Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 43 - 48)

3.2.1. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Thu thập số liệu và tham vấn các ý kiến (nhận định) liên quan đến vấn đề rác thải tại công ty Môi Trường Đô Thị tại TP Đà Nẵng, và tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại công ty Môi Trường Đô Thị TP. Đà Nẵng, và từ các sách, báo, tạp chí, Internet, v.v.

Số liệu sơ cấp: Thu thập từ việc điều tra chọn mẫu (60 hộ).

a) Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu dùng để phản ánh quy luật của sự gia tăng rác thải trong thời gian và địa điểm cụ thể (sự biến động theo thời gian), và phản ảnh thực trạng rác thải phát sinh, công tác thu gom, cũng như vận chuyển và xử lý tại địa bàn TP Đà Nẵng. Đồng thời sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong phân tích thống kê được vận dụng để: nêu lên mức độ bình quân theo thời gian, biến động tương đối, tuyệt đối và bình quân lượng biến, biểu hiện xu thế biến động cơ bản của rác thải. Trên cơ sở đó để đế xuất các giải pháp.

b) Phương pháp đồ thị

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể phân chia

dụng phương pháp đồ thị để mô phỏng các sốliệu giúp người đọc nhận thức hiện tượng hoặc xu hướng gia tăng của rác thải qua các năm , đồng thời biểu hiện mặt lượng của hiện tượng bằng số tuyệt đối.

c) Phương pháp điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu là một quá trình lựa chọn môt phần đại diện của tổng thể.

Phần đại diện của tổng thể này được gọi là mẫu, trong đó các thành viên của mẫu sẽ được điều tra. Các lý do khiến điều tra chọn mẫu thường được sử dụng thay vì đều tra tổng thể: Nhanh chóng và ít tốn kém, cung cấp lượng thông tin phong phú và toàn diện hơn, có thể tìm hiểu chi tiết và cặn kẽ hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Các phương pháp chọn mẫu điều tra thường được sử dụng: Chọn mẫu không nhẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ, chọn mẫu theo khối.

Khoá luận thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu không ngẫu nhiên (điều tra, phỏng vấn chủ yếu là tại 2 quận Thanh Khê và Hải Châu) nhằm thu thập số liệu về những phản ứng của người dân xung quanh vấn đề phân loại rác thải tại nguồn. Trình tự thực hiện: xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn => tiến hành phỏng vấn (với 60 hộ)

=> tổng hợp số liệu..

3.2.3. Phương pháp dùng giá thị trường

Trong nền kinh tế thị trường giá cả được hình thành theo quan hệ cung và cầu, quan hệ giữa người bán và người mua để định ra giá cả của một khối lượng hàng hoá hay dịch vụ do người bán và người mua thoả thuận.

Đề tài sử dụng phương pháp giá cả thị trường để đánh giá lợi ích đạt được từ việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, trên cơ sở tính toán các lợi ích kinh tế mang lại cho xã hội. Và tính toán các lợi ích kinh tế về môi trường khi thực hiện dự án sản xuất phân Compost từ rác thải hữu cơ. Bao gồm: chi phí cơ hội, chi phí thay thế.

Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp giá thị trường trong việc áp dụng thực hiện hệ thống Tiền Đặt Cọc – Hoàn Trả (Doposit – Refund) cho những loại rác thải bao bì có thể tái chế. Cụ thể là vỏ lon bia, nước ngọt, v.v được làm từ nhôm. Bằng cách thông qua giá cả thu hồi trên thực tế, từ đó xác định lượng tiền ký quỹ khi sử dụng các sản phẩm có vỏ làm bẳng nguyên liệu có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phố Đà Nẵng đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng của mình, thành phố sẽ gặp nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong đó bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề bức xúc và sự tất yếu của xu thế phát triển đô thị hiện đại. Để giải quyết tốt vấn đề này, thành phố Đà Nẵng cần phải có một chiến lược toàn diện cho việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, môi sinh, v.v song song với những tác động tích cực, quá trình đô thị hóa và hiện đại hoá cũng thải ra một lượng chất thải sinh hoạt rất lớn và lượng chất thải này hằng năm ước tính tăng khoảng 10%.

Vì vậy, một quy luật tất yếu đó là: “rác là sản phẩm của cuộc sống”. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn (bao gồm chất hữu cơ, chất vô cơ, v.v). Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.

Rác thải (chất vô cơ) là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Do đó, chúng ta cần tiếp cận, nhận thức và đánh giá thực trạng cũng như xử lý để có chiến lược quản lý tốt nhất. Rác đô thị được phân thành nhiều loại bao gồm rác sinh hoạt (rác nhà); rác đường phố;

rác công nghiệp; rác bệnh viện. Trong phạm vi của đề tài này, chỉ đề cập đến thành phần rác đô thị bao gồm rác nhà và rác đường phố.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w