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà giấy phép vẫn còn thời hạn và đối tượng đó nghĩa vụ phải phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra thì cũng phải thực hiện việc ký quỹ theo quy định tại Thông tư này. Mọi quy định của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên quan phản ánh trực tiếp về liên Bộ Tài chính, Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi
Bộ Công nghiệp Thứ trưởng
Lê Huy Côn
Bộ Khoa học công nghệ và môi trường
Thứ trưởng
Phạm Khôi Nguyên
Bộ Tài Chính Thứ trưởng
Phạm Văn Trọng
PHỤ LỤC 6
Quyết Định Số 63/2007/QĐ-UBND Quy Định Mức Thu, Quản Lý và Sử Dụng Phí Vệ Sinh Trên Địa Bàn TP Đà Nẵng
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ Chức Hội đồng nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị Định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Phí và Lệ phí;
Căn cứ Nghị Định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh 57/2002/ ngày 3 tháng 6 năm 2002 củ Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Phí và Lệ phí; Căn cứ Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 52/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng khoá VII, nhiệm ký 2004-2009, ký họp thứ 9 về việc quy định thu một số loại phí và lệ phí trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tàu Chính thành phố Đà Nẵng, QUYẾT ĐỊNH